Ngôn Ngữ Thơ Gần Với Ngôn Ngữ Đời Sống


Chương 3

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRƯỜNG CA HỮU THỈNH

3.1. Ngôn ngữ

Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản, là yếu tố đầu tiên của văn học. Dù bắt đầu từ đâu thì những người cầm bút đều phải chú trọng đến nghệ thuật ngôn từ. Những nhà thơ xưa từng dụng công rất nhiều với ngôn ngữ. Nguyễn Cư Trinh đã từng nói: “Một chữ mà nghĩ ba năm mới được, giảng ngàn năm chưa xong”. Từ ngữ đưa vào thơ là từ ngữ đã được nhào nặn qua cảm xúc của mỗi nhà thơ. Người ta ví quá trình đó giống như “lọc quặng”, phải lọc hàng nghìn tấn quặng thơ để tìm được tinh chất, sự mới mẻ của nhà thơ nằm chính trên con chữ. Trong quá trình sáng tạo mỗi nhà thơ, nhà văn lại có cách “lao động chữ” khác nhau. Chính vì vậy mà tạo nên phong cách độc đáo của mỗi người.

Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có lối đi riêng của mình trong cách sử dụng ngôn ngữ, nhà thơ Hữu Thỉnh cũng vậy. Ta có thể nhận thấy lớp từ ngữ mà nhà thơ sử dụng là lớp từ từ ngữ thông dụng đời thường, lớp từ ngữ mượn từ sáng tác dân gian, từ ngôi đền văn học dân gian. Vẫn trên cái nền chất liệu ngôn ngữ cổ điển nhưng được thổi vào đó lối tư duy hiện đại, thông qua đó ta thấy được sự kế thừa và sáng tạo trong thơ Hữu Thỉnh.

3.1.1. Ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ đời sống

Ngôn ngữ đời sống là lớp từ ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của người bình dân. Đặc điểm nổi bật của lớp từ ngữ này là rất giàu hình ảnh, gợi cảm, gợi tả. Việc đưa lớp từ ngữ thông dụng đời thường vào trong thơ không hề làm giảm giá trị của bài thơ mà trái lại làm cho bài thơ có màu sắc riêng, biểu hiện phong cách cá nhân một cách rò nét.


Những tác phẩm thơ nói chung và các sáng tác trường ca nói riêng được Hữu Thỉnh sử dụng rộng rãi vốn từ ngữ gần với ngôn ngữ đời sống:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đất ông bà

Bước chân trâu lồng vào dấu chân voi Đi mỗi bước đều kể bao sự tích

Đặc điểm trường ca Hữu Thỉnh - 11

Cây vối đứng bờ ao, cặp thừng treo gác bếp Bồ muối để dành vần cạnh bếp tro

Cái cối cái chày đếm nhịp nhỏ to Bao truyền thuyết được kể ra từ đấy

(Sức bền của đất)

Nhờ có lớp từ sinh hoạt đời thường, bình dị, sinh động xuất hiện nhiều trong trường ca đã góp phần xóa bỏ tính trang nhã, ước lệ, bộc lộ một cái nhìn hiện thực hóa đối với cuộc chiến tranh gian khổ. Ta có thể tìm thấy khá nhiều từ ngữ, cách nói mang tính khẩu ngữ của quần chúng trong thơ ông:

Rồi em lớn lên Biết thử yếm đào Anh cũng lớn lên

Biết đo quần lá tọa..

(Sức bền của đất)

Có thể nói, nhờ có ngôn ngữ sống động của đời sống thường nhật mà mọi sắc thái của đời sống đã được tái hiện một cách chân thực bằng thơ. Có khi nhờ sự góp mặt của yếu tố khẩu ngữ đã làm cho cách diễn đạt trở nên chính xác hơn, và vì thế tạo sức biểu cảm cao hơn:

Ta đi từ đầu sông Lô đến cuối sông Thương

Từ thung lũng Sa Thầy ra sông Trường cát trắng Đất vẫn đất của dân ca và mía mật

Gió thổi rừng lồ ô thương nhớ bao nhiêu

(Sức bền của đất)


Lớp từ thuần Việt vốn không sang trọng, cầu kì mà giản dị, mộc mạc, tự nhiên. Vốn từ thông dụng từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của người dân được Hữu Thỉnh cân nhắc, tìm tòi kĩ lưỡng và sử dụng một cách tự nhiên, thú vị: “gió như chạy chân trần trên đất”, “Ông bà đi xa ruộng nương để lại / Làm sẵn ca dao dạy cách ở ăn” (Sức bền của đất); “Lá thư chữ đứng chữ ngồi”, “Sáng úp mặt ngoài đồng / Chiều còng lưng cuốc đất” (Đường tới thành phố); “Mây đen một mảnh nhỡ nhàng về quê”, “Chiếc nón mê thui thủi giữa đồng”, “Cha nhễ nhại trước cỏ lau cỏ lác” (Trường ca biển) ....

Trong thơ Hữu Thỉnh, đặc biệt là trường ca, ngôn ngữ tự sự chiếm một số lượng tương đối lớn. Việc kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình khiến cho trường ca dung nạp số lượng khá lớn ngôn ngữ của đời sống giàu tính khẩu ngữ, cho phép nhà thơ phản ánh sát đúng thần thái của hiện thực được miêu tả. Dường như tác giả không hề tô điểm cho lời thơ, để cho bản thân sự việc, sự vật hiện lên với đúng dáng vẻ, màu sắc của nó. Đây là tâm trạng một người lính sau trận chiến với kẻ thù:

Chẳng nhớ anh chồm tới ra sao

Chỉ nhớ cái lặng im khi không còn chúng nó Cái lặng im hoàn toàn

Anh nằm nghe anh thở

(Đường tới thành phố)

Chất văn xuôi mộc mạc toát lên từ những đoạn thơ giới thiệu về hình ảnh những người lính làm cho lời kể càng thêm chân thực, giản dị phác họa đúng chân dung nhân vật:

Xạ thủ Trung liên

Lưỡng quyền cao đen một nốt ruồi Đang chở che, đang âu yếm mọi người Tiếp thêm củi bằng bàn tay thô giáp


Những ngón bằng như cây bài tam cúc Từng bàng hoàng trên mái tóc người yêu

(Đường tới thành phố)

Có thể khẳng định, yếu tố khẩu ngữ, yếu tố văn xuôi, được đưa vào lời kể một cách ào ạt, cuộc sống chiến trường với biết bao sự kiện ngổn ngang, bề bộn được hiện lên hết thảy trong ngôn ngữ giàu chất văn xuôi của người kể chuyện:

Chính mơ ước cho chúng tôi bóng mát Qua bãi bom cây cối cộc cằn

Nhìn ngọn lửa lại nhìn nhau Bỗng lạ

Lòng cứ đầy những Bình Định, Nha Trang...

(Đường tới thành phố)

Nếu mảnh đất thơ ca hiện đại đưa ngôn ngữ thơ về với đời thường, làm cho nó trở nên quen thuộc và gần gũi với mọi người thì Hữu Thỉnh đã thành công trên mảnh đất ấy. Đưa lớp từ ngữ đời thường vào thơ, Hữu Thỉnh đã làm cho những bản trường ca của mình thấm đẫm hơi thở cuộc sống. Những bản trường ca của ông không xa lạ với bạn đọc mà gần gũi, dễ đi vào lòng người. Chất thơ không phải ở đâu xa, nó được ông chắt lọc từ chính lời ăn tiếng nói hàng ngày.

3.1.2. Ngôn ngữ thơ mang màu sắc dân gian

Trong cuốn Thơ Việt Nam hiện đại (nhiều tác giả), PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã cho rằng: Một trong những đặc điểm nổi bật trong các sáng tác của Hữu Thỉnh nói chung và trường ca nói riêng là mang đậm màu sắc dân gian. “Trong làng thơ, anh nổi tiếng là người mê và thuộc nhiều ca dao tục ngữ... Hữu Thỉnh có thể nói chuyện say sưa suốt ngày về ca dao. Anh phân tích thấu đáo, cặn kẽ, hiểu biết từng cái hay, cái đẹp của những câu ca dao như một người chuyên nghiên cứu văn học dân gian. Vốn kiến thức phong phú này đã


làm Hữu Thỉnh thêm giàu có, tạo thuận lợi cho những tìm tòi sáng tạo của thơ anh. Hữu Thỉnh tiếp thu truyền thống dân tộc không những chỉ là ở cách nói, cách ví von, so sánh mà còn ở cách tư duy, cách liên tưởng độc đáo, ở một âm hưởng xa xôi khó nhận biết” [35, 411]. Một trong những lí do làm nên sự thành công ấy thiết nghĩ đó là sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với những tác phẩm của ông. Chất liệu dân gian được Hữu Thỉnh vận dụng khá nhuần nhuyễn và đạt giá trị nghệ thuật cao.

Quê hương và con người miền đất Trung du Bắc Bộ dường như đã ăn sâu vào tâm khảm nhà thơ, nuôi dưỡng hồn thơ ông. Chính từ cái nôi văn hóa đó mà những thi liệu dân gian Bắc Bộ trở nên gần gũi, quen thuộc khi đi vào trang thơ Hữu Thỉnh. Nhà thơ từng tâm sự: “Tôi đến ngôi đền của thơ ca bằng hơi thở của dân gian, tôi đưa bao câu ca dao, dân ca vào thơ, có câu ảnh hưởng gần, có câu ảnh hưởng xa” [18, 429]. Đọc thơ ông ta nhận thấy, không chỉ trường ca mà nhiều bài thơ của Hữu Thỉnh ngôn từ của nó bắt nguồn từ văn học dân gian như ca dao, dân ca, tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân, từ trong chất liệu dân gian...Việc tiếp nhận ảnh hưởng này một mặt thể hiện vốn văn hóa dân gian của tác giả, mặt khác cũng phản ánh “bầu khí quyển” nuôi dưỡng hồn thơ của tác giả để từ đó chuyển hóa thành nguồn cảm hứng trong quá trình sáng tác, đặc biệt là ý thức lao động và mài dũa tài năng của nhà thơ. Không phải ngẫu nhiên mà Lý Hoài Thu lại cho rằng: “Dù viết về chiến tranh hay tình yêu, tâm trạng con người hay non sông mây gió, thơ Hữu Thỉnh thấm đẫm sắc vị dân gian” [69, 51].

Qua khảo sát ba bản trường ca: Sức bền của đất, Trường ca biển, Đường tới thành phố chúng tôi nhận thấy nhiều bài thơ của ông bắt nguồn từ cảm hứng dân ca:

Trông ra bờ ruộng năm nào

Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen



Hay:

Mẹ tôi nón lá bước lên

Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu

(Trông ra bờ ruộng)


Con chim xanh mê trái lựu trước vườn Mùa hạ trôi qua từ ngày chim trốn tiếng

(Trở lại mùa xuân – Tiếng hát trong vườn)

Trong trường ca của ông có nhiều đoạn được lấy từ cảm hứng dân ca:

Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu Mỗi vườn trầu có bao nhiêu mùa hạ

(Đường tới thành phố )

Hay:


Hai chữ thủy chung đính ở góc khăn

...Chim bay về núi tối rồi

...Nàng về nuôi cái cùng con

(Sức bền của đất)

Nhiều bài thơ tác giả rất thành công khi vận dụng nhuần nhuyễn và biến đổi hợp lí, linh hoạt những câu tục ngữ dân gian:

Vào lính xe tăng anh trước anh sau Nết ở ăn người thì lạnh nóng

Khi đã hát hòa cùng một giọng Một người đau tất cả quên ăn

(Trên một chiếc xe tăng)

Hay:


“Làng xóm nặng tình lạt mềm buộc chặt”; “Ăn trông nồi, là nhường nhịn anh em, ngồi trông hướng, là biết thù bóng tối”; “Cha khuyên: có chí thì nên”..

(Sức bền của đất)


“Nụ cười bán tín bán nghi”...

(Đường tới thành phố).

Cũng có những câu thơ Hữu Thỉnh lấy lại nguyên bản của câu ca dao, để tạo nên cung bậc cảm xúc:

Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy Cúc sẽ về, xóm Mũi sẽ về ta

(Đường tới thành phố)

Hay:


Bao giờ lúa trổ đòng đòng Lúa đang trổ

Anh về đấy chị

(Đường tới thành phố ) Cũng có khi đó là sự tương phản:

Gió đâu gió mát sau lưng

Không, em không phải sau lưng. Em đang ngồi trước mặt

(Đường tới thành phố)

Đặc biệt Hữu Thỉnh còn độc đáo ở chỗ là mượn ca dao để nói lên phép đối nhân xử thế, triết lí nhân sinh của con người Việt Nam:

Mẹ em tham khúc cá thu

Gả con về biển mịt mù tăm tăm

(Sức bền của đất)

Hay:


Ra sông lấy sóng mà yêu

Đường xa gặp núi lấy đèo mà tin

(Trường ca Biển )

Câu thơ như một lời nhủ thầm mà vô cùng thấm thía: ra sông phải yêu sóng, đi đường xa gặp núi thì lấy đèo mà tin. Thì ra để đi đến chiến thắng trước hết mỗi người lính phải làm chủ được hoàn cảnh và làm chủ được chính


mình. Đó chính là “chìa khóa” giúp người lính tìm được con đường sống, tự do và hạnh phúc.

Ta còn bắt gặp cả những bài đồng dao xuất hiện trong trường ca của ông:

Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà

Phải tội đàn ông

Cơm trắng như bông Gạo tiền như suối Bỏ mắm bỏ muối

Bỏ chuối hạt tiêu Bỏ niêu cứt gà Bỏ cho bà nào Bỏ cho bà này

(Sức bền của đất)

Hẳn ai trong mỗi chúng ta lại không thuộc bài đồng dao thời thơ ấu. Bài đồng dao gợi cho chúng ta nhớ về những kí ức xa xưa. Những kỉ niệm lại ùa về trong kí ức nhà thơ. Nó làm cho trường ca gần với cuộc sống hơn, thật hơn. Dẫu biết rằng đó chỉ là khoảng lặng trong tâm tưởng của những người lính khi nhớ về quê hương làng xóm. Song chính điều đó lại giúp chúng ta hiểu thêm, nhờ nó mà chúng ta có quê hương, gốc gác...

Không chỉ vậy, giọng điệu thơ Hữu Thỉnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng của thơ dân gian. Nhiều câu thơ của ông còn nguyên âm hưởng lời ru:

Bên bồi bên lở về đâu

Bên trong bên đục dài lâu tình đời

(Đường tới thành phố )

Hay:


À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh

(Trường ca Biển )

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí