Cái Tôi “Ham Chơi” Thích Phiêu Bạt


sĩ nhớ về người mình yêu, những người đang chờ đợi mình nơi hậu phương. Để rồi ngày mai, sự hy sinh của họ trở thành bất tử, máu của họ chan hòa thành sự ngời sáng tự hào trên lá cờ đỏ thắm, hiện diện niềm tự do trên mỗi cây cành: “Em tìm anh, không thể nào gặp được/ Máu anh bay lên trên những lá cờ/ Tóc anh xanh cây lá tự do/ Mắt anh sáng bao mắt nhìn đắm đuối” (Tình ca người lính - số 1).

Nếu trong trường ca Tình ca người lính, người chiến sĩ trong tư thế hiên ngang tiến lên phía trước để “cắm cờ độc lập” thì trong trường ca Con đường của những vì sao, hình ảnh những cô thanh niên xung phong mà cụ thể là hình tượng 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc đã đi vào những dòng thơ tràn đầy niềm xúc động và cảm phục của Nguyễn Trọng Tạo. Không hề ngần ngại khi nhà thơ đặt tên cho nhân vật trong trường ca của mình với những cái tên như La, Cúc, Tần, Xuân, Hà, Rạng... Ở chương thứ 8 - Đỉnh cao, nhà thơ dựng lên bức tượng đài bi tráng về hình tượng 10 chiến sĩ thanh niên xung phong nơi Đồng Lộc ác liệt: “Tiếng La gọi nghẹn ngào trong khói đắng/ Tiếng La gọi xiên qua tầng đất nặng/ Xiên qua bom đạn rú gầm/ Chỉ có gió ầm ầm” (Con đường của những vì sao). Thời gian và không gian Đồng Lộc lúc này như đặc quánh bởi tràn ngập khói đắng và lửa đạn. Trong khoảnh khắc, đạn bom, đất đá, tín hiệu và giọng nữ thất thanh như bị hòa trộn vào nhau tạo nên một tình thế hết sức cam go. Trong hoàn cảnh ấy, người chiến sĩ

- những cô thanh niên xung phong là những người sẽ phải xông pha để thông những tuyến đường. Song, sức công phá của dã tâm hủy diệt không chỉ băm vằm những tuyến đường mà còn vùi lấp những "mái tóc tuổi hai mươi” nơi Đồng Lộc. Điệp khúc "La lại quẫy mình.../ không làm sao gượng dậy” trở đi trở lại như khắc họa một tình thế của người chiến sĩ, một sự vùng vẫy để vượt lên phía trước. Và đó cũng là một hiện thực vô cùng xót đau khi những người chiến sĩ bị bom đạn vùi lấp trong đất đá. Lúc này, sự sống và cái chết gần như


gang tấc song lòng quả cảm vẫn cố vùng lên để đối chọi với sự hủy diệt của đạn bom. Nguyễn Trọng Tạo đã buông vào những câu thơ đầy tính lãng mạn này để mong làm át đi, giảm đi sự thật đau thương đó là sự hy sinh của 10 cô gái nơi ngã ba Đồng Lộc: “Mái tóc bay trong đất - tóc hai mươi/ Tóc trong đất, gió thời gian thổi mãi...(Con đường của những vì sao).

Xây dựng hình tượng người chiến sĩ trong hai bản trường ca Tình ca người lính Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo đã có những thành công nhất định về mặt nghệ thuật của thể loại. Nhà thơ xây dựng kết cấu của trường ca theo hình thức tự sự xen trữ tình, trong đó ông đã tạo ra hệ thống nhân vật có tên như La, Mùa trong Con đường của những vì sao, nhân vật không tên như anh ấy, cô gái ấy trong Tình ca người lính. Dòng sự kiện xuyên suốt tác phẩm cùng hệ thống các nhân vật như là một nhân chứng sống đã làm nổi bật chủ đề mà nhà thơ muốn thể hiện. Với kết cấu thành từng chương, tác giả đã có sự đan xen những đoạn vĩ thanh, đoạn thơ lục bát, chất sử thi cùng yếu tố dân gian trong những đoạn có sự nhấn mạnh cảm xúc. Tất cả những yếu tố nghệ thuật này đã góp phần dựng lên hình tượng người chiến sĩ vừa gần gũi bình dị vừa thiêng liêng cao đẹp. Đó là hình ảnh trở đi trở lại trong mỗi bản trường ca tạo nên cảm hứng ngợi ca bi hùng về những con người đối diện với lửa đạn, với sự hy sinh và niềm tin vào một ngày mai hòa bình tươi sáng.

Trong thời chiến, vất vả gian nan mới là bạn đồng hành của người lính mà nay trong thời bình người lính vẫn nhận lấy phần thua thiệt của mình. Vì nhiệm vụ bảo vệ ổ quốc người lính lại một lần nữa chấp nhận hi sinh. Họ thấu hiểu những nhu cầu đời sống thường nhật đang dồn lên đôi vai mảnh mai của người vợ, người yêu. Bởi vì thế yêu lính cũng có nghĩa san sẻ, hi sinh. Dũng cảm biết hi sinh đến quyên mình, đó là những phẩm chất cao đẹp đã trở thành truyền thống của anh bộ đội cụ Hồ. Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện nay thơ viết về người lính dường như đã vắng đi. Đây là điều khiến người ta suy


nghĩ vì viết về người lính không đơn giản là nhiệm vụ mà quan trọng hơn, phải là niềm đam mêm của người cầm bút. Thiết nghĩ độc giả nhất là những độc giả yêu thơ bao giờ cũng mong muốn có vần thơ hay về người lính để hiểu hơn về họ qua đó hiểu hơn về sự vĩ đại về dân tộc mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Thơ viết về người lính của Nguyễn Trọng Tạo là sự hòa quyện giữa cái tôi chiến sĩ và hình ảnh người lính, giữa chủ thể và khách thể, giữa cái tôi và cái ta trong tư duy thơ, qua đó góp một tiếng nói rất riêng khi viết về người lính trong thơ ca kháng chiến chống Mỹ.

2.2.2. Cái tôi “ham chơi” thích phiêu bạt

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 8

Nguyễn Đăng Điệp từng viết: “Một ngày kia, cát bụi vùng Hoan Diễm đã sinh tạo một “kẻ ham chơi”. Y cứ lãng đãng trong đời như một khách giang hồ mang trái tim nhạy cảm, một trái tim đầy nhạc với những đốm lửa buồn. Để rồi, sau những cuộc vui tràn cung mây, khi dòng cảm hứng chợt bùng lên từ những vùng u ẩn nằm sâu trong cõi nhớ, những giai âm ùa về như những luồng điện làm vỡ òa bí mật.[61,tr6]. Nguyễn Trọng Tạo đã đem đến cho thơ Việt Nam một linh hồn mới mẻ, một cái tôi bản lĩnh, tự khẳng định vai trò và tài năng của mình giữa cuộc đời. Cái tôi ấy vừa ngạo nghễ, ngông nghênh như Nguyễn Công Trứ, vừa hóm hỉnh đa tài như Tản Đà, vừa tài hoa như Hoàng Phủ Ngọc Tường, vừa giang hồ uyên bác như Nguyễn Tuân. Cái tôi của thi sĩ cứ lãng đãng phiêu diêu thả tâm hồn của mình cùng trời đất, đôi chân ham chơi đã đưa Nguyễn Trọng Tạo đi khắp mọi nẻo đường của đất nước, mới nhận ra mình vẫn mãi là kẻ nhà quê lưu lạc.

Khi Nguyễn Trọng Tạo đến, không biết vô tình hay hữu ý đã tạo ấn tượng như một "con chim sơn ca" cất tiếng hót lảnh lót tự ru mình, ru đời. Nếu Nguyễn Trọng Tạo ví Hoàng Phủ Ngọc Tường là "con chim yến thi sĩ" thì tôi xin được mạo muội ví Nguyễn Trọng Tạo là một "con chim sơn ca" hát những khúc nhạc tình sống động.


Nguyễn Trọng Tạo đã phơi bày lòng mình bằng việc ký hoạ nên hình ảnh bản thân ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể đó là những vần thơ được hoài thai bằng những cảm xúc bề bộn giữa ý thức và vô thức, ảo và thực, yên lặng và quẫy động…Có thể đó là "tôi", là "anh", là "gã", hay là "em", thậm chí là một tiếng "ới ơi" nào đấy, đồng vọng không rõ. Thế giới nhân vật này không đi ra trực tiếp từ sân khấu rạng rỡ ánh đèn mà từ đời thực, mạnh bạo và tự tin hơn những gì chúng ta nghĩ. Ta gặp ở thơ Nguyễn Trọng Tạo một "cái tôi " không quá cũ mà cũng không quá mới nhưng mang cái táo bạo, ngông cuồng cùng trữ tình, sâu lắng khác người:

biên tôi trở lại cơ quan gặp nụ cười mốc

chuột quá nhiều chuột chẳng chịu giảm ẩm

(Tái diễn)

Cái tôi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có cái khó hiểu, có cái ngất ngưỡng, có cái lưng chừng, khó tìm lối diễn đạt:

còn Rock Rap hay còn đêm cổ điển điên cuồng ơi mơ mộng bỏ tôi đi

(Đêm cổ điển)

Cái tôi ấy khi thì buồn thơ thẩn, "đi lang thang", khi thì muốn "lưu lại cúi nhặt giữa mênh mông " một chiếc bóng mình, lại có khi say đắm, mê mải với cuộc đời, khi thu mình "tạ từ da trắng áo hồng" để "về tháp cổ rêu phong một đời"...Một cái tôi tự cảm thấy "chẳng hiện đại bao nhiêu so với sự bảo thủ của mình" nên bâng khuâng, mơ màng:

tôi thoát khỏi có vần không có vần à ơi không à ơi hũ nút

không hũ nút

tôi tự do lơ lửng trời cao (Bài thơ bị lỗi )


Đọc „„ Đồng dao cho người lớn‟‟Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận xét:

„„tiếng hát ngu ngơ của Người Ham Chơi. Đồng dao lũ giang hồ đàng đúm đông hơn họp, đồng dao đêm cộng cảm nhảy múa với ma, đồng dao tượng mồ khoe Âm khoe Dương, cánh cửa phòng mở ra khép lại, cuộc tình bên miệng núi lửa, hoặc tiếng mèo rên lạnh buốt linh hồn. Đồng dao lang thang. Đồng dao rượu. Đồng dao em. Và đồng dao chợt nhiên cánh hoa đào rơi lặng im trong giấc ngủ... Người Ham Chơi ta bà qua bao nhiêu nẻo đường không tên của trần gian, đi xuyên đá để tới bên vực thẳm của phế tích, và đến cùng kiệt gã theo tờ lịch mỏng manh nhảy vào kiếp luân hồi [61,tr514].

Cõi thế gian chập chùng nhiều nước mắt và nụ cười mà Nguyễn Trọng Tạo đã trải qua, xét cho cùng đó là cuộc đời đan xen, hoà quyện giữa thế sự và cõi tâm tình của con người. Ở đó con người và cảnh vật hòa vào nhau, duy trì nhau, tương tác nhau. Ở đó ta cũng trông thấy một gương mặt rất hiền mà cũng đầy bụi trần - một gương mặt lắm men say dành cho cõi đời mà cũng khắc khoải, hoài nghi và cô đơn giữa thế gian. Nói chung càng đi sâu vào thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo người đọc càng khám phá thêm những miền tâm trạng mới, làm phong phú thêm chất lượng tâm hồn người. Cái mà nhà thơ tưởng mất đi lại là phù sa bồi đắp cho tâm tưởng ta thêm phì nhiêu và đó chính là cái mà ta được.

Là kẻ lang thang lữ thứ, nên trong thơ Nguyễn Trọng Tạo thường nói đến say:

Sông Hương hóa rượu ta đến uống ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say

( Huế )

Say trong men rượu, say trong men tình, say trong men đời cũng là một cách để cái tôi trữ tình phiêu diêu tâm tưởng, lang thang trong cõi nhớ của


mình. Những cơn say giúp cho cái tôi trữ tình hiểu hơn về bước chân lưu lạc của mình.

Tôi còn cái xác không hồn

cái chai không rượu tôi còn vỏ chai

(Chia)

Sau những cuộc vui tràn cung mây ấy là những câu thơ ngất ngưởng tưởng đùa mà lại là sự thật:

Vẽ tôi lặng nhớ mưa xa

tiếu lâm đời thực khóc òa chiêm bao ( Tự họa )

Cuộc phiêu du của tâm linh tự do trước những ngã ba ngã tư bất ngờ được Nguyễn Trọng Tạo thuật lại bằng giọng lịch lãm bẩm sinh của con người Ham Chơi, với nụ cười hóm hỉnh, cái nhìn tinh nghịch và những ý tưởng ngu ngơ nhưng thông minh lạ thường.

thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi câu trả lời thật không dễ dàng chi

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là vậy luôn luôn bông đùa, vui tươi, thông minh và hóm hỉnh. Dù ham chơi đến nhường nào thì không ai có thể dông dài suốt cuộc đời mình, và Người Ham Chơi – Nguyễn Trọng Tạo có lúc cũng phải quay về.

ngác ngơ giữa phố một thằng nhà quê nhớ thương mộ Tổ biết bao giờ về...

( Lưu lạc )

Ham chơi, phiêu bạt giang hồ nhưng Nguyễn Trọng Tạo vẫn luôn giữ cho riêng mình một cõi nhớ - cõi nhớ ấy đưa ông trở về với làng quê bình dị


với hình ảnh của mẹ, của cô em, của chất dân gian đằm thắm thiết tha mà sâu lắng. Với Nguyễn Trọng Tạo, thơ phải chăng là một tập ký sự tự họa về chính con người và cuộc đời ông. Không gặp và trò chuyện với Nguyễn Trọng Tạo, không ít bạn đọc qua thơ ông, lầm tưởng đó là thơ của một chàng thanh niên đang dồi dào sức trẻ, hăng say cuộc sống, khao khát được trải nghiệm.

Vẽ tôi con Lợn cầm tinh

con Gà cầm tháng con Tình cầm tay vẽ tôi mưa nắng héo gầy

thu đông xuân hạ tháng ngày nhớ quên

( Tự họa)

Cũng trên chặng đường này, ông mới nhận thấy cuộc sống thật trống trải, cô đơn và thời gian đối với một đời người là ngắn ngủi. Đó là nỗi cô đơn nguyên thủy, thường trực của con người trong hành trình tiến hóa của mình. Vì thế, nỗi buồn như là một người bạn sẻ chia mà ông không hề chối bỏ, có khi ông còn van nài nó. Nỗi buồn trong thơ Nguyễn Trọng Tạo như một giá trị thẩm mỹ.

Buồn ơi Buồn có thương tôi đừng làm tôi phải mồ côi Nỗi buồn…

Và vì thời gian với ông là ngắn ngủi, là “ Cái chớp mắt đã nghìn năm trôi” nên rất nhiều lần, ông tỏ ý tiếc nuối thời gian, mong cho thời gian trôi chậm lại để ông nhanh chóng tìm được cái đẹp vĩnh hằng. Do vậy mà ông đã nâng niu, xả thân và bảo vệ hết mình cho cái đẹp trong hành trình của mình.

Đối với ông, dù có đi cùng trời cuối bể, dù có ham chơi rong ruổi cả đời thì hình ảnh quê hương vẫn ngự trị trong tâm trí. Nương thân ở chốn thị thành nhưng ông vẫn thèm được nghe một khúc dân ca xứ Nghệ, thèm được ăn một miếng cơm nắm quê nhà, thèm được trở về tắm ở con sông Bùng, thèm được ngủ trong vòng tay người mẹ yêu kính... Hình như đó là cái day


dứt, cái trăn trở muôn thuở của loài thi sĩ (chữ của Hàn Mặc Tử), những người được Thượng đế trao cho sứ mệnh đi tìm cái đẹp cho loài người?

Tìm hiểu sâu về tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo và sự nghiệp sáng tác của ông, bạn đọc sẽ nhận ra tài năng và bản lĩnh của ông. Nguyễn Trọng Tạo không những là người ham chơi – chơi theo đúng nghĩa của nó là ngao du, là phiêu bạt. Mà với ông ham chơi còn là cách thể hiện bản lĩnh, cái ngông của mình với cuộc đời. Phải thực sự là người có tài mới có thể chơi và Trọng Tạo không chỉ ham chơi trên lĩnh vực thơ ca mà ông còn thể hiện tài năng của mình ở việc chơi nhạc, chơi họa, chơi rượu. Trên hành trình ham chơi ấy, Nguyễn Trọng Tạo đã bộc lộ một chút gì trong trẻo của niềm tin ẩn giấu đằng sau bộ mặt phong trần, lịch lãm. Ðấy chính là cái ham chơi của thi sĩ đi qua muôn nẻo trần gian mà vẫn không thấy chồn chân mỏi gối.

Sự ham chơi của cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo có điều gì đó giống với cái ham chơi của các bậc tài tử văn nhân xưa như Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu chơi thơ, chơi trăng, chơi giữa cõi người chưa đủ phải lên tận thiên đình để chơi ngông cho thỏa chí.

Chơi cho biết mặt sơn hà Cho sơn hà biết đâu là mặt chơi;

Vừa đánh giặc xong, Thánh Gióng bay về trời, đó là sự chơi; rồi quan họ hội Lim, rượu làng Vân, tranh làng Hồ... đều là sự chơi tài tử ở đời... Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương... đều là người chơi nổi tiếng đương thời. Còn Nguyễn Công Trứ thì... tay chơi hết nói! Hết “chơi đại thần” thì “chơi lính trơn”. Chán lính trơn lại chơi lên đại thần.

Lênh đênh một chiếc thuyền nan Một cô gái Huế, một quan đại thần...

Trịnh Công Sơn thì rong chơi suốt mùa mà để lại cả gia tài ca khúc vô giá. Hoàng Phủ Ngọc Tường suốt đời rong chơi nhưng vẫn trầm mình trong

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí