Cơ Cấu Vốn Fdi Dưới Hình Thức Doanh Nghiệp Liên Doanh Từ 1988 Đến 2007:

nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Với Luật này Việt Nam đã tạo ra một môi trường đầu tư bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường đối với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt Luật Doanh nghiệp 2005 đã đưa nguyên tắc quyết định theo đa số thay thế cho nguyên tắc nhất trí (nguyên tắc đa số tuyệt đối) trong hoạt động của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam vốn đã gây “đau đầu” cho rất nhiều nhà đầu tư, không chỉ là nhà đầu tư nước ngoài mà còn đối với nhiều nhà đầu tư trong nước. Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản luật khác đã giúp cho các quy định của Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nhờ đó giúp cho vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn FDI theo hình thức liên doanh nói riêng ngày một tăng nhanh trong những năm gần đây.

1.2. Cơ cấu vốn FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh từ 1988 đến 2007:

1.2.1. FDI dưới hình thức liên doanh phân theo ngành nghề

Ngành công nghiệp và xây dựng

Từ khi ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài năm 1987, Việt Nam đã chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp-xây dựng. Qua mỗi giai đoạn, các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư, các sản phẩm cụ thể được xác định tại Danh mục các lĩnh vực khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư. Trong những năm 1990 thực hiện chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hoặc 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao. Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu

đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước.

Tính đến hết năm 2007, trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh thì liên doanh trong ngành công nghiệp và xây dựng so với các ngành khác (nông lâm nghiệp, dịch vụ) chiếm tỷ trọng lớn nhất về số dự án (với 1156 dự án, chiếm 47% tổng số dự án liên doanh), đứng thứ hai về tỷ trọng vốn đăng ký (đạt 13,39 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đâu tư liên doanh), đứng thứ nhất về tỷ trọng vốn thực hiện (6,54 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn thực hiện dưới hình thức liên doanh). Điều đó chứng tỏ trong 20 năm qua (1988-2007), hoạt động liên doanh với nước ngoài được diễn ra nhiều nhất trong ngành công nghiệp và xây dựng. Tỷ trọng vốn thực hiện so với vốn đăng ký của hình thức liên doanh trong ngành này tương đối cao (48,8%) (xem Bảng số 2, Biểu đồ 3, Biểu đồ 4 và Biểu đồ 5).


Bảng số 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh theo ngành kinh tế (tính đến ngày 31/12/2007)


Chuyên ngành


Tổng số

dự án


Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)


Tổng vốn đầu tư thực hiện (USD)

Vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư

đăng ký (%)

Công nghiệp&xây dựng

1156

13392052193

6535166111

48,80

CN dầu khí

3

1326715867

537370321

40,50

CN nặng

493

5971070241

3256493117

54,54

CN nhẹ

324

1313836332

570182548

43,40

CN thực phẩm

122

1245542517

438702004

35,22

Xây dựng

214

3534887236

1732418121

49,01

Nông, lâm nghiệp

331

1745178619

873138792

50,03

Nông - lâm nghiệp

254

1422033606

778281449

54,73

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 7


Thủy sản

77

323145013

94857343

29,35

Dịch vụ

947

20662934462

5495676683

26,60

Dịch vụ

249

657091012

131173356

19,96

GTVT-Bưu điện

176

2412425170

482367773

20,00

Khách sạn - du lịch

219

6385809017

2298874213

36,00

Tài chính-Ngân hàng

19

161350000

107960000

66,91

Văn hóa-Ytế-Giáo dục

97

460369776

110228742

23,94

XD hạ tầng KCX-KCN

20

1353514137

577906790

42,70

XD Khu đô thị mới

5

3676201672

111294598

3,03

XD Văn phòng-Căn hộ

162

5556173678

1675871211

30,16

Tổng số

2434

35800165274

12903981586

36,04

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Biểu đồ 3: FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh theo số dự án phân theo ngành kinh tế


Biểu đồ 4: FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh theo tổng vốn đăng ký phân theo ngành kinh tế


Biểu đồ 5: FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh theo tổng vốn thực hiện phân theo ngành kinh tế

Qua các thời kỳ, FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh vào ngành công nghiệp-xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo xu thế hướng vào sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử,... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư nước ngoài. Cho đến nay các dự án liên doanh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng (44,59% tổng vốn đầu tư đăng ký liên doanh, 49,83% vốn thực hiện của cả ngành), và lĩnh vực xây dựng (26,4% vốn đầu tư liên doanh, 26,51% vốn thực hiện liên doanh của cả ngành) (xem Bảng số 3). Trong đó các dự án liên doanh trong các lĩnh vực như thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may,... giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư trực tiếp dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực

công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới: Sony (liên doanh giữa Sony với Viettronics Tân Bình), JVC (liên doanh JVC với Viettronics Biên Hoà), Honda (Công ty liên doanh Honda Việt Nam), Suzuki (Công ty Liên doanh Việt Nam Suzuki),.v.v.

Bảng số 3: FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong ngành công nghiệp và xây dựng


Chuyên ngành

Tổng số dự án

Tỷ trọng so với

ngành (%)

Tổng vốn đăng ký

(USD)

Tỷ trọng so với

ngành (%)

Tổng vốn thực hiện

(USD)

Tỷ trọng so với

ngành (%)

CN dầu khí

3

0.26

1326715867

9.91

537370321

8.22

CN nặng

493

42.65

5971070241

44.59

3256493117

49.83

CN nhẹ

324

28.03

1313836332

9.81

570182548

8.72

CN thực phẩm

122

10.55

1245542517

9.30

438702004

6.71

Xây dựng

214

18.51

3534887236

26.40

1732418121

26.51

Tổng

1156

100.00

13392052193

100.00

6535166111

100.00

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Ngành dịch vụ :

Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển từ khi thi hành Luật Đầu tư nước ngoài (1987). Nhờ vậy, hoạt động liên doanh với nước ngoài trong khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số liên doanh trong ngành dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản) đã tạo ra giá trị gia tăng cao, tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Trong 20 năm qua, liên doanh trong ngành dịch vụ chiếm 39% số dự án liên doanh (947 dự án) với tổng vốn đăng ký cũng rất cao đạt 20,66 tỷ USD (chiếm 58%) và là ngành có vốn đăng ký liên doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Tuy nhiên vốn thực hiện của các dự án liên doanh trong khu vực dịch vụ tương đối thấp, chỉ bằng 26,6% so

với vốn đăng ký nên tỷ trọng vốn thực hiện (chiếm 43%) vẫn đứng thứ hai sau lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (50%). Trong những năm gần đây, FDI thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh đang có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, tỷ trọng liên doanh với nước ngoài trong khu vực này đang có xu hướng tăng nhanh (xem Bảng số 2, Biểu đồ 3, Biểu đồ 4, Biểu đồ 5).

Trong khu vực dịch vụ, FDI thông qua doanh nghiệp liên doanh tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (51,23% trong tổng vốn đăng ký liên doanh của ngành và 43.04% trong tổng vốn thực hiện liên doanh của ngành) ; đứng thứ hai là du lịch-khách sạn với vốn đăng ký 30,9% và vốn thực hiện 41,83% ; giao thông vận tải-bưu điện (11,68% vốn đăng ký và 8,78% vốn thực hiện của cả ngành) (xem Bảng số 4).


Bảng số 4 : FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong ngành dịch vụ



Chuyên ngành

Tổng số dự án

Tỷ trọng so với ngành

(%)

Tổng vốn đăng ký (USD)

Tỷ trọng so với ngành

(%)


Tổng vốn thực hiện (USD)

Tỷ trọng so với ngành

(%)

Dịch vụ

249

26.29

657091012

3.18

131173356

2.39

GTVT-Bưu điện

176

18.59

2412425170

11.68

482367773

8.78

Khách sạn-Du lịch

219

23.13

6385809017

30.90

2298874213

41.83

Tài chính-Ngân hàng

19

2.01

161350000

0.78

107960000

1.96

Văm hóa-Ytế-Giáo dục

97

10.24

460369776

2.23

110228742

2.01

XD hạ tầng KCX-KCN

20

2.11%

1353514137

6.55

577906790

10.52

XD Khu đô thị mới

5

0.53%

3676201672

17.79

111294598

2.03

XD Văm phòng-Căn hộ

162

17.11%

5556173678

26.89

1675871211

30.49

Tổng

947

100.00

20662934462

100.00

5495676683

100.00

Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ngành nông, lâm nghiệp :

Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp đã được chú trọng ngay từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết

quả thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp chưa được như mong muốn.

Đến hết năm 2007, hình thức liên doanh với nước ngoài trong ngành nông, lâm nghiệp có 331 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 17,45 tỷ USD, đã thực hiện khoảng 8,73 tỷ USD bằng 50,03% so với vốn đăng ký; chiếm 14 % về số dự án ; 5% tổng vốn đăng ký và 7% vốn thực hiện, (giảm từ 7,4% so với năm 2006). Trong đó, các dự án liên doanh về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất (54,71% tổng vốn đăng ký liên doanh của ngành), tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản (17,52%), rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc (12,7%),.... Có 77 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký liên doanh là 323 triệu USD (xem Bảng số 5).

Bảng số 5 : FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong ngành nông, lâm nghiệp


Chuyên ngành


Tổng số dự án

Tỷ trọng so với ngành (%)

Tổng vốn đăng ký (USD)

Tỷ trọng so với ngành (%)

Tổng vốn thực hiện (USD)

Tỷ trọng so với ngành (%)

Nông -lâm nghiệp

254

76.74

1422033606

81.48

778281449

89.14

Thủy sản

77

23.26

323145013

18.52

94857343

10.86

Tổng

331

100.00

1745178619

100.00

873138792

100.00

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.2.2. FDI dưới hình thức liên doanh phân theo vùng, lãnh thổ

Qua 20 thu hút, FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh đã trải rộng khắp cả nước nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận (xem bảng số 6).

Bảng số 6: FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh phân theo địa phương (tính đến ngày 31/12/2007)

STT

Địa phương

Tổng số dự án

Tổng vốn đầu tư

(USD)

Tổng vốn thực

hiện (USD)

1

TP Hồ Chí Minh

778

9505400376

3257973230

2

Hà Nội

412

7446673287

2784385346

3

Bà Rịa-Vũng Tàu

87

2418219630

446231680

4

Đồng Nai

114

2057971372

949641972

5

Hải Phòng

115

1935975754

1028455018

6

Quảng Ninh

59

1382883008

331793509


7

Quảng Ngãi

12

1347893689

550070860

8

Bình Dương

139

1347247499

583892741

9

Lâm Đồng

25

855282225

16442078

10

Đà Nẵng

43

798733626

152704845

11

Thanh Hóa

22

745716894

465606876

12

Hà Tây

42

557739358

129909665

13

Vĩnh Phúc

34

536074690

294379859

14

Hải Dương

34

503969791

308352845

15

Kiên Giang

14

489883399

413471468

16

Khánh Hòa

34

483457698

259283084

17

Thừa -Thiên-Huế

22

391803448

66038814

18

Quảng Nam

22

380707519

52736685

19

Nghệ An

17

295579228

108582634

20

Lào Cai

14

285725940

7201230

21

Hưng Yên

39

234762300

49874583

22

Bắc Ninh

17

197170674

136575757

23

Thái Nguyên

12

184499472

36929502

24

Cần Thơ

29

156704129

58619720

25

Long An

36

155849924

55275455

26

Ninh Bình

8

111613797

13304370

27

Bình Thuận

16

107821443

5445515

28

Lạng Sơn

25

83248501

18218802

29

Hà Tĩnh

7

47229000

18754145

30

Phú Yên

9

43810000

3640000

31

Vĩnh Long

7

42941641

9718271

32

Sơn La

4

42060000

15424898

33

Bình Định

10

39525372

9464968

34

Tiền Giang

10

37945046

20624774

35

Bắc Giang

16

37363500

3074623

36

Phú Thọ

8

33395396

25155400

37

Nam Định

7

32034239

8047500

38

Tây Ninh

10

31288950

16495785

39

Gia Lai

2

27850000

24234322

40

Tuyên Quang

2

26000000

0

41

Thái Bình

9

25644152

3957026

42

Hòa Bình

9

24539855

5184156

43

Bình Phước

9

23415000

16416668

44

Hà Giang

5

22342000

0

45

Hà Nam

8

20780340

5888186

46

Đắc Lắc

4

20360280

27096530

47

Quảng Bình

4

19323580

24402223

48

Trà Vinh

9

18752758

8394763

49

An Giang

11

18677278

17271164

50

Sóc Trăng

2

17700000

0

51

Bến Tre

6

17389048

5754000

52

Bắc Cạn

4

16625000

3314232

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022