Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Chính Trị Xã Hội Trong Nước

rất thiếu kiến thức trong giao dịch, thương lượng hợp đồng, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh cũng như kiểm soát hoạt động của liên doanh. Sự chênh lêch về trình độ và kinh nghiệm đã dẫn đến tình trạng hoặc bên Việt Nam tham gia trong bộ máy quản lý của liên doanh chưa khẳng định được vị trí của mình thì theo lôgic họ cũng dễ mất khả năng đứng ra bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công nhân Việt Nam. Trong khi đó, vì mục đích thu được lợi nhuận cao nên một vài nhà đầu tư đã cố tình không thực hiện một số chế độ theo quy định như kéo dài thời gian lao động, lấy mức lương tối thiểu (theo quy định của Nhà nước Việt Nam) là mức lương “ổn định” lâu dài cho người lao động, bất kể trình độ tay nghề và năng suất lao động của họ đã tăng lên như thế nào; thậm chí học còn trả lương thấp hơn mức tối thiểu, không thực hiện các chế độ bảo hiểm,…Không những thế họ còn có biểu hiện đối xử không tốt với người lao động Việt Nam. Về phía lao động Việt Nam, nhiều người thiếu am hiểu về pháp luật nhất là luật lao động nên có những đòi hỏi không phù hợp với lợi ích hợp pháp của mình. Những điều vừa nêu là cơ sở chủ yếu của mâu thuẫn giữa giới chủ với người lao động dẫn đến việc tranh chấp căng thẳng trong một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta nên quan niệm rằng, quan hệ về con người trong các doanh nghiệp loại này là có cả quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê, nên việc xảy ra những bất đồng, những cuộc đấu tranh là chuyện bình thường. Chỉ có điều là làm sao cho những cuộc đấu tranh đó diễn ra theo đúng pháp luật và không gây ra những tác động xấu cho xã hội.

2.8. Những tồn tại khác

- Khác nhau về có quốc tịch, về ngôn ngữ giao tiếp, về phong tục tập quán, về tập quán kinh doanh, về quan hệ lao động, về vốn góp tập giữa các đối táctrong liên doanh (bên phía Việt Nam và nước ngoài). Vì thế mà gây khó khăn cho sự thống nhất ý kiến của đại diện Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh với các đối tác nước ngoài. Chẳng hạn trong số các công ty của những nước và vùng lãnh thổ đang làm ăn tại Việt Nam thì gần 90% sử dụng tiếng Anh . Trong khi đó số lượng người lao động Việt Nam biết sử dụng tiếng Anh lại rất ít nên đã gây bất lợi cho cả hai phía Việt Nam và phía nước ngoài

- Khác nhau về mục đích của hai bên đối tác: Bên nước sở tại chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước tham gia liên doanh nên mục đích chủ yếu là bổ sung nguồn

vốn cho sản xuất kinh doanh, tranh thủ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến tạo khả năng mở rộng thị trường học hỏi kinh nghiệm quản lý. Còn phía nhà nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài là góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy tăng trưởng, tránh nguy cơ tụt hậu,...Vì thế mà mục đích liên doanh là khác nhau bởi vì nhà đầu tư nước ngoài với mục đích chủ yếu là tăng lợi nhuận...‌‌

- Trong thời gian qua, ngành tài chính-ngân hàng cũng chưa tham gia có hiệu quả vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp liên doanh. Nhiều doanh nghiệp liên doanh làm ăn hiệu quả, muốn tăng vốn mở rộng sản xuất hoặc có trường hợp một bên đối tác nước ngoài muốn chuyển nhượng lại phần góp vốn nhưng bên Việt Nam cũng không có vốn để góp thêm hoặc mua lại do chưa được sự hỗ trợ tích cực của hệ thống ngân hàng.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM DƯỚI HÌNH THỨC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

I. DỰ BÁO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH VÀ THU HÚT FDI VÀO DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Cơ sở để dự báo

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 11

1.1. Vị thế của Việt Nam trêm trường quốc tế

Vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam trong những năm qua được nâng cao đáng kể; niềm tin vào tiềm năng phát triển và tiến trình cải cách kinh tế của Việt Nam ngày càng được củng cố. Theo báo cáo Đầu tư thế giới 2007 do Diễn đàn Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, Việt Nam xếp ở Vị trí thứ 6 trong 141 nền kinh tế được khảo sát về triển vọng thu hút đầu tư, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga và Brazil19. Hội đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam



19 Nguồn: Việt Nam đứng thứ 6/141 về triển vọng thu hút Đầu tư, Tạp chí doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, số 16, tháng 10/2007

đứng hạng thứ 3 trên thế giới xét về mức độ hấp dẫn đầu tư đối với các công ty châu Á trong các năm 2007-2009. Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008 do Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài chính Quốc tế phát hành trong đó xếp hạng Mức độ thuận lợi về môi trường kinh doanh ở Việt Nam tăng 3 bậc, lên hạng 91 trong năm nay. Với những kỳ vọng lạc quan trong một vài năm tới, 90% số doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam cho biết, đã có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp được điều tra (cả trong và ngoài nước) đều nhận định triển vọng kinh tế thuận lợi, mở cửa thị trường và cải cách do Việt Nam gia nhập WTO và tăng trưởng của thị trường trong nước là những lý do chính khiến doanh nghiệp mở rộng kinh doanh ở Việt Nam 20. Theo kết quả thăm dò do Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc vừa tiến hành đối với 580 doanh nghiệp nước này, Việt Nam sẽ là địa chỉ hấp

dẫn đầu tư thứ hai đối với doanh nghiệp Hàn Quốc, chỉ sau Trung Quốc trong tương lai 21.

Ngày 15/1/2008, Quỹ Heritage (Tổ chức nghiên cứu chính sách công của Mỹ) và ấn bản tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal công bố nghiên cứu của mình cho thấy chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam tăng nhẹ, 49,8%, xếp vị trí 135/157 quốc gia và lãnh thổ, tăng ba bậc so với năm 2007. Công ty nghiên cứu thị trường Grant Thornton tại Việt Nam cũng vừa công bố kết quả điều tra của tập đoàn này khảo sát toàn cầu về niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với tăng trưởng kinh tế trong năm 2008. Theo kết quả này, Việt Nam đứng hạng ba (sau Ấn Độ, Philippines và đồng hạng với Singapore, Hồng Kông) về niềm tin vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 12 tháng tới. Khảo sát của Grant Thornton cho thấy 87% nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khẳng định họ tin tưởng trong năm 2008 nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục có những bước phát triển vững chắc, 98% người được hỏi cho biết doanh nghiệp của họ sẽ có tăng trưởng về doanh thu, 97%

cho biết họ sẽ có tăng trưởng về lợi nhuận và 87% cho biết họ sẽ tuyển dụng thêm lao động trong năm 2008. 22


20 Nguồn: http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105039/ns071211091405

21 Nguồn: http://halonginvest.gov.vn/newsdetails.asp?lanid=1&NewsId=4486

22 Nguồn: http://www.hotrodoanhnghiep.gov.vn/default.aspx?tabid=551&idmid=&ItemID=7127

Có được những thành tựu khả quan đó là do trong thời gian qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến có thể được gọi là khá ngoạn mục. Trong những năm gần đây đã chứng kiến một số biến đổi quan trong liên hệ đến nền kinh tế Việt-Nam như :

Thứ nhất, Việt-Nam giảm thuế đối với tất cả những hàng nhập cảng từ tất cả 10 thành viên của khối ASEAN Free Trade Area (AFTA) xuống còn 0-5% kể từ ngày 01.01.2006. Đến năm 2012, Việt-Nam sẽ hoàn toàn bỏ thuế nhập cảng như các nước khác trong khối AFTA để cải thiện tình trạng kinh tế trước sự cạnh tranh của Trung Quốc, theo như nhận định của những nhà quan sát quốc tế.

Thứ hai, Việt-Nam đã hoàn thành trách nhiệm tổ chức một hội nghị lớn nhất từ trước đến nay đó là Hội Nghị Phát Triển Kinh Tế á Châu và Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation -APEC) vào giữa tháng 11năm 2006, quy tụ nguyên thủ và đại diện của 21 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có những nhân vật quan trọng như Tổng Thống Hoa-Kỳ George W. Bush, Tổng Thống Liên Bang Nga Vladimir Putin, Thủ Tứớng Canada Stephen Harper, Chủ Tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ Tướng Nhật Shinto Abe, Thủ Tướng Nam Hàn Roh Moo-hyun, Tổng Thống Chí Lợi Michelle Bachelet, Thủ Tướng úc John Howard, Thủ Tướng Tân Tây Lan Helen Clark, Thủ Tướng Thái Lan Surayud Chulanont, v.v.

Nhân dịp Hội Nghị APEC Tổng Thống Hoa-Kỳ đã tặng một món quà đặc biệt cho Việt-Nam là mang quốc gia này ra khỏi danh sách những nước đáng quan tâm về phương diện vi phạm tự do tôn giáo (country of particular concern -CPC). Ngoài ra tại Hội Nghị APEC, Việt-Nam đã ký kết được một số hợp đồng hợp tác kinh doanh trị giá 2 tỉ Mỹ kim về các lãnh vực như nhiên liệu, du lịch, giải trí, khách sạn, và công nghệ tin học.

Thứ ba, Việt-Nam vào những ngày cuối cùng của Quốc Hội 109 đã được Hoa-Kỳ chấp thuận cho hưởng Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (Permanent Normal Trade Relations -PNTR) bằng cách thông qua hai dự luật HR 6406 ở Hạ Viện và HR 6111 tại Thượng Viện. Kết quả là kể từ nay việc buôn bán giữa Hoa-kỳ với Việt-Nam sẽ không còn phải được cứu xét lại hàng năm như trước

đây chiếu theo Tu Chính án Jackson - Vanik 1975 của luật Thương Mại Hoa-Kỳ 1974, đối với những nước không có nền kinh tế thị trường như Việt-Nam.

Thứ tư, Cơ Quan Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Organization - WTO) đã nhận Việt-Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức này. Đây là một diễn biến quan trọng nhất đòi hỏi Việt-Nam thực hiện những cải tố kinh tế sâu rộng về nhiều lãnh vực kể cả nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ, luật pháp, môi trường, lao động, hành chánh, v.v. Quy chế hội viên WTO vừa tạo cơ hội phát triển kinh tế và đưa ra những thử thách lớn lao cho Việt-Nam. Quy chế này bắt đầu có hiệu quả vào ngày 11.01.2007. Quan hệ tương tác giữa cải cách trong nước, đặc biệt là cải cách thể chế kinh tế, với tiến trình hội nhập, gia nhập WTO đã trở nên chặt chẽ hơn.

1.2. Tình hình phát triển kinh tế chính trị xã hội trong nước

Ổn định cao về chính trị, xã hội:

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc ổn định chính trị, xã hội đối với sự tăng trưởng kinh tế nói chung và trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng, trong thời gian vừa qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương từng bước cải cách chính trị, làm trong sạch đội ngũ Đảng, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Các chính sách xã hội của Việt Nam đã bước đầu đảm bảo sự công bằng trong phân phối, tạo động lực để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp. Các vấn đề xã hội nóng bỏng được chú trọng giải quyết như vấn đề việc làm, bảo hiểm và an sinh xã hội, chế độ tiền lương, xoá đói, giảm nghèo, tốc độ tăng dân số và chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ người dân... Với những chủ trương đúng đắn và được triển khai kịp thời, Việt Nam đã thành công trong việc tạo dựng và duy trì môi trường chính trị, xã hội ổn định. Sự ổn định về chính trị và xã hội của Việt Nam được thế giới đánh giá cao, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình chính trị, xã hội ở nhiều khu vực trên thế giới đang bất ổn vì nạn khủng bố, vì chiến tranh.

Mức kinh tế tăng trưởng cao:

Năm 2006, kinh tế Việt-Nam phát triển khả quan với mức là 8.2% (theo Tổng Cục Thống Kê Việt-Nam), tăng cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 7,51% của cả giai đoạn 2001-2005 và cũng là mức khá cao so với các nước trong

khu vực Đông Á. Ba sức đẩy chính cho nền kinh tế của Việt-Nam vẫn là tiêu thụ nội địa, xuất khẩu và đầu tư. Ở trong nước, khu vực đầu tư nước ngoài phát triển vượt mức, ngoài sự mong đợi của nhà nước. Việt Nam là một nước mức độ kinh tế tăng trưởng cao nhất trong vùng Á châu chỉ đứng sau Trung Quốc. Vốn nước ngoài, đầu tư của nhà nước vào những dự án công cộng, và nhu cầu tiêu thụ nội địa tiếp tục là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Đến năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng đạt 8,5%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1997. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam cũng được cải thiện mạnh mẽ và tăng từ 220 USD năm 1994, lên khoảng 833 USD năm 2007 riêng Thành phố Hồ Chí Minh tăng lên đến 1800 USD. Mức tăng trưởng này đã tạo ra sức hấp dẫn rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đối với một thị trường đầy tiềm năng.

Tỷ lệ đầu tư vẫn ở mức cao:

Vốn đầu tư thực hiện tăng 16,3% trong 9 tháng đầu năm 2007. Theo ước tính của Chỉnh phủ, vốn đầu tư thực hiện của năm 2007 vượt khoảng 40% GDP, tăng khoảng 17% trên danh nghĩa so với năm 2006. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện cho thấy tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nước đã tăng lên trong 5 năm qua. Đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng gần 28% trong năm 2007 và chiếm 17% GDP. Trong năm 2007, Việt Nam có hơn 1.400 dự án đầu tư nước ngoài mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 18 tỷ USD. Đồng thời có khoảng 380 lượt dự án đầu tư đang hoạt động đăng ký tăng vốn, với tổng vốn tăng thêm đạt 2,4 tỷ USD. Tính chung, thu hút FDI đạt 21,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.

Cam kết đầu tư FDI được thúc đẩy bởi Việt Nam gia nhập WTO. Các nhà đầu tư xem tư cách thành viên WTO không chỉ mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn, mà cả sự an tâm về khả năng tiên liệu trước những sự việc sẽ xảy ra và quyết tâm thực hiện các cải cách chính sách đi kèm. Việc thực hiện các cam kết quốc tế về đầu tư của Việt Nam cùng với những cải thiện tích cực trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngoài trong thời gian qua là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của môi

trường đầu tư Việt Nam, mở ra cơ hội mới để thu hút đầu tư nước ngoài với số lượng nhiều hơn và chất lượng cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt và môi trường đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn một số hạn chế. Các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ trong khuôn khổ các hiệp định song phương, khu vực và thế giới cũng là những nhân tố tích cực góp phần mở rộng thị trường thu hút đầu tư của Việt Nam. Các cam kết với WTO sẽ mở rộng hơn cánh cửa cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế và nhiều vùng địa lý của đất nước. Hạn chế về bán lẻ và phân phối sẽ được nới lỏng khi các doanh nghiệp nước ngoài được phép thiết lập các cơ sở riêng bán lẻ và phân phối riêng của mình. Trong viễn thông các nhà đầu tư nước ngoài được phép mua tới 50% giá trị của các hãng cung cấp dịch vụ viễn thông. Một số quy chế khác cũng được nới lỏng, mở rộng cánh cửa cho đầu tư nước ngoài vào những ngành bảo hộ trước đây, từ ngân hàng đến nông nghiệp. Sự cam kết của Chính phủ về một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch với những ưu đãi rõ ràng thể hiện trong các cam kết với WTO là một minh hoạ thuyết phục hơn bất kỳ mọi bằng chứng nào khác về một môi trường kinh doanh ổn định và đầy triển vọng của Việt Nam để tạo một cú hích cho những đại gia có tầm cỡ khác trên thế giới an tâm và quyết đặt chân lên Việt Nam, thay vì các nước khác trong khu vực. Việt nam đã chứng tỏ là ngôi sao đang lên ở khu vực châu Á xét về mức độ thu hút đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngài nhìn chung có những đánh giá tích cực đối với các quy định mới về đầu tư và doanh nghiệp được đưa ra trong Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung năm 2005. Một thách thức đối với Việt Nam hiện nay là nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông, cảng biển và năng lượng, là những trở ngại mà các nhà đầu tư thường nêu ra.

Ngoại thương phát triển:

Trong giai đoạn 2001-2006, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam có mức tăng trung bình hàng năm là 22%. Tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa trên GDP tăng cả về tổng số lẫn xuất khẩu hàng hóa ngoài dầu thô. Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 72% GDP. Xuất khẩu liên lục tăng gần 19% trong 10 tháng đầu năm

2007 so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2007 là năm có mức cao về xuất khẩu các mạt hàng nông nghiệp, may mặc, điện tử, máy tính. Một điểm tiến bộ là Việt-Nam ngày càng xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau đến nhiều thị trường khác nhau, từ Á qua Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông và Phi châu. Sự bành trướng này thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam, Mỹ là bạn hàng nhập khẩu lớn nhất, tiêu thụ trên 1/5 tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam và gần 1/4 lượng hàng hóa xuất khẩu ngoài dầu thô. Tiếp sau đó là Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng với giá trị xuất khẩu ngày càng lớn là một trong những nhân tố tích cực hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta,

Năm 2006, Việt Nam bị thâm hụt khoảng 5 tỷ USD và tăng lên tới 10,5 tỷ USD vào cuối năm 2007. Mặc dầu Việt Nam đã tăng cường được vấn đề xuất khẩu để đem về nguồn thu ngoại tệ, nhưng lại vấp phải tình trạng nhu cầu nhập khẩu rất lớn do đẩy mạnh xuất khẩu. Năm 2007, nhập khẩu tăng 30,5%/năm. Sở dĩ có sự gia tăng này là do nhu cầu đầu tư lớn và nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào đi kèm với mở rộng sản xuất công nghiệp. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng đã tăng 55% do nhu cầu mua sắm trang thiết bị có giá rị cao cho các nhà máy điện và nhà máy lọc đầu, cũng như mua sắm phươg tiện giao thông như máy bay và đầu máy xe lửa. Trong giai đoạn phát triển công nghệ, mua máy móc là điều cần thiết.

Thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2007 ước tính sẽ ở mức trên 3% GDP, so với 0,3% năm 2006. Trước mắt thì thâm hụt cán cân vãng lại của Việt Nam chưa phải là một vấn đề lớn bởi lẽ khoản thâm hụt này được bù đắp chủ yếu từ các nguồn không tạo nợ như đầu tư FDI, viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư gián tiếp vào kiều hối tư nhân. Vốn FDI và ODA cam kết ở mức cao đồng nghĩa với việc dòng tiền đổ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh nếu có những nỗ lực chung nhằm giảm thiểu các rào cản trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng mạnh trong năm 2006 và đầu năm 2007 nhờ sự phát triển nhanh chóng của các thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán đang trên đã mở rộng về lượng. Lượng kiều hối tư nhân, chủ yếu là của Việt kiều và người Việt Nam lao động ở nước ngoài gửi về cho gia đình, ước tính đạt 5 tỷ USD trong năm 2007. Nhờ

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí