Giọng Hài Hước, Mỉa Mai, Châm Biếm


Nhuận Minh viết về thơ chân dung. Nó góp một phần lớn tạo lên tiếng nói đa thanh trên nhiều cung bậc.

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của Trần Nhuận Minh là thân phận con người. Nhà thơ rất nhạy cảm với những cảnh ngộ, những éo le ngang trái mà con người gặp phải trong cuộc sống, đặc biệt là nỗi niềm trăn trở, xót xa về con người vô danh có bi kịch đau lòng.

Trước cuộc đời một ông Hủi bị đày đọa tàn nhẫn bởi tình người băng lạnh và căn bệnh quái gở trên trên cõi nhân gian hành hạ cho đến lúc chết, giọng thơ Trần Nhuận Minh dóng lên những âm điệu thật bi thiết, cứa rát tâm hồn người đọc:

Hỡi ông nằm dưới đất này

Buồn đau muôn kiếp đọa đày một thân

(Ông Hủi)

Hay khi tiễn vợ một người lính từ giã cõi đời, giọng xót xa, thương cảm như tiếng kèn ai oán não lòng tấu lên khúc bi ai về số phận người “Chinh phụ” đã từng chịu đựng cảnh cô đơn, góa bụa đầy tủi hờn và oan trái:

Chinh phụ nàng ơi! Đường âm, quanh co và u tối Hãy vịn cành dương mà về với cõi Người!

…Chinh phụ nàng ơi! Trần gian lắm tủi hờn và oan nghiệt Thì đi đi, họ mạc đã đủ rồi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

…Chinh phụ nàng ơi! Cành dương úa, lú đường quay trở lại Thì đi đi! đừng để anh mong

Hỡi quỷ thần! Trong cõi đen như đêm Đừng để nàng một lần nữa mất chồng…

Thơ Trần Nhuận Minh - 15

(Tiễn vợ một người bạn lính)

Thơ Trần Nhuận Minh viết về nỗi đau của con người, mỗi cảnh đời là một bi kịch thương tâm, không ai giống ai. Nhà thơ đã sẻ chia sâu sắc với niềm


đau của con người, xót xa cho sự mong manh của cuộc sống. Trước cái chết bi thảm của cháu Mừng, giọng thơ rung lên nức nở:

Cháu nằm túm trong vải bạt Mặt mũi than đè giập nát

Xe than đổi một mạng người Chú biết kêu cùng ai đựợc Mừng ơi!

(Cháu đi đào than thổ phỉ)

Khi sang thăm Trung Quốc, ông khóc cho Lão Xá – một nhà thơ Trung Quốc bằng giọng mang âm hưởng thơ của Nguyễn Du:

Văn chương lỗi lạc một thời Bể dâu đến thế thì thôi còn gì

(Lão Xá)

Cũng giọng xót xa, thương cảm ấy, khi chứng kiến cảnh Cháu Thủy bị mắc bệnh hiểm nghèo, tâm trạng nhà thơ bàng hoàng, thổn thức trong giọng điệu:

Chú đứng nhìn cháu thở Tưởng rách cả ruột gan Cháu một mình chịu đựng Những dày vò nhân gian

(Cháu Thủy)

Thơ Trần Nhuận Minh thường hướng đến những kiếp người nhỏ bé, mong manh, những kiếp người chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ để xót xa, ngậm ngùi:

Biết tìm đâu tấm lòng huyền thoại Mở cửa từ bi đón các em vào

Mặt mũi nhọ nhem, áo quần mùi xó xỉnh Cũng là người mà đến nỗi này sao?


(Giao thừa)

Và càng bức xúc trước dòng đời đen bạc, càng thương xót cho các trẻ em nghèo khổ:

Giành một miếmg ăn mà bị xử đến mức này Với trẻ con sao các người ác thế?

Không ai vô can khi một em bé

Đến ngày hôm nay vẫn còn đói bánh mì…

(Bài thơ không định viết)

Có tiếng rơi thầm của những giọt nước mắt lặng lẽ trong những câu thơ xúc động ấy. Tình cảm đó xuất phát từ tấm lòng đầy cảm thương của một trái tim nhân hậu. Điều này chứng tỏ Trần Nhuận Minh giành sự quan tâm đến nhiều số phận, nhất là những con người bất hạnh, không gặp may mắn trong cuộc sống.


Khi chia sẻ với những người đồng nghiệp có tâm hồn chất phác, có ngòi bút trung thực, có cuộc sống cần lao, Trần Nhuận Minh không khỏi nghẹn ngào, nhòe lệ:

Cả một vùng tụ lại

Dưới đáy chiếc bao này Nhìn anh cười hiền hậu Tôi bỗng nhòe mắt cay…

(Tinh chất)

Trước cảnh đời của cô gái đi làm ăn ở bên Nga, khi đến sân bay để về nước thì bị cướp mất hàng, nhà thơ rộng lòng chia sẻ:

Tưởng rằng hết kiếp ngựa trâu Nào ngờ lại thấy trên đầu… dùi cui

Đỏ xanh cũng một chân trời

Đến đâu cũng một cuộc đời làm thuê

(Trên sân bay quốc tế Semerechecô)


Ngưỡng vọng thiên tài Nguyễn Du mà cảm thương cho cuộc đời Thúy Kiều chìm nổi trong kiếp đoạn trường, giọng thơ Trần Nhuận Minh chất chứa nỗi niềm xót xa của một hồn thơ với một hồn thơ:

Tiền đường sầm sập đêm mưa

Nước âm u chảy như chưa vớt Kiều

(Nguyễn Du)

Không chỉ kêu gọi lòng thương cảm, chia sẻ của mọi tiếng lòng trong xã hội, mà ở vị trí một người cha trong gia đình, ông cũng luôn dạy con mình biết hướng thiện, phải có lòng nhân từ để chia sẻ, cảm thông với những người cùng khổ:

Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn

(Dặn con)

Không có sự rung động đến thổn thức cõi lòng thì không có giọng điệu cảm thương, đau xót đến thế. Nhưng giọng điệu đó đâu chỉ có dừng lại ở những số phận con người, mà còn dành cho cả hết thảy mọi sinh linh trên cõi đời. Cụ thể như bài thơ: Con chó của bạn tôi:

Vậy mà vẫn bị ai đánh bả Lê tấm thân tê dại về nhà Nó cố kìm cơn đau xé ruột

Ngước chào ông, hai giọt lệ sa…

(Con chó của bạn tôi)

Đọc thơ Trần Nhuận Minh, người đọc cảm nhận tình yêu thương là “chất nhựa thơm” của cuộc sống và dễ dàng đồng cảm với tiếng lòng chân thành của một tâm hồn nghệ sĩ giàu lòng trắc ẩn trước cuộc đời và con người. Có thể nói với cái nhìn đa chiều, đa diện, Trần nhuận Minh đã phản ánh cuộc sống một


cách xúc động và chân thực, những cảnh đời ngang trái, những kiếp người khổ đau. Với giọng xót xa, thương cảm, Trần Nhuận Minh đã thể hiện tình yêu mến chân thành, sự sẻ chia sâu sắc đối với những kiếp người cùng khổ, đồng thời với những vần thơ ngổn ngang thế sự ấy, ông mong muốn khơi dậy được nhiều tâm hồn đồng cảm, thức tỉnh người đọc khát vọng tạo dựng một cuộc sống hiền lương, trong trẻo tình yêu thương của cộng đồng, của gia đình, người thân.

3.2.4. Giọng hài hước, mỉa mai, châm biếm

Giọng hài hước cũng là nét nổi bật trong thơ Trần Nhuận Minh. Đây là chất giọng tạo nên ấn tượng khó phai cho những câu thơ của tác giả. Chất giọng này chủ yếu gắn với cảm hứng phê phán, được biểu hiện ở những cung bậc khác nhau góp phần làm phong phú và sâu sắc cho chất giọng của tác giả. Hơn 40 bài thơ có giọng điệu hài hước, châm biếm nhẹ nhàng mà không kém phần sâu cay. Có khi nhà thơ phê phán hiện thực bằng giọng “cực nghiêm”, nhưng có khi lại hài hước, dí dỏm như bỡn cợt, tiếng cười bỡn cợt, đáng mỉa mai, phê phán trong cuộc sống.

Qua hình ảnh Làng tôi, Trần Nhuận Minh phê phán xã hội nông thôn trước sự tác động của kinh tế thị trường. Làng tôi bình yên chỉ còn là chuyện quá khứ. Sự đô thị hóa nông thôn đã tạo nhịp sống mới, cơ hội mới, tư duy mới, nhưng lại dường như không còn giữ lại được những nét thuần phong mĩ tục của làng văn hóa xưa kia:

Làng tôi thành quán hết rồi Bún gà, lòng lợn…cứ xơi suốt ngày

Hàng Tầu cho đến hàng Tây

Hàng nào cũng có…phơi ngay ra đường Chẳng ai bàn chuyện ruộng nương Chỉ bàn xem ở trung ương thế nào?

Lu bù hội họp, xướng ca

Cháu con nhẩy múa như là choi choi…


(Làng tôi thành quán…)

Với cái nhìn sắc sảo như thấu gan, thấu ruột thiên hạ bởi những tình cảnh khiến người ta cười ra nước mắt, Trần Nhuận Minh đã phơi bày những mặt tiêu cực của xã hội thời kì hiện đại với những vấn đề nóng bỏng như: vấn đề trái với đạo lí thuần phong mĩ tục, lòng tham, lối sống hưởng thụ…Nhà thơ luôn tạo ra những tình huống khác lạ, những tình huống như những điểm nhấn để từ đó bức tranh xã hội, con người hiện ra với tất cả đường nét và dáng vẻ xiêu xó tức cười. Trong quan hệ nam nữ, nó cũng mang màu sắc của thời buổi kinh tế thị trường, nhà thơ đã nhìn nó và biểu hiện bằng những từ ngữ “cặp bồ”, “xoắn xít”, “hững hờ”, “váy ngắn”, “thân gầy” làm nên một chất giọng hài hước:

Trời cho nhan sắc hơn người

Chị tôi cùng thủ trưởng tôi cặp bồ Khi xoắn xít, lúc hững hờ

Người nhàu váy ngắn, kẻ trơ thân gầy…

(Trời cho nhan sắc…)

Trần Nhuận Minh cười cái lố lăng đồi bại đang diễn ra hàng ngày, không những thế, nhà thơ không còn ngần ngại phanh phui, mổ xẻ các hiện tượng để phê phán. Nó làm nên màu sắc trào lộng cho giọng điệu độc đáo của nhà thơ:

Nghe đâu, nàng – mụ Tú Bà

Buôn hàng tươi mát chuyển ra biên thùy Ngày này, tháng nọ, năm sau

Thấy nàng giảng lớp làm dâu xứ người Mừng nàng làm cán bộ rồi

Có hai con gửi hai nơi xa nhà Một con thì giống Chánh tòa

Một con…như là…Cục trưởng Hải quan

(Ngày này, tháng nọ…)


Có lúc giọng điệu hài hước lại hướng vào những cô gái mới lớn đã bán rẻ giá trị nhân phẩm của tuổi xuân để lấy những ham muốn nhục dục:

Hỏi nàng thục nữ chưa chồng

Rằng – Dăm bẩy chục đàn ông chẳng từ

(Hỏi chàng quân tử…)

Khi nhìn vào hiện thực, mổ xẻ, phân tích bản chất của hiện tượng, nhà thơ thủng thẳng ném cái nhìn sâu sắc vào cuộc đời, thì ẩn sau tiếng cười hài hước, mỉa mai ấy là nỗi đau trước hiện thực. Có khi Trần Nhuận Minh nói bằng ngôn ngữ gây cười, nhưng tiếng cười không cất lên được, bởi đằng sau đó là sự xót xa, là nỗi đau ẩn chứa dư vị đắng cay chua chát:

Một trai duy nhất, con ông

Làm quan đầu tỉnh cũng không kém đời… Áo sô một bộ mà thôi

Sao giờ lắm thế toàn người không quen?

Cũng chống gậy cũng đứng bên

Cũng sụt sùi khóc…Ông nhìn ngẩn ngơ… Oan tôi! Xin chớ nghi ngờ

Tôi không con bịch con bồ ở đâu

(Ông già nằm trong quan tài)

Đối tượng mà Trần Nhuận Minh mỉa mai, châm biếm là những cán bộ thái hóa biến chất, vi phạm đạo đức con người, làm ăn bất chính chạy theo lối hưởng thụ, sa đọa. Khi bị ra tòa, họ sẵn sàng bỏ tiền, đô la đút lót để chạy án:

Con gà nó đứng giữa sân

Chào rằng, chị ở nơi gần hay xa Ngày mai chồng chị ra Tòa

Muốn tha thì phải vào nhà mà kêu… Vàng, đô…phải có nhiều nhiều

Thôi về bán quán, bán lều…mà lo…


(Con chim nó đậu…)

Như vậy có thể thấy, giọng điệu hài hước là một điểm nhấn độc đáo trong thơ Trần Nhuận Minh. Ông đã thâu tóm chất trào lộng vào trong thơ nụ cười châm biếm hóm hỉnh của dân gian. Nhà thơ cũng đã đánh thức rất thông minh, khéo léo những câu hát phản kháng trong ca dao dân ca, âm hưởng trào phúng của Hồ Xuân Hương, cách giễu cợt thâm trầm của Nguyễn Khuyến và tiếp tục nụ cười phê phán của Tú Xương…Tiếp thu tinh hoa của các thế hệ đi trước, Trần Nhuận Minh đã tạo cho mình một tiếng thơ riêng: mượn lối nói thâm thúy trào lộng, mỉa mai, châm biếm để hướng tới con người hiện tại, để nói lên những vấn đề của cuộc sống đương thời.

Trên hành trình năm mươi năm sáng tạo nghệ thuật, viết về đề tài gì, đối tượng thẩm mĩ nào, Trần Nhuận Minh cũng giành hết tâm huyết và huy động hết khả năng sáng tạo của mình. Giọng điệu nghệ thuật đa dạng của Trần Nhuận Minh góp phần quan trọng vào việc truyển tải các vấn đề phức tạp của đời sống và con người đương thời. Tuy nhiên dù nhà thơ viết với giọng điệu nào thì người đọc vẫn bắt gặp trong thơ ông một hình tượng tác giả với những niềm suy tư, trăn trở trước cuộc đời, một trái tim đầy tình yêu thương và lòng trắc ẩn với con người. Những tác phẩm sáng tác sau năm 1986 của Trần Nhuận Minh không chỉ khẳng định thành tựu của tác giả mà nó còn góp phần không nhỏ làm nên diện mạo thơ ca Việt Nam trong thời kì mới của đất nước, của dân tộc.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 20/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí