Khái Niệm, Đặc Điểm Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu


Để hiểu thế nào là “công tố”, “quyền công tố”, bản chất và nội dung nó gì là, hiện nay vẫn chưa có quan điểm, nhận thức thống nhất chung. Theo từ điển Luật học thể hiện “công tố là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội” [56, tr.188]; trong khi từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do GS. Hoàng Phê chủ biên thì: công tố có nghĩa là “điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước Tòa án” (57, tr.204]; lại có quan điểm cho rằng “công tố là hoạt động tố tụng đối với các vụ án mà trong đó động chạm trực tiếp hay gián tiếp đến các lợi ích của Nhà nước mà người đại diện của nó bị thiệt hại do sự vi phạm pháp luật”. Hiện nay Nhà nước chưa có văn bản pháp luật nào giải thích chính thức nội dung quyền công tố, có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung, lĩnh vực cũng như phạm vi, chủ thể tham gia thực hành quyền công tố (những yếu tố cấu thành quyền công tố) là những yếu tố không thể thay đổi ở bất kỳ quốc gia nào. Tác giả đồng tình với một số quan điểm có sự khác nhau nhưng cơ bản tập trung vào các nhóm sau:

Thứ nhất, quyền công tố không phải là chức năng độc lập của VKS, mà chỉ là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chỉ có trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, tức là kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự thì KSV THQCT để buộc tội bị cáo tại phiên tòa [79, tr.85-86]. Quan điểm này là phổ biến và cũng là quan điểm cơ bản của các nhà khoa học pháp lý Xô Viết, đã đồng nhất quyền công tố với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật khi xét xử hình sự tại phiên tòa, phạm vi quyền công tố bị thu hẹp, chưa thấy hết vai trò, vị trí của VKS khi thực hành quyền công tố, chức năng truy tố và buộc tội của VKS tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự chỉ là một trong các quyền hạn của VKS khi thực hành quyền công tố.

Thứ hai, quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKSND truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử [30], thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa. Nội dung của quyền công tố là đưa ra quan điểm, lời buộc tội những cá nhân cụ thể với các tội danh cụ thể trong bản cáo trạng đó tại phiên tòa sơ thẩm. Theo quan điểm này thấy rằng việc THQCT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho hoạt động của VKS. Quan điểm này quá thu hẹp khái niệm, nội dung cũng như phạm vi của quyền


công tố, về lý luận cũng như trong thực tế, hoạt động THQCT của VKS tại Tòa án chỉ là một trong nhiều hoạt động thực hiện chức năng THQCT của VKS.

Thứ ba, “Quyền công tố là quyền Nhà nước giao cho VKSND nói riêng và các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung sử dụng để truy cứu TNHS và áp dụng các chế tài hình sự để trừng trị các pháp nhân, người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự” [45, tr.26].

Quan điểm này chưa chính xác bởi đã đồng nhất khái niệm quyền công tố với nguyên tắc tố tụng hình sự, khi người tội phạm xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội hoặc lợi ích riêng của một cá nhân, người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các chế tài hình sự. Quan điểm này đã dẫn đến sự nhằm lẫn giữa các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự: buộc tội, bào chữa và xét xử.

Thứ tư, quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước để đưa các vụ việc trái với các quy định của pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự của pháp luật [58, tr.85-86]. Theo quan điểm này, quyền công tố ban đầu được thể hiện trong lĩnh vực hình sự. Cùng với sự phát triển của xã hội và các ngành luật, quyền công tố được mở rộng sang các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động. Theo quan điểm này thì nội dung quyền công tố là tổng hợp các biện pháp pháp lý đặc trưng theo luật định mà VKS có trách nhiệm kiểm sát đối với các các cơ quan tiến hành tố tụng. Quyền công tố là một nội dung của hoạt động thực hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và các lĩnh vực tư pháp khác nhằm đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội đều bị phát hiện điều tra, xử lý theo pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, tăng cường pháp chế thống nhất [58, tr.88].

Đặc trưng của tố tụng dân sự được tiến hành với nguyên tắc: quyền quyết định và quyền tự định đoạt là của đương sự nên hoạt động tố tụng này phát sinh, tồn tại và chấm dứt phụ thuộc vào ý chí của đương sự. Trong khi đặc trưng của tố tụng hình sự, phát sinh, tồn tại và chấm dứt không phụ thuộc vào ý chí của những người tham gia tố tụng. Quan điểm trên đã đồng nhất quyền công tố trong lĩnh vực hình sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


với những nhiệm vụ, quyền hạn khác của VKS trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 3

Các quan điểm trên đều có hạn chế nhất định đó là không phân định rò ràng khái niệm, bản chất, nội dung và phạm vi quyền công tố; xem quyền công tố là một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, dẫn đến xem nhẹ bản chất của quyền công tố như là một hoạt động độc lập của VKSND quyền lực công; đánh đồng quyền công tố với các chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS, mở rộng quyền công tố trong tố tụng hình sự sang các lĩnh vực tư pháp khác như hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động; quá thu hẹp quyền công tố, xem quyền công tố là quyền của VKS truy tố kẻ phạm tội ra trước TAND và thực hiện việc buộc tội tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Để đưa ra được quan niệm đúng về quyền công tố, cần phải xem xét nó trong mối liên hệ với tính đặc thù của một lĩnh vực pháp luật cụ thể “Quyền công tố chỉ có thể được xem xét trong mối liên hệ với lĩnh vực tư pháp hình sự, không thể tách rời với việc nhân danh Nhà nước (nhân danh công quyền) chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm), đó là lĩnh vực tố tụng hình sự” [45, tr 37].

Trong tố tụng hình sự luôn tồn tại ba chức năng cơ bản đó là, chức năng buộc tội (điều tra xác minh hành vi phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, giữ vai trò là quan trọng trong tố tụng hình sự, thu hút hoạt động của tất cả các chủ thể tham gia); chức năng bào chữa (gỡ tội) và chức năng xét xử.

Như vậy có thể hiểu, quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội, hay nói cách khác là quyền nhân dân quyền lực công thực hiện việc truy tố ra trước Tòa án đối với người phạm tội. Quyền này là quyền của Nhà nước, Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở Việt Nam đó là Viện kiểm sát). Cơ quan đó phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định người phạm tội và tội phạm. Trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa. [5, tr.9].


Một vấn đề quan trọng cần làm rò khi nói về quyền công tố đó là đối tượng, phạm vi và nội dung quyền công tố. Các nhà nghiên cứu đều có lý luận riêng, đưa ra những luận điểm về đối tượng, nội dung, phạm vi của quyền công tố để chứng minh cho luận điểm của mình. Theo quan điểm nghiên cứu của tôi, đối tượng, nội dung và phạm vi của quyền công tố được hiểu như sau:

- Đối tượng của quyền công tố là yếu tố mà quyền công tố tác động vào nhằm mục đích cụ thể nào đó, có thể là nhằm mục đích buộc tội của người phạm tội để trừng phạt; để nhằm khôi phục trật tự pháp luật đã bị xâm hại, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của các cơ quan, tổ chức chính trị, cá nhân... Theo quan điểm quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước, Nhà nước đứng ra thay mặt cho xã hội thực hiện việc buộc tội (thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội, do đó đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội [45, tr.40].

- Nội dung của quyền công tố: là sự buộc tội của Nhà nước (thông qua cơ quan VKSND) đối với bất kỳ người nào đã thực hiện hành vi tội phạm. Để phát hiện tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, các cơ quan tố tụng áp dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý do luật định nhằm bảo đảm cho việc mọi hành vi phạm tội đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Theo quan điểm này tôi cho rằng đã nhầm lẫn nội dung quyền công tố sang nội dung thực hành quyền công tố.

- Phạm vi của quyền công tố: Với quan niệm quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội đối với người thực hiện hành vi phạm tội, phạm vi của quyền này chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự [45, tr 46], từ khi có hành vi phạm tội xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ thực hiện các quyền năng pháp lý khác nhau để phát hiện tội phạm và hành vi phạm tội, tìm ra các chứng cứ buộc tội để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi đó, kết thúc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị.


1.1.1.2. Khái niệm thực hành quyền công tố

Để bảo đảm thực hiện quyền công tố, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung của quyền công tố để buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền năng pháp lý của mình được Bộ luật tố tụng hình sự giao để thực hiện quyền công tố thì xuất hiện khái niệm thực hành quyền công tố, vì khi có hành vi phạm tội xảy ra, làm phát sinh mối quan hệ giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội. Trách nhiệm của Nhà nước là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội thông qua một cơ quan thực hiện đó là cơ quan thực hành quyền công tố.

Theo từ điển tiếng Việt ghi “thực hành” có nghĩa là “làm để áp dụng lý thuyết vào thực tiễn”, “thực hành” cũng đồng nghĩa với “thực hiện” [56, tr.973].

Khái niệm thực hành quyền công tố hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: Thực hành quyền công tố là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý nhân danh Nhà nước để thực hiện việc truy tố tra trước Tòa án đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử [5, tr.11]. Các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013; Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, 2003 và 2015; các Luật tổ chức VKSND năm 1960, 2002 và 2014 đều quy định VKSND là cơ quan duy nhất được Nhà nước giao nhiệm vụ THQCT. Nội dung thực hiện quyền này được thể hiện cụ thể tại các Điều 13, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Luật tổ chức VKSND năm 2002; khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 “Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự”. Trên thực tế, không phải bất kỳ vụ án nào khi xảy ra cũng được các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện ra và xử lý kịp thời. Đó là mối quan hệ giữa khả năng và việc thực hiện hóa khả năng, Nhà nước trao quyền và thực hiện quyền lực đó thông qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.


Khi nói về chức năng THQCT cần làm rò đối tượng, nội dung, chủ thể và phạm vi THQCT: Đối tượng của THQCT là tội phạm và người phạm tội; chủ thể THQCT chính là VKSND.

Phạm vi thực hành quyền công tố: cho đến giai đoạn hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau và chưa có sự thống nhất về khái niệm THQCT, tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: phạm vi thực hành quyền công tố bắt đầu từ khi có dấu hiệu tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị, hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Nội dung thực hành quyền công tố: THQCT của VKS là việc sử dụng các quyền năng tố tụng nhằm bảo đảm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm phạm tội, không để bỏ lọt người phạm tội và tội phạm, không làm oan người vô tội. Theo đó, VKSND danh Nhà nước THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là thực hiện các quyền năng pháp lý nhằm bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu

1.1.2.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm Xét xử là hoạt động quan trọng nhất của Tòa án nói riêng và toàn bộ quá

trình tố tụng hình sự nói chung, nhằm thực hiện các biện pháp cần thiết do pháp luật quy định để kiểm tra tính hợp pháp, có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà Cơ quan điều tra, VKS đã thực hiện trước khi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án, nhằm loại trừ những thiếu sót do sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong giai đoạn tố tụng hình sự trước đó (khởi tố, điều tra và truy tố), chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử, hoặc trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ (hay tạm đình chỉ) vụ án.

Xét xử sơ thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét giải quyết vụ án, ra bản án, trả tự do hoặc các quyết định khác theo quy định của pháp luật [60] . Xét xử sơ thẩm được xác định là giai đoạn kết thúc của quá trình giải quyết một vụ án hình sự, mọi tài liệu, chứng cứ của vụ án được thu thập trong quá trình điều tra được xem xét một cách công khai, khách


quan tại phiên tòa và được thực hiện bởi những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được nghe trực tiếp lời khai của nhau, được tranh luận chất vấn nhau.

Xét xử sơ thẩm được coi như là đỉnh cao của quyền tư pháp, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất; đòi hỏi phải tập trung trí tuệ, xử lý tình huống một cách mau lẹ, các lý lẽ đưa ra không chỉ đòi hỏi sự chính xác về pháp luật mà phải có sức thuyết phục.

Trên cơ sở quyết định truy tố người phạm tội ra trước Tòa án để xét xử theo quy định của pháp luật thì thực hành quyền công tố là việc Viện kiểm sát tổng hợp các quyền hạn được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự để truy tố trách nhiệm hình sự, buộc tội, đề nghị áp dụng hình phạt đối với người phạm tội trong giai đoạn xét xử [63, tr.28].

Thông qua công tác xét xử cần xem xét đối tượng của phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự. Phiên tòa hình sự sơ thẩm có thể được thực hiện khi VKS có quyết định truy tố, bản cáo trạng và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật để tiến hành mở phiên tòa. Đối tượng của phiên tòa xét xử sơ thẩm là bản cáo trạng của VKS đối với bị cáo đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự (hành vi tội phạm). Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền, trách nhiệm xem xét những nội dung trong bản cáo trạng và những vấn đề liên quan, đưa ra căn cứ đúng pháp luật, thể hiện quyết định của mình trong bản án. Phạm vi xét xử sơ thẩm bắt đầu từ khi VKS chuyển hồ sơ cùng bản cáo trạng đến Tòa án và kết thúc khi Tòa án ra bản án, quyết định. Trong khi đó, đối tượng của phiên tòa hình sự phúc thẩm chính là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị về tính có căn cứ, tính hợp pháp và mức hình phạt của nó.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng hình sự tiếp theo giai đoạn truy tố, đây là giai đoạn bao gồm hai giai đoạn cơ bản đó là giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử tại phiên tòa với những hoạt động tố tụng hình sự khác nhau. Mỗi giai đoạn tố tụng có tính độc lập riêng, đặc trưng về chủ thể, hành vi, hình thức, thời


hạn, nguyên tắc, văn bản tố tụng. Các giai đoạn tố tụng này có mối quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau; giai đoạn tố tụng trước làm tiền đề cho giai đoạn tố tụng sau, ngược lại giai đoạn tố tụng sau bổ sung, kiểm tra giai đoạn tố tụng trước tạo thành tiến trình tố tụng thống nhất. Dù ở giai đoạn nào đều phải tuân thủ nhiều nguyên tắc, trong đó có nguyên tắc độc lập xét xử. Việc xem xét đánh giá các tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn này phải hết sức khách quan, xem xét toàn diện, không được lệ thuộc vào kết quả của các cơ quan tiến hành tố tụng trước đó.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bắt đầu từ khi VKS chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án có thẩm quyền xét xử theo luật định. Chuẩn bị xét xử được coi là bước đầu của giai đoạn xét xử sơ thẩm, từ khi VKS chuyển hồ sơ đến Tòa án nhận đến khi mở phiên tòa. Giai đoạn này Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án, các tài liệu, chứng cứ liên quan, xét có đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử hay không, hay trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Biểu hiện đặc trưng của giai đoạn xét xử sơ thẩm là tại phiên tòa sơ thẩm, vụ án hình sự chính thức được giải quyết công khai với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau. Kết quả của phiên tòa khẳng định bị cáo có hay không có tội, nếu có thì tội gì, có bị áp dụng mức hình phạt không, mức hình phạt được áp dụng, trách nhiệm dân sự, giải quyết vật chứng và những vấn đề khác liên quan đến vụ án.

Giai đoạn chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm là một giai đoạn tố tụng độc lập, trong đó chuẩn bị xét xử là tiền đề quan trọng, cần thiết cho việc mở phiên tòa và tiến hành phiên tòa; phiên tòa sơ thẩm là nơi thể hiện rò nét nội dung của các nguyên tắc tố tụng hình sự, mối quan hệ tác động qua lại giữa các chức năng cơ bản nhất của tố tụng hình sự: chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội, chức năng xét xử, trong đó chức năng xét xử đóng vai trò quyết định.

Như vậy, khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là việc Viện kiểm sát sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để buộc tội người đã thực hiện hành vi phạm tội bị truy tố tại phiên tòa ở cấp xét xử thứ nhất, được thực hiện từ khi VKS chuyển bản cáo trạng cùng hồ

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí