Thơ song ngữ Y Phương - 14


Y Phương luôn lo lắng, day dứt về việc: làm thế nào để tiếng Tày không mất đi? để ngôn ngữ Tày tồn tại mãi trong đời sống văn học và trong đời sống thường ngày của cộng đồng Tày? Có lẽ, chính từ những suy nghĩ, băn khoăn, trăn trở đó - ông đã chủ trương và tích cực sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ (sau đó dịch ra tiếng Việt) trong một giai đoạn văn học mới - giai đoạn đầu thế kỷ XXI.

Qua khảo sát và phân tích, chúng ta thấy, thơ song ngữ Y Phương thật sự là một thứ thơ mang đậm bản sắc Tày. Bản sắc Tày được thể hiện trước hết ở trong ngôn ngữ thơ. Ông sáng tác thơ bằng tiếng Tày - một thứ ngôn ngữ khá giàu có về từ vựng, ngữ nghĩa và hình ảnh. Với số đơn vị ngữ âm khá giàu có - ngôn ngữ Tày đã có khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc biệt, ngôn ngữ Tày đã đủ khả năng diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Bên cạnh việc bổ sung một số từ ngữ của thời hiện đại của tiếng Việt, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các vốn tục ngữ, thành ngữ, dân ca Tày vào trong các sáng tác thơ của mình.

Sinh ra, lớn lên, sống gắn bó với núi rừng nên Y Phương đã phản ánh cảnh sắc thiên nhiên núi rừng vùng cao; cuộc sống, tâm hồn “người đồng mình” và những phong tục, tập quán đẹp trong cộng đồng Tày một cách chân thực, sinh động, phong phú, mang đậm bản sắc Tày. Đó là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng vùng biên giới xa xôi, xanh thẳm - ngọn nguồn của sự sống với sắc màu rực rỡ, tràn đầy sức sống lúc xuân sang, khi thu về với những “cánh đồng khỏe” cho mùa vàng bội thu. Hay đó là hình ảnh con người nơi vùng biên giới thăm thẳm, trập trùng - những con người với vẻ ngoài “thô sơ”, mộc mạc nhưng bên trong luôn lấp lánh những vẻ đẹp thuần khiết, trong trẻo. Đặc biệt là vẻ đẹp của những người phụ nữ Tày - một vẻ đẹp của sự hy sinh… khiến người đọc phải kính thương. Nhưng bên cạnh đó, điều dễ nhận


thấy là: Trong thơ song ngữ Y Phương đã khắc họa hình ảnh con người miền núi trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống thời hiện đại hôm nay luôn tràn đầy sự lo lắng và nỗi buồn. Đi sâu vào việc thể hiện nỗi buồn mang tính “nhân văn, nhân bản” đó - thơ Y Phương như có ý nghĩa hơn, chân thực và sâu sắc hơn.

Y Phương luôn tự hào về những phong tục tập quán đẹp trong cộng đồng Tày. Những nét đẹp của phong tục, tập quán của cuộc sống ngày thường cũng như sinh hoạt ngày lễ, tết đã đi vào trong thơ Y Phương với những hình ảnh chân thực, phong phú, sinh động, cụ thể, ông đã gửi gắm vào đó niềm tự hào về đời sống tinh thần giàu có, ấm áp nghĩa tình của những con người xứ núi. Phong tục tập quán của người Tày trong thơ Y Phương là những phong tục tập quán đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng như các lễ hội, trang phục và ẩm thực; là những phong tục tập quán đẹp trong quan hệ gia đình, bạn bè, trong tình cảm của mẹ - con, trong tình cảm của lứa đôi và trong tình cảm bạn bè. Tất cả những nét đẹp văn hóa đó đã khiến Y Phương luôn tự hào, luôn da diết nhớ thương khi xa, luôn là niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn, thương, nhớ tiếc… khi thấy các phong tục tập quán đang dần phai nhạt. Qua đó thể hiện ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của nhà thơ Y Phương.

Đặc biệt, thơ Y Phương mang đậm bản sắc Tày còn ở cách diễn đạt thơ theo lối diễn đạt mộc mạc, giản dị của người Tày; hình ảnh trong thơ hết sức dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi, trong đó có những hình ảnh mang tính biểu tượng cao như các hình ảnh: núi, sông, ngọn lửa, mặt trời, trăng, làng

4. Tính truyền thống và tính hiện đại luôn tồn tại song hành trong thơ song ngữ Y Phương. Y Phương đã vận dụng một cách hiệu quả vốn văn hóa, văn học truyền thống dân gian Tày trong sáng tác thơ song ngữ của mình - từ tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ, ca dao... đến những hình ảnh biểu tượng đặc trưng trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày. Kế thừa thơ ca truyền


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

thống một cách có tiếp thu và chọn lọc nên trong mỗi tác phẩm thơ song ngữ của ông vừa đậm “chất” Tày, vừa mang tính thời đại.

Các bài thơ song ngữ của Y Phương rất mới, rất hiện đại… trong nội dung thơ và trong cả cách diễn đạt thơ. Các vấn đề (chủ đề) trong các bài thơ ông viết không phải chỉ là các vấn đề dành cho người Tày, mà có thể là các vấn đề quan tâm của tất cả mọi người trong cuộc sống đương thời. Đặc biệt, thơ song ngữ Y Phương mang tính hiện đại còn bởi thơ ông luôn mang hơi thở của con người cùng những triết lý sống thời hiện đại; ở các vấn đề xã hội mà nhà thơ quan tâm, nhà thơ chứng kiến; qua việc biểu hiện, sự bày tỏ những khát vọng cá nhân, những nhu cầu cá nhân rất riêng tư trong cuộc sống thời hiện đại hôm nay; trong ngôn ngữ thơ, nhất là ở việc nhà thơ rất hay dùng từ ngắn, từ mới (thậm chí là lạ) đối với người Tày (và cả đối với người Kinh); ở cách ngắt câu thơ và ngắt nhịp thơ.

Thơ song ngữ Y Phương - 14

Thơ song ngữ là mảng sáng tác đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của Y Phương. Chúng tôi mong muốn, qua công trình nghiên cứu nhỏ bé này sẽ làm nổi bật một số đặc điểm riêng về nội dung và nghệ thuật trong Thơ song ngữ Y Phương cũng như khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của nhà thơ Y Phương trong bộ phận thơ ca DTTS thời kì hiện đại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lại Nguyên Ân (Biên soạn - 2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Triều Ân (2003) chủ biên, Chữ Nôm Tày và truyện thơ, Trung tâm nghiên cứu Quốc học Xuất bản.

3. Triều Ân (2004), Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại, Trung tâm nghiên cứu Quốc học xuất bản.

4. Nông Quốc Chấn (1964), Mấy vấn đề về văn học các dân tộc thiểu số, Tạp chí văn học, số 10.

5. Nông Quốc Chấn (1977), Một vườn hoa nhiều hương sắc, NXB Văn hóa dân tộc.

6. Nông Quốc Chấn, 1998, Tuyển tập Văn học Dân tộc miền núi, NXB Giáo dục Hà Nội.

7. Nông Quốc Chấn (chủ biên), 2000, Tinh tuyển văn học Viêt Nam - Tập 2 - quyển 2 - Văn học các dân tộc thiểu số, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

8. Gia Dũng (Biên soạn 2007), Tuyển tập thơ các Dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX, NXB Văn hóa dân tộc.

9. Nguyễn Sĩ Đại, Thơ Y Phương, http:// vietimes, vietnamnet.vn/


10. Đinh Văn Định, 1977, Văn học DTTS mười năm qua với vấn đề truyền thống và hiện đại, NXB Văn hóa.

11. Phạm Gia Đức (chịu trách nhiệm xuất bản), 2000, Tổng tập nhà văn quân đội - Tập 7 - Kỷ yếu và tác phẩm, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (chủ biên), Đỗ văn Khang, PhạmQuang Long, Phạm Thành Hưng, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Lí Hoài Thu, 2007, Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


13. Nguyễn Xuân Hải, “ Nhà thơ Y Phương: "Tự biết mình như chén nước”" http://antg.cand.com.vn/2.

14. Nguyễn Đức Hạnh (chủ biên), 2015, Văn học địa phương miền núi phía Bắc, NXB Đại học Thái Nguyên.

15. Nguyễn Thị Bích Hạnh - Luận văn thạc sĩ Cao Bằng - Đất văn chương.

16. Tuy Hòa, Một sự công nhận dành cho thể thoại tản văn - http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/mot-su-cong-nhan-danh-cho- the-loai-tan-van-2136108.

17. Cao Thị Hảo - Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy

Sơn.


18. Nguyễn Thị Thu Huyền: Luận văn thạc sĩ “Bản sắc Tày trong thơ Y

Phương và Dương Thuấn”, Đại học Thái Nguyên (2009).


19. Inrasara, 2012, Văn xuôi dân tộc thiểu số, khác biệt từ vùng miền, Tạp chí Văn nghệ Cao Bằng, số Tết.

20. Lộc Bích Kiệm, Đặc điểm dân ca đám cưới Tày - Nùng xứ Lạng, Hội Văn học Nghệ thuật Lạng Sơn.

21. Lộc Bích Kiệm, 2016, Văn học các dân tộc thiểu số - Một bộ phận đặc thù của văn học Việt Nam, NXB văn hóa dân tộc.

22. Yên Khương - Huy Thông, Ngoài làm thơ tôi từng đi buôn lậu, http:// vietimes, vietnamnet.vn/

23. Phong Lê , 1985, 40 năm văn hóa nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945-1985, NXB văn hóa Hà Nội.

24. Phong Lê, 1998, Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc.


25. Mã A Lềnh: Người gửi bùa mê người H’mông vào trang viết - http://www.phunutoday.vn/ma-a-lenh-nguoi-gui-bua-me-nguoi-hmong-vao- trang-viet-d20855.html.

26. Di Linh, Y Phương và những đóa hoa tháng giêng kiệt sức, http://vietimes.com.vn/vn.

27. Di Linh, Nhà thơ Y Phương: Ngược ngàn gió nổi, http:// vietimes, vietnamnet.vn.

28. Quách Liêu, “Hai cách viết trong sáng tác văn học các dân tộc thiểu số”, Tạp chí Văn học, số 9 (273), tháng 9-1994; tr.17.

29. Phương Lựu (chủ biên), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, 1996.


30. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) - Trần Đăng Suyền (Chủ biên phần văn), 2008, Ngữ văn 12 tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

31. Nguyễn Đức Mậu - Trúc Thông, Lí luận, phê bình và thông tin về thơ, số 1, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội.

32. Hoàng Nam (chịu trách nhiệm xuất bản),1995, Thơ văn Cao Bằng 1945 - 1995, NXB Văn hóa dân tộc hội văn nghệ Cao Bằng.

33. Nguyền Hồng Nga, Tản văn - Thể loại không dành cho người viết trẻ - http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=15865.

34. Nhiều tác giả, 2007, Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

35. Hiền Nguyễn, Hãy viết bằng tài sản chung và sự thiêng liêng, kỳ diệu của ngôn ngữ, http://www.toquoc.gov.vn/chuyenmuc/vanhocquenha/view.asp?nid=221.

36. Y Phương, Nhà thơ Y Phương và chuyện người Tày ở thành phố, http://60s.com.vn/folder/204.aspx.

37. Y Phương (1986), Tiếng hát tháng giêng, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cao Bằng).


38. Y Phương, 1996, Đàn then, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.


39. Y Phương, 1999, Chín tháng (trường ca), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.

40. Y Phương, 2002, Thơ Y Phương, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.


41. Y Phương, 2006, Thất Tàng lồm (Ngược gió) thơ song ngữ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

42. Y Phương, 2015, Tủng Tày (Vũ khúc Tày), NXB Đại học Thái Nguyên.


43. Y Phương, Hoa cây đắng, http://my.opera.com/kiukiu/blog/index


44. Y Phương, Hỏi người lòng cũng nông như vậy/Làm sao biết yêu sâu?


45. Y Phương, Manh áo tình em, http://my.opera.com/kiukiu/blog/index.


46. Y Phương, Một cái nhìn buồn về hiện đại hóa thôn bản,

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tienggoisophan/4824/index.viet.


47. Y Phương, Pờ Sảo Mìn và dân tộc Pa Dí “hai ngàn lá”!

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tinhcachviet/4315/index.viet.


48. Y Phương, Muôn năm số kiếp con người, http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/4310/index.viet.

49. Y Phương, Phong Slư: Sinh lực của máu và lửa, http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/5038/index.viet.

50. Y Phương, Quê hương chất ngất này đây,

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tienggoisophan/4823/index.viet.


51. Y Phương, Quê hương tôi và sự giao thoa giữa các dân tộc,

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa.


52. Y Phương, Tháng giêng một vòng dao quắm, http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/tienggoisophan/4298/index.viet.


53. Y Phương, Về Trùng Khánh đắm trong mưa hạt dẻ,

http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/nhietkevanhoa/4855/index.viet.


54. Y Phương, 2011, Tập tản văn Kungfu người Co Xàu, NXB Hội Nhà văn.


55. Trần Công Văn, Y Phương và dấu ấn văn hóa Tày, tạp chí TP.HCM ngày 17/7/2011.

56. Hoàng Quyết, 2014, Thành ngữ - Tục ngữ, Cao dao dân tộc Tày, NXB Văn hóa Thông tin.

57. Nguyễn Thúy Quỳnh, Y Phương “kê cao” thơ Tày hiện đại, http://www.nhavantphcm.com.vn/chan-dung-phong-van/y-phuong/-tho-tay- hien-dai.html82.

58. Dương Thuấn - Nhìn lại văn học Tày, Tạp chí nghiên cứu văn học số 9-2006.

59. Nhà thơ Dương Thuấn: Nhà văn phải trở thành sứ giả văn hoá của dân tộc mình, http://vnca.cand.com.vn/doi-song-van-hoa/Nha-tho-Duong- Thuan-Nha-van-phai-tro-thanh-su-gia-van-hoa-cua-dan-toc-minh-328064/.

60. Bảo Thu: Luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật trong thơ Y Phương”, Đại học Đà Lạt (2014).

61. Trần Ngọc Thêm, 1999, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.


62. Lâm Tiến (1995), “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại”, NXB Văn hóa Hà Nội.

63. Lâm Tiến (2002), “Văn học vàmiềnnúi”, NXB Văn học dân tộc, Hà Nội.


64. Lâm Tiến, Vẫn cứ một màu xanh rừng, http://www.phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=16776.

65. Trần Thị Việt Trung, 2010, “Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại” (nghiên cứu, phê bình), NXB Đại học Thái Nguyên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023