Hiện Đại Và Mới Trong Cách Ngắt Câu Thơ


Quây lỉu lỉu


Ngạn cả lống cà láng chứ bản Chứ tồng phân mỏn rà

(Từ ngày tôi rời làng Tày Xa hun hút

Xa thăm thẳm


Cứ thế miên man nhớ làng Cứ thế nhớ như mài)

Với cách dùng từ mới lạ, sáng tạo này, Y Phương đã mang đến cho người đọc những “sắc màu” rất mới về ngôn từ nhưng không mất đi bản sắc của dân tộc mình.

Trong bài thơ Ấu bứa (Bung buồn), Y Phương cũng có một sự sáng tạo độc đáo về từ ngữ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Rà slương cần tu nả Răng cần quây líu quây Rà điếp cần tu lăng Răng cần ấu puồn rà

(Ta thương người của trước Sao người mênh mông xa Ta yêu người cửa sau

Thơ song ngữ Y Phương - 13

Sao người bung buồn ta)


Ấu bứa (Bung buồn)


Theo chúng tôi khảo sát, đến nay, chưa thấy có tác giả thơ nào viết về “nỗi buồn” như Y Phương. Cách viết thật lạ, thật mới và từ dùng lại thật


chính xác đến như vậy. Ta thấy Y Phương dùng một rất lạ, đó là từ “bung” ở câu kết của bài thơ. Nhờ có động từ này, cả khổ thơ đã bừng sáng lên vẻ đẹp tài hoa của nhà thơ Y Phương. Thật thú vị và nể phục khi tôi được đọc những lời bình của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh về việc sử dụng từ ngữ mới lạ này của nhà thơ Y Phương. PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh viết: “Chúng ta thường chỉ nói đến bung ngô chứ chưa bao giờ nói đến “bung buồn” - “bung” là đun nấu thật kỹ, làm nhừ một loại thức ăn khó ninh nhừ (thường là hạt, quả). Vì vậy “Người” là một đầu bếp vô tình nhưng kiên nhẫn, đời ta như chiếc nồi vô hình, nỗi buồn như những hạt ngô vô hình, thời gian như ngọn lửa vô hình “người” đã kiên trì “bung” cho nhừ nhuyễn nỗi buồn suốt cuộc đời “ta”. Chưa có nhà thơ nào có cách dùng từ mới và lạ đến thế.” [42, 258].

Tương tự, trong bài thơ Ấu chứ (Ninh nhớ), nhà thơ cũng có cách dùng từ rất mới và lạ:

Pửa pài


Pỏ fạ đính nặm lồng Rà nẳng ấu chứ (Trưa

Ai đổ nước đầy trời Ta ngồi ninh nỗi nhớ).

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay, chưa có ai dùng từ “ninh nỗi nhớ” (nỗi nhớ day dứt, dai dẳng, thẳm sâu) như nhà thơ Y Phương.

Cách dùng từ mới lạ và hiện đại như thế còn được tìm thấy khá nhiều trong các bài thơ của Y Phương. Ví dụ như : Muối hai (Hạt trăng), Phò phja (Núi lửa), Nhám nấng lồm bân (Một nắm gió bay), Đua phăn tuô nổc (Giấc mơ chim), Ăn pìng khôm khỏ (Bình đau khổ)...


3.2.3.2. Hiện đại và mới trong cách ngắt câu thơ


Tính hiện đại trong thơ song ngữ Y Phương còn được thể hiện ở cách ngắt câu thơ. Ví dụ như cách ngắt nhịp trong bài thơ Cáy khăn (Tiếng gà) chẳng hạn:

Đấc Thương Mèng Dú Búng Bjoo

Lảo Phén

Tiếng Gà Trong Như Giọt Mật…

Thơ Tày không có kiểu ngắt nhịp thơ như thế, đây là cách ngắt nhịp của thơ hiện đại mà Y Phương đã vận dụng vào trong bài thơ song ngữ của mình. Chính cách ngắt câu này đã khiến cho dụng ý của bài thơ được thể hiện rõ hơn, nhấn mạnh nỗi nhớ tiếng gà gáy mỗi buổi sớm mai trong như giọt mật ở làng Tày. Mỗi từ như một nốt nhấn - nốt nhấn nỗi nhớ quê hương Cao Bằng

- nơi miền biên giới xa xôi của Tổ quốc, nơi nhà thơ đã được sinh ra, trưởng thành và đã rời xa khá lâu rồi.

Cách ngắt câu như trên còn tìm thấy ở bài thơ khác. Ví dụ như trong bài thơ Lọ pha lê slủ đét (Lọ pha lê ánh sáng):

Tói mừng rà ủm quá Thin

Rài Nỏn Tôm…

Đôi tay tôi từng bế Đá

Sỏi Cát Bùn Đất…


Cách ngắt câu này đã nhấn mạnh được những điều tác giả muốn nói, đó là sự vất vả, gian nan của cuộc sống mà tác giả đã trải qua trong những năm tháng qua…

Hoặc trong trong bài thơ Mẳt tôm tứn dặng (Hạt bụi đừng lên) cũng

vậy:


Mẻ đin Pỏ phạ

Nhằm bại lủc Mặt tôm


Mặt đất Bầu trời Là cha Là mẹ

Còn các con Hạt bụi...

Với cách ngắt câu này, Y Phương đã khắc họa được hình ảnh người cha, người mẹ, các con, tạo ra một mối liên kết bền chặt về tình mẫu tử, phụ tử, phu thê... Chính tình cảm gia đình thiêng liêng đó là sức mạnh, chỗ dựa cho các con lớn lên, vững vàng bước đi trong cuộc sống muôn màu, phong phú và phức tạp hôm nay.

Cách ngắt câu đầy sáng tạo, mới lạ và hiện đại còn xuất hiện trong các bài thơ: Nọong lẻ (Em là), Sen, Phja phầy (Núi lửa), Thất tàng dên (Ngược đông), Tha vằn cáp nhả (Mặt trời và cỏ), Phầy slư (Lửa chữ), Hai lả (Trăng muộn), Tói pẻng xu xê (Một cặp bánh xu xê), Đàn vị cầm (Đàn vĩ cầm)...

3.2.3.3. Trong cách ngắt nhịp thơ


Thơ song ngữ Y Phương còn hiện đại ở cách ngắt nhịp thơ. Với cách ngắt nhịp rất đa dang, thường thấy ở cách ngắt nhịp trong thơ ca hiện đại như: 1/3, 3/3, 3/5, 3/4, 5/7, 2/3/4/5, 1/4, 2/4... Y Phương đã mang đến cho bạn đọc những cái nhìn đầy mới mẻ về thơ song ngữ. Đơn cử như trong bài thơ (Mẹ): Bại đua phăn chang gừn/ Bại đua phăn chang vằn/ Hết xuôn xẻ tởi cần/


Chại kèng đang lủc… (Những giấc mơ ban đêm/ Những giấc mơ ban ngày/ Làm xô lệch cuộc đời/ Nghiêng ngả người con…). Ở 2 câu thơ đầu, nhịp thơ là 3/2; ở câu thơ thứ 3, nhịp thơ là 1/4; ở câu thơ thứ 4, nhịp thơ là 2/2… Qua đoạn thơ trên ta thấy, chỉ riêng trong một đoạn thơ mà cách ngắt nhịp đã rất đa dạng.

Tương tự như vậy, ta cũng tìm thấy cách ngắt nhịp như thế trong khổ thơ sau đây: Cần mẻ nhình queng khân cắm/ Lít lít chang thỏi đét/ Nhằng bại lạo pỏ chài/ Puồn vop khoen kha dặng/ Khân cắm khoang tó nả… (Người đàn bà choàng khăn tím/ Thoăn thoắt trong tia nắng/ Còn những người đàn ông/ Âm thầm đứng lặng/ Khăn tím đi ngang qua mặt…)- (Cần mẻ nhình queng khân cắm - Người đàn bà choàng khăn tím).

Ở câu đầu của đoạn thơ được ngắt nhịp là 3/3, câu thứ 2 được ngắt nhịp là 2/3, câu thứ 3 được ngắt nhịp là 1/4, câu thứ 4 được ngắt nhịp là 2/2, câu thứ 5 ngắt nhịp là 2/4. Cách ngắt nhịp này được sử dụng trong cả 2 tập thơ song ngữ của ông, trong đó thể hiện rõ nét nhất là ở các bài thơ: Pỏ chài bẩư lai (Đàn ông ngốc nghếch lắm), Nẳng tôm (Hạt bụi), Bại áo ắc kè (Những chú tắc kè), Slim điếp pỏ fạ (Bầu trời), Chắc (Hiểu), Tói kha (Đôi chân), Tủng Tày (Vũ khúc Tày)…

Tiểu kết: Trong nền văn học DTTS thời hiện đại, Y Phương được đánh giá là một trong những nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu. Thừa kế và sở hữu một kho tàng văn hóa, văn học Tày truyền thống giàu có, Y Phương đã sáng tác thơ song ngữ để giãi bày, truyền tải những lát cắt muôn màu về đời sống, sinh hoạt, phong tục tập quán… của người Tày ở quê hương ông, cũng như suy nghĩ, chiêm nghiệm những triết lý mang tính hiện đại về con người, về hiện thực cuộc sống đương đại phức tạp hôm nay.

Chính vì thế, thơ song ngữ Y Phương đầu thế kỷ XXI là thứ thơ mang vẻ đẹp của sắc màu dân tộc, miền núi - nhưng vẻ đẹp dân tộc, miền núi đó là của thế kỷ XXI. Nó vẫn có cái mới, cái hiện đại, có sức hấp dẫn riêng - nó


thực sự trở thành món “đặc sản” trên mâm tiệc văn chương Việt Nam thời kỳ hiện đại: Và điều đó khiến “gương mặt” thơ Y Phương vừa có nét giống các nhà thơ DTTS khác, vừa có một nét rất riêng mà chỉ Y Phương mới có.


KẾT LUẬN


1. Thơ ca DTTS là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Những sáng tác của các tác giả người DTTS đã góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng, với những mảng màu sắc riêng biệt của nền thơ ca dân tộc. Trong vườn hoa đầy hương sắc ấy, Y Phương nổi lên là một trong những nhà thơ Tày xuất sắc, tiêu biểu nhất thời kỳ hiện đại. Ông là tác giả của 7 tập thơ, 2 tập Trường ca và 3 Tập tản văn. Ông đã đạt được nhiều Giải thưởng danh giá về văn học, trong đó có Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật (với 3 Tập thơ Tiếng hát tháng giêng, Chín tháng, Lời chúc).

Thơ song ngữ Y Phương chủ yếu viết về quê hương, về con người miền núi dưới góc nhìn văn hóa, với những cảm nhận có phần trầm tư, sâu lắng nhưng vẫn là những bài thơ vừa mang tính hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Hồn thơ Y Phương là sự kết tinh từ khả năng nghệ thuật thiên phú, từ một quá trình lao động nghệ thuật gian khổ và đã trở thành lẽ sống, từ vốn văn hóa sâu rộng được khởi nguồn từ nền văn hóa Tày đặc sắc, và sâu thẳm hơn cả là một tình yêu lớn dành cho quê hương, đất nước. Từ những năm 1980 trở lại đây, Y Phương đã đạt được những thành công vang dội và được bạn đọc nhắc đến với tư cách là người “đã góp một phần quan trọng đưa thơ Tày lên một tầm cao mới” [65, 207].

2. Y Phương là một trong những tác giả người DTTS có nhiều suy nghĩ, trăn trở về việc sáng tác văn chương. Điều đó thể hiện sự ý thức sâu sắc của ông - một tri thức Tày, một người luôn tự hào về các giá trị văn hóa Tày… trong công việc sáng tác văn chương. Quan niệm sáng tác văn chương đó đã được bộc lộ qua rất nhiều tuyên ngôn của ông.

Với Y Phương, điều quan trọng nhất là phải biết sống và giữ gìn nhân cách, kể cả trong sáng tác và đời sống thực. Ông từng tâm niệm: “Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy này, có thể nhàu nát và rách nhưng không mất lề”


[34, 543]. Với một cách nói thật khiêm tốn, nhà thơ thổ lộ: “Những gì mình làm được đấy là của ông bà cả thôi” [40, 270]. Có thể thấy, nguyên tắc ấy đã theo ông suốt từ khi có ý thức trở thành nhà văn, nhà thơ cho đến tận khi đã thành danh bây giờ. Nhưng mặt khác, với cái nhìn hiện đại, Y Phương lại có quan niệm: Văn chương là một trò chơi ngôn ngữ phục vụ cho chính bản thân nhà thơ và cho người đọc. Ông cho rằng: “Cho đến bây giờ tôi vẫn cho văn chương là một thứ chơi. Chơi cho mình thích và cho người ta thích” [11, 252]. Vì thế, các tác phẩm của Y Phương luôn gắn với chiều sâu thế giới nội tâm của ông; được khơi nguồn từ sự sống, từ cuộc đời cụ thể, từ những trải nghiệm của riêng ông. Trong quá trình sáng tác, ông đã luôn trung thành với “tuyên ngôn” của mình: Văn chương là một việc làm trả ơn những người sinh thành và nuôi dưỡng mình” [34,776].

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Y Phương viết thơ bằng tiếng Tày (sáng tác song ngữ) cũng là để thể hiện tình cảm sâu nặng, tha thiết và tự hào về bản sắc văn hóa, về truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Tày nơi quê hương biên giới vùng cao…. Ông cho rằng:“Sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc là rất cần thiết. Đó cũng là một cách tốt nhất để góp phần bảo tồn văn hóa và chữ viết” [13].

3. Đúng như Trúc Thông đã nhận định: “Y Phương căng thẳng xuyên sâu vào những tầng vỉa vô hình của đời sống dân tộc anh (…). Y Phương không yêu dân tộc mình ở đầu lưỡi, lạm dụng chất dân tộc. Qua tất cả những cảnh, hướng sinh hoạt vật chất và tinh thần hiện thực, những đam mê và đau khổ trần trụi, những chìm lặng không sao nói hết và sự thật cuộc đời… Y Phương tiếp tục phát hiện về dân tộc mình” [40,237]. Và trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông viết rất nhiều về đề tài cuộc sống, con người miền núi

- quê hương vùng cao biên giới Cao Bằng, trong đó có nhiều sáng tác được viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí