Ngôn Ngữ Mang Tính Triết Lí Sâu Sắc


Biểu đạt thái độ của con người khi muốn bứt phá, tìm tới một chân trời mới để cải thiện môi trường cuộc sống vốn ngột ngạt, o ép. Dù con đường đi đến đích còn muôn vàn gian khổ, nhưng sự quyết tâm như một thúc hối giục bước chân đi, nhà thơ đã vận dụng thành ngữ dạng tỉnh lược:

Một đi ba bẩy cũng đi

Sáng thì núi Bắc, chiều thì biển Nam

(Một đi…)

Có khi là một lời khuyên phải biết ăn ở có trước, có sau cho trọn nghĩa vẹn tình:

Qua cầu chớ rút ván cầu

Giếng làng giữ sạch lần sau còn dùng

(Gió đưa khói bếp…)

Chủ thể trữ tình khẳng định ý thức sống tự do, tự tại, hồn nhiên, trong sáng, không chi phối ai và cũng không bị ai chi phối, không chấp nhận làm công cụ sai khiến của kẻ khác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Ta sống dung dị và tự nhiên như Cây như Đá

Không là công cụ trong tay ai để đánh chó dọa người

Thơ Trần Nhuận Minh - 12

(Ta sống dung dị)

Thơ Trần Nhuận Minh có khi sử dụng ngôn ngữ diễn đạt lặp lại ca dao, nhưng được cách tân nhằm đạt hiệu quả cao trong sáng tạo nghệ thuật:

Sáng qua anh đến thăm em Thấy cha đứng ở bên thềm tưới hoa

Thấy em soạn sách trong nhà

(Sáng qua anh đến…)

Làm ta nhớ đến bài ca dao:

Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa Thấy nàng mải miết quay tơ


Cũng trong dòng chảy thế sự, ngòi bút Trần Nhuận Minh phê phán những biểu hiện mặt trái của đạo lí và cung cách hành xử của con người bằng ngôn ngữ mang âm ca dao, vừa nhẹ nhàng, vừa hóm hỉnh nhưng sâu sắc:

Đêm qua gió lạnh sân chùa

Có hai bà vãi bỏ bùa cho sư…

(Châu chấu sang hỏi…) Có lẽ nhà thơ lấy cái tứ từ bài ca dao xưa:

Ba cô đội gạo lên chùa Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư

Cũng có khi nhà thơ dẫn nguyên câu ca dao vào trong bài thơ để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình xót xa, nuối tiếc trước lẽ đời dâu bể, trước những biến thiên của lòng người do các cuộc vật đổi sao rời:

Ta về ta tắm ao ta

Nghe câu hát cũ mà da sưng phồng

(Trăng sưa)

Khi triết lí về cuộc đời, về sự thay bậc đổi ngôi trong xã hội, Trần Nhuận Minh cũng hấp dẫn người đọc bằng cách vận dụng tực ngữ, ca dao:

Kẻ khôn sẽ dại bất ngờ

Trước chê trời thấp bây giờ đi khom Gỗ vuông đẽo chẳng nên tròn

Mèo già trông thấy chuột con cúi chào…

(Bên dòng tục ngữ)

Và cũng như ca dao, để làm phong phú về thế giới nhân vật, Trần Nhuận Minh đã nhân hóa cây cối, động vật, đồ vật…khi là cây chanh, con cá, con châu chấu hoặc con cào cào:

Châu chấu sang hỏi cào cào

Nước trong cá sống thế nào hở anh?

Con gà đến hỏi cây chanh


Chặt lau, làm cái cột đình, được chưa?

(Châu chấu sang hỏi…)

Bộc lộ cảm xúc da diết về kiếp người lao động lam lũ, cực nhọc, tác giả cũng sử dụng các biện pháp tu từ thơ ca dân gian như phép ẩn dụ;

Anh nhìn gió động bờ tre Thương con cò trắng bay về, bơ vơ

(Sáng qua anh đến…)

Cũng có khi dùng cách nói phiếm chỉ thời gian, tạo cảm giác nửa thực, nửa mơ hồ, chuyện xẩy ra thời nào cũng được, mà ca dao, truyện cổ tích hay dùng:

Ngày này, tháng nọ, năm kia

Tình cờ vào một quán bia, gặp nàng

(Ngày này tháng nọ…)

Sử dụng thành ngữ, trích dẫn ca dao, tục ngữ, Trần Nhuận Minh rất linh hoạt và khéo léo. Từ những thành ngữ có trong tiếng phổ thông đến việc vận dụng ca dao, tục ngữ đều súc tích, dễ hiểu, tạo màu sắc bình dị, gần gũi trên từng trang sách của nhà thơ. Chính những yếu tố đó đã tạo nên ngôn ngữ mang tính dân gian trong thơ Trần Nhuận Minh.

3.1.1.2. Sử dụng ngôn ngữ đời thường

Thông thường, người ta hay thấy lớp ngôn từ này trong truyện ngắn, trong tiểu thuyết và rất ít khi thấy đề cập nó trong thơ. Nhưng Trần Nhuận Minh có điểm khác, nhà thơ chú ý đến những góc cạnh rất đời thường của cuộc sống hiện tại, lớp ngôn từ nhà thơ sử dụng không đơn giản chỉ ra thực tại ngoài nó mà tái hiện thực tại ấy vào trong nó. Có thể nói một phần thành công ở mảng thơ thế sự đời tư là do nhà thơ biết chắt lọc ngôn từ đời thường giản dị, thời sự để đưa vào thơ.

Có thể kể đến các từ ngữ “đường phố” trong Nhà thơ áp tải:

Đã từng cho một “chưởng”


Những thằng đến “mổ” hàng (…)Thả phanh nhai thịt gà

(…)Bạn “choảng liền một mạch”

Với cách dùng từ như thế, Trần Nhuận Minh khắc họa bức chân dung người bạn thơ rất đời thường của mình, đằng sau đó thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh của nhà thơ. Hay trong Thoáng là hình ảnh những con người tha hóa đạo đức, lối sống:

Đàn bà khoác bị cói, đeo kính cơn, mặc quần soóc ra phố Gã chốn tù, tội đánh người và khoét gạch

Vào quán ghểnh chân làm choác bia hơi

Các từ ngữ này có khả năng đặc tả chân dung, tính cách nhân vật, thường đi với lối “hành thơ kể chuyện” đặc biệt xuất hiện trong các bài thơ chân dung: Mợ Hữu, Thím Hai Vui, Phúc, Tú Lão

Hay sử dụng ngôn ngữ nói tạo tính đối thoại trực tiếp cho lời thơ

Ta giơ hai nắm tay hoan hô ông Giời

Đùa một tí mà thành muôn vẻ đẹp

(Chơi thuyền trên vịnh Hạ Long) Em đứng lặng úp mặt vào bóng tối

Khổ thân em có nói được gì đâu

(Thơ tình ngày không em)

Mặt trời trắng và lành như một đồng xu nhỏ Ta chẳng thèm tiêu

(Trong sương mù Cao Bằng)

Có khi là ngôn ngữ suồng sã, mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt được sử dụng trong lời đối thoại trực tiếp của một câu chuyện:

Hỏi vợ: “Vợ bỏ tớ”

Hỏi con: “Nó vượt biên” Hỏi nhà: “Nhà tớ bán”


Hỏi thơ: “Đếch ai in…”

(Bạn cũ)

Bỗng hôm nay

Nhìn ảnh hắn đăng trên báo Họ mỉm cười và bảo

- Cái thằng đến là trẻ lâu!

(Anvơret)

Tuy nhiên có nhiều độc giả cho rằng cách sử dụng từ ngữ như vậy sẽ làm mất đi chất thơ của thơ. Cần thấy rằng chất thơ không có nghĩa là sự mượt mà bay bổng của từ ngữ, hình ảnh, hiện thực gai góc cũng tạo nên chất thơ vì khi tái hiện hiện thực, chất thơ toát lên từ những gì gần gũi đời thường, sinh động. Nói cách khác việc đưa những từ ngữ này vào trong thơ Trần Nhuận Minh đã bổ khuyết cho “chất thơ đang thiếu”.

3.1.2. Ngôn ngữ mang tính triết lí sâu sắc

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, ta thấy ngôn ngữ thơ ông không chỉ dung dị, thể hiện đậm nét ở tính dân gian và tính đời thường, mà ngôn ngữ thơ ông còn mang tính triết lí sâu sắc. Triết lí lặn sâu vào trong ngôn từ, có ở trong câu chữ, mỗi đoạn thơ, mỗi bài thơ. Trong tất cả các tập thơ, từ “những điều trông thấy”, Trần Nhuận Minh đã trải lòng mình ra để chiêm nghiệm, để thâu về những ngôn ngữ đắc dụng, thâm trầm, ẩn chứa tính triết lí về cõi đời, cõi người trong cái hữu hạn và trước cái vô cùng.

3.1.2.1. Sử dụng lập luận mang tính triết lí

Lập luận là đưa ra lí lẽ hoặc dẫn chứng để dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó.

Trần Nhuận Minh thường sử dụng những từ ngữ tạo lên hình ảnh tương phản nhưng có thực của đời thường để lập luận cho chân lí cuộc đời. Để khẳng định quy luật sinh tồn cho tất cả mọi người, nhà thơ dùng cặp từ đối lập để làm luận cứ:


Sống úp mặt xuống đất Chết ngửa mặt lên trời

Giàu nghèo hay vinh nhục

Và kết luận bằng kết cục giống nhau: “Cũng trong vòng ấy thôi”.

Có khi dựa vào quy luật nhân - quả để lập luận cho hành động có mục đích hay vô tình của con người qua những cặp quan hệ từ: “và – thì”, “nếu – thì”:

Và người trồng Cây Phúc Thì Quả Phúc đầy vườn

Nếu vô tình xéo vào lưng con rắn độc Thì con rắn độc sẽ biến thành sợi dây…

(Bản Xô nát hoang dã)

Sức nặng thơ Trần Nhuận Minh chính là ở chỗ, niềm ưu ái với cuộc sống, đối với con người, chất đời thường được lồng trong triết lí nhân sinh. Chuyện

thời sự mà mang theo nỗi niềm thế sự. Nhà thơ đã vận dụng quy luật lịch sử để lập luận cho lẽ thịnh suy của các triều đại vua chúa:

Khi Vương triều không còn hợp lòng dân Thì thành đá cũng chỉ là bùn nhão

Ngai vàng không đổ không mùa mưa bão Mặt xâm lăng lố nhố khắp kinh thành

(Đứng trên thành nhà Hồ ở Thanh Hóa…)

Nhìn vào sự suy vong thảm hại của nhà Tần ở Trung Quốc thời phong kiến, nhà thơ đúc kết một triết lí cho mọi thời đại bằng ngôn ngữ khẳng định:

Bức trường thành bền vững nhất của

mọi quốc gia chính là lòng Dân

(Vạn Lí Trường Thành ca)


Cũng với cách sử dụng ngôn ngữ khẳng định, chúng ta có thể nhận ra một chân lí đơn giản, thế mà nhiều dân tộc đã phải trả giá quá đắt trong từng giai đoạn lịch sử:

Có lắm anh hùng, đất nước bình yên là một điều vĩ đại Không cần có lắm anh hùng,

Đất nước vẫn bình yên, còn vĩ đại hơn nhiều

(Năm khúc hát bên bờ Trường Giang)

Trần Nhuận Minh cũng đi vào giải thích những hiện tượng có vẻ trái chiều, phi lí trong xã hội, nhưng thực chất vấn đề đó lại rất hợp lí trong từng hoàn cảnh. Nhà thơ vận dụng các liên từ “thế - mà” để diễn đạt:

Ông chủ và kẻ mướn

Có bao giờ ngang nhau Lẽ đời đơn giản thế

Mà nhầm đến bạc đầu

(Họp phố)

Những lập luận có căn cứ nhờ sử dụng những cặp từ tương phản, đối lập đã tạo được hiệu quả cao trong cách diễn đạt ngôn ngữ mang tính triết lí sâu sắc.

3.1.2.2. Dùng ngôn ngữ hàm ẩn để triết lí

Chủ thể trữ tình ham triết luận đã huy động tối đa thứ ngôn ngữ hàm ẩn mang tính triết lí trong toàn bộ sáng tác của mình. Bằng sự trải nghiệm dày dặn kết hợp với cảm quan hiện thực và lối tư duy biện chứng, nhà thơ đã đứng cạnh số phận nhân dân mà quằn quại trút vào ngôn từ hàm ẩn những triết lí nhân sinh ngậm ngùi:

Con người lớn lên từ các cuộc tranh giành Và cái ác thấm dần vào trong máu

Những hận thù hôn nhân, điền thổ

Vẫn ngắm ngầm sau bao lũy tre xanh


Có cơn mưa chết cả lúa đồng

Lời ngon ngọt mà thêm người đổ gãy

Để đưa ra một nhận thức về sức mạnh của trí tuệ mạnh hơn sức mạnh vật lí, nhà thơ đã cũng sử dụng ngôn ngữ hàm ẩn::

Kẻ giỏi hạ cây đâu cần đến sức rìu

Và biểu đạt sự đối lập giữa ý nghĩ bên trong và hành động bên ngoài trong một con người trước cuộc sống, Trần Nhuận Minh đưa ra triết lí theo lối nói hàm ẩn. Nhờ hoàn cảnh và ngôn từ được dùng, người đọc có thể suy ra hàm ý mà nhà thơ truyển tải:

Kẻ khôn ngoan thường dấu điều mình biết Ý nghĩ ở đằng đông. Miệng nói ở đằng tây Chân trong ngõ quê. Tay đã ra ngoài phố Giấu mưu toan dưới những cốc rượu đầy

(45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh)

Trần Nhuận Minh rút ra một nhận định ẩn dụ, hàm ý phê phán mang tính triết lí sâu sắc:

Khi anh đứng quay lưng về phía mặt trời

Bóng tối của chính anh sẽ ngả dài trước mặt…

(Khi anh đứng…)

Cảm hứng thế sự được nẩy sinh từ những đúc kết, chiêm nghiện về hiện thực cuộc sống đa tầng ở mọi góc độ, trên mọi bình diện xã hội. Để hàm ý về sự thăng – giáng trong cuộc đời con người, tác giả sử dụng các từ ngữ nghi vấn: “thế nào, làm sao, là bao”:

Đây là khúc một con sông

Rồi sau khúc đục khúc trong thế nào Sự đời biết tính làm sao

Nắm tay nhau được là bao…sẽ rời

(Tiệc đêm)

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí