Thu Hút Fdi Phù Hợp Với Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế


Ngoài những hạn chế và thách thức có tác động trực tiếp đến thu hút FDI của Singapre, còn phải kể đến nhiều tác động trái chiều khác của hoạt động này.

Đó là vấn đề “sân chơi không bình đẳng” giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Vấn đề này càng trở nên khó khăn hơn khi các doanh nghiệp nước ngoài có qui mô vốn lớn, công nghệ hiện đại chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế Singapore. Lợi thế của họ là do chính sức mạnh kinh tế của họ đem lại, chứ không đơn thuần là ưu đãi từ Chính phủ. Hơn nữa việc mở cửa thu thú đầu tư làm cho nền kinh tế Singapore không khỏi phụ thuộc vào bên ngoài, ngay cả đối với nguồn lao động cũng phải được đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu bên ngoài. Điều này không tạo ra được sự sáng tạo trong dân chúng, không tạo ra được một cơ cấu lao động một cách chủ động để có thể chuyển dịch nhanh chóng nền kinh tế sang trình độ cao hơn và yêu cầu giữ vững, tiếp tục tăng cường năng lực cạnh tranh đã giành được trên thị trường khu vực và thế giới.

Với chính sách nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu về lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao cho các doanh nghiệp tại Singapore, bên cạnh những lợi ích đạt được, Singapore cũng phải đối mặt với những tác động không mong muốn của hoạt động nhập khẩu lao động. Tình trạng nhập cư bất hợp pháp của lao động từ các nước trong khu vực vào Singapore có ảnh hưởng tới sự ổn định về chính trị, gây nhiều xáo động về trật tự an toàn xã hội. Chẳng hạn, vào giữa năm 1989 Singapore buộc phải hồi hương 11000 lao động Thái Lan và hàng nghìn lao động Ấn Độ.

Ngoài ra, Singpapore cũng phải đương đầu với hiện tượng chảy máu chất xám, trong những năm gần đây có nhiều luật sư, những nhà quản lý giỏi của Singapore đã ra nước ngoài làm việc với mức lương và điều kiện tốt hơn, nhiều công chức nhà nước đã chạy sang khu vực tư nhân, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài để làm.


Nói tóm lại, mặc dù hoạt động thu hút FDI của Singapore trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của nước này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng thu hút FDI của Singapore vẫn còn tồn tại một số hạn chế, việc thực thi các chính sách thu hút FDI cũng kéo theo một số tác động phụ không mong muốn. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt, chắc chắn Singapore sẽ cần phải nghiên cứu để hạn chế bớt các tác động tiêu cực của hoạt động này, cũng như cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để tăng sức cạnh tranh trong khu vực và trên trường quốc tế.


CHƯƠNG III: MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE CHO VIỆT NAM‌

I. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thành công của Singapore trong việc thu hút và sử dụng đầu tư nước ngoài là do nhiều nguyên nhân, trong đó không thể không kể đến vai trò của Chính phủ nước này. Với sự nỗ lực và cố gắng vượt bậc, Chính phủ Singapore đã biến quốc đảo nhỏ bé này trở thành một địa điểm vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh nghiệm tổng thể của Singapore trong việc thu hút FDI có thể tóm lược thành mấy điểm chính đó là: Luật qui định đầu tư rõ ràng, cụ thể và được bổ sung, sửa đổi khi cần thiết nhằm ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài; giữ vững chủ quyền dân tộc nhưng hạn chế dần các lĩnh vực cấm đối với các nhà đầu tư nước ngoài; duy trì sức hấp dẫn bằng việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động bắt kịp với công nghệ mới, các ưu đãi đầu tư tạo không khí đầu tư thuận lợi; hướng hoạt động đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ hiện đại, có giá trị cao theo chiến lược phát triển công nghệ quốc gia. Nhưng thành công nhất mà Singapore có được là xây dựng được một chiến lược, qui hoạch đầu tư một cách khoa học, chủ động điều tiết, luôn giữ được tính hấp dẫn của môi trường đầu tư trước sự biến đổi của môi trường kinh tế trong và ngoài nước.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 9

1. Thu hút FDI phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế

Quan điểm của Singapore là mở cửa để thu hút FDI trên tất cả các ngành nghề lĩnh vực nhằm tận dụng vốn công nghệ của đối tác đầu tư, song vẫn có những ưu đãi cho các dự án tập trung vào các ngành nghề trọng điểm. Thực hiện quan điểm này, Singapore cho phép các nhà đầu tư tham gia vào hầu hết các ngành từ sản xuất hàng hóa đến dịch vụ và hầu như không hề có một hạn chế nào.


Trong giai đoạn đầu khi mà nền kinh tế còn kém phát triển, tỷ lệ thất nghiệp cao, Singapore chú trọng tới:

Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các ngành hướng xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, cải thiện cán cân thương mại, tạo sự ổn định cán cân thanh toán trung hạn.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành xuất khẩu theo hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

Tăng cường thu hút vốn nước ngoài vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, giảm đầu tư vào các dự án sử dụng nhiều vốn. (Giải pháp này thực sự phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam là một nước đang thiếu vốn, phải dựa vào nguồn lực bên ngoài nhưng lại có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng).

Song song với hướng thu hút đó, Singapore cũng chú trọng tới thu hút đầu tư vào các ngành mà Chính phủ coi là những ngành nằm trong chiến lược phát triển lâu dài, đó là những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Cụ thể là trong ngành chế tạo, đầu tư nước ngoài cũng được chào đón từ sớm và được ưu đãi tham gia vào các ngành nghề mà Chính phủ khuyến khích như điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ lọc dầu và khai thác mỏ. Việt Nam chúng ta cũng đã xây dựng và công bố danh sách các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư nước ngoài, song chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc tìm ra những mặt hàng, ngành hàng có tiềm năng phát triển trong tương lai và phù hợp với điều kiện kinh tế và tiềm lực của mình để thực hiện phương châm “đi tắt đón đầu” hiệu quả (ví dụ như ngành: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và ứng dụng… ).

Trong lĩnh vực dịch vụ, Singapore mở cửa dần dần cho đầu tư nước ngoài được phép tham gia để tạo sự cạnh tranh và tăng cường vị thế trung tâm thương mại của khu vực.

Bên cạnh đó, thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore vào các ngành nghề còn luôn gắn liền với chính sách khoa học công nghệ. Bài học của


Singapore trong việc thông qua đầu tư nước ngoài để đi từ tiếp thu, lợi dụng kỹ thuật công nghệ nước ngoài đến cải tiến, làm chủ sáng tạo ra công nghệ mới cho mình là những bài học thực tế quí giá để chúng ta tham khảo.21 Thực tế là Singapore đã tích cực tranh thủ lợi dụng kỹ thuật công nghệ của các công ty đa quốc gia và biết “đứng trên vai những người khổng lồ” để chen chân vào thị trường công nghệ cao bằng những hướng đi phù hợp cho mình, từ sản xuất đồ chơi điện tử, thiết bị âm thanh cấp thấp cho đến máy tính các nhân cao cấp, linh kiện bộ nhớ, các phần mềm tin học ứng dụng. Sau khi tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới họ thường nghiên cứu, cải tiến để chế tạo những sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và ngày càng tiện lợi hơn.

Chúng ta có thể học hỏi nhiều ở Singapore về cách thức kết hợp giữa thu hút FDI với chính sách công nghệ bằng các biện pháp và chính sách khuyến khích chuyển giao phát triển công nghệ như tăng thêm thời hạn miễn thuế hoặc giảm mức thuế đối với các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ mới để thu hút công nghệ mới, hiện đại.

2. Khung pháp lý thông thoáng, hệ thống điều chỉnh minh bạch

Chính phủ Singapore áp dụng các luật như nhau đối với các nhà đầu tư địa phương và nước ngoài, ngoài các yêu cầu điều chỉnh trong một số ngành (dịch vụ tài chính và viễn thông) còn các lĩnh vực khác các nhà đầu tư nước ngoài được tự do đầu tư, và kinh doanh thu lợi. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy một môi trường điều chỉnh với các qui định rõ ràng minh bạch để mở đường cho kinh doanh, chính phủ đã ban hành các điều luật và qui định về thuế, ngân hàng, tài chính, an toàn lao động, lương và đào tạo… có tính đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài.

Cụ thể về việc đối xử bình đẳng giữa các công ty ở Singapore được thể hiện qua việc không có biện pháp nâng đỡ giá cả cho công ty nội địa, cơ chế

21 Chính phủ Singapore có những biện pháp hỗ trợ với các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thuê Robot, hỗ trợ công nghệ cao (INTECH).


tự do cạnh tranh để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các lĩnh vực Singapore đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử công bằng, thậm chí có nhiều ưu đãi hơn so với các công ty trong nước. Tất cả các loại công ty đều được điều chỉnh bởi một luật chung được tự do cạnh tranh bình đẳng theo pháp luật.

Ngoài ra, Chính phủ không duy trì một biện pháp nâng đỡ nào đối với công ty nội địa. Để thực hiện được điều này thì cơ sở sản xuất trong nước phải phát triển khá vững chắc, các công ty nội địa không những có khả năng phát triển tốt trong nước mà còn phải có khả năng cạnh tranh được với các công ty nước ngoài. Song vì lý do chính trị, quân sự… mà trong một số lĩnh vực nhạy cảm, Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối thông qua các công ty liên kết với Chính phủ.

Có thể thấy rằng mở cửa, đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư nước ngoài là cần thiết, nhưng chúng ta cũng cần phải tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước được “cọ xát” học hỏi, và có cơ sở vững chắc thì mới nên mở cửa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nếu không doanh nghiệp trong nước sẽ không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài vốn đã rất sành sỏi trong kinh doanh.

Ở Việt Nam, với sự ra đời của Luật Đầu tư chung năm 2005 đã đánh dấu bước phát triển mới quan trọng trong công tác bình đẳng hóa giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, nhưng thực tế cần đẩy nhanh việc tuyên truyền và áp dụng luật đầu tư chung này một cách hiệu quả.

3. Xác định các đối tác đầu tư chiến lược, đa dạng hóa hình thức đầu tư

Điều này thể hiện trước hết ở nhận thức về vai trò của các công ty xuyên quốc gia đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Singapore đang thu hút được đầu tư của hơn 7000 công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia trên thế giới.


Đấy là chưa kể quan hệ đầu tư với các nước phát triển hàng đầu như: Mỹ, Nhật Bản, EU…

Thu hút đầu tư từ các TNCs ngay từ đầu đã được Chính phủ Singapore rất quan tâm. Singapore quan niệm rằng lợi ích thu được từ các công ty quốc tế không phải chỉ là lợi ích kinh tế. Các công ty xuyên quốc gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực đều có mặt tại Singapore. Sự giao thoa về lợi ích kinh tế của Singapore với các công ty xuyên quốc gia thuộc nhiều nước đã tạo cho Singapore một sự ổn định về an ninh chính trị trong điều kiện rất phức tạp về chính trị của khu vực. Ngoài ra, các công ty này là những thực thể nắm trong tay công nghệ hiện đại nhất thế giới, tức là họ chính là nguồn công nghệ mà nếu thu hút được thì có thể có cơ hội được tiếp cận với những công nghệ hiện đại nhất thế giới và không phải tốn kém chi phí khổng lồ để có được chúng. Vấn đề này chúng ta cũng nên nghiên cứu, có biện pháp, chiến lược cụ thể để tăng cường thu hút các TNCs vì đây là các tập đoàn xuyên quốc gia, nắm giữ những nguồn tài sản khổng lồ và nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất thế giới.

Tuy nhiên, khi thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia ta cũng phải xét đến mối quan hệ qua lại sau: Về phía nước chủ nhà, quan hệ này bao gồm việc nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của các nguồn vốn bên ngoài, xây dựng ban bố Luật đầu tư, thẩm định dự án đầu tư… Về phía nước ngoài họ chỉ đồng ý đưa vốn đầu tư khi họ có lợi. Họ phải được an toàn về vốn về tài sản, và thu được lợi nhuận, đó là điều mà Singapore đã thực hiện rất tốt trong việc củng cố và tăng niềm tin cho nhà đầu tư. Nỗi dè dặt lớn của nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam là họ sẽ bị quốc hữu hóa những cơ sở đầu tư. Do đó, chúng ta cũng cần phải học hỏi nhiều trong việc củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Về hướng đầu tư, Singapore đã đề ra hướng thu hút FDI từ các nước có công nghệ nguồn như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu theo đó mà có những hướng tiếp cận quảng bá với các nước này để nâng cao sự hiểu biết của họ về môi


trường đầu tư cũng như các điều kiện đầu tư thuận lợi tại Singapore,nhằm thu hút FDI, và công nghệ của các nước kể trên. Bằng việc hoạch định các đối tác chính và dành cho họ nhiều ưu đãi về thuế, về thuê đất, về các thủ tục xuất nhập cảnh, Singapore đã chủ động thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư từ các nước này. Chúng ta cũng nên hoạch định đối tác chính trong vấn đề thu hút đầu tư, đặc biệt là các nước có trình độ công nghệ phát triển, có tiềm lực kinh tế để từ đó vạch và phương hướng chiến lược, tiếp cận nhằm thu mạnh FDI từ các nước này. Đây là một bài học kinh nghiệm mà Việt Nam rất nên nghiên cứu để học hỏi.

4. Coi trọng công tác nguồn nhân lực trong thu hút FDI

Đặc điểm chính của chính sách lao động Singapore là bên cạnh tăng cường công tác bồi dưỡng đào tạo lực lượng lao động trong nước, Singapore hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài có kỹ năng thấp, trong khi tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu đãi nhằm thu hút lao động có kỹ năng cao. Bên cạnh đó Singapore còn rất chú trọng tuyển dụng nhân tài nước ngoài thông qua kênh giáo dục. Hiện nay Singapore có khoảng 3500 sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học ở đây. Với nhiều hoạt động hỗ trợ các sinh viên nước ngoài học tập tại Singapore (thông qua các chương trình học bổng) cũng như các điều kiện việc làm, chế độ tiền lương hấp dẫn, đây sẽ là lực lượng lao động chất lượng cao mà Singapore hướng tới để thu hút và góp phần bổ sung lao động chất lượng cao hàng năm cho các công ty tại Singapore.

Là một đất nước nhỏ bé, dân số ít thì việc thu hút lao động của nước ngoài làm việc tại nước mình là một chính sách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh riêng của Singapore. Điều này cho thấy Chính phủ Singapore hết sức linh động trong việc thu hút nhân tài cho phát triển đất nước nói chung và đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động cho việc thu hút FDI của Singapore nói riêng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022