Hiện Đại Ở Các Vấn Đề Xã Hội Mà Nhà Thơ Quan Tâm


được hiểu là con người đã bước sang tuổi xế chiều, cái sự biệt ly là tất yếu, là không thể tránh. Nhưng chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh mặt trời trong thơ Y Phương lại mang một ý tưởng khác - thật mới lạ, thật hiện đại (thậm chí còn có cả sắc màu hậu hiện đại nữa): Pửa slim điếp bjải dá/ Bại nó chup pền rừ/ Ò ! Nắm pền rừ/ Pửa than vằn lồng rù/Phấn lủc slúc rủng rường slí cóoc phạ. (Khi tình yêu mủn rồi/ Những nụ hôn ra sao/ Ồ không sao/ Khi mặt trời rời bầu trời/ Những đứa con của họ bắt đầu chín.. - (Bửa rủng rường - Buồn lấp lánh)

Hình ảnh mặt trời trong bài thơ này của Y Phương tượng trưng cho sự ra đi, sự kết thúc và một sự tiếp nối. Sự tiếp nối các thế hệ chính là triết lý nhân sinh mà Y Phương muốn gửi gắm qua hình ảnh mặt trời và bầu trời. Sự sáng tạo của Y Phương chính là ở chỗ khi mặt trời rời bầu trời, sẽ đau buồn đấy, nhưng sau đó vẫn lấp lánh hy vọng khi những đứa con của họ bắt đầu lớn, bắt đầu chín. Nói như PGS.TS. Nguyễn Đức Hạnh thì: Sự tiếp nối thế hệ chính là sự tiếp nối của tình yêu vĩnh hằng trong trái tim con người. Đó chính là triết lý mà Y Phương muốn gửi gắm qua chùm hình ảnh tượng trưng mang kích thước và sắc màu kì vĩ: cha mẹ như mặt trời, cuộc sống như bầu trơi. Khi mặt trời rời khỏi bầu trời tối thì các con như những vì sao sẽ bắt đầu hành trình sống và yêu của mình với độ chín đáng tin tưởng. Bởi vì các vì sao đã nhận sự trao gửi ánh sáng từ mặt trời để tạo ra một hành trình vĩnh cửu không bao giờ đứt quãng trong bầu trời bao la, rộng lớn.[42,256]

Trong văn học dân gian Tày rất hay xuất hiện hình ảnh lửa. Lửa không chỉ sưởi ấm mái nhà sàn của người Tày trong mùa đông giá rét, lửa không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt từ nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống mà lửa còn tượng trưng cho tình cảm nồng ấm của con người, cho tình yêu luôn cháy bỏng trong ngôi nhà sàn thân thiết - với hình bóng người thiếu nữ Tày xinh đẹp, đoan trang: Rườn mì sam síp hoỏng mủng đây/ Hoỏng đeo se vỉnh vầy rủng chỏi (Nhà có ba chục buồng xinh/ Một buồng bếp lửa hồng chói mắt).


Trong thơ Y Phương, hình ảnh lửa được xuất hiện khá nhiều với nhiều ý nghĩa khác nhau. Ví dụ như: Chài đang slí mì tổng fạ slúc lương/ Nghé pỉng fầy đeo chường rì rường/ Mái cạ vằn vằn ruổm căn tón tọoc/ Tó dung dang tói đảy phja puồn(Anh đang có một trời sao chín/ Một bếp lửa hồng sắp tràn năm/ Dẫu mỗi ngày chỉ một bữa ăn/ Làm vui cả rừng buồn…).

Hình ảnh bếp lửa trong thơ Y Phương thể hiện một niềm hy vọng vào một cuộc sống nồng ấm tình người, một tình yêu cháy bỏng, một niềm khát khao…

Một hình ảnh cũng rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống của người Tày là hình ảnh trăng. Ví như trong câu ca dao: Lè tha mủng ngòi hai tềnh vạ/ Mủng lai mìn luộn phả khăm đăm (Mắt đưa trời cả nhìn trăng/Nhìn lâu u ám chị Hằng lẩn mây).

Mặt trăng trong câu ca dao trên là mặt trăng buồn, buồn như nỗi lòng của một ai đó đang nặng nỗi ưu tư, thơ Y Phương cũng có hình ảnh trăng buồn, nhưng một nỗi buồn trong trẻo, mong manh, đủ làm rung động lòng người: Tềnh thua rà/ Hai đắc đỉ rủng/ Mươi đắc đỉ chẳng/ Pả fạ đắc đỉ fù… (Trên đầu ta/ Trăng khe khẽ sáng/ Sương khe khẽ lắng/ Mây khe khẽ trôi…). - (Đắc đỉ cẳm - Lặng lẽ đêm).

Hình ảnh trăng xuất hiện trong cả 2 tập thơ thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc (yêu thương, hờn giận, buồn, vui, nhớ…). Hình ảnh trăng trong thơ Y Phương đã được biến hóa một cách đa dạng và mang những sắc màu mới so với hình ảnh trăng trong thơ ca truyền thống, trong tục ngữ, ca dao Tày…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Ngoài ra, các hình ảnh quen thuộc trong thơ ca truyền thống của người Tày như: Làng bản, thác nước, nương ngô, ruộng lúa, con vắt, con hươu, con nai… cũng xuất hiện một cách khá dày đặc trong các bài thơ của Y Phương ví dụ như: Chứ hin (Nhớ đá), Khốm (Chiết), Cần tả (Người sông), Lồm loảng (Gió hoang), Nọong lẻ… (Em là…), Nẳng ghẹo (Ngồi nhai), Nả đáo khua (Mặt trời hồng), Phân nèn (Mưa tết), Khoăn (Vía)


Thơ song ngữ Y Phương - 12

Với việc vận dụng một cách sáng tạo các hình ảnh quen thuộc trong thơ ca dân gian, trong tục ngữ, ca dao của người Tày… Y Phương đã mang đến cho người đọc những hình ảnh vừa thân thuộc, vừa mới mẻ, hiện đại, thể hiện được tâm tư, tình cảm và tâm hồn của một người con Tày thời kỳ hiện đại một cách rất sinh động và cụ thể.

3.2. Tính hiện đại trong thơ song ngữ Y Phương


3.2.1. Hiện đại trong cách diễn đạt ý thơ


Thơ song ngữ Y Phương mang tính hiện đại bởi thơ ông luôn mang hơi thở của con người cùng những triết lý sống thời hiện đại. Thơ ông thường ngắn gọn, súc tích, có tính triết lý cao (không giống với thơ song ngữ thời kỳ trước là thường kể lể, miêu tả, giãi bày…). Những triết lý trong thơ song ngữ của ông được rút ra, được đúc kết từ sự trải nghiệm của cuộc sống cá nhân; từ hiện thực xã hội vốn vô cùng phức tạp thời kỳ hiện đại và hội nhập. Ví dụ, cả bài thơ Ai (Tựa) chỉ có hai câu thơ: Cần pỏ chài ai khảu cần mẻ nhìn/Cần mẻ nhìn ai pế nặm (Người đàn ông tựa lưng vào người đàn bà/ Người đàn bà tựa lưng vào biển cả) nhưng lại ẩn chứa trong đó những triết lý sâu sắc về sự hy sinh cũng như thể hiện sự vĩ đại, sự tôn vinh người phụ nữ của nhà thơ.

Hay như trong bài Lọ pha lê slủ đét (Lọ pha lê ánh sáng), triết lý về cuộc sống cũng hiện lên rất rõ: Tói mừng rà ủm quá/ Thin/ Rài/ Nỏn/ Tôm…/ Và cà này/ Tói mừng và đang sli ủm lọ pha lê slủ đét (Đôi tay tôi từng bế/ Đá/ Sỏi/ Cát/ Bùn/ Đất… /Và bây giờ/ Đôi tay tôi đang bế lọ pha lê đựng đầy ánh sáng).

Bài thơ này rất ngắn, chỉ có 23 từ nhưng triết lý được toát ra rất sâu sắc: Đó là sự kiên trì, sự quyết tâm, sự khéo léo để có thể trải qua bao gian lao, vất vả, để đạt được thành quả như mong đợi.

Hoặc trong bài Gẹo nặm (Nhai nước), chỉ với 6 dòng thơ nhưng nhà thơ cũng đã đưa ra được một triết lý nhân sinh về quy luật cuộc sống con


người với bao nỗi vui, buồn, đau đớn, hy vọng và tuyệt vọng: Pjỏng tởi cón/ Khẻo khốp thúm bứa puồn/ Pjỏng tởi lăng/ Khẻo khốp thúm dung dang/ Nhằng cà này/ Rà gẹo chếp tót rà. (Nửa đời trước/ Răng cắn ngập nỗi buồn/ Nửa đời sau/ Răng cắn ngập niềm vui/ Còn bây giờ/ Tôi đang nhai đau tôi.).

Khi viết về tình yêu, chỉ với những bài thơ rất ngắn nhưng Y Phương cũng đã đưa ra được những nhận xét rất chân thật nhưng lại mang màu sắc triết lý sâu xa: Thương cưa mí tó rườn/ Chút choáng tò căn hung/ Slim điếp rèo rà chắc/ Xò xè tởi vằn cư (Mặn ngọt không cùng nhà/ Nhạt nhòa chung mái bếp/ Tình yêu như tôi biết/ Xò xe đời răng cưa).- (Slim điếp vằn cừ - Tình yêu răng cưa).

Đây là một bài thơ rất mới viết về vấn đề tình yêu - gia đình thời hiện đại. Cái phức tạp, cái trớ trêu của cuộc đời mà bao người đã trải qua, đã chấp nhận… Cách định nghĩa tình yêu của Y Phương thật mới, thật “độc” so với các nhà thơ khác. Đây chính là sự sáng tạo của riêng ông.

Ở những bài thơ khác như: Rủng (Sáng), Cần tổng hây (Người đồng mình), Cần phjải kha (Người đồng hành), Cần mà ngọep (Người nghỉ hưu), Nổc cu (Bồ câu), Ăn ping khôm khỏ (Bình đau khổ)… mỗi bài thơ chỉ có từ 2 đến 4 dòng thơ thôi nhưng đã nói lên được biết bao điều cần nói, rút ra được bao triết lý sâu sắc về tình người, tình đời, về lối ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại hôm nay…

3.2.2. Hiện đại ở các vấn đề xã hội mà nhà thơ quan tâm


Thơ song ngữ Y Phương mang tính hiện đại được thể hiện ở các vấn đề xã hội mà nhà thơ quan tâm, nhà thơ chứng kiến: Đó là cuộc sống hiện đại với đầy sự phức tạp, bất trắc, xấu tốt, trắng đen lẫn lộn, cần phải có lý trí, tình cảm, trái tim mới nhận ra được: Vảng gạ au lạo nẩy đăm lồng nặm/Tha nả/Tỷ nẳng/Ngần dèn/Xẹ fù pống páng xày nhả nhù/Vảng gạ au lạo tỷ đăn lồng nặm/Slim điếp/Slim điếp/Slim điếp/Xẹ chẳng lồng/Thon xỏn/Pện chài


nắt/Ngần dèn/Tỷ nẳng/Rụ slim điếp (Nếu đem người kia dìm xuống nước/Danh phận/Chức tước/Tiền bạc/Sẽ nổi lềnh bềnh cùng cỏ rác/Nếu đem người này dìm xuống nước/Tình yêu/Tình yêu/Tình yêu/Sẽ lắng đọng/Trầm tích/Vậy anh thích/Tiền bạc/Chức tước/Hay Tình yêu) - (Hưa khỏi pjá gằm - Trả lời hộ tôi).

Ý nghĩa của bài thơ thật sâu xa, đó là các vấn đề của cuộc sống đương thời với bao điều xảy ra, với bao cách nhìn nhận, định giá khác nhau… Theo Y Phương thì: quyền lực, chức tước, tiền bạc chỉ là hư không, chỉ là vô nghĩa khi so với tình yêu. Bởi chức tước, quyền lực chỉ như cỏ rác, lềnh bềnh trên mặt nước rồi sẽ trôi đi - chỉ có tình yêu là còn lại, là có giá trị đích thực. Vậy, con người sẽ chọn cái gì trong cuộc sống hôm nay - để sống cho có ý nghĩa - chọn chức tước, tiền bạc hay tình yêu?.

Trong bài thơ Foòng nặm (Sóng), ông lại đề cập đến một vấn đề khác, vấn đề của cuộc sống với sự đối thoại giữa con người với con người và con người với chính bản thân về lẽ sống, về bản chất, giá trị cuộc sống: Foòng nặm pền răng pây mại pện nỏ/ Nắm dặng hết khau phja/ Pửa đai đửa đía/ Cốc cắn pò phja lẻ dử fòong nặm... (Sóng cứ đi mãi, đi mãi là sao/ Không dừng lại làm núi/ Ngày xưa núi chính là sóng...).

Cũng bởi cuộc sống đầy bất trắc, đầy sự phức tạp nên chỉ một chút nhầm lẫn, một chút thiếu thận trọng thôi thì hậu quả không mong muốn sẽ đến với bất kỳ ai trong mỗi chúng ta: Phít xá xít đeo/ Chích slì fòong tằng tời. (Một chút nhầm nhỡ thôi/ Đã thành sóng ngầm một đời). - (Foòng nặm - Sóng).

Trong cái phức tạp, cái khôn lường của cuộc sống, trong sự lẫn lộn giữa sự giả dối và chân thành, âm mưu và phản trắc - nhà thơ như muốn “truy” đến tận cùng để tìm kiếm một giá trị đích thực của cuộc sống hôm nay: Ỏi voan hân tầư mà/ Voan hân bâư mà/ Nắm dử náo/ Pện ỏi voan hân tầư mà/ Hân lảc mà/ Nắm dử nlảo/ Ỏi voan hân mốc rẩy gần mà (Mía ngọt từ đâu/Mía


ngọt từ lá/ Không phải thế/ Mía ngọt từ đâu/ Mía ngọt từ rế/ Không phải thế/ Mía ngọt từ lòng người). - (Ỏii voan hân tầư mà - Mía ngọt từ đâu).

Đó chính là tình cảm chân thành, từ lòng yêu thương, nhân ái giữa con người với con người. Tình người sẽ là “mật ngọt” của cuộc đời mãi mãi.

Tính hiện đại trong thơ song ngữ Y Phương còn được thể hiện một cách rõ nét qua việc biểu hiện, sự bày tỏ những khát vọng cá nhân, những nhu cầu cá nhân rất riêng tư trong cuộc sống thời hiện đại hôm nay. Khát vọng thành thực ấy trong con người cá nhân - cái tôi của Y Phương được thể hiện qua rất nhiều bài thơ như: Khua sle slổng (Cười để sống), Tha vằn cáp nhả (Mặt trời và cỏ), Tổng rài slim điếp (Sa mạc yêu), Gừn kheo (Đêm xanh)

Ví dụ trong bài thơ On slổng(Thưởng sống) ông viết: Nhằn tằng nầy/Vằn ón mì pày tóoc/Tồng gạ nặm luây móc bên/Nắm mì vằn hòi tẻo/Mọi pày chứ, mọi pày kèn tót (Đành rằng/Tuổi trẻ chỉ một lần/Như sông kia trôi như mây kia bay/Một đi không trở lại/Mỗi lần nhớ là một lần nhói buốt)… khiến cho người đọc cũng buốt nhói theo. Cái nhói buốt ấy chính là tuổi trẻ, là hoài niệm, là khao khát, là nhu cầu được sống, được yêu một cách hồn nhiên, chân thật nhất. Bởi ai cũng chỉ sống một lần, nên chúng ta phải biết quý trọng từng giây phút của cuộc đời, đừng để tuổi trẻ trôi qua một cách phung phí; để sau này khi không còn trẻ nữa sẽ không phải ân hận, xót xa, buốt nhói vì tiếc nuối.

Hay còn nhiều câu thơ khác nữa viết về tình yêu, tình vợ chồng - rất tha thiết, rất mộc mạc, nhưng rất xúc động của ông trong 2 tập thơ song ngữ này: Nọong tồng khẩu/ Kin quá tới/ Nhằng dác… (Em là cơm/ Suốt đời ăn/ Vẫn…đói). - (Khẩu - Cơm).

Cách viết, cách diễn đạt nói về tình yêu của ông luôn có sự mới, lạ với đầy sự liên tưởng thú vị. Ví dụ như bài Dẻc (Xé): Rà chứ điếp thâng slúc/ Rà điếp chứ thâng đíp/ Điếp chứ rà mì đang/ Tứn dạu rà chứ điếp/ Điếp chứ


thâng pài đăm (Ta nhớ em đến chín/ Ta nhớ em đến sống/ Ta quên mình đang thai/ Ta yêu em sớm mai/ Ta yêu em chiều tà/Ta yêu em trùng điệp).

Khát vọng yêu được nhà thơ thể hiện qua nỗi nhớ đến xé lòng, yêu đến “trùng điệp” - quả là một cách diễn đạt rất mới, rất lạ trong thơ Y Phương thế kỷ XXI.

Khát vọng ấy đôi khi còn được thể hiện qua lời nhắn nhủ, lời động viên như khi ta đọc xong cuốn tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai ” xuất bản năm 1977của nữ văn sĩ người Úc Colleen McCulough vậy. Đọc mà thấy rưng rưng, thấy cảm động vì lời thơ thật quá, đúng quá và xót xa quá: Cà này nhằm mì rèng/ Điếp căn a nè/ Điếp bặng nậu lăng phạ lốm/ Dá đảy slưởng to lai cà(Giờ còn khỏe ngày nào/ Hãy yêu nhau đi.../ Yêu như ngày mai trời sập/ Đừng đắn đo gì hết...) - (Tói kha - Đôi chân)

Không chỉ thể hiện những khao khát trong tình yêu, thơ song ngữ Y Phương còn chứa đựng biết bao niềm khát khao về cuộc sống đời thường. Đôi khi, đó là một khát vọng được vươn ra biển lớn, một khát vọng chính đáng, lớn lao của con người DTTS hôm nay: Nòn lồng dá/ Slưởng đắc/ Ngám tẳt lăng/ Tẻo chứ/ Đua nòn pây mừa pế ... (Nằm xuống rồi/ Định ngủ/ Vừa đặt lưng/ Chợt nhớ/ Giấc ngủ đi về biển)…

Và cùng với giấc mơ “vươn ra biển lớn” là khát vọng được sống hết mình, sống tự do như chim trời, sống nhiệt tình như thuở còn “trai trẻ”: Mà lố/ Rà khửn tàng pây liểu pây liểu pây liểu/ Chắc rừ/ Nẩy bỏong tàng tầu đú… (Nào ta lên đường đi chơi/ đi chơi đi chơi đi chơi đi chơi/ Và biết đâu/ Đây chặng đầu cuộc đời.) - (Khửn xe pây liểu - Ta lên xe đi chơi).

Cái hết mình ấy chính là mong muốn được hưởng thụ cuộc sống một cách chính đáng, được sống thật mình và sống cho chính mình. Cách suy nghĩ ấy thật hiện đại, mới mẻ, nhất là đối với các tác giả là người DTTS.


3.2.3. Hiện đại trong ngôn ngữ thơ


3.2.3.1. Trong cách dùng từ


Ngôn ngữ trong thơ song ngữ của Y Phương cũng mang nhiều yếu tố hiện đại dù là sáng tác bằng tiếng Tày. Điều mà thể hiện rõ nét nhất là ở việc nhà thơ rất hay dùng từ ngắn, từ mới (thậm chí là lạ) đối với người Tày (và cả đối với người Kinh). Đó là những từ vừa có âm thanh, vừa có hình ảnh, vừa có sự ám ảnh về hình tượng nghệ thuật. Ví như trong bài Lồm loảng (Gió hoang), ta thấy có những từ rất lạ (không tìm thấy ở trong ngôn ngữ Tày) nhưng vẫn đậm chất vùng cao như từ “pặp pặp”, thể hiện bước đi chắc, khỏe của người phụ nữ Tày đẹp - một vẻ đẹp đầy tính phồn thực.

Hay trong bài thơ Ỏi voan hân tầư mà (Mía ngọt từ đâu) ta cũng bắt gặp những từ láy kheo kheo (nâu nâu), đâu đâu (xanh xanh):

Ỏi voan hân mốc rẩy gần mà Mốc rẩy gần kheo kheo

Mốc rẩy gần đâu đâu (Mía ngọt từ lòng người Lòng người nâu nâu Lòng người xanh xanh)

Hai từ trên diễn tả màu sắc của cái “vô hình” (là lòng người), nhưng lại diễn tả đúng tính chất của “cái vô hình” ấy. Đây thật sự là cách diễn đạt lạ, sáng tạo của nhà thơ Y Phương.

Hoặc như trong bài thơ Khốm (Chiết) của Y Phương, ta cũng bắt gặp những từ láy được dùng một cách sáng tạo và đầy ám ảnh đó:

Tẳm vằn rà tọn bản lồng cai Quây lin lít

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí