mẳng/Bại mẻ nhình/Pặp pặp tỏng càm kha khảu bản (Những bắp chân đàn bà/Pặp pặp dội về làng) - (Lồm loảng - Gió hoang).
Những bước chân chắc khỏe ấy không chỉ thể hiện sự khỏe khoắn của những người phụ nữ vùng cao, mà nó thể hiện cho sự khỏe mạnh, rắn chắc của những con người miền núi, của những con người luôn đối mặt với bao khó khăn, thử thách, bao vất vả, hiểm nguy… để là chủ cuộc sống, làm chủ núi rừng, quê hương.
Cũng có khi đó là vẻ đẹp của “Người đồng mình”, với đôi “mắt trong như nước nguồn”, với lối sống hồn nhiên, chân thật, đáng yêu, đáng quý:
Mủng lẻ chắc phăn phi Cần tồng nả
Tha slâư tòng nặm bó
(Cần tổng hây)
Nhìn là biết ngay Người đồng mình
Mắt trong như nước nguồn
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ song ngữ Y Phương - 5
- Thơ song ngữ Y Phương - 6
- Bức Tranh Thiên Nhiên Làng Tày Xứ Non Nước Cao Bằng
- Cách Diễn Đạt Và Hình Ảnh Thơ Đậm Chất Tày
- Một Số Hình Ảnh Thơ Mang Nét Đặc Trưng Của Làng Tày Miền Biên Viễn
- Kế Thừa Thơ Ca Truyền Thống Trên Cơ Sở Làm Mới Và Sáng Tạo
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(Người đồng mình)
Đôi mắt “trong như nước nguồn” ấy chính là vẻ đẹp đặc trưng của người miền núi nói chung, của người Tày nói riêng. Đôi mắt ấy thể hiện cốt cách, tâm hồn của những con người với vẻ ngoài “thô sơ”, mộc mạc nhưng bên trong luôn lấp lánh vẻ đẹp trong trẻo, thuần khiết, rất đáng tự hào.
Không chỉ khắc họa thành công vẻ đẹp thể chất và tinh thần chung của người miền núi, Y Phương đặc biệt còn khắc họa rất thành công vẻ đẹp của những người phụ nữ Tày. Có thể thấy, trong cả hai tập thơ song ngữ (Thất tàng lồm - Ngược gió và Tủng Tày - Vũ khúc Tày), hình ảnh người phụ nữ Tày xuất hiện một cách khá “đậm đặc” trong nguồn cảm xúc trân trọng của Y Phương. Từ xa xưa, người phụ nữ đi vào văn chương đã hiện lên như ngọn nguồn của sức sống tiềm tàng, của sức mạnh vĩ đại.
Viết về phụ nữ, ngòi bút của Y Phương bao giờ cũng tràn đầy xúc cảm và sự tôn vinh. Ví như khi ông khắc họa vẻ đẹp của “người đẹp núi rừng”. Có những lúc vẻ đẹp của “người đẹp núi rừng” được Y Phương ví là sen tôn
quý. Đó là vẻ đẹp của những đóa hoa sen vừa rực rỡ, vừa trong sáng, thanh cao: Nọong dử sen/Sen cúa vằn vằn (…) Nọong/Cướng tha mủa pôm/Nọong/Slâư tích chón chén (Em là sen/Sen của đời thường (…) Sen/Chói chang mùa hạ/Sen/Sáng trong tột cùng)- (Sen).
Cũng có khi, vẻ đẹp của “người đẹp núi rừng” chính là ở sức mạnh cảm hóa: Nọong tồng nậu bjooc/Cần tầư dú xảng tó rường/Nọong tồng coong lẩu/Cần tầư dú xảng tó mầu/Nọong tống coong fầy/Cần tầư dú xảng tó (Em như cây hoa/Ai gần em cũng đẹp/Em như chum rượu/Ai gần em cũng say/Em như bếp lửa/Ai gần em cũng ấm...) - (Xảng bjooc - Gần hoa).
Vẻ đẹp của “em” được ví như vẻ đẹp của núi rừng với cây và hoa; với thứ rượu men lá vừa thơm, vừa cay, vừa ngọt; với bếp lửa vừa hồng vừa ấm… Vẻ đẹp ấy chỉ có ở những người con gái ở miền núi, vùng cao; ở làng Tày thơ mộng.
Vẻ đẹp của “người đẹp núi rừng” còn được ví như mùa thu: Cần bản hây dung dang hân slì lấn đít óc/Dỉ pây dỉ rủng… (Người làng mình tung tăng từ mùa thu đi ra/Vừa đi vừa sáng…) (Nẳng tôm - Ngồi đất). Đó là hình ảnh “người đẹp núi rừng” tung tăng, nhí nhảnh, hồn nhiên đang bước đi trong sắc thu ở bản Tày đầy lãng mạn. Vẻ đẹp của “người đẹp núi rừng” đã làm bừng sáng cả núi rừng, bản làng.
Không chỉ mang vẻ đẹp đặc trưng của “người đẹp núi rừng”, người phụ nữ miền núi trong thơ Y Phương còn hiện lên với vẻ đẹp của những con người luôn hy sinh, hết lòng vì chồng, vì con, vì cháu... Trong bài Sen, ngoài vẻ đẹp trong sáng, hình ảnh của người phụ nữ còn hiện lên với đức hy sinh: Nọong dử sen/Sen slau thuổn đang hây/Tôm rả/Nặm vằn (Em là sen/Sen nhận hết về mình/Bùn đen/Nước đục). Đó là những hy sinh thầm lặng, luôn nhận hết về mình những khó khăn, vất vả để nhường cho chồng, cho con mọi thứ tốt đẹp nhất trong cuộc sống: Sen nhưởng slắc hẩư cần/Sen nhưởng mủi hom
hẩư tởi/Sen slỉ thân tẳm lảc thâng bâư… (Sen nhường sắc cho người/Sen nhường hương cho đời/Em hiến dâng từ rễ đến lá)…
Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ miền núi, phụ nữ Tày còn hiện lên rất rõ nét trong bài thơ Slổng tởi - Sống đời: Nọong lẻ đin/Đin chăm thuổn mọi mòn/ Bấu tả lám mọi phè khôm khỏ… (Em là đất/Đất nhận hết về mình/Không từ một điều gì tột cùng…). Ở đây, vẻ đẹp của người phụ nữ với đức hy sinh hiện lên thật cao cả. Người phụ nữ - người vợ được ví như là đất. Đất dồn hết tinh lực còn người vợ, người mẹ thì nhận hết những khó khăn, vất vả về mình một cách vô điều kiện.
Trong thơ Y Phương, ta còn bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ - người mẹ Tày thuần phác và rất đỗi dịu dàng: Rà fật fựng hăn dai tuô ngùa slảo/Hăn slắc tuô ngùa van/Mẻ nhúm nhím cạ thình nẩy mẻ nắt/Loảc hăn mẻ pỏn ám nặm/Viến cạ/Lủc ơi dá đẩy hết ỏn pền nảy á nè. (Con lơ mơ thấy mùi tép rang/Thấy màu tép tươi/Mẹ mủm mủm bảo đấy là món ăn mẹ thích/Mẹ bón cho con hớp nước/Và mắng yêu “nhõng nhẽo vừa thôi) - (Chứ mẻ - Nhớ mẹ). Người mẹ đó luôn yêu thương con, lo lắng và chăm sóc cho con từng miếng ăn, giấc ngủ.
Nhưng có khi - mẹ lại chính là điểm tựa vững chắc giúp con vượt qua giông bão của cuộc đời: Xái sló đây/Nhằng mì vằn mé mà/Pang chau lủc tứn dặng/Rối nỏ!/Mé cúa lủc (May mắn thay/Còn một người/Nâng bồng con dậy/Ôi!/Mẹ của con) - (Mé - Mẹ).
Người mẹ đó luôn lặng lẽ, chăm chỉ lao động, luôn chở che và hy sinh cho con suốt cuộc đời, chỉ riêng nỗi buồn, nỗi đau, nỗi bất hạnh, éo le của cuộc đời là mẹ giữ lại “khư khư” cho mình: Mé hẩư lủc thuổn giá/Pền răng nhằng chực puồn (Mẹ cho con tất cả/Sao nỗi buồn khư khư mẹ giữ) - (Chắng gằm khua - Vịn tiếng cười)... Hình ảnh ấy khiến cho người con luôn xúc động, biết ơn.
Hình ảnh người mẹ miền núi đã đi vào thơ song ngữ của nhiều nhà thơ người DTTS khác. Khi viết về người mẹ, nhà thơ Dương Thuấn, người dân tộc Tày cũng bày tỏ sự tôn kính, trân trọng và đầy tôn vinh: Lạo sláy slư lụ cạ lạo chảng vẹ/Lạo hết nà lảy lụ cạ lạo hết vùa/Lao lúng củng dú tẩư slửn oóc mà/Cải khửn nhoòng nặm nồm mẻ oóc/Mái cạ tua lủc hâư củng pện/Hăn tẩư fạ tán mì mẻ oóc lầu đai (Một nhà thơ, một nhà hoạ sĩ/Một nhà nông hay một nhà vua/Đều sinh ra từ dưới váy đàn bà/Đều lớn lên nhờ hai bầu vú mẹ/Dù với đứa con nào cũng thế/Chỉ có mẹ vĩ đại nhất thế gian này) - (Bảt tua cần slinh oóc mà - Khi con người sinh ra).
Chỉ có điều, hình ảnh người mẹ trong thơ Dương Thuấn là hình ảnh chung của các bà mẹ Việt Nam, chứ không hẳn chỉ là hình ảnh người mẹ Tày như trong thơ Y Phương.
Trong những tập thơ trước (sáng tác bằng tiếng Việt) của Y Phương, hình ảnh người mẹ Tày, người đàn bà Tày đậm chất miền núi với mùi măng chua thum thủm đặc trưng, với dáng lưng còng đeo con dao quắm… đã để lại trong lòng người đọc bao ấn tượng, bao thương cảm, bao nỗi xót xa nhưng đầy tự hào về những người mẹ miền núi. Đó là các bài thơ Lời mẹ, Con mắt, Mẹ ốm, Gậy gió, Chín tháng… Hình ảnh ấy lại tiếp tục hiện lên trong thơ song ngữ của ông với những câu thơ làm ta cảm động, nghẹn ngào (về sự hy sinh của mẹ, về tình yêu thương của mẹ với các con, các cháu: Lủc slao sláy nhét chang quằng mừng cúa mé/Mé sláy nhét chang quằng mừng cúa dả (Con gái bé bỏng trong vòng tay yêu thương của mẹ/Mẹ bé bỏng trong vòng tay yêu thương của bà)- (Sláy nhét điếp slương - Bé bỏng yêu thương); Loảc hăn mẻ pỏn ám năm/ Viến cạ/ Lủc ơi dá đẩy hết ỏn pền nẩy á nè/ Xá phăn diết píc bên khửn fạ/ Rà ngoảy lăng tảng xá lồm dên/ Mẻ ơi mé dú tầư mẻ ơi/ Pền răng mẻ quây lủc cặn lại nỏ/ Hết hẩư lủ cò khấư/ Cò khát/Mốc dác/ Đang nất nưới/ Cần nhủng nhoảng/Cà này luây pền đấc nẻn… (Mẹ bón cho con hớp nước / Và mắng yêu “nhõng nhẽo vừa thôi” / Cơn mơ xanh sải cánh lên trời /
Con xoay lưng chắn luồng gió lạnh / Mẹ ở đâu mẹ ơi / Sao cứ xa con xa con
…cứ xa / Làm con thèm / Làm con khát / Làm con đói / Làm con mỏi / Con nát nhừ / Và người con chảy ra từng giọt). - (Chứ mẻ - Nhớ mẹ)
Đức hy sinh, hết lòng vì chồng, vì con, vì cháu... đã khiến cho hình ảnh người phụ nữ miền núi hiện lên thật lớn lao, vĩ đại. Chính điều đó đã khiến cho những người con Tày trở nên bé nhỏ và luôn có tâm trạng có lỗi khi rời xa mẹ, khi vì cuộc sống với bao nỗi lo toan, tính toán, bao điều bất trắc xảy ra… nên không thể quan tâm, không trở về được với mẹ dù lòng vẫn nhớ mẹ không nguôi.
Tóm lại, vẻ đẹp của con người miền núi trong thơ song ngữ Y Phương, đặc biệt là vẻ đẹp của những người phụ nữ Tày - một vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng “như nước nguồn”; một vẻ đẹp bằng sự hy sinh... khiến người đọc cảm động, kính thương. Đó chính là sự bình dị và vĩ đại của những con người nơi vùng cao xa ngái.
Nhưng bên cạnh đó, điều dễ nhận thấy là: Trong thơ song ngữ Y Phương hình ảnh những con người miền núi trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống thời hiện đại cũng hiện lên khá đậm nét. Đó là hình ảnh những con người vất vả, lam lũ, ngày ngày làm bạn với nắng mưa, với gió sương trên những cánh đồng, những làng bản xa xôi, hẻo lánh. Những con người ấy được Y Phương ví như ‘hòn đá vêu vao” trên núi cao: Hỏn tầư tó héo ngắng/Hỏn tầư tó búp báp (Mặt nào cũng hốc hác/Hòn nào cũng vêu vao) - (Chứ hin - Nhớ đá). Có lẽ, cuộc sống thời hiện đại đã khiến cho những con người miền núi luôn phải lo toan cơm, áo, gạo, tiền… nuôi con, nuôi gia đình mình và đóng góp vào xây dựng xã hội miền núi. Và nỗi lo mưu sinh ấy đã tạc lên khuôn mặt họ những đường nét khắc khổ, đầy toan tính, nghĩ suy, đôi khi là nhàu nát, sầu não.
Dẫu đã cố gắng vượt qua nhiều gian khó nhưng trong cuộc sống hiện đại hôm nay, người miền núi, người Tày ở nơi miền biên giới Cao Bằng vẫn
đang ngày ngày phải đối mặt với những khó khăn: Rà slương gần chếp tót/Rà slương rà khỏ khát/Pi them pi mốc dác slửa bjải (Ta thương người/Năm lại năm khổ cực/Ta thương mình/Năm thêm năm khô khát)- (Tha vằn rủng xoéc khửn - Mặt trời le lói mọc).
Người miền núi vốn hồn nhiên, trong sáng, bao đời nay, họ đã quen với cuộc sống mộc mạc, giản dị nơi núi rừng. Nhưng giờ đây, trước “cơn bão” của nền kinh tế thị trường, cả cộng đồng người Tày phải bươn trải, cố gắng vượt qua những ngày tháng gian khó,“khổ cực” để tồn tại và phát triển đi lên cùng đất nước hôm nay. Trong thơ Y Phương, ta thấy đâu đó những nỗi buồn thấp thoáng trên gương mặt, tâm hồn và trái tim... của người miền núi khi đối diện với cuộc sống hôm nay. Khắc họa hình ảnh những con người ấy, Y Phương viết: Phân hết ón ín hẩu rà/Hết rằm thuổn đua phăn, rằm thuổn đuông hoa/Hêt mả tha nả cần (Mưa làm mềm tôi/Làm ướt giấc mơ hoa/Mờ nhòe muôn mặt người) - (Phân nèn -Mưa tết). Ở đoạn thơ này, ta thấy nỗi buồn thấp thoáng trên gương mặt những con người vùng cao. Hình ảnh của “mưa” làm “mờ nhòe muôn mặt người” hay đó là một cách nói đầy ẩn ý về những tác động của nền kinh tế thị trường, của cuộc sống hiện đại đến các bản, làng người Tày ở vùng cao?. Những làn “mưa” mới ấy vừa mang lại cho người dân miền núi những tia hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng cũng mang đến cho họ bao bỡ ngỡ, khó khăn và lo lắng…
Đến với thơ song ngữ Y Phương, ta còn thấy ở đó thấp thoáng những nỗi buồn đang ẩn chứa trong tâm hồn những con người miền núi: Pỉ nọong hăn khoăn rà dú tầư/Muổt tởi cần rà sliểu kin sliểu nủng (Ai có thấy vía tôi bám gió đu mây/Một đời đói rách/Một đời vá víu/Một đời tả tơi túng thiếu) - (Riệc khoăn - Gọi vía). Đọc những câu thơ trên, ta thấy rất rõ dụng ý của tác giả. Nhắc đến “vía” là Y Phương đang nhắc đến phần tâm hồn của con người Tày. Phải chăng khi bắt nhịp theo cuộc sống hiện đại hôm nay, người miền núi đã dần bỏ quên mất những nét đẹp trong đời sống tâm hồn đã gắn bó với
họ hàng ngàn năm nay? Sự mai một ấy đã khiến cho những con người luôn đau đáu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như Y Phương trăn trở, buồn bã, lo âu…
Không chỉ mang nỗi buồn trong tâm hồn, con người vùng cao còn chất chứa nỗi buồn trong trái tim khi phải đối diện với cuộc sống muôn mầu, muôn sắc hôm nay: Mừng pjạ mừng bjai/Mỏt khóa khửn thâng kháu/Thất rà kha khuổi nặm/Xa mừa thâng rườn pửa nhằng ón (Tôi tay dao tay cuốc/Quần sắn móng lợn/Cứ ngược con suối hiền hòa/Tìm về ngôi nhà tuổi thơ tôi) - (Xa rà - Tìm tôi). Trước sự vận động đi lên của đất nước với nhiều ưu điểm và cả mặt trái đang xuất hiện, những người con của làng Tày lại muốn được ngược dòng thời gian để trở về những tháng ngày xưa ấy, để được sống một cuộc sống giản dị, yên bình trong ngôi nhà tuổi thơ trong trẻo và đầy ắp tình yêu thương…
Có thể thấy hình ảnh con người miền núi trước những khó khăn, thách thức của cuộc sống thời hiện đại hôm nay luôn tràn đầy sự lo lắng và nỗi buồn. Đi sâu vào việc thể hiện nỗi buồn mang tính “nhân văn, nhân bản” đó - thơ Y Phương như có ý nghĩa hơn, chân thực và sâu sắc hơn.
2.2.3. Tự hào về những phong tục, tập quán đẹp trong cộng đồng Tày
Phong tục “là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo” [61].
Cùng với thời gian, các phong tục, tập quán đã thấm sâu vào máu thịt, vào đời sống sinh hoạt của họ và tạo nên giá trị văn hóa tinh thần khá ổn định. Nó quy định và chi phối mọi hành vi ứng xử của con người đối với thiên nhiên, xã hội và nó làm nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc.
Mỗi nhà văn, nhà thơ khi cầm bút đều ý thức rất rõ bản sắc văn hóa dân tộc và thể hiện nó ở nhiều phương diện khác nhau. Nhiều nhà văn đã thành công với những trang viết về phong tục, tập quán đồng bào các dân tộc Tày,
Mông, Thái ở Tây Bắc như các nhà văn: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Vi Hồng, Triều Ân… Theo dòng chảy văn chương đó, thơ song ngữ Y Phương cũng ghi dấu bản sắc văn hóa Tày với những nét phong tục, tập quán độc đáo riêng của tộc người này.
Y Phương luôn tự hào về những phong tục tập quán đẹp trong cộng đồng Tày. Những nét đẹp của phong tục, tập quán của cuộc sống ngày thường cũng như sinh hoạt ngày lễ, tết đã đi vào trong thơ Y Phương với những hình ảnh chân thực, phong phú, sinh động, cụ thể, ông đã gửi gắm vào đó niềm tự hào về đời sống tinh thần giàu có, ấm áp nghĩa tình của những con người xứ núi. Phong tục tập quán của người Tày trong thơ Y Phương là những phong tục tập quán đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đó trước hết là những lễ hội của người Tày. Ví dụ như Lễ hội Nàng Hai (Nàng Trăng):
Rà lùm phân slì đảng Khảu khoăn rà lồng lảng Tổng nà tồng slao nóm Rà tủng tàng Nàng Hai Rà hat lỏ Hà Lều
Kho ngóc tẳng mẻ đin pỏ phạ
(Tủng Tày)
Ta quên mưa mùa đông Nhập hồn cùng lên đồng Cánh đồng thời con gái Ta múa điệu Nàng Hai Ta hát điệu Hà Lều Cong vênh trời và đất
(Vũ khúc Tày)
Lễ hội Nàng Hai là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Tày ở vùng Việt Bắc, là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo. Theo đúng tên gọi là: "Mời Nàng Hai (mời Nàng Trăng) xuống hạ giới để giao lưu cùng với con người. Với nhiều hình thức khác nhau, đó là: Lễ mời "Nàng Hai" được gắn với các lễ Then như: Lẩu Then, Cống Sử, Kỳ Em... và tổ chức vào các đêm trăng mùa thu với các trò chơi phong phú như: Hát lượn Hai, bói việc sản xuất, tình duyên... Lễ thường do một nhóm trai gái tụ tập trên nhà sàn, thắp hương mời Nàng Hai về nhập vào một cô gái nào đó để hát đối đáp, hoặc là