giảm xuống mà lượng vốn FDI vào nước này cũng giảm đáng kể. Song bước sang năm 2003, tình hình đã được cải thiện và dòng vốn FDI vào Singapore đạt 11,4 tỷ USD, con số này cũng tiếp tục tăng đến 20,1 tỷ USD vào năm 2004. Tuy năm 2005 FDI vào nước này giảm so với năm 2004, nhưng đến năm 2006 vốn FDI tăng và đạt con số kỷ lục là 24,2 tỷ USD.
Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện rõ hơn sự vân động của dòng vốn FDI vào Singapore qua các năm.
Biểu đồ 2: Dòng FDI vào Singapore qua các năm
24.2
20.1
14.8
13.2
12.4
10.9
11.4
7.5
7.6
4.5
25
20
Tỷ USD
15
10
5
0
1985-
1995
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
Nguồn: World Investment Report 2003-2007 - UNCTAD
3. Cơ cấu vốn FDI vào Singapore
3.1. Theo đối tác đầu tư
Bảng 2 : FDI vào Singapore theo các đối tác đầu tư chính
Tổng (TriệuSGD) | % | Các nước đầu tư chính | |
Anh | Mỹ | Nhật Bản | Hà Lan |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi Của Singapore
- Chính Sách Ưu Đãi, Hỗ Trợ Đối Với Nhà Đầu Tư
- Chính Sách Tiền Lương Và Nguồn Nhân Lực Trong Thu Hút Đầu Tư
- Giá Trị Và Số Vụ Mua Lại Và Sáp Nhập Ở Singapore Từ 2003- Quí Ii Năm 2007 (Tỷ Usd)
- Thu Hút Fdi Phù Hợp Với Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
- Chú Trọng Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Để Thu Hút Fdi
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
125,274 | 19,3 | 11,2 | 18,7 | 17,0 | 5,7 | |
1998 | 144,197 | // | 12,2 | 15,8 | 18,1 | 6,6 |
1999 | 170,820 | 18,5 | 6,9 | 14,5 | 16,8 | 13,4 |
2000 | 195,023 | 14,2 | 4,6 | 16,3 | 15,0 | 14,9 |
2001 | 222,318 | 14,0 | 6,6 | 16,7 | 13,5 | 16,1 |
2002 | 235,105 | 5,8 | 14,0 | 14,9 | 14,1 | 10,8 |
2003 | 251,652 | 7,0 | 15,6 | 15,0 | 13,5 | 11,0 |
2004 | 285,876 | 13,6 | 15,8 | 15,8 | 13,1 | 11,3 |
2005 | 311,084 | 8,8 | 16,1 | 13,7 | 13,2 | 10,2 |
Nguồn:Viện thống kê Singapore. www.singstat.gov.sg/pubn/reence/sh2007.pdf
Nhìn chung, đối tác chính của Singapore là các nhà đầu tư từ Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Anh (số liệu cụ thể ta có thể quan sát như trong bảng trên). Đây cũng chính là các nhà đầu tư chiến lược mà Singapore luôn hướng tới trong thu hút FDI, Singapore muốn không chỉ tranh thủ nguồn vốn đầu tư mà còn tranh thủ cả công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý cao của họ.
Trong những năm gần đây, đầu tư từ Nhật Bản có xu hướng giảm dần trong tổng vốn đầu tư so với các nhà đầu tư khác, nguyên nhân một phần là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của một số nước trong khu vực nhằm thu hút vốn FDI từ Nhật Bản (như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…), còn đầu tư của Anhvào Singapore lại có xu hướng gia tăng. Để tìm hiểu sâu hơn, có thể cụ thể hóa các đối tác đầu tư chính của Singapore trong từng khu vực theo các bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3: Nhà đầu tư chính từ Bắc Mỹ
2004 (triệu $) | 2005 (triệu $) | % tăng giảm | |
Bắc Mỹ | 48,107 | 45,336 | -5,6 |
Mỹ | 45,152 | 42,755 | -5,3 |
2,866 | 2,581 | -9,9 |
Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdf
Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực Bắc Mỹ đầu tư vào Singapore với số vốn đầu tư là 45,107 triệu USD (2004) và 42,755 triệu USD (2005). Trong suốt những năm 70 đến nay, mức kỷ lục nhất mà Mỹ đầu tư vào Singapore so với các nhà đầu tư khác là năm 1975, FDI từ Mỹ chiếm 28,1% FDI của Singapore, con số này vào năm 1980 là 22,5% và 1990 là 12,2%. Nguồn vốn FDI từ Mỹ có lúc tăng lúc giảm song vẫn luôn là một trong số những nhà đầu tư lớn tại Singapore.
Bảng 4: Các nhà đầu tư chính từ khu vực Châu Âu
2004 ( triệu $) | 2005 ( Triệu $) | % tăng giảm | |
Châu Âu | 121,906 | 134,017 | 9,9 |
Anh | 45,195 | 50,134 | 10,9 |
Hà Lan | 32,263 | 31,726 | -1,7 |
Thụy Sỹ | 16,547 | 21,651 | 30,8 |
Naoway | 6,238 | 7,852 | 25,9 |
Đức | 7,322 | 7,569 | 3,4 |
Pháp | 5,575 | 5,650 | 1,3 |
Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdf
Châu Âu là khu vực đầu tư nhiều nhất vào Singapore (luôn chiếm gần 50% tổng vốn FDI vào nước này). Khi nói đến các nhà đầu tư từ Châu Âu không thể không nhắc tới Anh - nhà đầu tư truyền thống của Singapore. Năm1970 dòng vốn từ Anh đã chiếm tới 30% tổng vốn FDI vào Singapore, Anh cũng luôn được Singapore coi là đối tác đầu tư lớn và mang tầm chiến lược. Có thể thấy FDI từ Anh năm 2005 là 50,134 triệu USD tăng so với năm
2004 (45,195 triệu USD) - vẫn giữ vị trí nhà đầu tư số một từ Châu Âu. Đứng thứ hai là Hà Lan với số vốn đầu tư là 32,263 triệu USD năm 2004 và 31,726 triệu USD năm 2005. Vị trí tiếp theo thuộc về Thụy Sỹ, Nao-uay, Đức và cuối cùng là Pháp.
Bảng 5: Các nhà đầu tư chính từ khu vực Châu Á
2004 ( triệu $) | 2005 ( triệu $) | % tăng giảm | |
Châu Á | 64,215 | 73,975 | 15.2 |
Nhật Bản | 37,514 | 41,123 | 9.6 |
Malaixia | 5,146 | 7,156 | 39.1 |
Đài Loan | 5,732 | 7,140 | 24.6 |
Hồng Kông | 4,585 | 4,890 | 6.7 |
Indonesia | 1,097 | 1,259 | 14.8 |
Thái Lan | 1,046 | 1,189 | 13.7 |
Nguồn: www.singstat.gov.sg/stats/themes/economy/biz/feisummary.pdfNhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực Châu Á đầu tư vào Singapore. Ngay từ những năm 1970, Nhật đã là đối tác chiến lược của Singapore trong thu hút FDI. Năm 1970, Nhật Bản chiếm 8,2% tổng FDI vào Singapore, đến năm 1990, con số này là 20,6%, năm 2000 còn có 15,5% và các năm sau tuy lượng vốn đầu tư vào có giảm xét trên tổng FDI, song Nhật Bản vẫn là một nhà đầu tư lớn của Singapore. Dựa vào số liệu trên có thể thấy Nhật Bản chiếm tới trên 50% FDI của khu vực Châu Á tại Singapore với số vốn là 37,514 triệu USD (2004) và 41,123 triệu USD (năm 2005). Đứng thứ hai là Malayxia, song số vốn đầu tư khiêm tốn hơn nhiều so với Nhật Bản,
con số này chỉ là 5,146 triệu USD (2004) và 7,156 triệu USD (2005).
Biểu đồ dưới đây cho thấy rõ hơn dòng vốn FDI (năm 2005) vào Singapore từ các khu vực trên thế giới.
Biểu đồ 3.
Dòng FDI từ các khu vực vào Singapore năm 2005
14.6% 3.5%
23.8%
Châu Á Châu Âu
Trung,Nam Mỹ & Caribe Bắc Mỹ
Khu vực khác
15.1%
43.0%
Nguồn: Viện thống kê Singapore.
Đến hết năm 2005, 2/5 nguồn vốn FDI vào Singapore là từ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (134 tỷ UDS), sau đó là Anh (50 tỷ USD), Hà Lan (32 tỷ USD) đây cũng là những nhà đầu tư chính từ Châu Âu. Các nhà đầu tư Châu Á chiếm gần 24% tổng FDI vào Singapore, trong đó Nhật Bản giữ vị trí nhà đầu tư số 1 ở khu vực này với tổng số vốn là 74 tỷ USD. Đầu tư từ khu
vực Bắc Mỹ chiếm 15% tổng FDI ở Singaprore (45 tỷ USD), trong đó Mỹ dẫn đầu với tổng vốn đầu tư là 43 tỷ USD.15
3.2. Theo lĩnh vực đầu tư
Thu hút đầu tư nước ngoài của Singapore luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế của nước này. Trong giai đoạn từ 1965 đến những năm 1970, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hóa ưu tiên xuất khẩu, và đặc biệt khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, như ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, may mặc… chính vì thế mà Singapore chú trọng tới thu hút FDI vào các ngành công nghiệp sản xuất.
15 Singapore 2007, statiscal highlights / Department of Staticstics, Ministry of Trade and Industry, Republic of Singapore
Từ những năm 1970 ngành sản xuất chiếm tới 50% tổng vốn FDI vào Singapore, đến đầu những năm 80 vốn FDI vào những ngành này vẫn không ngừng tăng và chiếm trên 50% tổng vốn FDI của Singapore, các ngành dịch vụ và tài chính giai đoạn này chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong thu hút FDI , năm 1970 là 19,1% và 1975 là 21,7% tổng FDI của nước này.
Sang những năm cuối thập niên 80, sau khủng hoảng 1986, với sự chuyển hướng ưu tiên đa dạng hóa hoạt động công nghiệp và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dịch vụ, tài chính từng bước tăng lên trong tổng vốn FDI. Năm 1990 đã chiếm 33,9%, năm 1995 là 37,3% tổng vốn FDI.
Hiện nay, FDI vào ngành dịch vụ tài chính đã tăng lên nhanh chóng và có xu hướng vượt ngành sản xuất.
Quan sát bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy một cái nhìn cụ thể hơn về sự biến đổi của dòng vốn FDI vào hai ngành chính của nền kinh tế Singapore là sản xuất và dịch vụ.
Bảng 6: FDI vào Singapore theo ngành sản xuất và dịch vụ
(Đơn vị: %)
Sản xuất | Dịch vụ, Tài chính | Khác | |
1970 | 50,0 | 19,1 | 30,9 |
1975 | 50,3 | 21,7 | 28,0 |
1980 | 56,6 | 16,5 | 25,9 |
1990 | 41,4 | 33,9 | 24,7 |
1995 | 38,2 | 37,3 | 24,5 |
2000 | 35,8 | 36,3 | 27,9 |
2005 | 33,3 | 38,3 | 28,4 |
Theo số liệu của :Yearbook of statistics Singapore 2007 www.singstat.gov.sg/pubn/reference/yos/statsT-income.pdf
Bảng 7: FDI theo ngành vào Singapore
(Đơn vị: triệu SGD)
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | |
Ngành sản xuất | 81,870.1 | 85,949.4 | 91,717.1 | 96,923.8 | 103,600 |
Xây dựng | 1,719.9 | 1,949.7 | 1,409.4 | 1,129.0 | 1,049.8 |
Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng | 34,107.9 | 38,065.5 | 40,091 | 45,995.6 | 48,808.3 |
Vận tải | 8,182.9 | 8,730.8 | 10,233.2 | 13,118.1 | 16,914 |
Viễn thông | 2,047.8 | 3,132.7 | 3,121.6 | 3,456 | 3,469 |
Tài chính dịch vụ | 80,964.2 | 82,543.1 | 89,626.7 | 108,637.9 | 119,141 |
Bất động sản và cho thuê bất động sản | 7,110.1 | 7,983.7 | 7,517.3 | 8,239.8 | 8,149.6 |
Dịch vụ công nghệ, kỹ thuật, quản trị và hỗ trợ | 5,983.8 | 6,595.2 | 7,783.7 | 8,225.4 | 9,792 |
Nghành khác | 331,9 | 155.1 | 7,783 | 151.0 | 158.6 |
Tổng | 222,318 | 235,105 | 251,652 | 285,876.7 | 311,084 |
Yearbook of statistics Singapore 2007 www.singstat.gov.sg/pubn/reference/yos/statsT-income.pdf
Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, trong hai ngành sản xuất và dịch vụ, thu hút FDI vào ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Đặc biệt trong ngành dịch vụ thì, dịch vụ tài chính và ngân hàng là một thế mạnh của Singapore, năm 2005 nó đã chiếm tới hơn 1/3 tổng số vốn FDI vào các ngành kinh tế của Singapore. Điều này cũng dễ hiểu bởi chủ trương của Chính phủ Singapore là biến đất nước này trở thành một trung tâm thương mại, tài chính của khu vực và thực trạng thu hút này là một dấu hiệu vô cùng khả quan, là thành công của Singapore trong thực hiện chiến lược thu hút FDI nhằm mục đích phát triển kinh tế theo định hướng của nước này.
Bên cạnh dịch vụ tài chính, ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch và ngành vận tải cũng thu hút được sự quan tâm của không ít các nhà
ĐTNN, biểu hiện là dòng vốn FDI vào các ngành này cũng đứng thứ hai và thứ ba so với dòng FDI vào ngành dịch vụ tài chính.
Trong ngành sản xuất, thì sản xuất linh kiện điện tử là thế mạnh của Singapore, đây là một trong số các quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng này.
Năm 2003, cùng với sự phục hồi về công nghệ thông tin toàn cầu, các công ty đa quốc gia đã công bố hàng loạt dự án đầu tư mới vào lĩnh vực điện tử của Singapore. Điển hình là:
- Hãng Hewlett Packard tháng 1 năm 2004, tuyên bố có kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Singapore trong vòng 5 năm tới, bao gồm cả việc nhượng lại các máy chủ “superdome” từ Mỹ sang Singapore. HP- là công ty có 6000 nhân viên ở Singapore công bố các giá trị sản xuất sản phẩm xuất xưởng ở Singapore tăng đều 30% mỗi năm kể từ năm 1998.
- Cùng với HP, Seagate cũng đầu tư 300 triệu USD vào Singapore trong 5 năm tới. Công ty này cũng đã thiết lập một trụ sở điều hành ở Singapore trong tháng 11/2003.
- UMC - hãng sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan đã tăng số vốn góp vào UMC Singapore từ 75% lên 85% nhờ việc giành lấy cổ phần từ EDBi.
- Nhà sản xuất chất bán dẫn Infineon AG công bố kế hoạch chi 88 triệu USD để mở rộng 25% các chương trình thử nghiệm IC ở Singpore
- Hãng điện tử Matsushita- Nhật Bản đã đầu tư một khoản bổ sung để sản xuất bộ vi xử lý cao cấp cho các thiết bị như camera số, đầu đọc CD và DVD…
Ngoài ra, các lĩnh vực sản xuất khác cũng có sự ra tăng nhanh chóng về vốn đầu tư vào Singapore.
Siemens chi 29 triệu USD để sản xuất thết bị Siplace của họ ở Singapore. Khoản đầu tư bổ sung này sẽ làm tăng tổng số vốn đầu tư của Siemens vào Singapore lên tới hơn 412 triệu USD.