Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 11


Bên cạnh đó, khu vực FDI còn đóng hàng năm 6% - 7% tổng thu ngân sách nhà nước. Nếu tính cả nguồn thu từ dầu khí, tỷ lệ này đạt gần 20%. Dự đoán trong năm 2007 doanh thu của khu vực đầu tư nước ngoài sẽ đạt 32,25 tỷ USD, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp và khu chế xuất khoảng 16 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2006, và nộp 1,55 tỷ USD vào ngân sách nhà nước.

Thư tư, FDI tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:

Nhìn chung khu vực FDI đã tạo việc làm cho khoảng trên 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 3 - 4 triệu lao động gián tiếp, tính trung bình mỗi năm thu hút 60 nghìn lao động, khoảng 5% số việc làm mới hàng năm của cả nước, nếu tính cả lao động gián tiếp có thể đến 20%.

Khu vực FDI cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động. Theo số liệu của Bộ thương mại, thu nhập bình quân của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp ĐTNN cao hơn cùng ngành nghề ở khu vực khác 30 - 50% và tổng thu nhập của lao động hàng năm lên tới 300 - 350 triệu USD.

2.2 Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đạt được, thu hút FDI tại Việt Nam những năm qua còn bộc lộ những mặt hạn chế trong đó nổi bật là:

Thứ nhất, khối lượng vốn FDI thu hút còn nhỏ, có xu hướng giảm:

Trong hai mươi năm qua, thu hút FDI của Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu. Có thể nói đây là sự nỗ lực lớn của chính phủ Việt Nam khi ngày đầu Luật ĐTNN tại Việt Nam được ban hành, nguồn vốn này chỉ là con số không. Song nếu so sánh với các nước trong khu vực cũng như thế giới thì lượng vốn FDI đã thu hút được tại Việt Nam còn rất khiêm tốn.

Hàng năm thu hút FDI của thế giới dao động khoảng 800 - 1000 tỷ USD và trong đó 100 - 120 tỷ vào các nước trong khu vực. Việt Nam chỉ thu hút chưa đầy 0,5% vốn FDI của thế giới và gần 2% FDI vào khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


Việt Nam vốn có những điều kiện thuận lợi và chính sách đầu tư cũng khá hấp dẫn, nhưng thực tế kết quả thu hút FDI trong những năm gần đây còn thấp, và có xu hướng giảm. Sau khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nhịp độ tăng trưởng FDI liên tục giảm sút, tuy năm 2000 đến nay có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa vững chắc, nếu không kịp thời có biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế trong những năm tới.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 11

Tóm lại, trong những năm qua khối lượng vốn FDI vào Việt Nam không những nhỏ mà còn chưa tương xứng với tiềm năng đất nước và mục tiêu gọi vốn.

Thứ hai, hình thức đầu tư còn chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư:

Theo luật pháp Việt Nam, có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh, ngoài ra còn có doanh nghiệp cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, các hình thức BOT, BT, BTO. Song các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mong muốn Việt Nam đa dạng hơn nữa các hình thức đầu tư. Họ cho rằng các hình thức đầu tư hiện nay còn chưa đa dạng, phong phú, chưa thực sự tạo thêm cơ hội mới cho nhà đầu tư nếu muốn chuyển hình thức đầu tư hoặc đầu tư mới. Chẳng hạn hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp trong nước…

Do vậy, thu hút FDI của Việt Nam trong những năm gần đây còn hạn chế, đặc biệt là từ các TNCs, vì thế cần nghiên cứu mở rộng thêm các hình thức FDI cho phù hợp.

Thứ ba, cơ cấu thu hút FDI còn mất cân đối:

Cơ cấu phân bổ và sử dụng FDI theo ngành và lĩnh vực kinh tế của Việt Nam nhìn chung chưa hợp lý. FDI thường tập trung nhiều vào các địa phương có điều kiện thuận lợi, cơ sở hạ tầng, giao thông phát triển như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…và các vùng như Đồng bằng Sông Hồng (30%) và Đồng


bằng Sông Cửu Long (50%), trong khi đó các vùng còn lại chỉ là 20% tổng FDI của cả nước. Đến nay tuy cả 64 tỉnh thành cả nước đều có dự án FDI cấp giấy phép song độ chênh lệch vẫn rất lớn.

Lĩnh vực nông - lâm- ngư nghiệp và những vùng kinh tế khó khăn là mục tiêu thu hút FDI, mặc dù đã có những chính sách ưu đãi nhất định nhưng do lĩnh vực này còn chứa đựng nhiều rủi ro, nguồn cung cấp nguyên liệu chưa ổn định, phương thức hợp tác với người dân chưa thích hợp nên FDI còn quá thấp và tỷ trọng vốn FDI đăng ký liên tục giảm.

Bên cạnh đó, chủ trương đa dạng hóa nguồn thu FDI của Việt Nam còn chưa được thực hiện tốt... Vốn từ các nước Châu Á chiếm tới 70% trong đó các nươc ASEAN chiếm gần 25%. Do vậy FDI của Việt Nam dễ bị ảnh hưởng lớn khi tình hình kinh tế Châu Á biến động, và rơi vào khủng hoảng. Trong khi đầu tư từ các nước phát triển, có thế mạnh về công nghệ nguồn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Tây Âu… lại tăng chậm và trong những năm gần đây chưa có sự chuyển biến đáng kể. Ngoài ra trình độ nguồn nhân lực chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư, cơ chế quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả các dự án FDI triển khai chưa cao…

Tóm lại, dù đã có nhiều những chuyển biến tích cực song thu hút FDI trong gần hai mươi năm qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, Nhà nước cần tích cực cải thiện môi trường đầu tư hạn chế những nhược điểm thiếu sót và bất cập để tăng cường hơn nữa hiệu quả thu hút FDI.‌

III. MỘT SỐ BÀI HỌC TỪ THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO VIỆT NAM

1. Mở rộng hình thức thu hút FDI

Như nghiên cứu về Singapore, ta có thể thấy một trong những kinh nghiệm thu hút FDI của nước bạn là đa dạng hóa các hình thức đầu tư, nhằm đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó thực tế ở nước ta, các hình thức FDI mà Luật ĐTNN qui định đến nay còn


đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các TNCs muốn đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian tới ta nên bổ sung thêm một số hình thức FDI khác vào luật ĐTNN và các văn bản hướng dẫn khác theo hướng:

Hình thức công ty đa mục tiêu: Cho đến nay theo qui định của luật pháp hiện hành ở Việt Nam hầu như không có các doanh nghiệp đa mục đích hay đa dự án. Chính điều này đang làm các nhà đầu tư gặp khó khăn vì nó buộc các chủ đầu tư phải thành lập một thực thể pháp luật đối với mỗi dự án, làm chậm trễ các dự án đầu tư…Vì thế, để thuận tiện cho hoạt động kinh doanh của các nhà ĐTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế, Việt Nam cũng nên cho phép các nhà đầu tư thành lập công ty mẹ con hoạt động theo mô hình công ty đa mục đích, hoặc đa dự án. Các công ty này phải khai báo với Bộ kế hoạch và Đầu tư mỗi khi thực hiện một dự án mới để đảm bảo kiểm soát của Nhà nước.

Mở rộng các hình thức và phương thức đầu tư như: chi nhánh công ty nước ngoài, công ty con, tập đoàn kinh doanh, tổ hợp kinh doanh.

Mở rộng việc cho các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài, đặc biệt là khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân thu hút vốn ĐTNN nhằm phát triển mạnh hơn nữa và khai thác những hiệu quả lợi thế về mối quan hệ họ hàng, thân nhân, bạn bè ở nước ngoài…Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng kinh doanh chung trên thế giới.

Nghiên cứu áp dụng các hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) để mở thêm kênh mới thu hút FDI theo một số điều kiện nhất định. Từ đó ban hành các văn bản pháp luật có qui định và hướng dẫn cụ thể với hoạt động mua lại và sáp nhập.

Sớm ban hành Quy chế công ty quản lý vốn (holding company) để điều hành chung các dự án. Tổng kết việc thực hiện thí điểm cổ phần hoá các doanh nghiệp ĐTNN để nhân rộng.


Nghiên cứu hướng tăng cường thu hút FDI từ các TNCs vào hoạt động trong nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể là tạo lập đầy đủ đồng bộ môi trường và điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư của TNCs, đảm bảo để các nhà ĐTNN và TNCs đứng vững và phát triển được trong nền kinh tế Việt Nam. Từ đó có thể cạnh tranh với các nước láng giềng trong thu hút TNCs. Việt Nam chúng ta không thể cạnh tranh được với các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản,… nếu chỉ dùng công nghệ mà các nước này chuyển giao. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục ban hành các chính sách thích hợp trong các mối quan hệ kinh tế với các TNCs để có được những lợi ích quốc gia nhất định trong việc thu hút FDI từ các TNCs. Các chính sách này bao gồm ưu tiên chuyển giao công nghệ, tiếp nhận kỹ năng quản lý, phát triển thương hiệu…

Mở rộng thêm điều kiện chuyển nhượng vốn cho các bên tham gia liên doanh:

Theo qui định của pháp luật hiện hành, hình thức pháp luật của công ty liên doanh là một công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải là công ty cổ phần. Do đó thiếu tự do trong việc chuyển nhượng vốn góp trong các công ty liên doanh có thể gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý của các nhà đầu tư và kìm hãm đầu tư. Để tránh trở ngại của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp cũng thực hiện việc đầu tư của mình thông qua một công ty trung gian do mình lập ra thường là tại một số nước có chế độ đánh thuế thấp, điều này gây thât thu thuế đối với nhà nước Việt Nam. Chúng ta nên đơn giản hóa thủ tục chuyển nhượng vốn giữa các đối tác nước ngoài, thay vì phải có giấy phép đầu tư mà chỉ cần khai báo với cơ quan này và nếu sau một số ngày mà không có ý kiến phản đối thì mặc nhiên được coi như việc chuyển nhượng được chấp thuận.

2. Hoàn thiện chính sách lao động tiền lương, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực

Hoàn thiện chính sách lao động tiền lương:

Singapore là quốc gia đã rất thành công trong việc thực hiện các chính sách lao động tiền lương góp phần tích cực vào thu hút FDI của nước này.


Nếu thực hiện tốt công tác này thì sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cho rằng những qui định của Bộ luật lao động mới (có hiệu lực từ 2003) hạn chế sự linh hoạt của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc tuyển dụng lao động, qua đó đã giảm đáng kể lợi thế về lao động của Việt Nam. Mặc dù đã cho phép nhà doanh nghiệp có vốn ĐTNN trực tiếp tuyển dụng lao động, Bộ luật lao động hiện nay qui định người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động vô thời hạn đối với người lao động có hợp động lao động được gia hạn từ lần thứ hai trở đi. Qui định này khiến các doanh nghiệp không khỏi lo lắng khi ký kết các hợp đồng lao động. Vì thế mà chúng ta nên hoàn thiện chính sách lao động tiền lương theo hướng cho phép nhà ĐTNN trực tiếp tuyển chọn lao động hoặc thông qua trung gian, không can thiệp quá sâu vào công tác tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, tăng cường giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lượng lao động Việt Nam, tăng cường hiệu lực của các qui định của Nhà nước về lao động.

Cần tiến hành hoàn thiện các văn bản pháp qui áp dụng đối với người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là qui định tuyển dụng, lựa chọn lao động, chức năng của các cơ quan quản lý lao động, về vấn đề đào tạo và tái đào tạo, đề bạt sa thải lao động, các văn bản xử lý tranh chấp về lao động, tiền lương. Cần mạnh dạn nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân cho người Việt Nam làm việc trong khu vực có vốn ĐTNN tương tự như áp dụng cho người nước ngoài.

Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực:

Bên cạnh việc hoàn thiện, tăng cường hiệu lực của các qui định Nhà nước về lao động, đặc biệt là ký kết hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, tính thuế thu nhập xử lý các tranh chấp lao động cá nhân và lao động, chúng ta cần tăng cường giáo dục toàn diện để nâng cao chất lượng lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của các nhà ĐTNN về giá cả chất lượng, kỷ luật


lao động Việt Nam. Chính phủ cũng nên thành lập các Quĩ Kỹ Năng để hỗ trợ cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ người lao động, nghiên cứu các chương trình kết hợp giữa Nhà nước và doanh nghiệp trong việc đào tạo, tái đào tạo lao động.

Còn việc thu hút nhân tài từ nước ngoài góp phần đáp ứng nhu cầu lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp tại Singapore cũng là một kinh nghiệm giải quyết vấn đề nguồn nhân lực để thu hút FDI. Với một đất nước nhỏ bé, dân số ít, điều này là hoàn toàn hợp lý. Song với điều kiện khác nhau, nước ta không nên áp dụng máy móc kinh nghiệm này của Singapore. Việt Nam vốn rất dồi dào về lực lượng lao động, song trình độ lao động chưa cao, chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của nước bạn trong việc đào tạo và tái đào tạo lao động nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động. Một mặt cũng có thể thuê những lao động nước ngoài có trình độ nhưng chỉ trong những lĩnh vực thực sự cần thiết để có thể học hỏi được kinh nghiệm làm việc của họ.

Mặt khác cần mạnh dạn gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo cũng như thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu (ví dụ như kiểm toán).

Về lâu dài Chính phủ cần có những chính sách đón đầu trong giáo dục đào tạo nhân lực nhất là về kỹ thuật và kỹ năng kinh doanh, cần xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề.

Bên cạnh đó tăng cường hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế, thu hút ĐTNN vào ngành giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, tăng khoản ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo. (Bài học của Singapore là công tác giáo dục rất được quan tâm cụ thể bằng việc Chính phủ đã trích một tỷ lệ lớn ngân sách nhà nước để đầu tư vào giáo dục : chi phí giáo


dục bình quân trong những năm 60 - 70 chiếm 1,6% ngân sách nhà nước và tăng liên tục từ 15,7% (1970) lên 22,9% năm 1992).23

3. Hoàn thiện, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư hiệu quả

Đối với doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các tổ chức nghiên cứu và phát triển

Để khuyến khích đầu tư vào những ngành này chúng ta nên bổ sung chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và thuế VAT theo hướng ưu đãi hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ miễn thuế nhập khẩu cho các dự án FDI có các trung tâm R&D đạt hiệu quả kinh tế cao, có công nghệ tiên tiến hiện đại.

Bên cạnh đó có thể lập Quĩ hỗ trợ đầu tư công nghệ cao do Bộ kế hoạch và Đầu tư quản lý, quĩ này sẽ hỗ trợ một tỷ lệ nhất định khoảng 20% - 30% vốn tự có đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nướ có dự án đầu tư vào ngành công nghệ cao, hiện đại và mang lại hiệu quả kinh tế cao (mà Nhà nước xét duyệt thấy có tính khả thi). Sau khi liên doanh đi vào hoạt động có hiệu quả, Nhà nước có thể bán lại phần hỗ trợ của mình cho công ty đó với giá phù hợp.

Đối với các dự án đầu tư vào ngành nông - lâm - ngư nghiệp hay ở vùng sâu vùng xa.

Mặc dù Nhà nước đã có nhiều ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và đầu tư vào vùng núi, vùng sâu vùng xa như miễn giảm thuế lợi tức, hỗ trợ cân đối ngoại tệ, miễn giảm tiền thuê đất … nhưng thực tế các ưu đãi trên vẫn không hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời nhiều dự án trong lĩnh vực này gặp khó khăn trở ngại trong việc thực hiện, không đạt được hiệu quả như mong muốn. Trong thời gian tới để tăng cường


23 Đỗ Đức Thịnh, CNHHĐH (1999), Phát huy lợi thế so sánh - Kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Nxb Chính trị Quốc gia.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2022