Chú Trọng Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Để Thu Hút Fdi


Bên cạnh công tác tuyển dụng ưu đãi với lao động nước ngoài có trình độ, thì việc thực thi một qui chế nhằm tăng cường trật tự kỷ cương của lao động cũng có tác dụng tích cực trong thu hút FDI. Chính phủ Singapore đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ lao động trong các doanh nghiệp, trong đó có các điều khoản về giờ làm việc, tiền thưởng, điều kiện tuyển dụng, chuyển ngành, sa thải, nâng lương, mức lương tối thiểu được qui định một cách rõ ràng, chi tiết. Những quy định trên bất kỳ ai làm trái sẽ bị coi là hành động có âm mưu chính trị. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên một nếp trật tự kỷ cương trong đội ngũ lao động.

Nói tóm lại, chính sách lao động tiền lương linh hoạt và chú trọng đào tạo, thu hút lao động có trình độ cao là một trong những kinh nghiệm thành công nổi bật của Singapore trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư nước ngoài đối với chất lượng nguồn nhân lực của nước tiếp nhận đầu tư.

5. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng để thu hút FDI

Ngoài môi trường chính sách liên quan đến đầu tư, điều mà các nhà đầu tư nước ngoài vô cùng quan tâm khi quyết định đầu tư vào một quốc gia đó là sự phát triển của cơ sở hạ tầng của quốc gia đó. Đầu tư, kinh doanh sẽ không đem lại lợi nhuận cho các chủ đầu tư khi mà các công trình giao thông, vận tải kém chất lượng, và cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết. Nhận thức được điều này, Singapore đã rất chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đường biển, đường hàng không. Hệ thống cảng, bến bãi, kho lưu hàng cũng như các cầu cảng của Singapore có chất lượng cấp quốc tế, điều này chẳng những phục vụ cho việc kinh doanh các cảng biển của Singapore mà còn góp phần tích cực trong thu hút đầu tư. Có thể thấy điểm nổi bật trong công tác đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Singapore là nước này đã đã tận dụng được triệt để lợi thế về vị trí địa lý của quốc gia mình. Nằm ở tuyến đường giao thông trọng điểm cua khu


vực, với địa hình nhiều đảo, vũng, vịnh, Singapore đã đầu tư phát triển một hệ thống bến bãi, kho vận lớn, hệ thống giao thông đường biển phát triển rất mạnh. Điều này chúng ta nên nghiên cứu học hỏi, phát huy hơn nữa lợi thế về vị trí địa lý của quốc gia mình.‌


II. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM

1. Tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong những năm vừa qua

Có thể nói Luật ĐTNN tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua 29/12/1987, nhưng thu hút FDI tại Việt Nam thực sự bắt đầu kể từ năm 1988. Tính đến nay, qua gần hai mươi năm kể từ khi bắt đầu thực hiện Luật ĐTNN, Việt Nam đã thu được một số kết quả đáng khích lệ về số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những kết quả đó đã phần nào chứng minh được nỗ lực vượt bậc của Chính phủ trong công tác tăng cường hội nhập quốc tế nói chung và thu hút FDI nói riêng.

Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng FDI tại Việt Nam, chúng ta có thể nghiên cứu theo các tiêu chí sau:

1.1. Theo qui mô, nhịp độ thu hút vốn FDI

Trong suốt hai mươi năm qua, thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung trải qua bốn giai đoạn sau:

Giai đoạn 1988- 1990: Giai đoạn khởi động thu hút FDI.

Cả nước có 211 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký là 1602 triệu USD tổng số dự án bị giải thể tính cho giai đoạn này là 6 dự án, với vốn đăng ký tương ứng là 26 triệu USD, bình quân mỗi năm giải thể 2 dự án.

Vốn thực hiện trong giai đoạn này là không đáng kể bởi các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới được đưa vốn vào Việt Nam. Qui mô bình quân 1 dự án cấp mới là 7,39 triệu USD.


Giai đoạn 1991- 1995: FDI phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Số vốn đăng ký cấp mới trong năm 1991 gần bằng cả 3 năm trước cộng lại, năm 1994 tăng 44,7% so với 1993 và 1995 tăng 76,4% so với 1994. Có thể nói trong gần hai mươi năm thực hiện thu hút FDI ở Việt Nam thì sôi động nhất là năm 1996. Chỉ riêng vốn đăng ký của các dự án cấp mới năm 1996 đạt 10164 triệu USD tăng 6,7 lần năm 1991 và 31% so với năm 1995.22

Tổng số dự án giải thể là 291 dự án với vốn đăng ký là 2,66 triệu USD bình quân mỗi năm có 45,5 dự án bị giải thể gấp 23 lần so với giai đoạn trước.

Qui mô của một dự án cấp mới tăng dần qua các năm từ 8,3 triệu USD năm 1991 lên 10,4 triệu USD năm 1992 và 9,5 triệu USD năm 1993 và 23 triệu USD năm 1996. Cả giai đoạn này đạt bình quân 14,12 triệu USD/1 dự án cấp mới.

Giai đoạn 1996- 2000: Giai đoạn FDI liên tục giảm sút.

Vốn đăng ký cấp mới trong năm 1997 giảm 53,8%, năm 1998 giảm 16,2%, năm 2000 có tăng lên 28,7% nhưng nếu so với năm 1996 vẫn giảm đến 76,7%. Cũng từ sau năm 1997 số dự án đã cấp giấy phép xin giảm tiến độ lên tới 6-7 tỷ USD.

Số dự án bị giải thể tăng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Chỉ trong năm 2000 số dự án giải thể với tổng vốn đăng ký là 1794 triệu USD xấp xỉ đăng ký xin giải thể của giai đoạn 1991- 1995 (1522 triệu USD).

Qui mô bình quân một dự án cấp mới giảm, qui mô dự án cấp mới chỉ đạt 9,24 triệu USD giảm so với giai đoạn 1991- 1996 là 34,6%.

Giai đoạn 2001- nay: FDI từng bước phục hồi và vững chắc.

Xét về vốn đăng ký của các dự án cấp mới, năm 2001 có tăng đôi chút so với năm 2000, nhưng đến năm 2002 lại giảm 37,5%. Đến năm 2004, tổng vốn đăng ký của dự án cấp mới và tăng vốn đạt 4,22 tỷ USD tăng 37,1% so với năm 2003. Bước sang năm 2006, FDI ở Việt Nam tiêp tục khởi sắc, FDI

22 Bộ kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.


có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, 24,2% so với năm 2005, đạt 4,1 tỷ USD. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7838 triệu USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2362 triệu USD.

Năm 2007 cũng là năm có thể khẳng định được về cơ hội mới trong thu hút vốn FDI đối với Việt Nam do có một làn sóng đầu tư mới với nhiều dự án quy mô lớn mang tính đột phá. Dự báo 2007, về thu hút đầu tư mới: đạt 13 tỷ USD, tăng 8,3% so với năm 2006.


Biểu đồ 5: FDI vào Việt Nam từ 1988- 2006

(Đơn vị: triệu USD)


14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0


Vốn

đăng ký

vốn thực


1988 1991 1996 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Theo số liệu của cục thống kê

1.2. Theo đối tác

Đến nay đã có gần một nghìn công ty nước ngoài thuộc 69 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI ở Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam chủ yếu từ khu vực Châu Á, các khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn thấp. Hiện Việt Nam thu hút được khoảng trên 30 TNCs đầu tư vào, một con số khá khiêm tốn so với nhiều nước trong khu vực.

Nếu phân theo khu vực thì Châu Á chiếm tỷ lệ đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, Châu Âu và các khu vực khác rất ít. Tình hình này rõ ràng phản ánh cơ cấu đối tác đầu tư của chúng ta còn mất cân đối, chưa đồng đều.


1.3. Theo lĩnh vực đầu tư

Những năm gần đây hoạt động FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào hoạt động thăm dò khai thác dầu khí (32,2%), khách sạn và căn hộ cho thuê (20,6%). Gần đây FDI có xu hướng tập trung vào các ngành công nghiệp thực phẩm (năm 1996 tăng 154% so với năm 1995), ngành giao thông, bưu điện (tăng 89%), xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng (tăng 63%) cũng như một số lĩnh vực dịch vụ mới : y tế, giáo dục đào tạo...

Đến nay các công ty nước ngoài đã có mặt tại các ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, cơ cấu ngành nghề được dần điều chỉnh theo hướng tập trung vào sản xuất hàng xuất khẩu, hình thành bước đầu hệ thống các KCN, KCX, xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở kỹ thuật hiện đại.

Qui mô vốn đầu tư đăng ký bình quân cho một dự án còn hiệu lực thời kỳ 1988 - 2006 trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp tương đối nhỏ so với ngành khác chỉ chiếm 2%, trong khi đó, con số FDI tương tự của khu vực công nghiệp là 57% và dịch vụ là 41%.

Nhìn chung, cơ cấu FDI theo ngành còn mang đậm nét tự phát, tập trung chủ yếu vào những ngành dự kiến có thể thu hút được lợi nhuận nhanh như dầu khí, khách sạn, bất động sản chưa nhiều dự án nuôi trồng, chế biến nông sản và công nghiệp chế tạo. Cụ thể cơ cấu dự án FDI theo ngành vào Việt Nam từ năm 1988 đến nay được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 6: Cơ cấu dự án FDI phân bổ vào các ngành từ 1988- 7/2007


công nghiệp và xây dựng nông lâm ngư nghiệp dịch vụ 22 11 67 Nguồn Theo 1

công nghiệp và xây dựng nông-lâm- ngư nghiệp dịch vụ

22%




11%

67%


Nguồn : Theo số liệu của bộ kế hoạch và đầu tư http://www.vinanet.com.vn/NewsDetail.aspx?NewsID=126248#Scene_1

1.4. Theo hình thức đầu tư

Về hình thức đầu tư, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà nay là Luật Đầu tư qui định có ba hình thức đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, và liên doanh.

Đối với loại hình liên doanh

Đây là loại hình các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua bởi: Môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất trắc, các nhà đầu tư cũng chưa hiểu nhiều về thị trường Việt Nam nên họ không muốn một mình mạo hiểm gánh chịu rủ ro.

Song từ năm 1996 trở lại đây hình thức này có xu hướng giảm. Điều này cũng dễ hiểu bởi, năm 1996 Luật đầu tư nước ngoài được ban hành đã giảm bớt các điều kiện hạn chế đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách, cũng như môi trường đầu tư Việt Nam nên họ muốn chủ động kinh doanh.

Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Thời gian đầu, các dự án đầu tư theo hình thức này chưa nhiều, nhưng đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Năm 1989 chiếm 5% đến năm 1995 chiếm 27,1% năm 2004 chiếm 32,6% trong tổng số các dự án được cấp giấy phép. Trong sáu tháng đầu năm 2007, có 493 dự án 100% vốn nước ngoài chiếm tới trên 80% tổng số dự án FDI với tổng số vốn đầu tư là trên 3,9 tỷ USD.

Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản xuất sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết


hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở Việt Nam hình thức này chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Ngoài ra dự án này còn được áp dụng với các dự án viễn thông do yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, bên nước ngoài chỉ đầu tư vốn và thiết bị, còn bên Việt Nam nắm toàn quyền quản lý điều hành dự án.

Tính đến 7/ 2007 chỉ có 206 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, với tổng vốn đầu tư trên 4,4 tỷ USD còn hiệu lực.

Bảng dưới đây sẽ cho thấy số liệu cụ thể về FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư:

Bảng 10: FDI vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (từ 1988- 22/7/2007, chỉ các dự án còn hiệu lực)

Hình thức đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu tư (USD)

Vốn pháp định (USD)

100% vốn nước

ngoài

5984



Liên doanh

1505


8,319,769,812

Hợp đồng hợp tác

kinh doanh (BCC)

206

4,421,032,233

3,973,888,030

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 10

Nguồn: Bộ công thương http://www.vinanet.com.vn/Economics_n.aspx?mn=inv&ltA=sta

2. Đánh giá chung về thu hút FDI ở Việt Nam

2.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, thu hút FDI trong những năm qua đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển:

Hoạt động ĐTNN đã đóng góp đáng kể cho cân bằng vốn của Nhà nước sau khi bị cắt đi nguồn viện trợ hàng năm từ Liên Xô cũ và góp phần bổ sung nguồn ngoại tệ hết sức quan trọng cần thiết cho sự phát triển đất nước.


Thời kỳ 1991- 1995, FDI tại Việt Nam chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, từ 1996 đến nay FDI chiếm gần 20% vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó có đến 66,9% số dự án và 57,2% vốn đầu tư hướng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu, và xây dựng cơ sở hạ tầng.

FDI không chỉ bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển mà còn góp phần khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực trong nước tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế.

Thứ hai, FDI góp phần thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện cơ cấu kinh tế:

FDI là một trong các động lực hàng đầu tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Khu vực FDI chiếm khoảng 15% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI trong GDP của cả nước tăng dần qua các năm, năm 1993 đạt 3,65%, đến năm 1995 đạt 6,3%, trong giai đoạn 2001 - 2005 khu vực FDI chiếm 15% tổng GDP.

Khu vực FDI luôn có tốc độ tăng trưởng công nghiệp gần gấp đôi so với mức trung bình của cả nước. So với năm 1988, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, trong cơ cấu của GDP, tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ được nâng lên, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm đi.

Thứ ba, FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách quốc gia:

Có thể nói các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Toàn bộ dầu thô xuất khẩu là của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Ngoài dầu thô, trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tỷ trọng của các doanh nghiệp FDI tăng nhanh. Năm 1991 các doanh nghiệp FDI xuất khẩu được 52 triệu USD (chiếm 2,5% tổng số kim ngạch xuất khẩu của cả nước) năm 2004: 8,6 tỷ USD (chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí