Một Số Hình Ảnh Thơ Mang Nét Đặc Trưng Của Làng Tày Miền Biên Viễn


trong bài thơ Ken luô (Bó đuốc), tác giả cũng đã có cách diễn đạt tình cảm mộc mạc và đáng yêu như thế: Slíp pét pi/Dặng tói nả lủc slao/Slắn slóc tuô ma eng.. (Tuổi mười tám/Đứng trước bạn gái/Anh run như chó con)…

Cách diễn đạt ý thơ trong thơ song ngữ Y Phương cũng có những nét riêng ( khác với cách diễn đạt của các tác giả người Kinh). Ví dụ như khi diễn đạt cảm xúc trước âm thanh của tiếng gà gáy ở vùng núi cao của người DTTS khi xa quê về đồng bằng ở, Y Phương viết: Rẳm rựt/Te te/Tiểng cáy khăn/Bang bít/Tẳm quây/Tò tồng tỏong tẳm rerp phja tỏong mà/Nghé đén nhù rủng xoéc/Lẹc xẹch tu khay ngòi/Tiểng cảy khăn táy bâư mạy/Dẻc slẩy khát. (Chợt/Te te/Tiếng gà/Mỏng/Xa/Như vọng từ khe núi đá/Ngọn đèn dầu le lói/Lạch xạch cửa hé nhìn.../Tiếng gà như tiếng lá/Xé lòng). - (Cáy khẳn xăm tiểng bâư mạy - Tiếng gà chen lá). Thật rưng rưng, thật nhớ nhung tha thiết quê hương vùng núi cao biên giới ấy. Chỉ nghe thấy tiếng gà gáy thôi là đã sống dậy bao kỷ niệm, bao hình ảnh thân thương nơi có tiếng gà vọng trong khe núi với những âm thanh quen thuộc, đánh thức mọi người, đánh thức lòng người. Khởi nguồn cảm xúc từ tiếng gà gáy buổi sớm mai, Y Phương đã đưa người đọc đến thật gần với làng Tày, nơi có những con người chất phác, đôn hậu, nơi mà ông luôn nhớ đến quặn thắt, xé lòng.

Khi viết về cảnh thiên nhiên miền núi, Y Phương lại có cách thể hiện riêng. Đọc những câu thơ của ông, ta thấy rất rõ hình ảnh con người, cuộc sống miền núi: thật hồn nhiên, khỏe khắn có chút hoang dã mà ấm áp tình người: Thắp khẩu lương/Ít áp thắp khẩu lương (Ghánh lúa vàng/nghít ngát gánh lúa vàng/Cánh đồng khỏe..) - (Lồm loảng - Gió hoang). Ông đã sử dụng những từ rất lạ, vừa có tính tượng hình, vừa có tính tượng thanh như “nghít ngát”, “cánh đồng khỏe”… những từ mà người miền núi mới hay dùng.

Cách diễn đạt này khác với cách diễn đạt của tác giả Hồng Dương cũng viết về cánh đồng lúa thơm chín vàng mùa gặt ở miền xuôi: Mùa hè đến thơm


nồng hương lúa/ Bầu trời cao, đồng lúa mênh mông/ Chiều về chia nửa cánh đồng/ Gió nghiêng nghiêng vạt bồng bềnh áo em. (Mùa về).

Trong bài thơ ông viết về không gian, không khí ngày tết ở quê ông - làng Tày xứ Cao Bằng: Nèn khẩu rườn/Pỏ vầy khua/Riêu rườn đáo/Mạc pjạ mảc tào đảy nẳng dải kin nèn (Tết vào nhà/Bố lửa cười/Cột nhà hồng/Con dao cái cuốc nghỉ chơi ăn bánh). - (Nả đáo khua - Mặt trời hồng); Y Phương đã diễn tả được khung cảnh tết đậm chất vùng cao với từ ngữ lạ: bố lửa, con dao, cái cuốc, nghỉ chơi ăn bánh… Cách diễn đạt ấy đậm chất miền núi, không giống cách diễn đạt của người Kinh về hiện tượng, sự việc này.

Hoặc khi viết về, miêu tả về người con gái đẹp, người Kinh (trong cả cao dao lẫn trong thơ ca cổ điển, thơ ca hiện đại) có một cách diễn tả khác hẳn so với cách diễn đạt, cách miêu tả của Y Phương (hay của một số nhà thơ DTTS khác nữa). Hình ảnh cô gái đẹp được ca dao, thơ ca của người Kinh miêu tả thật xinh đẹp, thanh tao, trang nhã, mỏng manh, sang trọng: Chân mày vòng nguyệt có duyên/Tóc mây gợn sóng đẹp duyên tơ hồng (ca dao); Vân xem trang trọng khác vời/Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười ngọc thốt đoan trang/Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh… (Truyện Kiều - Nguyễn Du).

Còn Y Phương lại nhấn mạnh đến vẻ đẹp khỏe mạnh, có thể là thô mộc nữa, nhưng là vẻ đẹp của người phụ nữ khỏe mạnh, đầy tính phồn thực, đầy khả năng làm chủ gia đình, làm ruộng, lên rẫy giỏi, thức khuya, dậy sớm, leo núi, lên nương… không biết mệt mỏi - nên vẻ đẹp ấy được “kết tinh” ở đôi chân to khỏe, ở bước đi “pặp pặp” dội về làng: Em hiền lành/Em chậm chạp/Em đội chum rượu đến với anh/Người con gái có bàn chân to khỏe/Đạp qua bao nhiêu đau khổ/Đến với anh(Em - cơn mưa rào ngọn lửa); Kha mẳng/Bại mẻ nhình/Pặp pặp dội về làng… (Những bắp chân đàn bà/Pặp pặp dội về làng). - (Lồm loảng - Gió hoang).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Có thể thấy, với cách nói, cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, đúng như cách nói, cách miêu tả của người miền núi (về con người, cảnh vật, thiên nhiên), Y Phương đã tạo được sắc thái riêng trong các bài thơ song ngữ của mình. Đây cũng chính là điều làm nên cái hay, cái đẹp cũng như cái bản sắc Tày đậm đà trong thơ song ngữ Y Phương.

Thơ song ngữ Y Phương - 10

2.3.2. Một số hình ảnh thơ mang nét đặc trưng của làng Tày miền biên viễn


Hình ảnh thơ là một yếu tố đặc trưng của ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có cách thể hiện hình ảnh khác nhau trong các sáng tác cụ thể của mình. Hình ảnh thơ luôn gắn liền với cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy thơ của từng dân tộc. Chính vì thế nó mang màu sắc dân tộc khá rõ. Trong thơ song ngữ của Y Phương, ông đã đưa vào đó những hình ảnh hết sức dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi.

Trong thơ Y Phương, hình ảnh con người, hình ảnh thiên nhiên hoang dã, dữ dội thơ mộng với những núi cao, những sông, suối, bản làng; với những con vật thân thiết với người dân như con trâu, con bò, con chó, con chim rừng, gà rừng… và con hổ, con báo; với những hình ảnh sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt gia đình với nhà sàn, bếp lửa, những ngày hội xuân với tiếng hát sli, hát lượn… Nhưng hình ảnh mang tính biểu tượng trong thơ Y Phương, những hình ảnh đặc trưng miền núi thường được xuất hiện với tần số cao phải kể đến như: núi, sông, đá, ngọn lửa, mặt trời, mặt trăng, làng... Đó là những ngọn núi đầy hoa: Bươn slam đin rà/ Lóoc léc bjooc tềnh phia/ Mạy ooc bâư ooc cáng… (Tháng ba quê tôi/ Núi ra hoa/ Cây ra lộc ra cành…). - (Bài hát bươn slam - Bài hát tháng ba); Pửa ngoài ngòi kiếng hăn muốc bại pò phja/ Tắm pjét bại pò đỏong/Tắm pjét bại mạy nhả/ Tắm pjét bại ruồng bjooc… (Khi soi gương thấy mờ mờ những núi/ Những đồi/ Những lúp xúp cỏ cây/ Lúp xúp hoa…). - (Khoăn - Vía).

Cũng có khi hình ảnh núi hiện lên mang hơi ấm, tình cảm và sự nhớ thương vời vợi của những con người làng Tày khi xa quê, xa núi: Rẳm rựt/Te


te/Tiểng cáy khăn/Bang bít/Tẳm quây/Tò tồng tỏong tẳm rerp phja tỏong mà... (Chợt/Te te/Tiếng gà/Mỏng/Xa/Như vọng từ khe núi đá). - (Cáy khẳn xăm tiểng bâư mạy - Tiếng gà chen lá).

Nhưng có khi lại là hình ảnh núi lửa đang rực cháy như tình yêu nồng nàn, mãnh liệt: Dú chàng rà/Pò phja fầy nưng/Ngám sỉnh… (Ở trong tôi/Có một núi lửa/Vừa mới tỉnh ngủ…) - (Phja phầy - Núi lửa).

Hình ảnh núi xuất hiện trong 2 tập thơ song ngữ của Y Phương đến 20 lần. Đây là một trong những hình ảnh được lặp đi, lặp lại nhiều nhất trong các tập thơ song ngữ của ông.

Đọc thơ Y Phương, ta còn bắt gặp khá nhiều hình ảnh của những con sông, con suối đầy kỷ niệm của tuổi thơ yêu dấu. Ví dụ như trong bài thơ On slổng (Thưởng sống):

Chài cáp nọong Tèo lồng tả

Áp đang


Nặm ủm thổn sloong cần



Toẹn khảm pây hâng dá Tẳm vằn nhằng váng…

Anh và em


Cùng tùm xuống sông Nước ôm trọn hai người



Truyện lâu rồi không nhớ nữa Từ hồi mình chưa … gì.

Còn trong bài Thứa phết (Mồ hôi cay): Rà bứa lai tả ơi tả à/ Lạo pỏ chài đan thân/ Thứa théc léng pày luây tò khửn… (Ta đang buồn sông ơi sông/Khi đàn ông cô đơn/Mồ hôi thường chảy ngược lên mắt…). Hình ảnh sông lại được ví như người bạn của con người, có thể chia sẻ buồn vui với con người. Hình ảnh sông trong 2 tập thơ song ngữ của Y Phương xuất hiện đến 18 lần. Hình ảnh lặp đi lặp lại của sông núi cũng chính là sự phản ánh thiên nhiên “nước non Cao Bằng” sơn thủy hữu tình.


Trong thơ Y Phương, hình ảnh đá cũng xuất hiện khá nhiều lần (15 lần/152 bài thơ). Ví dụ như trong các bài thơ: Cáy khăn (Tiếng gà), Nằng tôm (Ngồi đất), Lọ pha lê slủ đét (Lọ pha lê ánh sáng)… Hoặc trong bài thơ Chứ hin - Nhớ đá: Rà pây hâng lai dá/Hăn hin lẻ chòn mà/Hin pắc khảu năng/Chếp tót.(Ta đi lâu quá rồi/Nhìn thấy đá là ta ùa tới/Đá găm vào ta/Nhức buốt/Nỗi niềm.).

Đá là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, nhiều đồi núi. Người vùng cao sống trên đá, chết lại về với đá. Bởi vậy những người con vùng cao khi xa quê vẫn mang trong mình tình yêu của đá, với đá. Đọc những vần thơ trên ta thấy, Y Phương đã thổi hồn vào đá nên đá cũng có suy nghĩ, có cảm xúc, có buồn vui.... Đá, núi đá vừa là hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên miền núi, vừa là sự gắn bó với cuộc sống với con người, đá vừa là bạn, vừa là thách thức và khó khăn mà người miền núi phải chung sống, phải chinh phục và phải yêu thương nó. Y Phương sinh ra trong không gian văn hoá miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”. Dù đi đến đâu, con người cũng nhớ mình trong tâm hồn của đá, sống vững vàng, mạnh mẽ.

Hình ảnh đá trong bài thơ của Y Phương gợi cho ta nhớ đến hình ảnh cao nguyên đá trải dài trong thơ của tác giả người dân tộc Tày Hoàng Kim Dung: Hin rà roát/Hi ngập ngẳng…/Hin lai/Hin đâu/Hin tềnh bua, bin tẩu tát/Hin củ chang ấc/Slim tàu tỏ ong tực tực quá phja bin (Đá miên man/Đá ngập tràn…/Đá xám/Đá nâu/Đá trên đầu, dưới vực/Đá giấu trong ngực/Trái tim hừng hực qua cao nguyên…). - (Dàn khau hin - Cao nguyên đá); hay là hình ảnh đá núi trong thơ của Bàn Tài Đoàn, Triệu Kim Văn, của Mã A Lềnh: Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót/ Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau (Muối cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn); Sinh trên đá, đợi bạn tình trên đá (Đá núi Đồng Văn - Triệu Kim Văn); Từ đá sinh ra những chàng thi sĩ/ Hát về trời đất, về tình yêu của mình (Đá ở Sapa - Mã A Lềnh).


Còn hình ảnh đá trong thơ Y Phương lại mang một sắc thái khác. Ví dụ như hình ảnh đá buồn: Nặm tha luây quá tin bại khón thin/Khón sláy bặng ngé tù/Khón cải bặng nghé bố/ Khón tháo bặng tuô đếch/Bại khón thin kẻ cảng áp đang chang kha khuổi nặm vằm… (Nước mắt đục ngầu chảy qua lũ đá con/Đá nhỏ bằng mũ cối/Đá to bằng nồi gang/Đá to hơn bằng trẻ lên năm/ Một lũ đá trần truồng dầm mình trong dòng nước đục/Cả triệu năm lũ đá buồn đau…) - (Khuổi nặm tha - Dòng suối nước mắt); hay hình ảnh người đá: Mốc slẩy vựn lứp them lứp/ Pửa bên dú chang fạ nổc chắc/Mìn cần khỏn thin/Ngầư ngòng (Lòng dạ cồn lên lớp này đè lên lớp khác/Chim ém vút bay vào trời xanh hẳn biết/Có một người đá/Đang ngóng em.) - (Cần thin - Người đá). Hình ảnh người đá tượng trưng cho tâm hồn, tình cảm của chàng trai làng Tày đã hóa đá trong tình yêu. Với tình yêu hóa đá ấy, chàng luôn mong mỏi, nhớ nhung, khao khát người thương quay về.

Hình ảnh được lặp đi lặp lại trong thơ Y Phương khá nhiều nữa là hình ảnh mặt trời lửa. Trong đó, hình ảnh mặt trời xuất hiện 15 lần, hình ảnh lửa xuất hiện 16 lần/152 bài thơ song ngữ của ông.

Ta thấy trong thơ song ngữ của Y Phương có một mặt trời rất gần gũi, hòa đồng như bạn bè với thiên nhiên, núi rừng vùng cao: Tha vằn khua/Pàn/Lằn/Nầy/Tềnh nhỏt nhả (Mặt trời tươi/Bò/Lăn/Miết/Nhiệt tình trên cỏ) - (Tha vằn cáp nhả - Mặt trời và cỏ); một mặt trời thể hiện niềm tin, hy vọng về một hạnh phúc tình yêu:

Gẳm nẩy

Rà chứ rà têm dang Fổc fựn nhòng cáy khăn Ra ái tạp piếng pha

Sle tha vằn rủng xoéc

(Tha vằn rủng xoéc khửn)

Đêm nay

Ta nhớ ta toàn thân Khắc khoải bởi tiếng gà Ta muốn đạp tung ra Mặt trời hạnh phúc mọc

(Mặt trời le lói mọc)


Cùng với hình ảnh mặt trời, hình ảnh lửa cũng xuất hiện khá nhiều trong thơ song ngữ của Y Phương. Đôi khi đó là hình ảnh: Tổng nà chài phầy mẩy (Cánh đồng đang ngập tràn bão lửa) - (Phồm thư - Cháy). Cũng có lúc đó là hình ảnh lửa được thể hiện qua mùi lửa: Slì dên hom mùi vẳn phầy/ Nịu mừng hom van thương cắp ỏi… (Mùa đông tuổi thơ tôi mùi lửa/ Ngón tay nay bỗng ngọt mềm…). Đây là những hình ảnh lửa đặc trưng, chỉ tìm thấy ở miền núi, vùng cao. Và đây nữa, hình ảnh lửa ấm áp, nồng nàn như người con gái miền núi : Nọong tồng coong fầy/Cần tầư dú xảng tó thẩu (Em như bếp lửa/Ai gần em cũng ấm) - (Xảng bjooc - Gần hoa)...

Hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường thấy trong nhiều tác phẩm thơ từ xưa đến nay đó là hình ảnh trăng. Trăng luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho bao tâm hồn nghệ sĩ. Trăng đẹp, trăng mơ, trăng mộng, trăng buồn…

Còn trong thơ song ngữ của Y Phương trăng xuất hiện một cách hồn nhiên, mộc mạc, tươi vui: Bại muối hai fải fạc/Đang slí nhào nhào pây tẻo/Mì muối hai đeo khua fằng/Bên mà rà/Rà kin khẩu đang/Pền báo ón/Bấu ké. (Những hạt trăng vương vãi/Đang ồn ào đi lại/Có một hạt trăng hồn nhiên lăn về ta/Ta uống em/Trẻ mãi/Không già) - (Muối hai - Hạt trăng)

Và có khi, hình ảnh trăng hiện lên là một hình ảnh hai lả (trăng muộn) đầy ẩn ý: Hai lả/Hai nắm lả/Cón lăng nhòong tha cần… ( Trăng muộn/Trăng không muộn/Sớm muộn do mắt người…) (Hai lả - Trăng muộn).

Theo khảo sát của chúng tôi, hình ảnh trăng xuất hiện trong cả 2 tập thơ của Y Phương đến 14 lần.

Hình ảnh làng vùng cao được xuất hiện 10 lần trong 2 tập thơ của ông. Đó là hình ảnh làng Tày khi tết đến, xuân sang: Nèn mà thâng bản/Mu rỏn eng éc (Tết đến làng/Eng éc tiếng lợn kêu) - (Nả đáo khua - Mặt trời hồng); hay một làng Tày trong mùa gặt no ấm, rộn ràng: Ít át thắp khẩu lương/Tổng nà/Bại mẻ nhình/Pặp pặp tỏng càm kha khảu bản (Nghít ngát gánh lúa


vàng/Cánh đồng khỏe/Những bắp chân đàn bà/Pặp pặp dội về làng) - (Lồm loảng - Gió hoang).

Và có lẽ, hình ảnh làng Tày hiện lên đậm nét và đặc trưng nhất là trong bài thơ Nẳng tôm (Ngồi đất): Chứ thâng bản dẻ/Tôm bản dẻ rà. Tôm hom/Lồm bản dẻ rà. Lồm slâư/Đét bản dẻ rà. Đét dặm/Cần bản dẻ nả khua (Ngồi xuống đất/ Chắc nhớ đất làng mình/ Đất làng mình. Đất thơm/ Gió làng mình. Gió trong/ Nắng làng mình. Nắng mát/ Người làng mình hay cười). Trong bài thơ này, ta thấy hình ảnh làng Tày hiện lên với những gì gần gũi, thân thuộc và ấm áp nghĩa tình.

Tiểu kết: Qua khảo sát và phân tích, chúng ta thấy, thơ song ngữ Y Phương thật sự là một thứ thơ mang đậm bản sắc Tày. Bản sắc Tày được thể hiện trước hết ở trong ngôn ngữ thơ. Ông sáng tác thơ bằng tiếng Tày (sau đó mới dịch ra tiếng Kinh) - một thứ ngôn ngữ khá giàu có về từ vựng, ngữ nghĩa và hình ảnh. Với số đơn vị ngữ âm khá giàu có - ngôn ngữ Tày đã có khả năng diễn đạt mọi khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần bên cạnh vốn từ vay mượn từ tiếng Hán và tiếng Việt. Đặc biệt, ngôn ngữ Tày đã đủ khả năng diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của con người với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Bên cạnh việc bổ sung một số từ ngữ của thời hiện đại của tiếng Việt, ông đã vận dụng một cách linh hoạt và hiệu quả các vốn tục ngữ, thành ngữ, dân ca Tày vào trong các sáng tác thơ của mình. Sinh ra, lớn lên, sống găn bó với núi rừng nên Y Phương đã phản ánh cảnh sắc thiên nhiên núi rừng vùng cao; cuộc sống, tâm hồn “người đồng mình” và những phong tục, tập quán đẹp trong cộng đồng Tày một cách chân thực, sinh động, phong phú, mang đậm bản sắc Tày. Đặc biệt, thơ Y Phương mang đậm bản sắc Tày còn ở cách diễn đạt thơ theo lối diễn đạt mộc mạc, giản dị của người Tày; hình ảnh trong thơ hết sức dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi, trong đó có những hình ảnh mang tính biểu tượng cao như các hình ảnh: núi, sông, ngọn lửa, mặt trời, trăng, làng…

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí