Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 1


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


ĐỖ THỊ NỞ


THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN

XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC


Ngành: Luật hình sựtố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÒ THỊ KIM OANH


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ luật học Vò Thị Kim Oanh. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rò nguồn gốc. Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.

Tác giả


Đỗ Thị Nở


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và qua thực tiễn công tác, được sự hướng dẫn, giảng dạy của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ luật học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:

Các Thầy Cô Học viện, các giảng viên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báo trong suốt thời gian học tập.

Cám ơn Thư viện Học viện đã giúp đỡ trong quá trình tra cứu các tài liệu nghiên cứu, Viện kiểm sát nhân dân huyện Chơn Thành đã cung cấp số liệu thực tiễn trong giải quyết các vụ án xâm phạm sở hữu.

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này. Đặc biệt, tôi xin dành sự kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến TS. Vò Thị Kim Oanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.


Tác giả luận văn


Đỗ Thị Nở


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU 10

1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu 10

1.2. Phạm vi và nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu 23

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH PHƯỚC 32

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công

tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm 32

2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước 46

Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU TẠI HUYỆN CHƠN THÀNH, TỈNH BÌNH

PHƯỚC 63

3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu 63

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu 66

3.3 . Các giải pháp khác 70

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra

HĐXX : Hội đồng xét xử

TAND : Tòa án nhân dân

THQCT : Thực hành quyền công tố TNHS : Trách nhiệm hình sự

VKS : Viện kiểm sát

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XPSH : Xâm phạm sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu

bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Tỷ lệ số vụ án XPSH đã xét xử sơ thẩm/số thụ lý


2.2

Tỷ lệ số vụ án XPSH bị VKSND huyện Chơn Thành

kháng nghị phúc thẩm


2.3

Tỷ lệ Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung các vụ án

XPSH/số VKS truy tố


2.4

Tỷ lệ số vụ án XPSH bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án


2.5

Tỷ lệ số vụ án XPSH bị VKSND Tỉnh Bình Phước

kháng nghị


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chơn Thành là một huyện phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước, là nơi có tuyến đường Quốc lộ 13 và 14 đi qua, nối dài với tuyến đường Hồ Chí Minh; là đường huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và các tỉnh biên giới miền Đông Nam Bộ. Ngoài hai trục đường chính, huyện Chơn Thành còn có nhiều đường liên xã, kết nối thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa trong và ngoài huyện. Huyện Chơn Thành là một trong những huyện đi đầu trong phát triển công nghiệp của tỉnh, kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ. Công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm trong những năm qua đã có những bước phát triển lớn, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp, tăng nhanh về số vụ và số đối tượng phạm tội với tính chất, phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình chính trị, an ninh trật tự ở địa phương, mà còn trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử là hai chức năng hiến định của VKSND, là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ngành kiểm sát nhân dân đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ pháp luật; đấu tranh phòng, chống tội phạm; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát huy quyền dân chủ của công dân.

Một trong những nội dung quan trọng được thể hiện ở nhiều nghị quyết của Đảng là nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có VKSND; hoạt động THQCT và kiểm sát xét xử của VKSND nhằm mục đích chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.


Thực tiễn những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước liên tục diễn biến phức tạp, tăng nhanh về số vụ, số người phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhất là các vụ án liên quan đến xâm phạm sở hữu. Trải qua 18 năm kể từ khi thành lập cho đến nay, VKSND huyện Chơn Thành đã đạt nhiều thành tích đáng khích lệ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự nói chung, xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thì việc phòng, chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội và công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Một trong những nguyên nhân của hạn chế nêu trên là do chính sách hình sự, quy định của pháp luật về tố tụng hình sự có nhiều bất cập, thiếu tính đồng bộ, chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung; KSV khi THQCT trong giai đoạn xét xử các vụ án xâm phạm sở hữu chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, từng vấn đề liên quan đến vụ án, chưa nắm vững các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của từng tội xâm phạm sở hữu, những vấn đề cần làm rò trong vụ án xâm phạm sở hữu, xác định tội danh, tính chất, mức độ phạm tội, mức độ thiệt hại, các tình tiết khác liên quan đến vụ án; việc chuẩn bị nội dung đề cương xét hỏi không tập trung làm rò các vấn đề liên quan cần chứng minh trong vụ án; dự thảo luận tội còn sơ sài; hoạt động tranh tụng của KSV với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác còn nhiều mặt hạn chế nên vẫn còn tình trạng án bị trả điều tra bổ sung, án hủy có trách nhiệm của VKS.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, phức tạp của công cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân, với trách nhiệm là một cán bộ trong ngành, học viên nhận thấy việc chọn đề tài: “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự là cần thiết về lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022