dân bản đứng ở một sân bãi, trong đó có một người chủ chốt làm lễ mời Nàng Hai về. Một hình thức nữa được tổ chức vào tháng 3 âm lịch diễn ra trong nhiều ngày, theo quy mô bản và xã. Trong các ngày lễ hội sẽ diễn ra các bài tung lên mường trời cầu mùa, kèm theo các nghi lễ múa quạt. Đặc biệt là hình thức trình diễn trên sân khấu. Lễ diễn ra có một bà Then làm chủ, dâng lễ lên trời mời Nàng Hai nhập vào hai cô gái để hát đối đáp chúc phúc cho dân bản có một mùa màng bội thu và chia sẻ với những người không gặp may mắn.
Đọc những câu thơ trên, ta thấy ở đó toát ra niềm tự hào về các phong tục đẹp ở quê hương của tác giả Y Phương - Một lễ hội độc đáo - Lễ hội Nàng Trăng ở xứ Cao Bằng.
Cùng với hoạt động của lễ hội, Y Phương cũng đã đưa vào thơ những nét đặc sắc khác của phong tục, tập quán trong những ngày lễ tết của làng Tày: Nèn mà thâng bản/Mu rỏn eng éc/Slắc tăm khẩu bụp bùm/Cần rọng cần ơi ới/Khóp tổng nà heng tỏng nằm phja/Nèn thâng rườn/Bâư mạy hom/Cáng bjooc rường/Khoen mác ngòn/Lủc slao nỏm qua tàng nả nhen (Tết đến làng/Eng éc tiếng lợn kêu/Thụp thùm chày giã gạo/Ới ới người gọi người/Khắp cánh đồng râm ran tiếng núi/Tết đến nhà/Lá vừa thơm/Hoa vừa non/Quả vừa giòn/Con cái nhà ai đi ngang qua e thẹn) - (Nả đáo khua - Mặt trời hồng)
Khung cảnh chuẩn bị đón Tết tháng Giêng, cái Tết lớn nhất trong năm của người Tày hiện lên thật sinh động với tiếng lợn eng éc kêu, với tiếng chày giã gạo thụp thùm, tiếng gọi nhau ơi ới, vui vẻ, nhộn nhịp.
Trang phục cũng thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng và thể hiện phong tục tập quán của một dân tộc. Với người Tày, cùng với trang phục truyền thống là tấm áo chàm, thì những tấm thổ cẩm cũng gắn bó và tạo nên bản sắc riêng có của đồng bào Tày. Từ những tấm thổ cẩm được dệt nên bằng phương pháp thủ công, những người phụ nữ Tày may thành mặt chăn,
mặt địu, khăn trải giường và trang trí cho các tấm khăn, quần áo của mình. Những tấm thổ cẩm đó hiện lên trong thơ song ngữ của Y Phương thật đẹp:
Rủng phjức Piểng mản lài Đây pjòi Piếng mản lài
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ song ngữ Y Phương - 6
- Bức Tranh Thiên Nhiên Làng Tày Xứ Non Nước Cao Bằng
- Tự Hào Về Những Phong Tục, Tập Quán Đẹp Trong Cộng Đồng Tày
- Một Số Hình Ảnh Thơ Mang Nét Đặc Trưng Của Làng Tày Miền Biên Viễn
- Kế Thừa Thơ Ca Truyền Thống Trên Cơ Sở Làm Mới Và Sáng Tạo
- Hiện Đại Ở Các Vấn Đề Xã Hội Mà Nhà Thơ Quan Tâm
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Mẳn lài)
Rực rỡ
Tấm thổ cẩm Đẹp mê hồn Tấm thổ cẩm
(Thổ cẩm)
Dù là mượn tấm thổ cẩm để thổ lộ tình cảm yêu thương của đôi lứa, nhưng qua bài thơ này, Y Phương cũng đã khéo léo giúp người đọc hiểu được sự tỉ mẩn, khéo léo, chịu thương, chịu khó và tài hoa của những người phụ nữ Tày khi dệt những tấm thổ cẩm. Đây là một nét đẹp văn hóa rất đáng trân trọng của cộng đồng người Tày.
Y Phương luôn tự hào về văn hóa ẩm thực của người Tày. Bởi thế, trong thơ song ngữ của ông, nhiều món ăn của người Tày hiện lên thật sinh động. Ví dụ như trong bài Cáy đông - Gà rừng: Nọong quai lai/Tán nắt kin nựa cáy đông/Nọong quai lai/Tán nắt kin nựa mu giảo (Em khôn thế/Chỉ thích ăn thịt gà rừng/Em khôn thế/Chỉ thích ăn thịt lợn rừng).
Y Phương đã khéo léo giới thiệu với bạn đọc hai món ăn đặc sản của người Tày là gà rừng, lợn rừng (chỉ những vị khách quý mới được chủ nhà mời ăn những món đặc sản này). Đây là một nét đẹp văn hóa, thể hiện sự hiếu khách của đồng bào Tày ở vùng cao.
Nhưng cũng có khi ông giới thiệu những món ăn giản dị, thường có trong các bữa ăn hằng ngày của người Tày như: bí đỏ, ngô bung: Phân ơi/Mì gần thổm phân pây kin tón ngài/Fẹc đeng bắp ấu táng hây đai/Slưởng nèn. (Mưa ơi/Trưa nay người đội mưa đi ăn tất niên/Bí đỏ ngô bung ta một mình/Hưởng tết.)- (Phân nèn - Mưa tết).
Qua hình ảnh của Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng), qua không khí rộn ràng đón Tết của làng Tày, qua tấm thổ cẩm rực rỡ và những món ăn đầy thân quen của người miền núi… có thể thấy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Tày đậm nét và sinh động trong thơ song ngữ Y Phương. Chính điều này đã mang lại cho thơ ông một “sắc màu” rất riêng biệt, đậm chất văn hóa dân tộc, đậm chất Tày.
Là nhà thơ cũng là nhà văn hóa, Y Phương rất quan tâm đến việc phản ánh những vẻ đẹp, mang tính văn hóa trong cộng đồng của người Tày. Đó là những tình cảm đẹp, rất đáng trân trọng trong lối ứng xử giữa con người trong gia đình cũng như trong xã hội.
Người miền núi nói chung, người Tày nói riêng luôn coi trọng tình mẫu tử. Đây là một phong tục, tập quán rất đẹp trong cộng đồng Tày. Bởi thế, việc giữ gìn tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con đã được người Tày truyền dạy cho con cháu từ đời này sang đời khác qua câu tục ngữ: Mẻ điếp lủc chaư cò/Lủc điếp mẻ lặm pò dá (Mẹ yêu con bên lòng canh cánh/Con yêu mẹ khuất núi thì thôi). Đó là tình cảm yêu thương, chăm sóc, lo lắng vô bờ mẹ đã dành cho các con: Xá phăn diết píc bên quá cừn kheo/chang dai nài dấu dướp/Bặng cạ mì nịu mừng lủp loẻp/Hêt hâư rà slỉnh nòn/Piẳn puộc/Chứ bại vằn xảng mẻ (Cơn mơ sải cánh bay qua đêm xanh/ Trong hơi sương ẩm ướt/ Hình như có ngón tay vuốt vuốt/ Làm con tỉnh giấc…) - (Chứ mẻ - Nhớ mẹ).
Người mẹ hiện lên trong thơ Y Phương thật dịu dàng. Bà luôn lo lắng, chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Người mẹ ấy đã đi qua bao khó nhọc để nuôi dạy con mình khôn lớn, trưởng thành, biết làm những điều hay, lẽ phải, biết yêu thương, biết chia sẻ vui buồn: Mọi pi/Lủc pố/Pỏ mè/Xít đeo thông rụ/Thông rụ sle hất cần chắc kin chắc dú/Chắc điếp slương/Chắc fằng puồn… (Mỗi một năm/Con bù cho cha mẹ/Một chút hiểu biết/Hiểu biết để làm người có ích/Biết yêu thương/Biết chia sẻ vui buồn…). - (Khua sle slổng - Cười để sống).
Với lòng biết ơn sâu sắc đấng sinh thành, nhà thơ thiết tha cất lên tiếng kêu gọi mẹ, tiếng gọi mẹ lặp lại mấy lần trong câu thơ: Điếp mẻ mại/Chứ mẻ lầng (Thương mẹ không nguôi/ Nhớ mẹ không nguôi…). - (Pài cần cuổn - Chiều mồ côi). Ta nhận thấy ở đó một tình yêu thương da diết mà nhà thơ dành cho mẹ - mặc dù người mẹ đã đi về cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của mẹ vần còn mãi trong tim của người con hiếu thảo.
Trong tình yêu đôi lứa, trai - gái ở làng Tày đến với nhau một cách tự nhiên, hồn nhiên. Họ rất thẳng thắn, thật thà, không quanh co, lắt léo. Những câu thơ hồn nhiên, thẳng thắn như vậy khiến người đọc thấy thú vị vô cùng vì cách tỏ tình đầy chất miền núi:
Nọong điếp chài bâứ? Xam đáo đí ngòi Nọong au chài bâứ?
Xam đáo đí ngòi
Nọong mà kin dú đuổi chài nớ?!
Điếp căn răng nhằm xam
(Pỏ chài bẩư lai)
Em có yêu tôi không? Hãy hỏi các vì sao Em có lấy tôi không? Hãy hỏi các vì sao
Em về đây ở với tôi được không?
Yêu nhau thì đừng hỏi
(Đàn ông ngốc ngếch lắm)
Và khi yêu, tình yêu ấy tuy mộc mạc nhưng vẫn rất chân thành và vô cùng cháy bỏng: Slíp pét pi/Dạng tói nả lủc slao/Slắn slóc tuô ma eng/Vằn ngày chại/Dặng tói nả nàng slao/Chài mẻn tồng phjâu chót (Tuổi mười tám/Đứng trước bạn gái/Anh run như chó con/Tuổi xế chiều/Đứng trước bạn gái/Anh phừng như thiêu đốt) - (Ken luô - Bó đuốc).
Tình cảm yêu đương thể hiện ở bên ngoài là vẻ mộc mạc, giản dị nhưng trong tim lại vô cùng nồng nàn, sâu sắc:
Bại gằm slim tầư phuối Tán mí chài chắc đai Ngi ngùm gằm nọong gạ Tán mì chài chắc đai
(Dá xam)
Những gì trái tim nói Chỉ mình anh biết thôi Thầm thì lời em gọi Chỉ mình em nghe thôi
(Đừng hỏi)
Khi trai gái của làng Tày đến với nhau, họ yêu nhau nồng nàn, tha thiết. Khi phải xa nhau, họ buồn đến thắt lòng: Hin chắc bấu bứa/Nặm chắc bấu bứa/Nổc khăn chắc bấu bứa/Bjooc hom chắc bứa bấu/Pền răng tuô cần bứa gặn lai (Không biết đá có buồn không/Nước có buồn không/Chim hót líu lo có buồn không/Hoa ngát hương có buồn không/Sao con người buồn thế)- (Bứa - Buồn). Và nỗi buồn cùng “đá”, cùng “nước”, cùng “chim”, cùng “hoa” ấy cũng mang đậm hơi thở của miền núi vùng cao.
Người Tày - Nùng từ nhiều đời nay vô cùng quý trọng tình cảm bạn bè. Đây cũng là phong tục, tập quán đẹp của người miền núi, người Tày. Nét đẹp này thể hiện rất rõ trong bài thơ Chứ phằng dạu (Nhớ bạn) của Y Phương: Pằng dạu khau/Rằng slí cóoc tha/Sloong pha mừng ủm au tiểng ngẳc/Dò pây… (Bạn cười/Ướt nhòe bốn góc khuất/Và đôi tay nhỏ ôm ngay tiếng nấc/Cất đi…). Tình cảm dành cho bạn tha thiết, chân thành nên nỗi nhớ bạn của những con người vùng cao đã tan chảy thành nước mắt. Điều này thể hiện những con người miền núi luôn sống giàu tình cảm, trong sáng, đôn hậu, chân thành, luôn trọng nghĩa, trọng tình. Dù xa nhau nhưng tình cảm của những con người vùng cao vẫn bền chặt mãi mãi.
Trong cộng đồng người Tày, tình cảm giữa người với người thật chân thành, ít có sự đố kị, bon chen: Bại tuô cần slưởng mà căn/Tò dùa căn ón (Những con người luôn nghĩ tốt về nhau/Nên trẻ lâu) - (Slưởng mà căn - Nghĩ về nhau). Cũng bởi lẽ đó nên cuộc sống ở miền núi, vùng cao và ở các
bản làng người Tày luôn có không khí bình yên, có không gian ấm áp đầy ắp tình người.
Có thể khẳng định rằng thơ song ngữ Y Phương đã phản ánh một cách sinh động đời sống tinh thần và phong tục tập quán của người miền núi, người Tày xứ non nước Cao Bằng. Dù cuộc sống có đổi thay, thời đại văn minh có phát triển đến đâu thì những phong tục tập quán tốt đẹp ấy vẫn luôn tồn tại và gắn bó sâu sắc với người Tày. Tất cả những vẻ đẹp văn hóa đó đã khiến Y Phương luôn da diết nhớ thương khi xa quê hương, luôn là niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn, thương, nhớ, tiếc… khi thấy các nét bản sắc về phong tục, tập quán dần dần phai nhạt. Nỗi buồn ấy hiện hữu, làm nhói buốt con tim người con làng Tày đang ở xa quê hương: Pền răng tuô cần bứa gặn lai/ Bứa đảng tằng pỏ fạ/ Bứa cắt tằng nàng hai/ Mả tằng tha/ Nốc tằng xu/ Bứa cà răng mòn/ Bứa cà răng pện dè/Bứa hết cần pỏ chài/ Táng tức tốc/ Nó khua/ Gằm hảy. (Sao con người buồn thế/Buồn làm lạnh bầu trời/Làm nguội vầng trăng/ Làm mờ mắt/ Làm ù tai/ Buồn gì/ Buồn nào/ Buồn vì người làm trai/ Tự đánh mất/ Nụ cười/ Tiếng khóc)- (Bứa - Buồn) - nỗi buồn từ trong sâu thẳm tâm hồn cứ day dứt mãi khuôn nguôi. Đó chính là sự bất an khi những con người ở miền núi và ở làng Tày đang dần đánh mất đi các phong tục, tập quán đẹp trong sinh hoạt cộng đồng cũng như trong quan hệ gia đình, bạn bè.
Cùng với nỗi buồn thẳm sâu là niềm thương, nỗi nhớ về những phong tục, tập quán đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trong quan hệ gia đình, bạn bè đang dần bị mai một. Niềm thương, nỗi nhớ ấy đã bật thành tiếng nấc: Pử đú pửa đai/Cần pươi khai sli/Mà rự pẻng hai/Pẻng hai nhèn sláy nổc/Sláy nổc phung xiên bài hat/S lì nảy/Cần pươi dú tâừ/Pò phja nẳng pò phja dặng/Phết slep (Xưa/Người trần bán thơ/Mua bánh trăng/Bánh trăng nhân trứng chim/Trứng chim nở ra muôn nghìn bài hát/Nay/Người trần xa lánh rồi/Núi đứng núi ngồi/Nhớ người trần/Núi cay xè muối ớt). - (Pò phja - Núi). Xây dựng hình ảnh “người trần” ngày xưa, dường như Y Phương muốn nói
đến những nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Tày trong quá khứ. Còn với hình ảnh “người trần” ngày hôm nay, ông như muốn gieo vào lòng người một sự nuối tiếc khi những phong tục, tập quán đẹp của làng Tày đã dần phôi phai “xa lánh rồi”… Sự phôi phai, nhạt nhòa đã làm cho ông nhớ nhung, sầu muộn…
Tìm hiểu 2 tập thơ song ngữ của Y Phương cho thấy, trong những sáng tác của mình, mặc dù ông không thể ghi lại đầy đủ các phong tục, tập quán của người Tày, nhưng những phong tục tập quán đẹp, tiêu biểu gắn bó với con người nơi đây về cơ bản đã được nhà thơ phản ánh khá cụ thể, sinh động trong thơ của mình. Y Phương không ghi lại một cách đơn thuần mà qua đó, ông đã thể hiện lòng tự hào về sự giàu có, phong phú của đời sống tinh thần nơi quê hương ông, ông cũng đã phản ánh được những nét đẹp trong đời sống tinh thần, đời sống vật chất của đồng bào mình với những nét riêng, độc đáo không trộn lẫn với bất cứ một dân tộc nào khác. Qua đó, mọi người biết hơn, hiểu hơn, gắn bó hơn với những con người, những phong tục tập quán đẹp mang đậm dấu ấn Tày nơi đây. Không dừng lại ở đó, Y Phương còn bày tỏ sự buồn, thương, tiếc, nhớ… khi nhiều nét đẹp trong những phong tục, tập quán của người Tày đang dần bị mai một, phôi pha theo thời gian. Dường như đây cũng chính là lời thức tỉnh để mỗi người con miền núi trong cuộc sống hôm nay có ý thức gìn giữ những nét đẹp trong bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Qua đó, chúng ta thấy được tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa tộc người Tày của nhà thơ Tày Y Phương.
2.3. Cách diễn đạt và hình ảnh thơ đậm chất Tày
2.3.1. Cách diễn đạt đậm chất Tày
Thơ song ngữ Y Phương mang đậm bản sắc Tày còn được thể hiện khá cụ thể ở cách diễn đạt thơ theo lối diễn đạt của người Tày quê hương ông.
Mỗi dân tộc lại có một cách nói, cách diễn đạt riêng khi biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Cách diễn đạt của người Kinh thường thể hiện cách
nói văn hoa, thanh lịch, khéo léo… hơn so với người miền núi. Ví dụ như khi tỏ tình người con trai khéo léo tế nhị hỏi: Bây giờ mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? (ca dao). Hay ông “vua” thơ tình Xuân Diệu khi tỏ tình với người yêu những lời cuồng nhiệt và hoa mĩ như: Anh chỉ có một tình yêu duy nhất/ Đem cho em kèm với một lá thư/ Em không lấy là tình anh đã mất/ Tình đã cho không lấy lại bao giờ. (Một tình yêu).
Cũng là lời tỏ tình, nhưng người DTTS lại có cách nói riêng, rất mộc mạc, thẳng thắn nhưng cũng say đắm: Nọong điếp chài bấư?/Xam đáo đí ngòi/Nọong au chài bấư?/Xam đáo đí ngòi/ Nọong mà kin dú đuổi chài nớ?/Điếp căn răng nhằng xam (Em có yêu tôi không?/Hãy hỏi các vì sao/Em có lấy tôi không?/Hãy hỏi các vì sao?/Em về đây ở với tôi được không?/Yêu nhau thì đừng hỏi.) - (Pỏ chài bẩư lai - Đàn ông ngốc nghếch lắm). Tuy không phải là lời tỏ tình ý nhị như trong ca dao, không phải là cách bầy tỏ cảm xúc mãnh liệt, cuống quýt như trong thơ Xuân Diệu nhưng lời tỏ tình của Y Phương lại rất chân thành, tha thiết nhưng theo kiểu nói thẳng “một là một hai là hai”.
Khi nói lời yêu, chàng trai người Kinh khéo léo, tế nhị, đầy ẩn ý: Em về anh nắm cổ tay/ Anh dặn câu này em chớ có quên/ Đôi ta đã trót lời nguyền/ Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng. (ca dao). Đây là cách thổ lộ tình yêu đầy ẩn ý. Hoặc cánh nói cầu kỳ, sang trọng hay rất ‘Tây” kiểu Xuân Diệu: Nhớ em như một vết thương/ Trong lòng như vỡ mảnh gương trong lòng (Nhớ em). Còn với Y Phương, chàng trai miền núi lại thổ lộ bằng những lời chân thật, với những hình ảnh gần gũi, dễ hiểu, giản đơn mà cũng thật đắm say, nồng nàn: Pửa nảy/ Chài chứ nọong bặng nổc chứ rằng/ Chái chứ/ Căm mốc chứ/Nắm chắc hết cả lăng (Lúc này/ Anh nhớ em như chim nhớ tổ/ Anh cầm lòng mình/ Còn biết làm gì nữa) - (Nọong tói nả - Em trước mặt). Tình yêu chàng trai Tày dành cho cô gái được thổ lộ một cách giản dị, qua nỗi nhớ như chim nhớ tổ, nhớ không thể cầm lòng mình và không biết làm gì…; hoặc