Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 2


luận cũng như thực tiễn, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu là một đề tài rộng, nhận diện các đặc điểm đặc trưng của tội xâm phạm sở hữu là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong thời gian qua, có nhiều nhà khoa học pháp lý và người làm công tác thực tiễn quan tâm nghiên cứu hoặc đề cập đến đề tài quyền công tố và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng, có thể nêu một số công trình tiêu biểu đó là:

- Luận án tiến sĩ Luật học, “Quyền công tố ở Việt Nam” của Lê Thị Tuyết Hoa, (2005) [18]. Đã đề cập đến những vấn đề lý luận về quyền công tố của một số nước trên thế giới và trong TTHS ở Việt Nam, nêu lên thực trạng thực hành quyền công tố trong TTHS ở Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động công tố ở trước Tòa án.

- Luận văn thạc sỹ Luật hình sự, “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện trong cải cách tư pháp ở nước ta” của Lương Thúy Hà (2012) [14]. Đã đề cập đến những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố của VKSND, pháp luật về thực hành quyền công tố của VKSND cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của VKSND cấp huyện.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội)”, của Dương Thị Thu Hòa (2015) ) [20]. Đã phân tích rò thêm một số vấn đề chung về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.


- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Nông)” của Lê Thanh Hưng (2015) [21]. Đã đề cập một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền công tố trong TTHS. Đánh giá thực trạng thực hành quyền công tố ở địa bản tỉnh Đăk Nông và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành quyền công tố.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Năng lực tranh tụng của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu áp dụng nguyên tắc tranh tụng ở Việt Nam hiện nay” của Bùi Thúy Hằng (2016) [16]. Đề cập đến cơ sở lý luận, thực trạng vấn đề năng lực tranh tụng của KSV thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tranh tụng của KSV thực hành quyền công tố trong vụ án hình sự.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra đối với các tội xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Bình Định”, của Phan Vạn Quốc (2016) ) [33]. Đã phân tích rò thêm lý luận chung về thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, quy định của pháp luật và thực trạng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, đề ra giải pháp đảm bảo thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án xâm phạm sở hữu.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”, của Nguyễn Hữu Phước (2016) [31]. Đã đề cập đến một số vấn đề lý luận về quyền công tố và thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đánh giá thực trạng vấn đề này tại địa phương huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn nội dung này tại địa phương.

Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 2

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu theo tố tụng hình sự Việt Nam”, của Nguyễn Văn Điền (2017) ) [12]. Đã phân tích rò thêm một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố, nội dung và thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố đối với các tội xâm phạm sở hữu.


- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”, của Phan Thị Sa (2018) [43]. Đã phân tích rò thêm một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, thực trạng pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn quận Tân Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh”, của Lê Trung Tiến (2018) [47]. Đã phân tích rò thêm một số vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, quy định của pháp luật và thực trạng pháp luật về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự; đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Đánh giá chứng cứ trong các vụ án về xâm phạm sở hữu từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh”, của Nguyễn Thị Mỹ Hiệp (2018) ) [17]. Đã phân tích đánh giá rò thêm những vấn đề lý luận về đánh giá chứng cứ; quy định của pháp luật về đánh giá chứng cứ và thực tiễn đánh giá chứng cứ trong xét xử sơ thẩm trong các vụ án về xâm phạm sở hữu.

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Khánh Hòa (2020) [19].

- Luận văn thạc sĩ luật học, “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các tội xâm phạm sở hữu do người dưới 18 tuổi thực hiện từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh”, của Lương Đức Huyên (2020) [23].

- Luận văn thạc sỹ Luật học, “Thực hành quyền công tố trong điều tra các vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, của Nguyễn Khánh Toàn (2020) [55].


Các đề tài khoa học cấp nhà nước có công trình "Cải cách hệ thống tư pháp Việt Nam"; đề tài khoa học cấp bộ: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự"; đề tài khoa học cấp bộ: "Những vấn đề lý luận về quyền công tố và việc tổ chức thực hiện quyền công tố ở Việt Nam hiện nay"; đề tài khoa học cấp bộ: "Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp".

Một số giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Giáo trình luật TTHS Việt Nam, Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, NXB. Đại học quốc gia, Hà Nội; Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động, VKSND tối cao chủ biên, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015; Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đổi mới thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, TS. Lê Hữu Thể, TS. Đỗ Văn Đương, ThS. Nguyễn Thị Thủy (đồng chủ biên), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013; Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tư pháp, VKSND tối cao chủ biên, lưu hành nội bộ, 2012; v.v.

Bên cạnh đó, có những bài viết liên quan đến THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm VAHS được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:“Về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử” của tác giả Lý Văn Chính, tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2006; “Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay”của tác giả Đỗ Văn Đương, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 7/2006; “Bàn về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí Tòa án nhân dân, số 17/2007; “Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Nguyễn Đức Mai, tạp chí Luật học, số 07/2008; “Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật TTHS Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp” của tác giả Lê Cảm, Tạp chí Kiểm sát, số 11/2011; “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng luận tội, tranh luận của Kiểm sát viên tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp” của tác giả Nguyễn Xuân Khánh, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2012; “Một số vấn đề về hoàn thiện quy định của BLTTHS về thủ tục xét xử sơ thẩm” của tác giả Trần Văn Độ,


Tạp chí Kiểm sát, số 8/2012; “Đổi mới thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm theo hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng” của tác giả Vũ Gia Lâm, Tạp chí Kiểm sát, số 21/2013; “Nâng cao chất lượng xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự”, Tạp chí Kiểm sát, số 5/2014; “Vướng mắc khi thực hành quyền công tố trong giải quyết nguồn tin về tội phạm lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông” của tác giả Nguyễn Quốc Hân, Tạp chí Kiểm sát, số 4/2021; “Kinh nghiệm thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của đồng tác giả Lê Thị Thùy Hương, Nguyễn Thu Quý, Tạp chí Kiểm sát số 13/2021, v.v...

Trên cơ sở kết quả khảo sát cho thấy, các công trình nghiên cứu trên đã làm rò một số vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các vấn đề lý luận, thực tiễn cũng như định hướng, giải pháp giải quyết vấn đề. Việc nghiên cứu về THQCT của VKSND trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự nói chung và xét xử sơ thẩm đối với các vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng chưa mang tính hệ thống, chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Thực hiện nghiên cứu về công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước là rất cần thiết, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp để tiếp tục tăng cường hoạt động này nhằm đáp ứng được yêu cầu của địa phương và tiến trình cải cách tư pháp hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu: Đề tài góp phần làm rò những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu; trên cơ sở nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, những nội dung cơ bản của hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, làm rò những ưu, khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân của những thiếu sót, hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của nước ta hiện nay.


- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu Luật Tổ chức VKSND, Bộ luật tố tụng hình sự nhằm là rò cơ sở lý luận về quyền và chức năng công tố.

+ Nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi THQCT tại phiên tòa hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.

+ Đánh giá thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

+ Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận, quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và thực trạng về công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thực hành quyền công tố của VKSND cấp huyện trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu theo quy định của BLTTHS về vấn đề này; thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước trong thời gian 05 năm, từ năm 2016 – 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sơ vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; tư tưởng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử, đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, tác giả luận văn kết hợp nhiều phương pháp nghiên


cứu như: Phương pháp phân tích – tổng hợp; phương pháp luật học so sánh; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, khảo sát thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu cho việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND; đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ làm công tác thực thi pháp luật liên quan đến lĩnh vực này.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu.

Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu và thực tiễn thi hành tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.

Chương 3: Yêu cầu và giải pháp nâng chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ

TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN XÂM PHẠM SỞ HỮU


1.1. Khái niệm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu

1.1.1. Khái niệm công tố

1.1.1.1. Khái niệm quyền công tố

Quyền công tố là quyền của Nhà nước vì lợi ích công cộng (lợi ích của Nhà nước hay của xã hội) đối với người phạm tội, đã được biết đến từ thời xa xưa của xã hội loài người, khi nhà nước xuất hiện thì quyền công tố cũng xuất hiện. Lịch sử tư pháp hình sự trên thế giới đã cho thấy, quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện chế định quyền công tố gắn với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật. Trong từng thời kỳ nhất định, mỗi quốc gia có bộ máy nhà nước được thiết lập khác nhau gắn liền với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, con người, văn hóa. Do đó, quyền công tố cũng có những khác biệt nhất định, song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, thì việc hoàn thiện chế định quyền công tố cũng ngày càng thể hiện rò nét. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm quyền công tố, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng: quyền công tố là một khái niệm pháp lý, gắn liền với bản chất của Nhà nước và xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật [47, tr.86].

Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau và chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm quyền công tố. Theo dòng lịch sử pháp lý Việt Nam, khoa học luật pháp lý nói chung, cũng như khoa học hình sự nói riêng, chế định “quyền công tố” chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, trước Hiến pháp năm 1959 đã tồn tại quyền công tố, từ năm 1960 đến nay do VKSND thực hiện quyền này.

Quyền công tố ở nước ta được đề cập trong Hiến pháp năm 1980, chức năng THQCT của VKS được quy định tại Điều 138 Hiến pháp 1992, Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2002) và Điều 107 Hiến pháp 2013 đã khẳng định tại sự tồn tại của thuật ngữ quyền công tố, THQCT trong chức năng của VKSND.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022