thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không9. Đơn cử như việc đầu tư cho tuyến đường cao tốc MRT (được ví như xương sống xuyên suốt cả nước), sau khi con đường được xây dựng có đến 40% các doanh nghiệp và khu công nghiệp đóng gần tuyến đường này.
2.5. Chính sách tiền lương và nguồn nhân lực trong thu hút đầu tư
Chính sách tiền lương là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút FDI, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và đảm bảo chế độ lao động tiền lương có lợi cho nước nhận đầu tư. Năm 1968 Chính phủ Singapore đã ban bố Luật về lao động và Luật bổ sung về quan hệ trong công nghiệp. Theo luật này: Công nhân không có quyền thương lượng tập thể đòi tăng lương, cấm các hoạt động đình công bãi công, quyền tự ý di chuyển xếp loại, giảm số lượng nhân công của chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore cũng chủ trương trong một thời gian dài duy trì mức tiền lương tối thiểu (năm 1975 mức lương của Singapore chỉ bằng 1/3 mức lương của Nhật) để tạo thế cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút FDI.10
Bộ trưởng Goh - Keng - Swee trong cuộc hội thảo về vấn đề lao động xã hội năm 1973 đã nói: “Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế, công nhân Singapore đang ở thế cạnh tranh gián tiếp với công nhân các nước ASEAN khác. Trong một thời gian dài, sự phát
triển công nghiệp ở Singapore đã rất chậm chạp vì tiền lương ở Singapore cao hơn tiền lương ở Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông…”11
Chính sách tiền lương thấp này được Chính phủ áp dụng trong những năm 1965-1978 nhằm tăng cường thu hút FDI và giải quyết vấn nạn thất
9 Đội tàu buôn của Singapore gồm 3500 chiếc với tổng trọng tải 22,5 triệu GT, có 26 cầu cảng container, kho cảng gồm 700000m2 có mái che, 1,5 triệu m2 bãi container ngoài trời.
10 Lin.T.J. Biện pháp chính sách chủ yếu của các nước Đông Nam Á thu hút FDI, Nxb Thế giới 1995
11 Ngụy Kiệt- Hà Dậu. Bí quyết cất cánh của 4 con rồng nhỏ. NXB Chính trị quốc gia- HN
nghiệp trong nước. Nhờ đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh và tỷ lệ thất nghiệp tại Singapore giảm xuống còn 4,5% vào năm 1973.
Tuy nhiên, duy trì chính sách tiền lương thấp chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn đầu thu hút FDI, nếu lạm dụng quá giải pháp này sẽ dẫn đến sự mất ổn định chính trị và khủng hoảng kinh tế. Chính vì thế mà Singapore đã chuyển dần sang giải pháp cân bằng lại chính sách tiền lương trên cơ sở đầu tư chiều sâu cho công tác nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động.
Đặc biệt là khi việc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại, kỹ năng kỹ xảo của bàn tay và khối óc con người ngày càng được coi trọng thì việc điều chỉnh chính sách lương bổng nhằm thay đổi giá trị công lao động sao cho các xí nghiệp có thể tuyển được công nhân có tay nghề cao và thu hút nhiều chuyên gia giỏi trong và ngoài nước là điều vô cùng cần thiết.
Hiện nay, theo qui định của Singapore, lao động có tay nghề thấp có mức lương dưới 2500 SGD/tháng (việc tuyển lao động loại này chịu một số hạn chế) còn lương trung bình của công nhân kỹ thuật có tay nghề là: 2300 - 2700 SGD/tháng, lương của lãnh đạo quản lý là: 5700 - 6000 SGD/tháng, lương đối với kỹ sư là: 3200 - 3500 SGD/tháng. Điều này chẳng những động viên lực lượng lao động có tay nghề và trình độ cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động nhằm thu hút FDI.
Về vấn đề tuyển dụng và đào tạo lao động để giải quyết lao động cung cấp cho khu vực có vốn FDI, Chính phủ Singapore đã xây dựng hệ thống trường chuyên nghiệp, hợp tác với nước ngoài để tổ chức các trung tâm đào tạo, tuyển chọn nhân viên ra nước ngoài tập huấn chuyên môn, đồng thời các doanh nghiệp trong nước đều chủ động tiến hành bồi dưỡng đối với công nhân viên chức để đào tạo một lực lượng nhân tài, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về lao động cho việc thu hút FDI.
Đặc biệt vấn đề đào tạo và tái đào tạo lao động được Singapore rất quan tâm, Chính phủ đã lập Quỹ phát triển kỹ năng (năm 1979) do EDB quản lý
(đến năm 1996 thì được chuyển cho Hội đồng năng suất và Tiêu chuẩn - PSB) nhằm đưa ra các khoản trợ cấp ưu tiên cho việc đào tạo nhân công và tái đào tạo những nhân công bị cắt giảm thông qua chương trình trợ cấp đào tạo. Quỹ này do giới chủ đóng góp 4% mức lương hàng tháng của các ông chủ (người trả lương cho công nhân thấp hơn mức qui định) là một cách hiệu quả để các công ty tăng cường, nâng cao kỹ năng cho công nhân. Sau cuộc khủng hoảng 1985 thì mức thuế này giảm xuống 1% nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng cho người lao động.12
Quỹ này được sử dụng để trợ cấp cho đào tạo và tái đào tạo người lao động, cụ thể tỷ lệ trợ cấp như sau:
Đào tạo trong nước (bao gồm đào tạo công nghệ và thực hành) 2SGD/người/giờ.
Đào tạo ở nước ngoài: 80 SGD/ người/ngày, tối đa một khóa là 12 tuần.
Đào tạo chung (có chuyên gia nước ngoài): 30, 50, 70% của mức tối đa là 10 SGD/người/giờ.13
Bên cạnh vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong nước, Singapore còn có chính sách thu hút nhân tài từ các quốc gia khác sang làm việc tại nước này. Là một quốc gia có qui mô dân số ít, để đáp ứng nhu cầu lao động cho các dự án FDI, việc Chính phủ Singapore cho phép nhập cư lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao là chính sách phù hợp và đã góp phần đáp ứng được đòi hỏi về lao động có chất lượng cao của các dự án FDI.
Chính phủ Singapore còn cho phép sinh viên có khả năng theo học tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) có thể vay tiền tiếp tục công việc học tập, với điều kiện sau khi tốt nghiệp phải có nghĩa vụ làm việc cho một công ty của Singapore trong thời hạn tối thiểu ba năm để trả nợ. Với cách làm này,
12 Chính sách đối với đầu tư nước ngoài của Singapore http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?378
13 Bộ thương mại. Những điều cần biết về thị trường Singapore (2000), NXB Lao động HN.
Singapore luôn có nguồn lao động chất lượng cao được bổ sung hàng năm để làm việc cho các công ty tại Singapore.
Có thể nói, chưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Chủ tịch tập đoàn của 4000 công ty nước ngoài tại Singapore được hãng tư vấn Gallup phỏng vấn năm 2003 đều thừa nhận Singapore là một địa điểm hấp dẫn lao động nước ngoài hàng đầu trong số 29 nền kinh tế có dân số dưới 20 triệu người.
Nói tóm lại, chính sách tiền lương biến đổi phù hợp và linh động cũng như chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, thu hút nhân tài đã là một ưu điểm nổi bật làm nên một môi trường đầu tư Singapore vô cùng hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
2.6. Chú trọng tới công tác xúc tiến đầu tư
Ngay từ năm 1961, EDB đã được thành lập với ngân sách là 25 triệu USD chiếm 4% GDP. EDB được tổ chức thành 4 ban: Xúc tiến đầu tư, Tài chính, Dịch vụ tư vấn dự án và tư vấn kỹ thuật, Tạo thuận lợi cho công nghiệp.
Do hoạt động ngày càng phức tạp hơn nên từ năm 1968, EDB chỉ chuyên môn hóa xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển công tác tài chính cho ngân hàng Phát triển Singapore, dịch vụ tư vấn kỹ thuật và dự án cho Hội đồng Năng suất và Tiêu chuẩn, còn Tạo thuận lợi cho công nghiệp thì được chuyển sang cho công ty Jurong Town (JTC).
Sự chuyên môn hóa của EDB trong công tác xúc tiến đầu tư cho thấy Chính phủ đặc biệt quan tâm tới hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường quảng bá và luôn dành sự tư vấn hỗ trợ tốt nhất cho các dự án đầu tư nước ngoài. Sự quan tâm này còn thể hiện cụ thể thông qua việc Chính phủ tăng cường đầu tư cho hoạt động này. Đơn cử như năm 1999, Singapore đã chi 45 triệu SGD (chiếm 14,06% ngân sách Nhà nước) cho hoạt động xúc tiến
đầu tư, trong khi đó con số này ở các nước như Thái Lan (1,49% ngân sách), Malayxia (0,66% ngân sách), ở Philipin (0,04% ngân sách). Mặt khác, EDB cũng đã duy trì các mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các cơ quan này và vẫn hoạt động như cơ quan một cửa. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vì cơ chế hành chính thông suốt và hoạt đông ăn khớp.
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan xúc tiến đầu tư ở địa phương đã được thành lập cùng thực hiện thu hút và hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài, công tác quảng bá về đất nước con người và môi trường đầu tư của Singapore cũng rất được chú trọng. Ban quản lý kinh tế và Ban phát triển thương mại có những văn phòng rộng khắp trên toàn cầu nhằm cung cấp thông tin và trợ giúp cho những đối tác nước ngoài muốn làm ăn kinh doanh, hay đầu tư vào Singapore.
Các thông báo cụ thể và trợ giúp về việc thành lập doanh nghiệp, thuế, thị trường và những hoạt động khác có thể có được từ Ủy ban vật giá Singapore (Price Waterhouse). Ngoài các thông tin về nền kinh tế, các ngành và cơ chế quản lý nói chung, còn có các ấn phẩm, các trang web cung cấp sự hỗ trợ về thủ tục cấp phép cho các nhà đầu tư. Chẳng hạn trang web Đăng ký thành lập công ty (the Registry of Companies) cung cấp đầy đủ thông tin và các mẫu đơn cần thiết có thể tải xuống một cách dễ dàng từ Internet.
II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA SINGAPORE
1. Tình hình chung về thu hút FDI của Singapore
Ngay từ đầu thập kỷ 60, dòng FDI của Singapore đã chiếm tới 37% tổng vốn đầu tư của nước này (lúc đó, Singapore vẫn còn là một bang của Malayxia). Cụ thể từ năm 1961 - 1964 Singapore đã thu hút 157 triệu đô la Singapore (SGD)
- đây là mức cao nhất so với các bang khác. Tuy nhiên, khi đó nền kinh tế Singapore vẫn nằm trong tình trạng của một nền kinh tế sản xuất nhỏ, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, chiếm 10% lực lượng lao động, đời sống dân chúng hầu như chưa được cải thiện, mức thu nhập của người dân còn thấp.
Để tiếp tục tồn tại và phát triển, Chính phủ Singapore ngay sau khi tách khỏi liên bang Malayxia đã điều chỉnh chính sách kinh tế trong đó có chính sách đầu tư. Đó là việc Singapore ưu tiên sản xuất công nghiệp dành cho xuất khẩu (thay vì chiến lược thay thế nhập khẩu trước kia) và tham gia chặt chẽ vào phân công lao động quốc tế, Singapore cũng tiếp tục khuyến khích những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm… Bên cạnh đó, Chính phủ Singapore với những chủ trương tích cực thu hút đầu tư nước ngoài vào những ngành này đã giúp giải quyết được nạn thất nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm cho xuất khẩu và tăng tích lũy cho đầu tư. Từ sau năm 1967, nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên nhanh chóng. Từ con số 157 triệu đô la Singapore trong những năm 1961- 1965 đến năm 1973 đã tăng lên 2,3 tỷ SGD.14
Từ năm 1979 trở đi Singapore chuyển sang một giai đoạn mới của Chiến lược công nghiệp hóa hướng xuất khẩu bằng việc sử dụng nhiều công nghệ hiện đại và khả năng kỹ xảo của bàn tay và khối óc con người mà người ta thường gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ II tại Singapore. Với sự chuyển hướng này, nền kinh tế Singapore nói chung cũng như đầu tư nước ngoài nói riêng đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể là, đầu tư nước ngoài tăng từ 6,35 tỷ SGD (năm 1979) lên tới 11,1 tỷ SGD (năm 1984), năm 1985 là 13 tỷ SGD. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp này chủ yếu đi vào những ngành công nghiệp mũi nhọn, có công nghệ hiện đại như sản xuất máy vi tính, hàng điện tử bán dẫn, chế tạo máy, lọc dầu và hóa chất…
Khủng hoảng những năm 1985, 1986 đã đẩy nền kinh tế Singapore rơi vào tình trạng trì trệ. Trước tình hình đấy, Singapore đã chuyển hướng ưu tiên “Đa dạng hóa hoạt động công nghiệp và dịch vụ”(1986 - 1997).
14 Theo “Brief Singapore” http://www.pakboi.gov/pk/country_Brief/Singapore.pdf.
Sự điều chỉnh kịp thời này đã mang lại sức sống mới cho nền kinh tế Singapore. Cùng với đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng lên nhanh chóng từ 13 tỷ SGD năm 1985 lên 19 tỷ SGD năm 1989.
Tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực bùng nổ đã tác động đến hầu hết các nền kinh tế khu vực Châu Á trong đó có Singapore. Mặc dù các cơ sở kinh tế, tài chính của Singapore hầu như không bị tác động nhưng môi trường kinh doanh quốc tế suy giảm mạnh khiến Singapore cũng chịu ảnh hưởng. Hậu quả là bên cạnh sự suy giảm của mức tăng trưởng kinh tế, dòng FDI vào Singapore cũng liên tục giảm sút. Cùng với đó, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng như sức hấp dẫn của môi trường FDI ở các nước này cũng đặt ra cho Singapore thêm nhiều thách thức trong việc thu hút FDI. Cụ thể là sức hấp dẫn hàng đầu của môi trường FDI của Singapore đã bị thay thế bằng sức hấp dẫn của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazin, Mêhico, và nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Thêm vào đó, cuộc khủng bố 11/9/2001 ở Mỹ cũng góp phần làm tình hình kinh tế nói chung và thu hút FDI nói riêng thêm xấu đi. Trước tình hình đó, không chỉ ở Singapore mà còn ở nhiều quốc gia khác, các nhà đầu tư nước ngoài lo sợ chuyển hướng sang hình thức đầu tư an toàn hơn. Đặc biệt là khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á, các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn ra khỏi khu vực và Singapore không phải là một ngoại lệ. Thực trạng thu hút FDI của Singapore chua bao giờ rơi vào tình trạng bế tắc như lúc này.
Tình hình này đã đặt ra những vấn đề mới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ Singapore đã có những hoạch định mới cho nền kinh tế và tăng cường hơn nữa các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Sau khủng hoảng, nhờ nỗ lực đó mà Singapore đã lấy lại được lòng tin từ các nhà đầu tư, dòng chảy FDI vào Singapore cũng vì thế mà được khôi phục và không ngừng tăng lên.
2. Lượng vốn FDI vào Singapore
Trong những năm qua, nhìn chung dòng vốn FDI vào Singapore tăng lên đáng kể, Singapore luôn là một trong những quốc gia thu hút FDI lớn nhất khu vực Châu Á. Ngay từ khi còn là một bang của Malayxia, Singapore đã dẫn đầu trong thu hút FDI so với các bang khác, sau khi tách khỏi Malayxia, Singapore càng có cơ hội phát triển, dòng vốn FDI vào Singapore tăng đều cho đến năm 1997. Đến năm 2003 - 2004 Singapore chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật bản trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư này.
Bảng dưới sẽ cho ta thấy số liệu cụ thể về dòng vốn FDI vào Singapore từ năm 1985 đến nay.
Bảng 1 : Vốn FDI vào Singapore giai đoạn 1985 - 2006
Đơn vị: tỷ USD
1985 – 1995 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng vốn | 4,5 | 7,5 | 13,2 | 12,4 | 10,9 | 7,6 | 11,4 | 20,1 | 14,8 | 24,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Bên Ngoài Tác Động Đến Nước Nhận Đầu Tư
- Những Nhân Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi Của Singapore
- Chính Sách Ưu Đãi, Hỗ Trợ Đối Với Nhà Đầu Tư
- Dòng Fdi Vào Singapore Qua Các Năm
- Giá Trị Và Số Vụ Mua Lại Và Sáp Nhập Ở Singapore Từ 2003- Quí Ii Năm 2007 (Tỷ Usd)
- Thu Hút Fdi Phù Hợp Với Chiến Lược Phát Triển Kinh Tế
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Nguồn: World Investment Report 2003-2007 - UNCTAD
Nhìn vào những con số thống kê trên, một điều rất dễ nhận thấy là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, FDI vào Singapore có tăng lên đáng kể nhưng lên xuống thất thường, không ổn định.
Nguồn vốn FDI chảy vào nước này đã giảm sút từ 13,2 tỷ USD năm 1999 xuống còn 7,65 tỷ USD năm 2002. Trong năm 2002, đầu tư trực tiếp vào Singapore đạt 7,6 tỷ USD, giảm 29% so với năm 2001 nhưng vẫn đủ để xếp Singapore vào hàng thứ 3 trong “top 10” nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đông Nam Á . Sự giảm sút của dòng vốn đầu tư vào Singapore là do cuối năm 2002 nhu cầu về hàng điện tử của thế giới giảm xuống (đây lại là mặt hàng xuất khẩu mạnh và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất), điều này không chỉ làm tổng giá trị xuất khẩu của Singapore