Giá Trị Và Số Vụ Mua Lại Và Sáp Nhập Ở Singapore Từ 2003- Quí Ii Năm 2007 (Tỷ Usd)


Trong lĩnh vực dịch vụ, công ty Nasdaq - listed Mercury Interactive có kế hoạch đầu tư 35,3 triệu USD trong giai đoạn 5 - 6 năm tới để mở rộng các cơ quan của họ ở Singapore thành trung tâm hoạt động ở khu vực Châu Á Thỏi Bỡnh Dương, cung cấp cỏc dịch vụ chăm súc khỏch hàng ở Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

3.5. Theo hình thức

Nhìn chung, tại Singapore có rất nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài : doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, khu chế xuất, hợp tác kinh doanh trong đó hình thức liên doanh được chú trọng nhiều hơn.16 Bên cạnh đó, phương thức đầu tư mua lại và sáp nhập cũng là nét nổi bật của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Singapore. Nhìn vào biểu đồ dưới, ta có thể thấy rõ hơn sự vận động về giá trị cũng như số vụ mua lại

và sáp nhập tại Singapore từ năm 2003 đến quí II năm 2007.


Biểu đồ 4: Giá trị và số vụ mua lại và sáp nhập ở Singapore từ 2003- quí II năm 2007 (tỷ USD)


Nguồn viện thống kê Singapore 16 Bùi Huy Nhượng 2005 Kinh nghiệm của Trung 1Nguồn viện thống kê Singapore 16 Bùi Huy Nhượng 2005 Kinh nghiệm của Trung 2

Nguồn: viện thống kê Singapore



16 Bùi Huy Nhượng, (2005) Kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Singapore về hỗ trợ thực hiện dự án FDI, Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương số 35.tr.14.


Giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập có xu hướng tăng dần, đặc biệt mới 2 quí đầu năm 2007, giá trị của các vụ mua lại và sáp nhập đã hơn 15 tỷ SGD. Nhìn chung, mua lại và sáp nhập là một khuynh hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Singapore. Điều này cũng dễ hiểu bởi Singapore là địa bàn đầu tư chiến lược của nhiều công ty lớn trên thế giới, các TNCs với các nguồn lực khổng lồ luôn muốn thôn tính và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, và M&A là một trong các phương thức nhanh nhất để thực hiện các chiến lược kinh doanh của họ.

Bên cạnh M&A, số dự án đầu tư mới (Greenfield Investment) tại Singapore cũng chiếm một tỷ lệ lớn. Các dự án loại này không ngừng tăng, năm 2002 có 107 dự án đầu tư mới, 2003 (156 dự án), năm 2004 (173 dự án) hầu hết các dự án này tập trung vào các ngành sản xuất linh kiện điện tử.17

4. Một số công ty lớn đầu tư vào Singapore

Hewlett- Packard (HP): Với tổng dự án là 7 (2002). Đây là một công ty hàng đầu của Mỹ về sản xuất máy tính cá nhân (PC/ Notebook), máy in và máy Photocopy.

IBM: Là một hãng máy tính nổi tiếng trên thế giới, cung cấp chủ yếu những công nghệ phần mềm (Sofa intra web) và sản phẩm về máy tính cá nhân (PC/ Notebooks).

Glaxo Smithkline: Các sản phẩm chủ yếu của công ty này là sản phẩm về y tế, văcxin.

Siemens: Là hãng nổi tiếng trong kinh doanh mạng điện thoại, điện thoại cầm tay và các thiết bị, phụ kiện viễn thông khác.

Stmicroelectronics: Sản phẩm chủ yếu là vi mạch xử lý.

Bảng 8: “Top 20" công ty nước ngoài đầu tư vào Singapore theo tổng tài sản

( Đơn vị: tỷ USD)


17 World Investment Report 2005



Tên công ty

Nước

Tài

Sản

Lĩnhvực

kinh doanh

1

J.P Morgan Securities Asia

Mỹ

16,85

Tài chính

2

Glaxo Wellcome Mfg

Anh

16,67

Hóa học

3

Exxonmobil Asia Pacific

Mỹ

7,05

Nhiên liệu

4

Prodential Assurance

Anh

6,54

Bảo hiểm

5

Shell Eastern Ptroleum

Hà Lan

5,62

Hóa học

6

Shell Eastern Trading

Hà Lan

4,47

Nhiên liệu

7

Citicrop Investment Bank

Mỹ

4,00

Ngân hàng

8

Asia Food & Properties

British virgin island

3,77

Liên ngành

9

Glaxochem Pte. Ltd

Anh

3,74

Tài chính

10

Sell Treasury Centure East

Hà Lan

3,29

Tài chính

11

National Australia Merchant

Bank

Ôxtrâylia

3,08

Ngân hàng

12

ING Asia

Hà Lan

2,66

Tài chính

13

Texas Instruments Singapore

Mỹ

2,41

Điện tử

14

ST Microelectronics Pte Ltd

Hà Lan

2,20

Điện tử

15

Bank of Nova Scotia Asia

Mỹ

2,18

Ngân hàng

16‌

Credit Suisse First Bostom

Singapore

Thụy Sỹ

2,13

Ngân hàng

17

Jardine Cycle & CrriageLtd

Bermuda

2,07

Vận tải

18

Aviva Ltd

Anh

2,00

Tài chính

19

Microsoft Operations

Mỹ

1,71

Điện tử

20

Norske Skog Panasia

Canada

1,61

Sx giấy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


Nguồn: DP Information Group, http://www.state.gov/e/eeb/ifd/2007

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE


1. Khái quát một số kết quả đạt được

Lượng vốn FDI vào Singapore đã góp phần tích cực vào thành công trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế mà Chính phủ Singapore đặt ra. Số lượng vốn FDI, cũng như chủ thể đầu tư ngày càng được mở rộng đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng lao động, kích thích sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài rõ ràng là yếu tố quyết định trong việc làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế Singapore. Từ một nền kinh tế thương mại chủ yếu là chuyển khẩu, nghèo nàn, rời rạc, trong vòng hai thập kỷ Singapore đã trở thành một quốc gia công nghiệp hóa có cơ cấu công nghiệp - dịch vụ hiện đại, đứng đầu trong nhiều lĩnh vực về kỹ thuật và công nghệ trong khu vực.

Những thay đổi căn bản trên là cơ sở vững chắc cho tổng sản phẩm quốc gia tăng trưởng ổn định và với tốc độ cao liên tục trong nhiều năm, hơn thế nữa chúng còn là tiền đề cho sự thay đổi vượt trội về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Không thể phủ nhận vai trò to lớn của FDI đối với tăng trưởng và phát triển của kinh tế Singapore. Đặc biệt hơn, FDI đã làm tăng nhanh sự phát triển của ngành sản xuất hướng về xuất khẩu - ngành vốn được xem là động lực đầu tiên cho sự tăng trưởng trước khi nền kinh tế đa dạng hóa nghành dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác. FDI đóng vai trò quan trọng cho xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao tay nghề, thành lập doanh nghiệp địa phương và cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng năng động và tích cực cho sự phát triển và đổi mới các doanh nghiệp nội địa.

FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư quan trọng cho Singapore :

FDI chiếm trung bình 78% tổng vốn đầu tư trong nước của Singapore, trong khi các nguồn vốn khác chỉ chiếm có 22%, điều này cho thấy FDI chiếm một tỷ trọng vô cùng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư ở Singapore. Nguồn vốn này có vai trò quan trọng trong đầu tư vào các ngành kinh tế quan trọng của


Singapore. Cụ thể là ngành sản xuất hóa chất (37%), sản xuất điện tử (42%), cơ khí (17%) và các ngành khác (4%).18

FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện cơ cấu kinh tế :

Có thể nói FDI là một trong những nhân tố động lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Singapore. Trung bình tỷ lệ đóng góp vủa khu vực FDI luôn chiếm trên 30% tổng thu nhập quốc dân của nước này. Từ năm 1996, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào tổng sản phẩm quốc quốc dân Singapore là 43,1 tỷ USD, chiếm 33% tổng GDP. Tỷ lệ đóng góp của khu vực ĐTNN nói chung và FDI nói riêng không ngừng tăng trong các năm 2001, 2002, luôn chiếm trên 40% tổng GDP. Tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần, chỉ còn 39,7% tổng GDP của Singapore năm 2005 và 39,6% GDP năm 2006.

Bên cạnh đó, cơ cấu ngành kinh tế Singapore cũng từng bước được cải thiện, từ chỗ chỉ là một cảng biển nguồn thu chủ yếu dựa vào hoạt động chyển cảnh, đến nay cơ cấu kinh tế Singapore được hoàn thiện theo hướng tăng cường sản xuất công nghiệp, đặc biệt là tỷ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh chóng. Có được sự chuyển biến đó chính là nhờ dòng vốn FDI vào khu vực sản xuất và dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng lên.


Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể vào tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Năm 1983, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Singapore đã sản xuất được 12,6 triệu USD chiếm tới 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tạo ra doanh thu chiếm 73% tổng doanh thu của cả nước, tỷ lệ này vẫn không ngừng được củng cố. Cụ thể là năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 33,1 triệu USD (chiếm 84% kim


18Thông tin cần biết về thị trường xuất nhập khẩu Singapore:

http://www.vinatradesingapore.org/Thi_truong_Singapore.htm


ngạch xuất khẩu cả nước), năm 1999 (87% tổng kim ngạch xuất khẩu), tạo doanh thu chiếm tới 78% doanh thu của các doanh nghiệp trong cả nước.19

Việc thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt là các TNCs, MNCs cũng góp phần không nhỏ vào việc tăng số lượng cũng như chất lượng của các sản phẩm sản xuất tại Singapore. Đến nay Singapore thu hút được hơn 7000 MNCs từ khắp nơi trên thế giới sản lượng của các tập đoàn này chiếm tới 2/3 tổng sản lượng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp của Singapore.

Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động

Chỉ trong ngành sản xuất, năm 1983 khu vực đầu tư nước ngoài đã giải quyết được 0,14 triệu việc làm cho người lao động, chiếm 52% tổng số lao động hoạt động trong nghành sản xuất. Con số này tăng lên nhanh chóng, vào năm 1991 là 0,21 triệu lao động, chiếm tới 58% tổng số lao động trong nghành công nghiệp sản xuất, sang năm 1999 tỷ lệ này có giảm xuống song vẫn chiếm 50% tổng số việc làm.

Bảng 9: Số liệu GDP và FDI của Singapore (2001- 2004)


Năm

GDP

(triệu USD)

FDI so với GDP (%)

2001

83,240

1,46

2002

91,025

1,49

2003

94,617

1,52

2004

111,215

1,50

Nguồn: http://www.state.gov/e/eeb/ifd/2007/80742.htm

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy tốc độ tăng trưởng của vốn FDI vào Singapore so với GDP ngày càng tăng. Điều này cho thấy, FDI có quan hệ mật thiết, tỷ lệ thuận với lượng tổng sản phẩm quốc nội nói riêng và gián tiếp tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung của Singapore. Có thể nói sự tăng lên của tổng sản phẩm trong nước có một phần lớn là nhờ sự đóng góp của dòng vốn FDI.

19 Unctad. http://www.unctad.org/en/doc.


2. Hạn chế và thách thức

Thứ nhất, dòng vốn FDI vào Singapore có tăng lên đáng kể, song khối lượng vốn đầu tư không ổn định.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, dòng FDI lên xuống thất thường, đặc biệt là năm 2002 vốn FDI vào Singapore giảm đột ngột. Nguyên nhân của sự giảm sút này là bời đợt sụt giảm cầu về hàng điện tử của thế giới

- ngành xuất khẩu chủ yếu và cũng là ngành thu hút được nhiều vốn ĐTNN. Điều này cho thấy, thu hút FDI của Singapore còn rất phụ thuộc vào sự biến động của môi trường kinh tế bên ngoài, khi môi trường kinh tế thế giới và khu vực có biến động, thì ngay lập tức nền kinh tế trong nước nói chung và thu hút ĐTNN nói riêng bị ảnh hưởng.

Thứ hai là, song song với việc mở cửa rộng rãi để thu hút FDI, Singapore vẫn duy trì những hạn chế nhất định trong một số lĩnh vực.

Điển hình là lĩnh vực bưu chính viễn thông, truyền thông và báo chí, các dịch vụ tài chính luật pháp, và quyền tài sản. Thành lập doanh nghiệp có những qui định hạn chế quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:

- Đối với truyền thông, các lĩnh vực như báo chí, phát thanh truyền hình được phép hoạt động tự do, thì vẫn hầu như đóng cửa với nhà đầu tư nước ngoài. Mục 44 Luật phát thanh truyền hình Singapore hạn chế quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong các hãng nội địa không vượt quá 49%. Ngoài ra luật này cũng qui định rằng một cá nhân sẽ không được nắm giữ trên 5% cổ phiếu của một công ty nếu không được tán thành trước. Việc phát hành báo chí và các ấn phẩm cũng giới hạn quyền sở hữu của mỗi cổ đông (cả trong và ngoài nước) đều không được vượt quá 5%. Đồng thời giám đốc các công ty phát thanh, phát hành báo chí phải là công dân Singapore, các


công ty này phải phát hành 2 loại cổ phiếu, cổ phiếu thường và cổ phiếu quản lý, trong đó cổ phiếu quản lý chỉ có công dân Singapore có quyền nắm giữ.20

- Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mặc dù năm 1999, Chính phủ đã hủy bỏ qui định về quyền sở hữu tối đa 40% cổ phần ngân hàng của các nhà đầu tư nước ngoài và giới hạn 20% số cổ phiếu trong các công ty tài chính song chính phủ cũng tuyên bố sẽ không tán thành bất kỳ ngân hàng nước ngoài nào được phép mua lại các ngân hàng trong nước.

Tuy đã được tự do hóa hơn song, các ngân hàng nước ngoài vẫn gặp phải những rào cản nhất định như: giới hạn về vùng dịch vụ, hay như trong việc tiếp cận hệ thống ATM địa phương.

- Đối với các dịch vụ về luật, các hãng luật của nước ngoài không được phép tư vấn luật Singapore hay thuê các luật sư Singapore…

Có thể thấy trên đây là những ngành còn hạn chế đối với đầu tư nước ngoài ở Singapore. Mặc dù là những ngành khá nhạy cảm, song việc hạn chế đầu tư vào các ngành này cũng làm giảm bớt sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Singapore, trong tương lai, có lẽ Chính phủ Singapore sẽ nghiên cứu để dần xóa bỏ bớt các rào cản đầu tư trong các lĩnh vực này, để tăng cường hội nhập quốc tế và thu hút ĐTNN.

Thứ ba, hoạt động thu hút FDI của Singapore gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ.

Hiện nay Singpapore còn gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Hồng Kông và mới đây là Ấn Độ, đây cũng là những thách thức lớn đối với Singapore trong việc thu hút FDI.



20 Singapore’s progress report on the nine effective measures to attract foreign investment,

http://ec.europa.eu/external_relations/ asem_ipap_vie/intro/prog_report_en.htm

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí