Chương 3
TÍNH HIỆN ĐẠI TRONG THƠ SONG NGỮ Y PHƯƠNG
Bản sắc Tày đã được thể hiện một cách đậm nét trong việc sử dụng ngôn ngữ Tày trong sáng tác và trong nội dung thơ của Y Phương. Bản sắc Tày còn được thể hiện ở phương diện nghệ thuật mà nhà thơ đã vận dụng trong quá trình sáng tác của mình. Nhưng trong thơ song ngữ Y Phương đầu thế kỷ XXI (với 2 tác phẩm Thất tàng lồm (Ngược gió) và Tủng Tày (Vũ khúc Tày), chúng ta dễ nhận thấy những tính mới (tính hiện đại), tính sáng tạo của nhà thơ. Và có lẽ - đó chính là nét đặc trưng của thơ song ngữ Y Phương thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập hôm nay.
Có thể nói: Tính truyền thống và tính hiện đại luôn tồn tại song hành trong thơ song ngữ Y Phương. Và ông đã trở thành một trong số ít các nhà thơ DTTS “biết cách” hiện đại hóa một cách hợp lý thơ song ngữ của mình, khiến cho người đọc vẫn còn thấy hứng thú, vẫn cảm nhận được tính thời đại ở trong các bài thơ đậm chất Tày của ông. Viết thơ bằng tiếng mẹ đẻ nhưng các vấn đề mà ông đề cập đến trong thơ lại mang tính chung của người Việt (thậm chí là tính NGƯỜI nói chung). Do đó, dù thơ ông đậm sắc Tày nhưng đó là chất Tày thời kỳ hiện đại và hội nhập, chứ không phải chất Tày “thuần chủng, nguyên bản” xưa kia. Điều này được thể hiện cụ thể ở một số phương diện sau:
3.1. Kế thừa thơ ca truyền thống trên cơ sở làm mới và sáng tạo
3.1.1. Kế thừa thơ ca truyền thống một cách sáng tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Tự Hào Về Những Phong Tục, Tập Quán Đẹp Trong Cộng Đồng Tày
- Cách Diễn Đạt Và Hình Ảnh Thơ Đậm Chất Tày
- Một Số Hình Ảnh Thơ Mang Nét Đặc Trưng Của Làng Tày Miền Biên Viễn
- Hiện Đại Ở Các Vấn Đề Xã Hội Mà Nhà Thơ Quan Tâm
- Hiện Đại Và Mới Trong Cách Ngắt Câu Thơ
- Thơ song ngữ Y Phương - 14
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Y Phương đã vận dụng một cách hiệu quả vốn văn hóa, văn học truyền thống dân gian Tày trong sáng tác thơ song ngữ của mình - từ tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ, ca dao... đến những hình ảnh biểu tượng đặc trưng trong đời sống văn hóa dân gian của người Tày. Kế thừa thơ ca truyền thống một cách có tiếp thu và chọn lọc nên trong mỗi tác phẩm thơ song ngữ của ông vừa
đậm “chất” Tày, vừa mang tính thời đại. Việc thừa kế thơ ca truyền thống Tày trong sáng tác thơ song ngữ của Y Phương trước hết được thể hiện khá rõ về mặt thể loại.
Như ta đã biết, dân ca Tày rất phong phú về thể loại. Sli - Lượn và Then
- đó là các thể loại chính mà người Tày thường rất hay sử dụng trong đời sống văn hóa tinh thần của mình. Y Phương là người có sự hiểu biết sâu sắc và có số “vốn liếng” khá giàu có về các thể loại dân ca này. Một cách “tự nhiên” - trong quá trình làm thơ, ông đã vận dụng (hay ảnh hưởng) các thể loại dân ca của người Tày - từ cách viết, lối diễn đạt cho đến các giai điệu của các điệu shi, lượn, phong slư… đó vào trong thơ của mình. Đó là lối kể, lối tả, lối so sánh ví von… vừa cụ thể, vừa hình tượng mà rất chân thật, mộc mạc, mà bóng bẩy, hoa mỹ. Ví dụ như: Slì nảy/Cần pươi dú tười/Pò phja nẳng pò phja dặng /Phết slép… (Nay/Người trần xa lánh rồi/Núi đứng núi ngồi/Nhớ người trần/Núi cay xè muối ớt…). - (Pò phja - Núi); hay trong các bài thơ: Chình khao/Chình khao/ Cuông slí phông kheo/ Them slí phông đâu/ Tặc chát pùn bjooc/Chì chải khay thả nèn… (Chình khao - Tường trắng); Khỏi/ tuô mò ké/ Tẳng cò khửn fạ/ Rọong riểc/ Sliết lai a (Tôi/Một con bò già/ Ngửa cổ lên trời/ Ôi/Thật tiếc…). - (Tuô mò - Con bò); Nâư nẩy/ Nọong pồng pềnh/ Tói kha sláy tồng nặm luây tả khuổi/Tồng mươi móoc/ Nọong úm óm khóp tổng nà/ Pện lẻ/ Chài khửn muối. (Sáng nay/ Em bồng bềnh/ Đôi chân nhỏ như suối như sông/ Như mây như sương/ Em ủ kín khắp cánh đồng/ Thế là/ Anh nảy hạt) - (Khửn muối - Nẩy hạt)…
Song người đọc cũng nhận rõ: các bài thơ song ngữ của Y Phương lại cũng rất mới, rất hiện đại… trong nội dung thơ và trong cả cách diễn đạt thơ. Các vấn đề (chủ đề) trong các bài thơ ông viết không phải chỉ là các vấn đề dành cho người Tày, mà có thể là các vấn đề quan tâm của tất cả mọi người trong cuộc sống đương thời. Đó là những suy nghĩ, những suy tư, những tình cảm, những triết lý, những day dứt, ưu phiền… của một cái tôi cá nhân thời
kỳ hiện đại. Ví dụ như: Mủa xuân pi nẩy rà ngòi kiếng/ Dỏ dỏ/ Báo ón tâừ nủng tói slửa comple cúa hây pện nẩy ha?/ Pjom bái mủa xuân (Mùa xuân năm nay/Tôi soi gương/Chà chà/Chàng trai nào mặc bộ complê của mình đây?/Cảm ơn mùa xuân - (Pjom bái mủa xuân - Cảm ơn mùa xuân); Nọong nẳng/Nặm tứ ăn pình khôm khỏ/Táng luây/Quá chài mà/Pền đấc nặm tha (Em ngồi/Nước từ bình đau khổ/Tự chảy/Qua anh/Thành nước mắt) - (Ăn pìng khôm khỏ - Bình đau khổ); Hin chắc bấu bứa/Nặm chắc bấu bứa/ Nổc chắc bấu bứa/ Bjooc hom chắc bứa bấu/Pền răng tuô cần bứa gặn lại… (Không biết đá có buồn không/Nước có buồn không/Chim hót líu lo có buồn không/Hoa ngát hương có buồn không/Sao con người buồn thế… (Bứa - Buồn); Pửa slim điếp bjải dá/ Bại nó chup pền rừ/ Ò! Nắm pền rừ/ Pửa tha vằn lồng rù/ Phấn lủc slúc rủng rường slí cóoc phạ (Khi tình yêu mủn rồi/Những nụ hôn ra sao/Ồ không sao!/Khi mặt trời rời bầu trời/Những đứa con của họ bắt đầu chín.). - (Bứa rủng rường - Buồn lấp lánh)…
Về thể thơ - chúng ta dễ nhận thấy: Y Phương có sự ảnh hưởng của các thể thơ truyền thống Tày (thơ hát) 5 chữ, 7 chữ. Ví dụ như thể thơ 5 chữ được ông sử dụng trong bài thơ (Ấu bứa - Bung buồn): Rà chàu mì đang cuổn/ Tồm thâng tầư tó puồn/ Tọ puồn nắm chiềng đảy/ Rà slương cần tu nả/ Răng cần quây lít quây/Rà điếp cần tu lăng/Răng cần ấu puồn rà (Ta giàu có cô đơn/Chạm tới đâu cũng buồn/Nhưng buồn không khoe được/Ta thương người cửa trước/Sao người mênh mông xa/Ta yêu người cửa sau/Sao người bung buồn ta.); hay trong bài Tủng Tày (Vũ khúc Tày): Rà lùm phân slì đảng/Khảu khoăn rà lồng lảng/ Tổng nà tồng slao nóm… (Ta quên mưa mùa đông/Nhập hồn cùng lên đồng/ Cánh đồng thời con gái…)…; hoặc trong các bài thơ như: Dá xam (Đừng hỏi); Dẻc (Xé), Slim điếp vằn cừ (Tình yêu răng cưa), Boỏng Pài (Khúc chiều), Vặm (Câm), Rủng (Sáng), Pjạc quấy (Li biệt)… cũng viết theo thể thơ này.
Thể thơ 7 chữ cũng được nhà thơ sử dụng trong bài thơ (Khốm - Chiết): Cà này đang slí dú háng cai/Vằn vằn piến khoong Tày lai nọi/Tọ mì pày khua mì pày hảy/Rà khốm đang khảu nọong… (Giờ đang sống ở thành phố này/Mỗi ngày hao chất Tày đi một ít/Nhưng mỗi khi cười khóc/Tôi chiết mình vào em…)…; hoặc trong một số bài thơ như: Ấu chứ (Ninh nhớ), Khoăn (Vía), Phân nèn (Mưa tết)…
Nhưng ông có sự sáng tạo, khiến cho câu thơ mới hơn, hiện đại hơn với thể thơ tự do, để có thể phản ánh, thể hiện được những ý tưởng, những tâm tư, những suy ngẫm của tác giả về cuộc sống, về tình yêu, về những vấn đề của thời đại. Ví dụ, trong tập Thất tàng Lồm (Ngược gió), xuất bản năm 2006, cả 44 bài thơ đều sáng tác theo thể thơ tự do. Trong tập thơ Tủng Tày (Vũ khúc Tày), xuất bản năm 2015 có 108 bài thơ thì có hơn 90 bài thơ viết theo thể thơ tự do. Vận dụng thể thơ tự do của người Tày trong sáng tác nhưng ý thơ trong tất cả các bài thơ của ông lại miêu tả cuộc sống hiện tại hôm nay.
Một điều dễ nhận thấy là Y Phương đã vận dụng rất thành công và sáng tạo những câu ngạn ngữ, thành ngữ, tục ngữ, những ngữ cố định và một số biện pháp tu từ khác của thơ ca dân gian Tày vào trong các sáng tác thơ song ngữ của mình. Ví dụ, trong ngạn ngữ Tày có câu Lảo lức hò khăn ni - ngơ ngác hồn vía bay. Y Phương đã lấy ý câu ngạn ngữ này để sáng tác bài thơ Lảo lức (Ngơ ngác), ý nói tình cảm của chàng trai dành cho cô gái nhiều đến mức “hồn vía” của chàng đã theo cô gái mất rồi: Khon séc lảo lức/ Cốc nặm lảo lức/ Nhỏt nặn lảo lức/ Fả fạ lồm bên nặm luây lảo lức… (Cuốn sách ngơ ngác/ Cốc nước ngơ ngác/ Ngọn đèn ngơ ngác/Mây bay gió thổi nước chảy ngơ ngác…)
Trong tục ngữ Tày có câu Nhẳn slưa quà/Bấu nhẳn đa đat (Chịu hổ vồ/Không chịu điên đảo), ý nói sự ngay thẳng, kiên quyết của con người. Y Phương cũng đã mượn ý của câu tục ngữ này để viết trong một bài thơ của
mình: Slưa tỏn tàng /Chàng tó thâng… (Hổ báo đón đường/ Anh vẫn đến) -
Nâng (Một).
Ý muốn nhấn mạnh dù gặp nhiều trở ngại, khó khăn, thậm chí nguy hiểm nhưng chàng trai vẫn quyết tâm theo đuổi để gặp và lấy bằng được người mình yêu. Ý thơ này mới (có sự sáng tạo) so với ý trong câu thành ngữ, tạo nên sự mới mẻ và độc đáo lý thú đối với người đọc.
Trong tục ngữ Tày có câu: Kin nặm cắt nhằng lèo kẹo/Uống nước lã còn phải nhai ý nói những kẻ đa nghi, Y Phương đã vận dụng ý tứ của câu tục ngữ này để đặt tên cho bài thơ Gẹo nặm (Nhai nước): Pjỏng tởi cón/ Khẻo khốp thúm bứa puồn/ Pjỏng tởi lăng/ Khéo khốp thúm dung dang/ Nhằng cà này/ Rà gẹo chếp tót rà (Nửa đời trước răng cắn ngập nỗi buồn/Nửa đời sau/ Răng cắn ngập niềm vui/ Còn bây giờ/ Tôi đang nhai đau tôi).
Người Tày có nhiều câu tục ngữ, thành ngữ rất đặc sắc, ý tứ thâm sâu nhưng dễ hiểu và có tính triết lý, tính giáo dục rất cao. Y Phương là người luôn có ý thức trong việc vận dụng các câu thành ngữ, tục ngữ đó vào các tác phẩm thơ song ngữ của mình. Điều đó khiến thơ ông vừa dễ hiểu, vừa sâu sa, vừa cổ điển lại vừa mang tính hiện đại.
Ví dụ như nói về tình yêu của mẹ dành cho con và của con dành cho mẹ, thành ngữ Tày có câu: Mẻ điếp lủc châư cò/Lục điêp mẻ lặm pò lẻ dá (Mẹ yêu con bên lòng canh cánh/Con yêu mẹ khuất núi thì thôi). Y Phương cũng đã vận dụng ý tứ sâu xa này vào trong một sáng tác của mình. Ông viết: Lủc slao sláy nhét chang quằng mừng cúa mé/Mé sláy nhét chang quằng mừng cúa dả/Dả sláy nhét chang quằng mừng đin phạ/Đin phạ sláy nhét quằng slương điếp căn. (Con gái bé bỏng trong vòng tay yêu thương của mẹ/Mẹ bé bỏng trong vòng tay yêu thương của bà/Bà bé bỏng trong vòng tay yêu thương trời đất/Trời đất bé bỏng vòng quanh yêu thương nhau.) (Sláy nhét điếp slương - Bé bỏng yêu thương). Đọc bài thơ này ta vẫn thấy bóng dáng
của của câu thành ngữ Tày xưa, nhưng cũng nhận thấy ngay cách nói mới, đầy sáng tạo mang tính triết lý của nhà thơ Y Phương.
Khi nói về nguồn gốc của sự vật, hay nói cách khác là triết lý nhân sinh từ hiện tượng, sự vật - tục ngữ Tày có câu: Mì coóc dẳng coóc đẩy slam (có thóc mới có cá) hoặc Mì nặm nhẳng mì pia/Mì nà dẳng mì khẩu (Có nước mới có cá/Có ruộng mới có lúa), và ta cũng thấp thoáng thấy cái triết lý ấy trong câu thơ song ngữ Y Phương: Phạ sleng đét sleng phân/ Đin sleng khẩu sleng bắp/ Pa me sleng pền chài/ Chài điếp hây têm ắng… (Trời sinh nắng sinh mưa/ Đất sinh ngô sinh lúa/ Pa mẹ sinh ra anh/ Anh yêu mình giàn giụa...) - Sleng (Sinh).
Từ câu tục ngữ giải thích về sự vật, hiện tượng, Y Phương đã sáng tạo ra ý thơ nói về tình yêu - thứ tình yêu sâu sắc, nồng nàn… như một tất yếu, như một quy luật của đất trời, của vạn vật, nhưng lại nói một cách rất mới, rất lạ:“Anh yêu mình giàn giụa”.
Người Tày có câu thành ngữ: Bươn slam mẻ nhình béc loỏng khửn phja/Pỏ slài ai pha nủng khóa (Tháng ba con gái vác loỏng lên núi/Đàn ông dựa vách mặc quần) ý nói mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi, nẩy lộc, mùa sinh nở, mùa tình yêu. Y Phương đã vận dụng một cách sáng tạo ý của câu thành ngữ đó để viết lên những câu thơ đặc sắc, rất thú vị: Bươn slam đin rà/Loóc léc bjooc tềnh phia/Mạy ooc bâư ooc cáng/Mẻ nhình thư đang/Pỏ chài dom mủn/Khỏn thin tò vặt óc thứa… (Tháng ba quê tôi/Núi ra hoa/Cây ra lộc, ra cành/Đàn bà ra bầu/Đàn ông ra râu/Đá vật mình đê mê ngấn nước…)- (Bài hat bươn slam - Bài hát tháng ba).
Có được những câu thơ, bài thơ vừa thấm đẫm chất Tày, vừa giàu tính mới, tính sáng tạo như thế có lẽ là do: Y Phương là một nhà thơ nhưng đồng thời ông cũng là một trí thức Tày, có tầm văn hóa và có vốn văn hóa, văn học dân gian Tày giàu có, phong phú. Và đặc biệt có lẽ - ông là người luôn tha
thiết đau đáu về việc gìn giữ bản sắc quê hương, gìn giữ ngôn ngữ dân tộc trong thời kỳ hiện đại hôm nay.
3.1.2. Hình ảnh thơ đậm chất miền núi, vừa quen thuộc, vừa mới mẻ
Trong thơ ca truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ta thường thấy sự xuất hiện các hình ảnh đậm nét đặc trưng của vùng cao như: núi rừng, sông suối, ruộng vườn, nhà sàn, cọong nước, bếp lửa, mặt trăng, mặt trời… Trong thơ song ngữ Y Phương, những hình ảnh quen thuộc mang đậm nét đặc trưng ấy của thiên nhiên, cuộc sống, con người… ở vùng cao đó luôn được xuất hiện một cách dày đặc trong thơ ông.
Hình ảnh núi, xuất hiện rất nhiều trong các câu ca dao của người Tày - ví dụ như: Đét óc lồm vẳt mà lểu sán/Khốn móoc bản tỏa ngản vận pi (Nắng lên gió thổi sương tan/Thương cho núi ngàn sương phủ quanh năm); hay: Tảng vỉ pây lắt li tin đông/Quá keng kéo khỉn lồng bố ngại (Đường anh chân núi ven ven/Vượt non không ngại xuống lên mấy đèo)…
Ở những câu ca dao trên, tác giả dân gian đã mượn hình ảnh núi để nói về tình yêu đôi lứa với những khó khăn, cách trở vẫn quyết vượt qua. Vận dụng ý thơ đó, Y Phương đã khắc họa một hình ảnh núi khác, dữ dội hơn - núi lửa đang phun trào dòng nham thạch. Ngọn núi ấy không còn là núi ra hoa, cây ra lộc ra cành nữa mà là ngọn “núi lửa” tình yêu bùng cháy dữ dội. Một tình yêu mang sắc màu hiện đại, bỏng cháy, hết mình: Dú chang rà/ Pò phja fầy nưng/ Ngám sỉnh … Cà này/Sloong phja fầy đang slí fận fù nham thạch/Mấư dát tò điếp căn (Và bây giờ/ Hai ngọn lửa cùng phun trào nham thạch/Tinh khôi một cuộc tình) - (Phja phầy - Núi lửa).
Có những lúc, hình ảnh núi lại đi vào thơ song ngữ Y Phương với những cung bậc cảm xúc như con người trong sự nhớ nhung, yêu thương, xa xót: Slì nảy/ Cần pươi dú tầư/ Pò phja nẳng pò phja dặng/ Phêt slep… (Nay/ Người trần xa lánh rồi/ Núi đứng núi ngồi/ Nhớ người trần/ Núi cay xè muối ớt…). - (Pò phja - Núi).
Hình ảnh “Núi cay xè muối ớt” - thật mới, thật sáng tạo - bởi nó đã cụ thể hóa cái không thể nhìn thấy, hay nắm bắt được: đó là cái dư vị cay, xót, mặn, chát… của tình yêu khi xa cách, chia ly.
Hình ảnh núi trong thơ song ngữ Y Phương khác hẳn so với hình ảnh núi đầy thơ mộng trong thơ song ngữ của nữ nhà thơ người dân tộc Tày Hoàng Kim Dung: Nâu nảy oóc hua pò/ Phjống nhả kheo phạy phạy/ Pàn mạy tối slửa mấu/ Lủng vạ xuân mà thâng (Sáng nay ra đầu núi/ Gặp cỏ non mơ màng/ Muôn cây thay áo mới/ Có phải xuân đã sang?) - (Xuân mà - Xuân sang). Núi ở đây thật đẹp, thật tươi, thật hiền… như tâm hồn người phụ nữ đang tràn đầy yêu thương.
Hình ảnh sông cũng là hình ảnh xuất hiện rất nhiều trong ca dao, dân ca Tày. Ví dụ như trong câu ca dao: Nặm tả tang lẩu phền lăng giủng/ Mạy xạm luồng phủng bấu rụ bân (Nước sông thay rượu được sao/Phượng rồng khắc gỗ con nào biết bay - ý nói sự giả dối không thể thay thế được tấm lòng chân thành của con người. Hình ảnh trong câu ca dao Tày đó đã được Y Phương đưa vào thơ song ngữ của mình, nhưng với một lối tư duy khác, một cách diễn đạt khác: Vằn pướt pát chút choáng/Căm cong lẩu bá lồng tả ngầư nặm mầu mè rè… (Ngày bợt bạt nhạt phèo/Mang rượu đổ mong sông say bí tỷ…) - (Thứa phết - Mồ hôi cay). Hình ảnh dòng sông trong thơ Y Phương là hình ảnh của nỗi buồn của con người cá nhân thời kỳ hiện đại, cô đơn và trống trải.
Trong thơ ca Tày truyền thống, hình ảnh mặt trời cũng thường hay được nhắc đến. Ví như trong những câu ca dao sau đây: Pác sắng bạn khỏa soong gằm/ Tha hoằn dai tè đăm ban nỏ (Mở miệng nhắn bạn khóa hai câu/ Mặt trời chếch đã chiều bạn nhỉ); hoặc: Tha hoằn mìn vận té quả đăm/ Soong rà tẻ viác căn gần coóc (Mặt trời vận chuyển qua chiều/ Để rồi li biệt là điều khó qua).
Mặt trời ở đây được hiểu là mặt trời đang xuống núi, bóng tối sẽ bao phủ, bạn bè phải chia tay, phải li biệt. Tuy nhiên, hình ảnh mặt trời ở đây còn