Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11


thành lập một cơ quan chuyên trách như vậy sẽ giúp nhanh chóng tháo gỡ những rắc rối phát sinh trong quá trình giải ngân vốn đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dòng vốn FDI cam kết.

3.2.7. Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư


Xúc tiến đầu tư theo nghĩa đơn giản nhất là quảng cáo về môi trường đầu tư của nước mình, thuyết phục các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đồng thời cũng bao gồm các hoạt động “chăm sóc” cần thiết đối với các nhà đầu tư hiện tại. Để có được chiến lược xúc tiến hiệu quả trước hết chúng ta phải xác định đối tượng hướng đến để tập trung tìm hiểu đặc điểm, thế mạnh, điểm yếu của đối tác. Đối với Nhật Bản, có một đặc điểm mà các cơ quan xúc tiến đầu tư không thể không biết đó là : quan hệ chính phủ có tác dụng quan trọng trong việc khai thông mở đường cho các hoạt động của nhà đầu tư. Doanh nghiệp Nhật Bản coi nhưng cam kết, những lời hứa, lời mời … giữa hai chính phủ như một công cụ bảo đảm tin cậy. Điều này cũng là do văn hóa kinh doanh khép kín và cẩn trọng của người Nhật. Ngược lại, một khi được đảm bảo, một khi họ thấy tin tưởng thì mọi việc lại được xúc tiến rất nhanh. Chúng ta cần chủ động tiếp cận nhà đầu tư Nhật Bản theo hướng bám sát các động thái của hai chính phủ thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất ví dụ như: tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam trong những chuyến thăm chính thức giữa cấp cao hai nước, thường xuyên tổ chức những cuộc thăm quan, các buổi tọa đàm giữa các bộ ngành liên quan đến đầu tư của Việt Nam và Nhật Bản.

Ngoài ra, cần phải chủ động, sáng tạo hơn trong nội dung quảng bá thay vì những nội dung đơn thuần, cũ rích. Hoạt động xúc tiến đầu tư cũng giống như hoạt động marketing bán hàng, nhưng ở đây là bán “cơ hội đầu tư”. Để xúc tiến hiệu quả, chúng ta phải liên tục cập nhật, tìm hiểu nguyện vọng của nhà đầu tư để có những chính sách điều chỉnh thích hợp. Cần kết hợp nhu cầu nguyện vọng của nhà đầu tư với nhu cầu phát triển của Việt Nam để tạo


ra những lợi ích mới, hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư thông qua các chính sách ưu đãi như: ưu đãi về thuế, liên kết đào tạo lao động giữa doanh nghiệp với nhà nước, hỗ trợ tuyển dụng…

Để chủ động tiếp cận với các nhà đầu tư Nhật Bản thay vì chờ họ đến hỏi và ta trả lời thì Bộ Kế hoạch - Đầu tư nên tiến hành xây dựng các Trung tâm xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn của Nhật Bản, và các địa điểm thu hút đầu tư trọng yếu tại Việt Nam. Các trung tâm này cần có đủ thẩm quyền để thay mặt Bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư và đảm bảo có câu trả lời cho nhà đầu tư trong vòng 45 ngày theo đúng luật định. Cần tăng cường triển khai hệ thống đăng ký đầu tư điện tử qua mạng internet, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí cho nhà đầu tư.

Duy trì các hoạt động đối thoại với các nhà đầu tư hiện tại cũng là một hoạt động quan trọng trong chiến lược xúc tiến. Có thể thành lập ra các câu lạc bộ hoặc hiệp hội các doanh nghiệp FDI ngành Công nghiệp Dịch vụ có quy mô lớn (có thể đưa ra các tiêu chí như doanh thu hoặc tổng vốn đầu tư…) Hiệp hội này sẽ được chính phủ đặc biệt quan tâm bằng các biện pháp như tổ chức gặp mặt, đối thoại với thủ tướng định kỳ, được lấy ý kiến trước mỗi thay đổi của chính sách liên quan đến FDI…. Làm như vậy vừa giúp các doanh nghiệp có một môi trường để trao đổi thông tin vừa giúp chính nước chủ nhà chúng ta cập nhật được các vấn đề hiện hành liên quan đến FDI.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào công nghiệp dịch vụ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 11


Qua quá trình phân tích những yếu tố tác động tới thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành Công nghiệp Dịch vụ cũng như việc đánh giá kết quả thu hút FDI đã cho chúng ta thấy rõ hơn thực trạng thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào ngành này, đồng thời chỉ ra những hướng đi mà Việt Nam cần vươn tới trong tương lai. Có thể thấy rằng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng thu hút của chúng ta. Sự tăng trưởng của khối lượng vốn, tỷ trọng vốn và số lượng dự án đầu tư vào Công nghiệp Dịch vụ không ổn định cho thấy lĩnh vực này của chúng ta chưa thực sự thu hút được nhiều sự quan của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Tuy nhiên, đầu tư cho ngành Công nghiệp Dịch vụ đang đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam nên nguồn bổ sung vốn này cần được quan tâm và thu hút mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Đặc biệt là sự phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước những năm gần đây đang tạo ra cơ hội vàng cho chúng ta trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp này của Nhật Bản. Mặc dù cũng vẫn tồn tại những thách thức không nhỏ nhưng triển vọng thu hút FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ trong 5 đến 10 năm tới là rất lớn. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải vạch ra những bước đi cụ thể để tận dụng triệt để cơ hội này, thu hút hiệu quả FDI của Nhật vào ngành Công nghiệp Dịch vụ, góp phần phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là cái đích cuối cùng mà cá nhân tác giả muốn đạt đến thông qua luận văn này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình đầu tư nước ngoài, NXB Giáo dục

2. Luật Doanh nghiệp (2005), NXB Thống kê

3. Luật Đầu tư (2005), NXB Thống kê

4. Luật Thương Mại (2007), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

5. 20 năm đầu tư nước ngoài – Nhìn lại và hướng tới 1987 – 2007 (2008), NXB Tri thức

6. GS-TS Nguyễn Thị Mơ (2004), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại

7. Phạm Thị Miên (2003), “Vai trò của cơ quan đại diện ngoại giao trong việc hỗ trợ, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế số tháng 8/2003

8. Lê Xuân Bá, Việt Nam gia nhập WTO và nhu cầu cấp bách về phát triển nhân lực chất lượng cao, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế

9. Ths. Bùi Huy Nhượng (2004), “Vấn đề mua lại và sáp nhập các dự án FDI ở Việt Nam – thực trạng và kiến nghị”, tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới số 2(94)/2004

10. Phạm Quỳnh Trang, lớp A14K40, KTĐN, ĐH Ngoại Thương HN, luận văn “Xu hướng dịch chuyển FDI sang lĩnh vực dịch vụ trên thế giới – thực trạng và giải pháp đối với Việt Nam

11. Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản

12. Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản

13. Cam kết thương mại Dịch vụ (Cam kết WTO của Việt Nam)

14. Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản

15. Kỷ yếu đầu tư nước ngoài 2007


16. Số liệu thống kê của Vụ quản lý dự án, Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx

17. Số liệu thống kê của đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam http://www.vn.emb-japan.go.jp/index_v.html

18. Báo điện tử Tin nhanh Việt Nam http://www.vnexpress.net/GL/Home/

19. Trang web của Trung tâm báo chí và hợp tác truyền thông Quốc tế http://vietbao.vn/

20. Trang web của Trung tâm thông tin kinh tế – phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam http://www.kinhdoanh.com.vn/mtkd/

21. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217

22. Trang web Thông tin Nhật Bản http://www.thongtinnhatban.net/modules/Jig/index.php

23. UNDP (2005), “Một số lựa chọn và kiến nghị cho Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ ở Việt Nam đến 2010


Tài liệu tiếng Nhật

1. 世界国勢図絵 2007/08、矢野恒太記念会 編集・発行

2. Jica’s World No2.2008 独立行政法人 国際協力機構

3. ベトナム株完全投資ガイド、日本実業出版社

4. 日経(2009)、業界地図、日本経済新聞出版社

5. Jetro3/2009)、在アジア・オセアニア日系企業活動実態調査

6. 日本貿易振興機構のホームページ http://www.jetro.go.jp/indexj.html

7. 日本経済産業省 http://www.meti.go.jp/

8. 日本銀行 http://www.boj.or.jp/

9. http://www.joi.or.jp/Tokusyu/0809-01.pdf

10. 対ベトナム直接投資の課題と展望(2008

http://www.jri.co.jp/RIM/2008/02vietnam.pdf


Tài liệu tiếng Anh

1. World Invest Review (2008), United Nations Conference on Trade and Development http://www.unctad.org/Templates/StartPage.asp?intItemID=2068

2. Asean – Japan Center http://www.asean.or.jp/eng/

3. World Population Prospect ( 2008) http://esa.un.org/unpp/

4. World Urbanization Prospect (2007) http://esa.un.org/unup/

5. Organization for Economic Co-oporation and Development http://www.oecd.org/home/0,2987,en_2649_201185_1_1_1_1_1,00.html

6. United States CSI Coalition of Service Industries http://www.uscsi.org/

7. KPMG’s Corporate and Indirect Tax Rate Survey, 2008 http://www.kpmg.com/Global/IssuesAndInsights/ArticlesAndPublications/Pa ges/Corporateindirecttaxsurvey2008.aspx

8. The 18th Survey of Investment-Related Cost Comparison in Major Cities

and Regions in Asia, 2008 http://www.jetro.go.jp/bangladesh/topics/20080710461-topics

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022