Lai Châu | 3 | 15210000 | 464726 | |
54 | Kon Tum | 3 | 15080000 | 7428043 |
55 | Quảng Trị | 1 | 15000000 | 0 |
56 | Yên Bái | 6 | 14620500 | 8871196 |
57 | Cà Mau | 5 | 13934438 | 7363458 |
58 | Cao Bằng | 6 | 13500000 | 1000000 |
59 | Bạc Liêu | 3 | 11599430 | 19347486 |
60 | Đồng Tháp | 7 | 10006800 | 2917289 |
61 | Đắc Nông | 3 | 2900000 | 150000 |
62 | Ninh Thuận | 1 | 1530000 | 1544611 |
63 | Hậu Giang | 2 | 1054000 | 1054000 |
64 | Điện Biên | 1 | 129000 | 129000 |
Tổng cộng | 2434 | 35800165274 | 12903981586 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Thu Hút Fdi Vào Việt Nam Dưới Hình Thức Doanh Nghiệp Liên Doanh
- Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Đăng Ký Của Các Hình Thức Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Giai Đoạn Từ 1988 - 2007
- Cơ Cấu Vốn Fdi Dưới Hình Thức Doanh Nghiệp Liên Doanh Từ 1988 Đến 2007:
- Tăng Thu Ngân Sách, Tạo Việc Làm Và Tạo Ra Cơ Chế Thúc Đẩy Việc Nâng Cao Năng Lực Cho Người Lao Động Việt Nam
- Những Tồn Tại Trong Đánh Giá Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Và Quản Lý Tài Chính
- Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Chính Trị Xã Hội Trong Nước
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư
Trong vùng trọng điểm phía Bắc, dòng vốn FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh chảy vào Hà Nội lớn nhất vùng, đồng thời đứng thứ hai cả nước (412 dự
án liên doanh với tổng vốn đăng ký 7,45 tỷ USD) chiếm 20,8% vốn đăng ký và 21,58% vốn thực hiện liên doanh trong cả nước. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (115 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 1,94 tỷ USD), Quảng Ninh (59 dự án với tổng vốn đăng ký 1,38 tỷ USD), Thanh Hóa (22 dự án với tổng vốn đăng ký 0,75 tỷ USD), Hà Tây (42 dự án với tổng vốn đăng ký 0,56 tỷ USD), Vĩnh Phúc (34 dự án với tổng vốn đăng ký 0,54 tỷ USD) Hải Dương (34 dự án với tổng vốn đăng ký 0,5 tỷ USD).
Vùng trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (778 dự
án liên doanh với tổng vốn đăng ký 9,5 tỷ USD) chiếm 26,66 % tổng vốn đăng ký và 25,25% vốn thực hiện liên doanh của cả nước. Tiếp theo thứ tự là Bà Rịa-Vũng Tàu (87 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 2,42 tỷ USD) chiếm 6,75% vốn đăng ký liên doanh của cả nước, Đồng Nai (114 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 0,21 tỷ USD) chiếm 5,75 % vốn đăng ký liên doanh của cả nước; Bình Dương (138 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 1,35 tỷ USD) chiếm 3,76% vốn đăng ký liên doanh của cả nước.
Vùng trọng điểm miền Trung, vốn FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh
đổ vào hãy còn ít. Quảng Ngãi (12 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 1,35 tỷ USD) hiện đang đứng đầu các tỉnh miền Trung về số vốn liên doanh với nước ngoài, chiếm 3,77% tổng vốn đăng ký, 4,26% tổng vốn thực hiện liên doanh của cả nước. Tiếp theo là Đà Nẵng (43 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 0,8 tỷ USD), Khánh
Hòa (34 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 0,48 tỷ USD), Thừa Thiên Huế (22 dự án liên doanh với tổng vốn đăng ký 0,39 tỷ USD), Quảng Nam (22 dự án với tổng vốn đăng ký 0,38 tỷ USD) với nhiều tiến bộ trong thu hút vốn đầu tư liên doanh vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, bước đầu đã góp phần giảm tình trạng “cháy” buồng, phòng cho khách du lịch, nhưng nhìn chung vẫn còn dưới mức nhu cầu và tiềm năng của vùng.
Hiện nay, ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn FDI dưới hình thức liên doanh (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn FDI thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh đã chuyển biến mạnh, thu được những kết quả nhất định. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang chuyển dần sang trở thành trung tâm dịch vụ cao cấp của cả vùng (bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng,…). Bên cạnh đó, mặc dù với mong muốn thu hút hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, Chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những “vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; miền núi, vùng sâu, vùng xa” nhưng cho đến nay tại những vùng này, việc thu hút đầu tư trực tiếp nói chung và hình thức doanh nghiệp liên doanh nói riêng để phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.
1.2.3. FDI dưới hình thức liên doanh phân theo đối tác đầu tư
Bảng số 7: FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh phân theo đối tác đầu tư (tính tới ngày 31/12/2007)
Đối tác đầu tư | Tổng số dự án | Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) | Tổng vốn đầu tư thực hiện (USD) | |
1 | Singapore | 237 | 8409263962 | 2356393383 |
2 | Hàn Quốc | 278 | 3650263732 | 1277595157 |
3 | Đài Loan | 260 | 3172950396 | 1171807004 |
4 | Nhật Bản | 235 | 3145890148 | 2166566154 |
5 | BritishVirginIslands | 92 | 3025333284 | 545215945 |
6 | Hồng Kông | 260 | 2517338000 | 1168212811 |
7 | Liên bang Nga | 57 | 1498548470 | 645217136 |
8 | Hoa Kỳ | 85 | 1217722554 | 291958628 |
Pháp | 96 | 1066764077 | 342765117 | |
10 | Thái Lan | 80 | 881833211 | 446280710 |
11 | Trung Quốc | 212 | 842255957 | 118907798 |
12 | Australia | 71 | 765884920 | 116930221 |
13 | Thụy Sỹ | 20 | 764483513 | 413760324 |
14 | Malaysia | 81 | 757790313 | 497680683 |
15 | Hà Lan | 35 | 591297037 | 227985401 |
16 | CHLB Đức | 41 | 390722559 | 108780412 |
17 | Đan Mạch | 31 | 334323774 | 77481000 |
18 | Vơng quốc Anh | 24 | 308079683 | 137830730 |
19 | Canada | 29 | 283370191 | 42157845 |
20 | Bahamas | 1 | 264000000 | 0 |
21 | Philippines | 17 | 255158213 | 73418174 |
22 | British West Indies | 2 | 242300000 | 70169763 |
23 | Bermuda | 4 | 220135552 | 109657004 |
24 | Indonesia | 11 | 216295500 | 78345426 |
25 | Cayman Islands | 7 | 213160378 | 229892945 |
26 | New Zealand | 15 | 85367662 | 6338613 |
27 | Italia | 17 | 74734522 | 12278864 |
28 | Barbados | 1 | 65643000 | 0 |
29 | Thụy Điển | 6 | 44825840 | 12402138 |
30 | Panama | 6 | 36400400 | 5341801 |
31 | Lào | 5 | 35894528 | 5710527 |
32 | Ba Lan | 5 | 34218900 | 15052883 |
33 | Cộng hòa Séc | 10 | 33980063 | 10727163 |
34 | Ukraina | 9 | 33757275 | 17274565 |
35 | Channel Islands | 4 | 30650000 | 22492283 |
36 | Luxembourg | 6 | 28345400 | 8170045 |
37 | Irắc | 2 | 27100000 | 15100000 |
38 | Belarus | 1 | 24289000 | 0 |
39 | Na Uy | 10 | 23422113 | 7422049 |
40 | ấn Độ | 7 | 21350000 | 7800000 |
41 | Cook Islands | 1 | 18570000 | 13112898 |
42 | Phần Lan | 2 | 17300000 | 650000 |
43 | Costa Rica | 1 | 16450000 | 0 |
44 | Cu Ba | 2 | 15218145 | 7320278 |
45 | Bỉ | 12 | 12980482 | 2043792 |
46 | Ma Cao | 5 | 12596600 | 3296600 |
47 | CHDCND Triều Tiên | 2 | 11144560 | 0 |
48 | Hungary | 12 | 10847312 | 7723510 |
49 | Samoa | 1 | 8600000 | 0 |
50 | Aó | 4 | 7950000 | 1450000 |
51 | Campuchia | 4 | 5300000 | 410000 |
52 | Brunei | 3 | 5100000 | 500000 |
53 | Srilanca | 1 | 4314048 | 1174000 |
54 | Western Samoa | 1 | 3300000 | 77000 |
Brazil | 1 | 2600000 | 2265000 | |
56 | Thổ Nhĩ Kỳ | 2 | 2450000 | 411234 |
57 | Tây Ban Nha | 1 | 2400000 | 0 |
58 | Marshall Islands | 1 | 2000000 | 0 |
59 | Nam T | 1 | 1580000 | 0 |
60 | TVQ Arập | 1 | 1200000 | 1500000 |
61 | Israel | 2 | 1120000 | 0 |
62 | Liechtenstein | 1 | 900000 | 926572 |
63 | Guam | 1 | 500000 | 0 |
64 | Síp | 1 | 500000 | 0 |
65 | Pakistan | 1 | 100000 | 0 |
Tổng | 2434 | 35800165274 | 12903981586 |
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện phương châm của Đảng và Chính phủ “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác. Việt Nam muốn làm bạn với các nước trong khu vực và thế giới...” được cụ thể hóa qua hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài. Từ Bảng số 7 có thể nhận thấy, qua 20 năm đã có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn đăng ký trên 35,8 tỷ USD. Các nước châu Á chiếm khoảng 67% tổng vốn đăng ký liên doanh, trong đó khối ASEAN chiếm 29,5%. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư châu Á. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng vốn thu hút từ các nước sở hữu công nghệ nguồn còn rất thấp. Tỷ lệ dòng vốn từ châu Âu tương đối thấp và tăng chậm, chỉ chiếm khoảng 28%, trong đó EU chiếm khoảng 16%. Các nước Châu Mỹ chiếm khoảng 5%, riêng Hoa Kỳ chiếm 3,4%. Tuy nhiên, nếu tính cả số vốn đầu tư từ các chi nhánh tại nước thứ 3 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hình thức doanh nghiệp liên doanh của Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ lớn hơn rất nhiều.
Hiện đã có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vốn đăng ký cam kết trong doanh nghiệp liên doanh đạt trên 1 tỷ USD tại Việt Nam, cho thấy chúng ta đang có điều kiện để tiếp cận được với các trung tâm lớn về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Và chỉ với 9 nước (bằng 13,85% số nước) đã chiếm tới 77,39% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam. Đứng đầu là Singapore vốn đăng ký liên doanh 8,41 tỷ USD, thứ 2 là Hàn Quốc 3,65 tỷ USD,
thứ 3 là Đài loan 3,17 tỷ USD, thứ 4 là Nhật Bản 3,15 tỷ USD. Nhưng nếu tính về vốn thực hiện thì Singapore đứng đầu với vốn giải ngân đạt gần 2,37 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản đứng thứ 2 đạt 2,17 tỷ USD, Hàn Quốc đứng thứ 3 với vốn giải ngân đạt 1,28 tỷ USD, và đứng thứ 4 là Đài Loan với vốn giải ngân đạt 1,17 tỷ USD (xem Bảng số 7).
2. Tình hình triển khai hoạt động của các dự án liên doanh tại Việt Nam
2.1. Về vấn đề góp vốn của hai bên đối tác liên doanh
Ta thấy trong các liên doanh thì vốn đăng ký bao gồm: Vốn góp và vốn vay theo sơ đồ sau :
Khi đầu tư vào Việt Nam, đối tác nước ngoài có thể góp vốn vào liên doanh bằng tiền nước ngoài, tiền Việt Nam, thiết bị máy móc nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật,…Đến nay, tất cả các thiết bị và các quyền sở hữu của bên nước ngoài chuyển giao vào thực hiện tại Việt Nam đều được quy đổi thành tiền. Bên nước ngoài góp vốn chủ yếu bằng tiền mặt và trang thiết bị, do đó trong giai đoạn đầu triển khai dự án, thực hiện các công việc xây dựng cơ bản bị phụ thuộc rất nhiều vào tiến độ góp vốn của bên nước ngoài. Trong giai đoạn xây dựng cơ bản, đối tác nước ngoài gần như nắm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của liên doanh. Tính đến nay, bên nước ngoài có tỷ lệ vốn góp áp đảo chiếm tới 76,3% tổng vốn góp đăng ký trong liên doanh 9 .
Cũng theo quy định thì bên Việt Nam có thể góp vốn tham gia liên doanh bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị sử dụng mặt nước,
9 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
mặt biển, thiết bị máy móc, nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, các dịch vụ,…Thực tế lâu nay, Việt Nam góp vốn tham gia liên doanh với tỷ trọng rất nhỏ chỉ chiếm 23,7% trong tổng vốn góp đăng ký và chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị thiết bị, nhà xưởng hiện có. Tất cả những thứ này thường được chuyển một lần ngay vào thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện dự án đầu tư. Do vốn góp bên Việt Nam nhỏ so với bên nước ngoài, nên rất ít liên doanh mà trong đó cán bộ của bên Việt Nam giành được tiếng nói chi phối các hoạt động trong liên doanh. Bên Việt Nam tham gia liên doanh chủ yếu là
các doanh nghiệp nhà nước (98%) 10.
Hiện nay tỷ trọng vốn nước ngoài đang có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng vốn của bên Việt Nam đã thấp lại đang có xu hướng giảm xuống đáng kể. Điều này đặt ra cần nghiên cứu về khả năng chi phối và lợi ích mà Biệt Nam có thể thu được qua hoạt động kinh tế đặc biệt này. Qua thực tế hoạt động, cho đến nay đã có rất nhiều các dự án liên doanh đã thực hiện chuyển quyền sở hữu vốn giữa các bên tham gia liên doanh, hay giữa bên đang tham gia liên doanh cho chủ mới. Trong số đó đã có khoảng 85% dự án đã chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và chỉ có khoảng 15% dự án chuyển từ liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam. Sự thay đổi sở hữu như vậy là chuyện bình thường, nhưng với số lượng liên doanh chuyển cho chủ nước ngoài đã gấp hơn 5 lần số lượng chuyển thành chủ sở hữu Việt Nam thì quả là một điều đáng suy nghĩ. Điều này phần nào chứng tỏ vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào liên doanh đang giảm đi một cách đáng kể. Đây cũng là tín hiệu “báo động” cho chúng ta về khả năng phát triển bền vững của hoạt động và mục đích sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2.2. Về vấn đề quản lý và đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh
Về kết quả kinh doanh: Theo Tổng cục Thuế, qua đợt khảo sát về tình hình sản xuất- kinh doanh mới đây của các doanh nghiệp liên doanh trên địa bàn cả nước, thì tính cho tới cuối năm 2007, trong tổng số các doanh nghiệp liên doanh đã tiến hành sản xuất, kinh doanh, số doanh nghiệp liên doanh báo cáo có lãi và đã nộp
10 Nguồn: http://www.mpi.gov.vn/ttkt-xh.aspx?lang=4&mabai=1524
thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 32,7%; số còn lại đang trong quá trình miễn thuế theo Luật định, chưa có lãi hoặc báo cáo lỗ 11. Nếu tính theo ngành nghề thì các dự án liên doanh thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệp thực phẩm, kinh doanh văn phòng, căn hộ cho thuê, may mặc giầy dép,… có số doanh nghiệp liên doanh sản xuất kinh doanh có lãi chiếm hơn 40%, còn các lĩnh vực khác chỉ đạt khoảng 20%. Và, tuy chưa phải là phổ biến, nhưng có điều rất đáng quan tâm là,
theo khai báo của các doanh nghiệp liên doanh với các cơ quan thuế của Việt Nam, đến nay có một số dự án sau thời gian hoạt động 4-5 năm vẫn báo cáo hạch toán bị lỗ. Điều đó chứng tỏ kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp liên doanh còn rất hạn chế và điểu này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp có vốn góp liên doanh.
Về công tác quản lý vốn: Hầu hết các liên doanh có Tổng giám đốc và kế toán trưởng là người nước ngoài do họ có ưu thế về vốn, phía Việt nam chỉ là cấp phó (Phó tổng giám đốc thứ nhất, Phó kế toán trưởng), nhiều doanh nghiệp liên doanh còn không có Phó kế toán trưởng do phía Việt Nam cử vào. Nhiều doanh nghiệp liên doanh có cán bộ kế toán Việt Nam cử vào sau khi làm việc ở liên doanh đã trở thành người của liên doanh, không phát huy được vai trò của phía Việt Nam. Chế độ báo cáo thường xuyên của các cán bộ Việt nam được cử vào liên doanh với doanh nghiệp có vốn góp rất hạn chế, thậm chí có nhiều người không dám báo cáo. Những doanh nghiệp có vốn góp chưa có cơ chế cụ thể đối với các cán bộ được cử vào liên doanh. Nhiều doanh nghiệp có vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất chưa làm đầy đủ nghĩa vụ đối với số vốn góp này như: chưa hạch toán số vốn góp vào sổ kế toán, chưa nhận nợ với ngân sách; cá biệt có kết toán trưởng còn không dám tham gia gì trong quá trình liên doanh của doanh nghiệp.
II. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐẤT NƯỚC
1. Các mặt tích cực
1.1. Tạo ra các “kênh” thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thực hiện và đấy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
11 Nguồn: http://vietnamnet.vn/kinhte
Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp, khả năng tích lũy và huy động vốn trong nước còn khó khăn, khi mà trình độ tổ chức quản lý cũng như các điều kiện để sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả thì FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Trong nguồn vốn FDI thì hình thức doanh nghiệp liên doanh trong những năm đầu đổi mới (1988 - 1999) đóng vai trò vô cùng quan trọng, là hình thức giữ vị trí cao nhất cả về số dự án lẫn số vốn (thường chiếm tỷ trọng từ 50% - 75% tổng vốn FDI). Vốn FDI trong các doanh nghiệp liên doanh đã đóng vai trò như lực khởi động cho quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đóng góp của FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh trong tổng vốn đầu tư xã hội có nhiều biến động, từ tỷ trọng chiếm 6,44% vào năm 1990 đã tăng lên lên tới 18%- 21% trong giai đoạn 1994-1996. Đây là mức đóng góp cao nhất cho đến nay và nó đã thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về quy mô đầu tư mà điều quan trọng hơn là nguồn vốn này có vai trò như “chất xúc tác - điều kiện” để việc đầu tư của nước ta đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên tỷ lệ này đã giảm mạnh trong các giai đoạn tiếp theo (năm 2000 chỉ chiếm 2,62%, trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 2,7% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 2,88%) 12. Đóng góp của FDI theo hình thức doanh nghiệp liên doanh trong đầu tư xã hội biến động lớn theo từng giai đoạn, một phần phản ánh diễn biến thất thường của nguồn vốn này như đã phân tích phần trước, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Hiện nay, tỷ lệ hình thức doanh nghiệp liên doanh trong vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang giảm dần so với trước và trong 10 năm trở lại đây thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%-25%. Tuy nhiên đây vẫn là một kênh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng của nước ta cùng song song tồn tại với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác.
FDI dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh cũng đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất. Đầu tư FDI trong các doanh nghiệp liên doanh tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp, xây dựng (chiếm 50% tổng vốn thực hiện trong liên doanh)
12 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
.....