Định Hướng Thu Hút Fdi Của Việt Nam Trong Thời Gian Tới

có luồng vốn vào lớn như vậy nên dự trữ ngoại tệ đã tăng khá nhanh từ 11,5 tỷ USD năm 2006 lên một mức kỷ lục, ước đạt khoảng 21 tỷ USD tính đến cuối năm 2007

Nợ nước ngoài trên GDP ước tính ở mức 31% tính đến cuối năm 2007 và dự kiến sẽ giảm dần trong những năm sắp tới. Với gần 2/3 tổng số nợ là vay ưu đãi nên chỉ số thanh toán nợ vẫn ở mức rất thấp, tương đương khoảng 5% xuất khẩu. Do vậy, Việt Nam được xem là nước có nguy cơ thấp trong vấn đề nợ nước ngoài.

Tình trạng lạm phát không thuyên giảm

Mức lạm phát trung bình trong năm 2006 ở vào khoảng 7.6%. Mức độ này tương đối thấp hơn hai năm 2004-2005, nhưng còn khá cao so với những năm 2001- 2003 và so với những nước Á châu khác. Lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 lên tới 12,6%, cũng là mức cao nhất kể từ năm 1997 23. Báo cáo Cập nhật về tình hình khu vực Đông Á Thái Bình Dương tháng 4/2008 của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố lạm phát năm 2008 của Việt Nam sẽ trên dưới 19%. Nền kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Hiện Việt Nam cùng lúc đối mặt với 4 dạng lạm phát, gồm lạm phát tiền tệ do cung tiền trong lưu thông lớn; lạm phát cầu kéo do cung hàng hóa giảm sút; lạm phát chi phí đẩy do các sản phẩm đầu vào như xăng dầu, sắt thép, thiết bị tăng giá; và lạm phát ngoại nhập, do giá các sản phầm trên thị trường thế giới tăng. Ngoài ra, còn có yếu tố tâm lý "té nước theo mưa" nâng giá trong bối cảnh lạm phát. NếuViệt Nam không có những biện pháp thiết thực để kiềm chế lạm phát thì lạm phát cao sẽ là một trong những rủi ro cho sự phát triển kinh tế và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian tới.

1.3. Định hướng thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới

Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần X. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng


23 http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=f6d45cd16551b2

lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài’’

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm 2006 - 2010 là đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên gấp 2,1 lần so với năm 2000, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.050-1100USD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%-8% cần phát triển bền vững, Việt Nam cần huy động vốn đầu tư toàn xã hội là 140 tỷ USD (giá năm 2005), chiếm 40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm khoảng 35%.

Mục tiêu và định hướng thu hút FDI giai đoạn tới được xác định như sau (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh, thực trạng và giải pháp - 12

Mục tiêu Chương trình thu hút FDI 2006-2010 :

Các chỉ tiêu chủ yếu về FDI giai đoạn 2006-2010 cần đạt được là:

- Vốn FDI thực hiện: đạt khoảng 24-25 tỷ USD (tăng 70-75% so với giai đoạn 2001-2005) chiếm khoảng 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Vốn đăng ký bao gồm cả vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001-2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

- Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD

- Xuất-nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103,tỷ USD.

- Nộp ngân sách nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.

- Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông-lâm-ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

- Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghệ cao, đảm bảo phát triển bền vững.

Định hướng thu hút vốn đầu tư trong một số ngành:

(1) Ngành Công nghiệp-Xây dựng:

- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư: gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học,...; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

(2) Ngành Dịch vụ:

Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính-viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với FDI có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút FDI bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:

- Khuyến khích mạnh vốn FDI vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục-đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.

- Khuyến khích FDI tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước,.. nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

(3) Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

Theo Luật Đầu tư năm 2005, nuôi trồng, chế biến nông, lâm thuỷ sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Phù hợp chiến lược phát triển ngành, thu hút FDI định hướng theo ngành hàng, sản phẩm chủ yếu như sau:

- Về trồng trọt và chế biến nông sản, FDI tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè... theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến.

- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, FDI tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, đảm bảo vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

- Về trồng rừng - chế biến gỗ, đầu tư nước ngoài tập trung vào các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.

Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng:

Trong thời gian tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút FDI tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với FDI tại các vùng đó đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân.

Tập trung thu hút đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã được Chính phủ phê duyệt góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng. Tận dụng những khu vực đất trống, đồi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp, xây dựng nhà máy, hạn chế xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuât, khu công nghệ cao trên đất canh tác nông nghiệp truyền thống.

Định hướng thu hút vốn đầu tư theo đối tác

- Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs): FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của TNCs; hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó, việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng: Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

- Các đối tác chính: Dự báo từ nay đến 2010 Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ và các nước EU. Đối tác truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore cũng sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:

a. Nhật Bản

Cùng với tiến trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, cần thúc đấy mạnh đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn xuyên quốc gia Nhật Bản thực hiện chiến lược đầu tư theo mô hình “Trung Quốc + 1” sang Việt Nam.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt-Nhật giai đoạn II nhằm giải quyết những vướng mắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư. Đồng thời, đẩy nhanh việc đàm phán Hiệp định Hợp tác kinh tế Việt - Nhật.

Trong thời gian tới chú trọng thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Tiến hành vận động đầu tư tại Nhật Bản theo hình thứ mới, chọn các dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư. Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp hai nước thăm và tìm hiểu có hội đầu tư lẫn nhau. Thúc đẩy và hỗ trợ các dự án lớn của Nhật Bản hiện đang trong quá trình đàm phán hoặc hình thành dự án, kể cả việc tham gia của đầu tư tư nhân vào dự án đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Giải quyết tốt các vướng mắc cho các

doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tiếp tục củng cố lòng tin của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

b. Hoa Kỳ

Hoa kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định thương mại (BTA). Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam-Hoa Kỳ nhằm tăng cường hợp tác và thức đẩy đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Năm 2006, Tập đoàn Intel đã đầu tư dự án trị giá gần 1 tỷ USD tại Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới, các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ tăng đầu tư vào Việt Nam và Hoa Kỳ có thể vươn lên vị trị thứ 2 sau Nhật Bản trong đầu tư tại Việt Nam.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam-Hoa kỳ cần tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm hiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.

Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam-Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước. Nghiên cứu, đề xuất về các vấn đề tăng cường cạnh tranh và thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt Nam đã trở thành những nhà kinh daonh thành đạt có khả năng đầu tư về nước, một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa kỳ theo hướng: tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản...; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

c. Các nước EU

Liên minh châu Âu (EU) coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam. EU cũng là những nước kết thúc sớm nhất đàm phán với Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, đầu tư của EU sẽ gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm hơn đầu tư từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chủ yếu do dòng vốn FDI đan tập trung vào các thành viên mới của EU và do ở xa Việt Nam, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp các nước EU về Việt Nam còn ít.

Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia (TNCs) vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong khi EU cần tiếp tục thu hút FDI từ các nước công nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức.

Tăng cường giới thiệu về chính sách và cơ hội đầu tư tại Việt nam; tiếp tục xúc tiến các dự án mà các tập đoàn EU đi cùng các Lãnh đạo các nước vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, hóa chất, xây dựng, dịch vụ. Tăng cường công tác tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư tại Việt Nam cũng như tại một số nước EU, thực hiện việc đặt đại diện xúc tiến đầu tư tại EU.

Thực hiện mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết; đối với một số dự án cụ thể, có thể xem xét cho phép đầu tư sớm hơn, đổi lại phía ta tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và của các TNCs của EU trong việc cung cấp ODA và các lợi ích thương mại.

d. Một số đối tác truyền thống

* Đài Loan

Đài Loan tăng cường thực hiện Chính sách Hướng Nam, trong đó vIệt Nam được coi là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút đầu tư của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của các dự án đầu tư sắp tới lên trình độ mới theo định hướng của ta. Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tư Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các Tập đoàn lớn cần coi trọng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của ta; đẩy mạnh hơn hợp tác trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam.

Tăng cường phối hợp với Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với Hiệp hội Thương nhân Đài Loan tại Việt Nam để hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, trở ngại của các nhà đầu tư Đài Loan trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Thông qua những biện pháp này để khuyến khích họ mở rộng đầu tư, đầu tư mới và thu hút các doanh nghiệp mới của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam.

* Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, có chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực và quyết định tăng vốn ODA cho Việt Nam cả viện trợ không hoàn lại lẫn vay tín dụng ưu đãi. Số lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2006, Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam do có một số dự án lớn, trong đó có dự án trị giá 1,12 tỷ USD của Tập đoàn sản xuất thép POSCO.

Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia với công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc

Thúc đy và hỗ trợ các dự án lớn của Hàn Quốc hiện đang đàm phám hoặc hình thành dự án.

Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà đầu tư mới.

* Singapore

Hiện có hơn 1600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay,

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí