(Bạn chơi từ thuở quàng khăn đỏ)
Khi cảnh báo về sự xuống cấp đạo đức của xã hội, Trần Nhuận Minh đặc biệt quan tâm và lo lắng cho những người trí thức vốn có bản chất lương thiện nhưng do hoàn cảnh mà bị tha hóa. Bằng sự từng trải và bằng tất cả khả năng của mình, ông muốn cảnh báo người trí thức, muốn giữ họ lại bên bờ vực của sự tha hóa, muốn tránh cho họ những sai lầm đáng tiếc bởi hậu quả khôn lường của cám dỗ đồng tiền.
Xã hội thời mở cửa có nhiều đảo lộn về chuẩn mực và các thang bậc giá trị, thì xuất hiện những con người thích nghi nhanh chóng với lối sống mới cũng là chuyện đương nhiên…Khôn ngoan, thức thời, tìm và tạo cơ hội làm giàu cho mình không phải hoàn toàn là việc xấu, không hoàn toàn là người xấu - nếu như đó không phải là lối sống có tác động tiêu cực đến cộng đồng. Một ông chủ tịch huyện mới lên nắm địa vị, có chức quyền trong tay đã tự vẽ ra cho mình viễn cảnh trong một buổi tiệc khao chức vụ :
Có gì như vẻ thơ ngây
Khi anh vẽ những ước mơ xa vời Ai ai mặt cũng ngời ngời
Hết lòng kính phục hết lời cậy trông
Nhưng họ đâu biết rằng, sông có khúc, người có lúc, cuộc sống cũng như dòng sông không bao giờ chảy thẳng, cạm bẫy danh vọng luôn dăng mắc mọi lúc, mọi nơi:
Đây là một khúc con sông
Rồi sau khúc đục khúc trong thế nào.
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Tượng Người Nông Dân – Những Mảnh Đời Phức Hợp
- Thơ Trần Nhuận Minh - 7
- Hình Tượng Người Trí Thức Trước Vòng Xoáy Của Cơ Chế Thị Trường
- Người Lính Trong Thời Bình Đối Mặt Với Những Thách Thức Đầy Bất Ổn
- Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Thơ Trần Nhuận Minh – Một Thứ Ngôn Ngữ Dung Dị, Đời Thường
- Ngôn Ngữ Mang Tính Triết Lí Sâu Sắc
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
(Tiệc đêm)
Cơ chế thị trường là luồng sinh khí mới nhưng nó cũng mang theo không ít độc hại, có thể phá hủy nhân cách con người, biến con người thành nô lệ của dục vọng. Hình ảnh một ông giám đốc đang trượt dần xuống dốc của lối sống tha hóa, lúc nào cũng có nhân tình đi theo – thật trớ trêu:
Đứa thì làm giám đốc ngành
Đi đâu cũng có nhân tình đi theo
(Bạn chơi từ thuở quàng khăn đỏ)
Nhưng có lẽ đối với Trần Nhuận Minh, điều mà nhà thơ quan tâm và đau đáu hơn cả không phải chỉ là sự thay đổi lối sống buông thả của người trí thức mà hơn hết là sự thay đổi nhân cách của họ trước sự tác động của môi trường sống mới. Lối sống thực dụng hiện đại phát triển, những khoảng tối, góc khuất trong tâm hồn người trí thức có cơ hội lộ diện. Hình ảnh một người bạn xưa thành đạt, nhưng từng bước đã trở thành lố bịch, đáng trách: “Từng làm chủ tịch huyện/Từng làm giám đốc ngành” thế mà: “Về già chơi chống bỏi/Tom chát đủ tam khoanh” (Thăm bạn); hình ảnh Bác Vương Liên – một thời từng là anh bộ đội cụ Hồ, vào sinh ra tử nơi chiến trường máu lửa; đã từng sống một cuộc sống cơ cực, nhưng nay khi đã trở lên giầu có thì lại sa ngã, sa đọa:
Nghe đâu bác bây giờ Đóng tiền vào bao tải Thuê những hai hầu gái Giặt quần và đấm lưng
(Gửi bác Vương Liên)
Cái khúc sông cuộc đời của bác Vương Liên phất lên về hậu vận, nhưng khúc sông lòng thì lại bắt đầu vẩn đục. Trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi bậc thang giá trị đã thay đổi, bác Vương Liên đã có một cách suy nghĩ khác để biện minh cho lối sống thực dụng:
Trước cần lí lịch tốt Giờ cần có lắm tiền
“Phải chăng bác nói đúng” - khi đồng tiền đã từng làm mưa, làm gió trong Truyện Kiều, thì nay nó lại trở về vị trí thống soái cho mọi hành động tiêu cực của con người trong thời hiện đại. Tác giả xót xa viết câu thơ đó.
Hình ảnh Tú Lão – một cán bộ lãnh đạo, một Đảng viên, vậy mà trước cơ chế thị trường đã không xác định được hướng đi, đó là một tấm gương xấu cho thế hệ sau, khi lão:
Lão bảo Lão vừa xin ra khỏi Đảng Kệ xác sự đời những biến thiên Hằng ngày uống rượu và cười khẩy Lão chỉ quan tâm mỗi chuyện tiền
(Tú Lão)
Lão thờ ơ với sự đời, dửng dưng trước dư luận xã hội, lãnh đạm với vợ con, sòng phẳng trong chuyện tình cảm với bồ nhí để hưởng lạc dục vọng mới:
Lão bảo cưới nhí về làm thiếp Tính Lão chẳng ưa việc lòng thòng Thuê hẳn hai hàng bình bịch
Vừa đi vừa bắn pháo bông
(Tú Lão)
Mặt trái của nền kinh tế thị trường và tác động mạnh mẽ của nó đến đời sống xã hội ngày càng góp phần đẩy xã hội tới phân cực gay gắt giữa các mặt đối lập, giữa nhân cách và phi nhân cách, đạo đức và phi đạo đức…, và cũng đẩy xa hơn rất nhiều khoảng cách giữa người giầu và người nghèo, giữa kẻ có chức quyền với người lao động:
Lúc họp trung ương họp tỉnh Hỏi thầy tìm thuốc chán rồi Chả làm sao mà gầy được
Em như xấu quá chị ơi
Nhiều khi những hành động của họ đã tạo lên hình ảnh mặt trái của tấm huân chương:
Chỉ sợ nhà em bồ bịch
Nào ai biết được thế nào
Chị ơi đừng tin các lão À thôi…em thử ra sao…
(Nghe trộm hai bà trò chuyện)
Những lo lắng đầy trách nhiệm trước sự rạn nứt những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc, những xót xa trắc ẩn trước những cảnh đời éo le ngang trái, khiến Trần Nhuận Minh đặc biệt quan tâm đến những người trí thức bị tha hóa bởi hoàn cảnh. Người cháu đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, thay vì đèn sách, dùi mài kinh sử thì anh ta lại đánh mất lương tâm, đã tự thiêu rụi tương lai sáng lạn của mình để đi vào con đường trộm cướp xứ người:
Cháu đã lưu vong làm tướng cướp Đoạt của, đánh người chẳng ghê tay
Cháu là nỗi kinh hoàng trên các sân bay…
(Chú sang Liên Xô có gặp cháu)
Đọc thơ Trần Nhuận Minh, người đọc không thể không khắc khoải suy nghĩ, lo âu cho những con người cá nhân khi họ đang trượt dài trên con đường kiếm tìm đồng tiền để làm giàu nhanh nhất, kể cả những việc làm ghê tởm: giết người, cướp của. Không ai có thể phủ nhận những tác động tích cực của cơ chế thị trường vì đã giúp thay đổi bộ mặt kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của số đông con người. Nhưng cơ chế thị trường cũng có mặt trái của nó. Trong cơ chế ấy, con người dễ quen với lối sống hưởng thụ, với quan hệ mua bán lạnh lùng mà nếu không đủ bản lĩnh để chế ngự dục vọng thấp hèn thì con người dễ tha hóa, và sẽ đánh mất chính mình.
Khắc họa hình tượng người trí thức trong đời thường, Trần Nhuận Minh chủ yếu đi vào phê phán những người trí thức bị tha hóa, biến chất bởi cơ chế thị trường. Ông đã “không ngại né tránh một sự thật nào, cho dù sự thật đó có đau đớn kinh hoàng đến đâu”. Thái độ và phương thức chiếm lĩnh hiện thực của Trần Nhuận Minh luôn đề cao sự thật, nhà thơ dũng cảm “áp tải” nó tới bến bờ của chân lí. Giữa đời sống kinh tế thị trường điên đảo với những tệ nạn và tham
vọng, những vần thơ của Trần Nhuận Minh như một hồi chuông cảnh tỉnh mọi người hãy dừng lại giữa dòng đời hối hả để nhìn lại chính mình và lên tiếng trước thực trạng xã hội đang làm suy đồi về đạo đức, và băng hoại nhân cách con người.
2.2. Hình tượng người lính trong thời chiến và thời bình
2.2.1. Người lính trong chiến tranh lấp lánh vẻ đẹp anh hùng
Trong một thời gian dài, cuộc đấu tranh trường kì vĩ đại của dân tộc ta đã trở thành mối quan tâm hầu hết của các văn nghệ sĩ. Đây là lẽ tự nhiên, bởi không có một nghệ sĩ chân chính nào có thể đứng ngoài những sự kiện gắn liền với vận mệnh của tổ quốc. Nói như nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng người Nga Biêlinski: “Nhà thơ trước hết là con người, sau đấy là công dân của đất nước mình, là con đẻ của thời đại mình. Tinh thần của nhân dân và của thời đại tác động vào nhà văn không thể ít hơn người khác” (Báo Văn nghệ ngày 25/3/1969).
Thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, sống trong bầu không khí hào hùng của những năm tháng cả dân tộc hành quan ra trận, nên khi viết về người lính trong chiến tranh, giọng thơ Trần Nhuận Minh mang âm hưởng ngợi ca, đậm chất sử thi của thời đại. Cảm hứng trong các tác phẩm của ông bắt nguồn từ sự tự hào và ngợi ca sức mạnh tinh thần của người lính.
Người lính trong thơ Trần Nhuận Minh vốn xuất thân nơi gốc rạ, bờ tre, con người hiền hậu, chất phác như củ khoai, bông lúa. Truyền thống bất khuất, anh hùng đã nặn sâu vào từng đường gân, từng mạch huyết quản của biết bao thế hệ. Họ lên đường ra trận trong “những năm xao xác bờ tre từng hồi trống giục”. Một hình ảnh rất đẹp và cảm động:
Chi chít những dấu chân trai làng ra trận Dấu chân con in lên dấu chân cha.
(Cổng làng)
Những dấu chân của nhiều thế hệ là một cuộc tiếp sức vĩ đại trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, thắp lên ngọn lửa truyền thống của lòng yêu nước bền bỉ, cháy mãi và tỏa sáng cho đến khi quê hương sạch bóng quân thù.
Những người lính trong thơ Trần Nhuận Minh là những con người say mê lí tưởng, dám sống và chiến đấu theo lí tưởng mà mình đã lựa chọn, dám hiến dâng tất cả đời mình cho Tổ quốc, để tên tuổi của họ tấu lên thành giai điệu “có một bài ca không bao giờ quên”:
Bạn thấy chăng
Hàng triệu triệu người Lần lượt lao vào lửa đạn
Cho Tổ Quốc sáng bừng tên tuổi
(Bản Xô nát hoang dã)
Chiến tranh đã gieo rắc bao đau thương cho quê hương, xứ sở: “những làng xóm thân yêu tím bầm trong vết đạn”. Đất nước đang phải quằn quại, chảy máu dưới bom đạn kẻ thù. Vì Tổ quốc thân yêu, vì khát vọng hòa bình, người lính đã xả thân, xông pha nơi hòn tên mũi đạn, lập lên những chiến công vang dội:
Mảnh máy bay rơi trắng đường Cò Tuất
Tân Hiệp, Giồng Riềng, xác giặc ngổn ngang phơi…
Và lời tuyên thề của người lính sang sảng như tiếng vàng, tiếng thép, như đinh đóng cột, như rựa chém đá được đáp lại bằng những kì tích phi thường mang tính sử thi:
Đất nước này quyết không dung giặc Mĩ Hàng loạt đồn nát vụn dưới chân anh.
(Gửi Rạch Giá)
Thế nhưng “đánh cho Mĩ cút , đánh cho Ngụy nhào” chưa được bao lâu, vết thương chiến tranh chưa kịp hàn gắn, chiến tranh biên giới lại nổ ra. Những người lính chiến trận năm nào, nay lại gánh vác sứ mệnh cao cả, chuẩn bị lao
vào cuộc chiến đấu mới để giữ trọn vẹn thành quả mà nhân dân ta phải đổ biết bao xương máu mới giành lại được:
Những chiến sĩ ngày đêm giữ chốt
Xẻ dọc chiến hào
Lại thấy hàng cột mốc
Của ông cha
Dưới hàng cọc biên thùy…
(Thành phố bên này sông)
Nhưng chiến tranh đâu chỉ có những bản anh hùng ca thắng trận, ngay cả trong ánh hào quang chiến thắng, còn có nhiều mất mát, hy sinh. Những người lính còn trẻ tuổi, đương độ căng trào sức sống, nhưng vì non sông chìm trong bể máu, cho nên các anh ngã xuống mà “chẳng tiếc đời xanh”:
Nấm mồ người lính trẻ Hiện ra bên chiến hào
(Hoành Mô mấy trắng)
Người đọc nhận ra sau mỗi dấu chấm kết thúc của mỗi câu thơ ấy là sự cảm thương của tác giả giành cho những người lính phải từ giã cuộc đời khi còn quá trẻ. Nhưng đối với người lính:“Chết vì tổ quốc/Chết ấy vinh quang/Lòng ta sung sướng/Trí ta nhẹ nhàng” (Nguyễn Thái Học).
Đất nước được hồi sinh, bất tử, vĩnh hằng, nhưng lại phải đánh đổi bằng cuộc sinh li tử biệt giữa người lính với người thân và gia đình. Các anh hy sinh trong những trận đánh mang tính quyết định cho sự sống còn của dân tộc ở những thời điểm lịch sử cam go và quyết liệt nhất. Có người đã ngã xuống ở tiền tiêu khi hành trình đến ngày đại thắng chỉ còn tính bằng giây phút đồng hồ:
Con cả mất khi chiếm hầm Đờ Cát
Con thứ hi sinh lúc giành lại Sài Gòn
(Bá Kim)
Người lính ngã xuống, đất nước ru họ trong giấc ngủ bình yên, quê hương xứ sở đã ôm ấp hình hài của họ vào lòng:
Thời gian đắp cho anh tấm chăn màu hoa cỏ Anh ngủ giữa trời sao đâu có cạnh đường mòn
(Tiễn vợ một người lính)
Sự hi sinh của người lính không còn là sự mất mát hay tan biến vào cõi hư vô mà được hóa thân, thăng hoa thành những biểu tượng cho sự sống tinh thần bất diệt, cho khát vọng tự do hòa bình:
Sẽ bay lên như cánh chim
Sẽ bay lên…
bay lên…
bay lên… như cánh chim
Như – cánh – chim…
(100 bước cuối cùng)
Họ đời thường “sống cùng dân”, “mặc quần đùi khiêng pháo lội qua sông” (Thanh Thảo) mà lại rất đỗi anh hùng, trước cái chết họ thấy mình “tinh khôi vừa được sinh ra”, hóa thân mình trong hình ảnh mùa xuân đất nước:
Trên mộ anh, gió lúc nào cũng mát
Xanh biếc bốn mùa đều là cỏ Mùa Xuân
(Trên mộ người cộng sản)
Những nấm mồ vô danh Tạc lên hình đất nước
(Bạn thơ mời rượu bên sông Tiền) Những câu thơ viết về người lính trong chiến tranh của Trần Nhuận
Minh đã làm thổn thức lòng người đọc bởi những suy ngẫm sống sao cho xứng đáng với thế hệ cha anh, với Tổ quốc, và càng thêm yêu quý non sông đất nước này. Viết về số phận người lính trong chiến tranh không phải là đề tài mới,