Mục Tiêu Và Phương Hướng Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Hải Dương Giai Đoạn 2011 - 2020‌


Việc tiếp nhận thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế vì các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt vấn đề lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh làm mục tiêu hàng đầu. Trình độ công nghệ của Việt Nam còn kém xa các nước khá nhiều, nhất là các nước phát triển nên những công nghệ lạc hậu ở nước họ những khi sang nước ta thì nó vẫn là những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên nó là những ảnh hưởng nhất định khi công nghệ đã quá lạc hậu, nhất là về môi trường. Do đó, khi tiếp nhận công nghệ chúng ta cũng cần phải biết lựa chọn cẩn thận.

Đánh giá một cách tổng thể, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung đều có trình độ cao hơn, xử lý môi trường tốt hơn doanh nghiệp trong nước và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng là những đơn vị đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Không chỉ dừng lại ở khâu thiết bị, công nghệ mà phần vốn thực hiện trong các doanh nghiệp có vốn FDI còn giành 35 – 40% vốn cho việc xây dựng, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị. Công việc này phần nhiều do các chủ thầu nước ngoài thực hiện những thực tế thầu phụ là các đơn vị xây dựng, lắp máy Việt Nam thực hiện. Do đó, ngay ở khâu này, trình độ kỹ thuật công nghệ xây dựng, lắp máy của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nâng lên, từ đó có thể đảm nhận được các công trình xây dựng mới có quy mô lớn và hiện đại. Đầu tư nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến, phương thực kinh doanh hiện đại trong nhiều lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.


* Tạo và tăng thu ngân sách cho tỉnh

Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian qua đã và đang là nguồn thu quan trọng, đóng góp vào việc gia tăng nguồn thu Ngân sách, tạo khả năng chủ động hơn trong việc cân đối Ngân sách của tỉnh Hải Dương.

Các dự án có vốn FDI khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra các nguồn thu Ngân sách cho tỉnh từ các khoản thuế: thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận nước ngoài.. Tuy nhiên, để thu hút FDI vào Việt Nam nói chung và Hải Dương nói riêng, Luật đầu tư nước ngoài cho phép các doanh nghiệp được miễn giảm một số thuế trong thời kỳ đầu nên khoản thu này có những năm đầu cũng hạn chế nhưng vẫn tạo ra các khoản thu đáng kể cho ngân sách tỉnh. Trong những năm tới, khi các doanh nghiệp đã có vốn FDI đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, khai thác hết công suất và hết thời hạn miễn giảm thuế thì chắn chắn các khoản thu này sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh

* Mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu.

Trong số các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Hải Dương, hiện có hang chục doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.Các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào việc mở rộng thị trường Quốc tế và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Hải Dương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra một lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường, đặc biệt là hàng hoá thay thế nhập khẩu như: xi măng, sắt thép, cáp điện.. sản phẩm của các đơn vị này có chất lượng tốt, giá cả phù hợp chỉ sau vài năm đi vào sản xuất kinh doanh đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, thay thế khối lượng hàng nhập khẩu khá lớn trước đây. Đây là những doanh nghiệp có khả năng sản xuất hàng nội, đủ sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả với hàng hoá của các nước ASEAN khác sau khi Việt Nam gia nhập AFTA.


Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương - 11

Mặc dù trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhiều lần so với kim ngạch xuất khẩu, do đó tác động tiêu cực đến cán cân thương mại nhưng điều đó là không tránh khỏi đối với các nước đang phát triển. Mặt khác, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nhập nhiều yếu tố của qúa trình sản xuất kinh doanh do các doanh nghiệp chủ nhà chưa đáp ứng được các nhu cầu này về mặt chất lượng cũng như số lượng.

* Tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường

Một điều có thể để nhận thấy rằng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả hơn các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước. Tư tưởng ỷ lại, trì trệ tồn tại từ rất lâu và nó cũng ảnh hưởng đến tư tưởng và nhận thức của người dân. Khi các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ thì Nhà nước chịu nên họ không có trách nhiệm và gắn trách nhiệm của mình với công việc. Nhưng trong nền kinh tế thị trường mở cửa như hiện nay thì những điều này cũng đã hạn chế rất nhiều. Chủ trương của Nhà nước là tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp là rất đúng đắn. Khi quyền lợi gắn với trách nhiệm thì họ sẽ cố gắng làm tốt hơn và hiệu quả hơn. Hiện nay các Công ty tư nhân cũng được hình thành rất nhiều chứ chưa nói đến các doanh nghiệp có vốn FDI thì khả năng cạnh tranh là rất lớn. Trong khi đó thì các doanh nghiệp có vốn FDI có lợi thế là có số vốn lớn và trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tốt và hiệu quả cao thì sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước là rất lớn. Không chỉ có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước mà ngay cả bản thân các doanh nghiệp có vốn FDI cũng cạnh tranh với nhau nếu cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Do đó, để có thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như mục tiêu xuất khẩu thì các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Để làm được điều đó thì họ phải không ngừng đổi mới kỹ thuật, tay


nghề lao động và đầu tư chiều sâu. Như vậy, có thể nói FDI là động lực cho phát triển và tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường.

2.3.3.2 Những vấn đề đặt ra

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể như trình bày ở trên, hoạt động đầu tư nước ngoài tại địa phương vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế.

* Thứ nhất, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng lãnh thổ, đối tác còn chưa phù hợp yêu cầu, định hướng phát triển của địa phương. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản còn rất thấp (2,9%). Các dự án FDI vẫn tập trung chủ yếu ven Quốc lộ 5A trên địa phận các huyện, thành phố: Bình Giang, Cẩm Giàng, Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành…thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng. Trong khi đó một số huyện như: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Miện, Ninh Giang thì chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư. Điều này có nguyên nhân sâu xa từ việc phát triển không đồng đều kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội giữa các huyện thị của tỉnh.

Thứ hai, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng lượng vốn đầu tư đăng ký còn thấp (41,8%). Có tình trạng không thực hiện đúng quy hoạch được duyệt về xây dựng hạ tầng KCN như: chậm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải, nước thải; xây dựng hệ thống giao thông không đủ kích thước được duyệt. Một số doanh nghiệp triển khai chậm gây lãng phí đất đai, hoặc chưa thực hiện đầy đủ các quy định của luật pháp về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, các nghĩa vụ về thuế, bảo vệ môi trường; tỷ lệ nội địa hoá các chi tiết trong sản phẩm của một số doanh nghiệp còn ít và tăng chậm… Những hạn chế này đều có căn nguyên từ cơ chế quản lý các dự án đầu tư của các cơ quan chức năng, bên cạnh đó việc phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất của tỉnh nhà còn nhiều hạn chế.

Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên, có thể thấy môi trường đầu tư của tỉnh với những mặt còn hạn chế của nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến các điểm


yếu của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương. Đó là: sự phát triển chưa cân bằng về kế cấu hạ tầng ở các địa phương, các chính sách đầu tư vào các khu vực còn kém phát triển trong tỉnh chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư, công tác hỗ trợ nhà đầu tư sau khi đăng ký kinh doanh chưa thực sự phát huy hiệu quả, công tác kiểm tra, thẩm định các dự án còn bộc lộ nhiều khe hở… Tất cả những điều này không chỉ làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh nhà mà còn là những điểm hạn chế của môi trường đầu tư trong việc thu hút đầu tư vào Hải Dương.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HẢI DƯƠNG


3.1 Mục tiêu và phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020‌

3.1.1 Bối cảnh thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020

Giai đoạn 2010 – 2020 là giai đoạn tiếp tục thực hiện bước hội nhập sâu rộng với thế giới. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới, tiếp tục cam kết AFTA nhất là trong việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện cải cách hành chính làm cho môi trường đầu tư của Việt nam ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương sẽ có những cơ hội và thách thức mới.

Thứ nhất, với việc trở thành thành viên WTO, Việt Nam có lợi thế hơn trong cạnh tranh thu hút FDI, dòng FDI vào Việt Nam sẽ tăng nhanh trong giai đoạn tới.

Việt Nam là nước được đánh giá là nước có môi trường đầu tư ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, chính trị ổn định, an ninh được đảm bảo và là thị trường đầu tư có nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia quốc tế dự báo rằng Việt nam là nước phát triển nhất Đông Nam Á trong những năm tới. Nhiều nhà đầu tư từ Châu Âu, Mỹ, Nhật bản đang xem Việt nam đầu tư hứa hẹn. Với việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, đường sắt, hệ thống cảng, sân bay kết hợp nối liền với các nước ASEAN càng làm tăng sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường đầu tư đang được cải thiện, việc phân cấp mạnh cho các địa phương để cấp giấy phép đầu tư sẽ tạo ra sự thông thoáng hơn.


80

Thứ hai, cạnh tranh giữa các địa phương nhất là giữa Hải Dương với các tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc trong việc thu hút FDI ngày càng tăng. Tỉnh Hưng Yên đã và đang có chiến lược xây dựng các khu, cụm công nghiệp mới bám trục Quốc lộ 5, xây dựng các khu công nghiệp phụ trợ và một số khu đô thị mới nhằm phục vụ cho các khu công nghiệp. Hiện nay Bắc Ninh đã có các khu công nghiệp ở huyện Quế Vò, Từ Sơn bám theo trục Quốc lộ 18, và 1B rất thuận lợi cho các nhà đầu tư. Chính quyền tỉnh còn quy hoạch, xây dựng các khu đô thị mới tại Từ Sơn nhằm tạo ra việc cung cấp các dịch vụ cho các KCN. Như vậy với vị trí thuận lợi cùng với các chính sách hợp lý của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên tạo ra sự cạnh tranh trực tiếp với Hải Dương hiện nay và trong thời gian tới. Điều này đòi hỏi phải có những định hướng đúng, có những giải pháp tích cực trên cơ sở khai thác các lợi thế của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư.

Thứ ba, Cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Là tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, cung lao động tại chỗ cũng đần dần không đáp ứng được nhu cầu, đặc biệt người có trình độ chuyên môn cao thường bị các trung tâm kinh tế lớn thu hút, nguồn lao động nhập cư cũng trở lên ít đi do các địa phương cũng đang thực hiện công nghiệp hoá.

Thứ tư, do những ảnh hưởng ngày càng lớn hơn của trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh (theo lý thuyết phát triển vùng) nên Hải Dương chỉ có lợi thế trong thu hút đầu tư phát triển nhà máy sản xuất công nghiệp mà không có lợi thế phát triển thương mại và dịch vụ.

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011

– 2020

Bước vào giai đoạn mới 2011 - 2015, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của tỉnh đã đề ra mục tiêu tổng quát: “...huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nước, phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân

dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Hải Dương cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp”.

Mục tiêu cụ thể:

* Về kinh tế

1- Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 11%/năm, trong đó:

+ Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 1,8%/năm.

+ Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 12,6%/năm trở lên.

+ Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ tăng 12,2%/năm.

2. Cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2015 là: 19,0% - 48,0% - 33,0%.

3. Cơ cấu lao động năm 2015: nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng

- dịch vụ là 43% - 30% - 27%.

4. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân 17%/năm trở lên.

5. Thu ngân sách nội địa tăng 15%/năm.

6. GDP bình quân đầu người vào năm 2015 đạt khoảng 1.800 USD.

7. Tổng vốn đầu tư xã hội trong 5 năm đạt 145 -150 ngàn tỷ đồng.

* Về xã hội

8. Huy động 45% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào THCS; 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên.

9. Hàng năm giải quyết việc làm mới cho 3,2 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55% trở lên.

10. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5%/năm.

11. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đến năm 2015 xuống dưới 16%.

12. Đến năm 2015 có 7,5 bác sỹ/1 vạn dân; 30 giường bệnh/1 vạn dân (kể cả giường bệnh ở cấp xã).

13. Giảm tỷ suất sinh hàng năm 0,18%0.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/07/2022