Nguyên Nhân Của Hạn Chế Trong Phát Huy Nhân Tố Chủ Quan Của Đội Ngũ Giảng Viên Trong Đào Tạo Sĩ Quan Ở Các Học Viện Quân Đội Nhân Dân Lào Những Năm

99


học viên giảng dạy và luyện tập. Các vụ, viện, khoa và đội ngũ giảng viên có đủ các phòng làm việc, thuận tiện cho việc nghiên cứu, soạn bài giảng. Ngoài ra, còn có những phương tiện, dụng cụ dạy học như: xe, xăng dầu, pháo, súng, đạn các loại…cần thiết cho quá trình dạy và học. Các Học viện QĐNDL còn có hệ thống ký túc xá, nhà ăn, nhà bếp, sân chơi, sân vận động, vườn hoa, vườn rau, vườn cây, đường xá đủ để cán bộ, giảng viên, học viên sinh hoạt hàng ngày. Do điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cơ bản có thể đáp ứng được, cho nên đội ngũ giảng viên có đủ điều kiện để phát huy tốt nhân tố chủ quan của họ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL.

Thứ sáu, do có chế độ chính sách đãi ngộ tương đối hợp lý cho nên nó thu hút sự quan tâm và kích thích tính tích cực tự giác của đội ngũ giảng viên. Chính sách đãi ngộ là động lực kích thích tính tích cực tự giác của đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Căn cứ vào nghị định của thủ tướng chính phủ, số 121/CP, ngày 24/02/2010 về tăng cường công tác thi đua

- khen thưởng trong giai đoạn mới và chế độ tặng thêm 25% tiền lương cho đội ngũ giảng viên. Nó đã phát huy tác dụng và đã làm cho đông đảo đội ngũ giảng viên tham gia tích cực vào chương trình thi đua quyết thắng. Họ đã bộc lộ ra những tiểm lực của mình thành năng lực sư phạm. Sau một đợt thi đua - khen thường, nhiều động chí đã được phong tặng huân chương lao động, bằng khen, giấy khen và danh hiệu “giảng viên giỏi”. Nguyên nhân này được coi là một nguyên nhân quan trọng để nâng cao hiệu lực phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tào sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, là một nguyên nhân tiến tới nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan.

3.2.1.2. Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do trình độ tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao và phát huy hiệu lực của nó. Phần lớn đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL được đào tạo cơ bản trong các học viện, nhà trường quân đội trong nước và nước ngoài. Họ vừa là những người được đào tạo

100


thành người sĩ quan, vừa là những người được đào tạo thành người giảng viên, đến lượt nó họ lại trở thành người giảng viên đào tạo ra đội ngũ sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Họ đã tích lũy những tri thức trong khi học tập, nghiên cứu ở các học viện, nhà trường. Hiện nay, họ đang truyền đạt những tri thức hiện có cho đội ngũ học viên và đang tích lũy dần dần những kinh nghiệm giảng dạy, đồng thời cũng là phát huy hiệu lực những tri thức, kinh nghiệm đã có. Do trình độ tri thức, kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên được nâng cao, cho nên năng lực sư phạm của họ cũng được nâng lên, hiệu quả giảng dạy cũng được nâng lên song song với nó. Có thể nói họ vừa là một trong những hàng ngũ trí thức của các Học viện Quân đội nhân dân Lào, vừa là một trong những hàng ngũ trí thức của Quốc gia Lào. Quân đội nhân dân Lào, Tổ quốc Lào cần phải phát triển. Phát triển cần phải có đội ngũ giảng viên có tài có đức. Hồ Chí Minh đã rất chú trọng phát triển, bồi dưỡng, trọng dụng trí thức, những người tài, đức. Người đã viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”[54, tr. 504]. Theo kết quả điều tra có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

64.40 % đội ngũ giảng viên có trình độ cử nhân, 10.16 % đội ngũ giảng viên có trình độ Thạc sỹ và 0.56 % đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sỹ, 1.69 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 1-5 năm, 12.99 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 5-10 năm, có 10.13 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 11-15 năm, có 18.64 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 16-20 năm, có 13.55 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 21-25 năm, có 13.55 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 26-30 năm, có 28.81 % đội ngũ giảng viên có tuổi quân từ 31 năm trở lên; có 29.37 % đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 1- 5 năm, có 26.55 % đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 6- 10 năm, có 13.55 % đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 11- 15 năm, có

10.16 % đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 16- 20 năm, có 8.47

Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các học viện quân đội nhân dân Lào hiện nay - 14

% đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 21- 25 năm, có 7.34 % đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 26- 30 năm, có 4.51 % đội ngũ

101


giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy từ 31 năm trở lên. có 36.72 % đội ngũ giảng viên cho rằng nhân tố ảnh hưởng to lớn đến phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình giảng dạy của họ là năng lực, trình độ chuyên môn sư phạm của bản thân; có một số đội ngũ giảng viên cho rằng người giảng viên muốn giảng dạy tốt cần phải có trình độ kiến thức sâu rộng [phụ lục 1]. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đội ngũ giảng viên phát huy tốt nhân tố chủ quan của họ, và là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL được nâng lên.

Thứ hai, do đội ngũ giảng viên nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ, vi trí, vai trò của mình. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan không phải là mục tiêu chung của các Học viện QĐNDL, mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ riêng của từng người giảng viên. Nhận thức được điều này, giúp đội ngũ giảng viên xác định chính xác vị trí, vai trò của họ. Từ khi khởi nghiệp, họ đã nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ, vị trí và vai trò của họ. Cho nên, bằng mọi cách đội ngũ giảng viên phải làm tròn nhiệm vụ, nghĩa vụ, và làm theo vai trò, vị trí của họ. Do nhận thức được điều này, họ mới có tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ đúng đắn về công tác đào tạo sĩ quan, về nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan. Từ đó, họ không chỉ tích cực, chủ động, sáng tạo, nỗ lực vươn lên nâng cao tri thức, năng lực thực tiễn sư phạm, phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất cho mình, mà còn truyền đạt những tri thức, những kỹ năng, những kinh nghiệm, những phương pháp hiệu quả nhất tới đội ngũ học viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Do nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của mình, cho nên đội ngũ giảng viên mới có lòng yêu nghề nghiệp, yên tâm với nghề dạy học, đối xử công bằng với học viên. Thực tế cho thấy, một giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững, lại yêu nghề, quý mến học viên thì bài giảng rất có tâm hồn, rất hớp dẫn và đã giúp anh ta đạt được nhiều thành tích rất cao.

102


Thứ ba, do đội ngũ giảng viên có động cơ, thái độ, tình cảm đúng đắn và có ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp “trồng người” của họ. Động cơ là một động lực bên trong chi phối hành động của mỗi con người. Nếu một con người có động cơ đúng đắn thì anh ta sẽ hành động đúng đắn. Từ khi nhận nhiệm vụ, đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL đã có động cơ, thái độ, tình cảm đúng đắn. Động cơ đó xuất phát từ lòng yêu nghề nghiệp, lòng ham muốn khám phá, nâng cao trình độ kiến thức, lòng ham muốn làm ăn kinh tế, danh dự và thành đạt của họ. Do có động cơ, thái độ, tình cảm đúng đắn đối với sự nghiệp đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, cho nên họ xác định rò trách nhiệm của họ. Đội ngũ giảng viên là người trực tiếp chịu trách nhiệm đối với sự nghiệp đào tạo đội ngũ sĩ quan ở các Học viện QĐNDL, cho nên nâng cao ý thức trách nhiệm cho họ là vấn đề hết sức quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc, các viện, khoa.

Thứ tư, do đội ngũ giảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức sư phạm trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Do nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, trách nhiệm và lòng yêu nghề nghiệp mà đội ngũ giảng viên được tiếp thu từ khi học tập rèn luyện tại các học viện, nhà trường và được Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa luôn luôn giáo dục, rèn luyện những phẩm chất, đạo đức cho họ, cho nên đến lượt nó họ luôn luôn tự ý thức, tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức sư phạm của mình. Đạo đức sư phạm là cái gốc, cái nền tàng của đội ngũ giảng viên. Họ có đủ đạo đức sư phạm mới đủ bản lĩnh để làm người giảng viên, cho nên mỗi người giảng viên cần phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sư phạm. Do đội ngũ giảng viên tự rèn luyện, tự tu dưỡng đạo đức cách mạng, đạo đức sư phạm của mình, cho nên họ dần dần trở thành những người có uy tín, có sự tôn vinh từ xã hội, mà trực tiếp là đội ngũ học viên. Do đội ngũ giảng viên tự tu dưỡng, tự rèn luyện đạo đức, cho nên họ có lòng tin mãnh liệt vào đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, có lập trường chính trị vững vàng, phân biệt rò ai

103


là bạn và ai là kẻ thù. Cho dù tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp đến mấy, họ vẫn bình tĩnh, giữ vững lập trường, tư tưởng của mình. Do tự tu dưỡng, tự rèn luyện khá đầy đủ đạo đức cách mạng, đạo đức sư phạm, khi thực hiện nhiệm vụ họ mới phát huy được nhân tố chủ quan và làm tròn nhiệm vụ của họ.

Thứ năm, do đội ngũ giảng viên có sức khỏe dồi dào có khả năng vượt khó, chịu đựng những khó khăn gian khổ có thể thực hiện thành công nhiệm vụ của mình. Sức khỏe là vốn quý của mỗi con người. Có khỏe mạnh con người mới có thể làm ra lịch sử. Đối với sức khỏe của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL, Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho đội ngũ giảng viên. Chế độ bảo hiểm y tế được tổ cức thực hiện từ nhiều năm qua. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng được chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh tại bệnh xã, bệnh viện gần nơi cư trú. Công tác phòng chống dịch bệnh đã được tổ chức thực hiện hàng quỹ, hàng năm. Đội ngũ giảng viên được tiêm phòng theo vụ mùa. Công tác vệ sinh an toàn được tổ chức thường xuyên tại khu làm việc, ăn ở của đội ngũ giảng viên. Theo báo cáo hàng năm của bệnh xã tại các Học viện QĐNDL tỷ lệ đội ngũ giảng viên khỏe mạnh chiếm 97.5 % tổng số lượng đội ngũ giảng viên trở lên. Do phần lớn đội ngũ giảng viên khỏe mạnh, cho nên họ đủ điều kiện phát huy nhân tố chủ quan của mình. Mặc dù, điều kiện tự nhiên, địa lý, thời tiết, sông suối, rừng núi không thuận tiện, phương tiện, dùng cụ không đầy đủ, họ vẫn chịu đựng được và tìm cách khắc phục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào những năm qua

3.2.2.1. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động sâu sắc

đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đời sống cá nhân, gia đình

104


của đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL nói riêng. Qua đó, làm xuất hiện những tư tưởng, hành vi mang tính cực đoan theo hướng đề cao giá trị vật chất, nảy sinh, phát triển lề thói thực dụng, theo duổi lợi ích cá nhân coi nhẹ lợi ích tập thể, đề cao tiền bạc, suy thoái về đạo đức cách mạng, tình đoàn kết, tình đồng chí đồng đội của một bộ phận giảng viên.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới sự phân hóa và giãn cách giàu - nghèo ngày càng xa giữa các tầng lớp xã hội và giữa người giảng viên với nhau. Những ảnh hưởng đó được biểu hiện trong đào tạo sĩ quan như: hiện tượng thương mại hóa giáo dục, mua bán chạy điểm, gửi nhờ giúp đỡ thân quen, con cháu. Điều đó đã tác động trực tiếp đến nhận thức, tâm tư, tình cảm, động cơ, thái độ… của đội ngũ giảng viên, làm xuất hiện sự so sánh thiệt hơn trong hoạt động nghề nghiệp, giảm sút lòng nhiệt tình và sự cố gắng trong công tác giảng dạy của một số đội ngũ giảng viên. Như Đảng cộng sản Việt nhận định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi, mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp”[23, tr. 173]. Theo kết quả điều tra có 13.55 % đội ngũ giảng viên cho rằng mức thu nhập là một nhân tố tác động, ảnh hưởng đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong công tác giảng dạy của họ; 62.14 % đội ngũ giảng viên cho rằng cái khó khăn nhất trong quá trình giảng dạy của họ là do cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sự tác động của gia đình, xã hội [phụ lục 5]. Nếu mức thu nhập càng thấp thì nó càng tác động, ảnh hưởng tiêu cực, càng gây khó khăn đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Song, khi xem xét một khía cảnh khác thì múc thu nhập thấp cũng là một điều kiện để đội ngũ giảng viên thử sức, khắc phục những khó khăn, tự giải phóng tiềm lực, phát huy nhân tố chủ quan của họ. Dù sao, phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên vẫn còn có giới hạn nhất định. Như vậy có thể cho rằng mặt trái của kinh tế thị trường ở Lào đã ảnh

105


hưởng to lớn đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL hiện nay.

Thứ hai, một số cấp lãnh đạo, chỉ huy chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho phát huy nhân tố chủ quan của độ ngũ giảng viên. Những năm qua, Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, quản lý, chỉ huy đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của họ. Trong đó, họ đã kết hợp cả biện pháp giáo dục chính tri tư tưởng, biện pháp tuyên truyển, đôn đốc, nhắc nhờ và kỷ luật…những biện pháp này đã thu được nhiều kết quả và có nhiều thành tích xuất sắc. Nhưng, vẫn không tránh khỏi một hạn chế, khuyết điểm. Đó là công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý thực hiện quy chế giáo dục, đào tạo còn hạn chế. Những vấn đề nảy sinh, sai sót được phát hiện nhưng việc khắc phục chưa kịp thời. Một số quy chế giáo dục, đào tạo ban hành còn chậm và chưa đổi mới kịp theo yêu cầu phát triển của đào tạo sĩ quan bậc đại học quân sự. Chính sách xã hội để kích thích tính tích cực, tự giác của đội ngũ giảng viên, thu hút nhân tài còn nhiều bất cập. Theo điều tra cho thấy 5.04 % đội ngũ giảng viên cho rằng Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện chưa quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan [phụ lục 9]; 35.59 % đội ngũ giảng viên cho rằng phải nâng cao chính sách xã hội đối với đội ngũ giảng viên cho hợp lý hơn, 22.59

% đội ngũ giảng viên cho rằng phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy thế mạnh của mình. Chính những hạn chế đó đã tác động đến việc hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên.

Thứ ba, do các yếu tố trong môi trường sư phạm của các Học viện QĐNDL chưa thực sự đáp ứng nhu cầu phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.

Nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL sẽ được phát huy tốt khi có đủ điều kiện khách quan thuận lợi cho phép nó. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các vụ viện, khoa

106


đã cố gắng tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nó. Nhưng do điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Lào hiện nay chưa đáp ứng được những nhu cầu ấy. Các yếu tố trong môi trường sư phạm chỉ có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó, chứ không phải tất cả, cho nên đội ngũ giảng viên không thể đủ điều kiện phát huy tối đa nhân tố chủ quan của họ. Theo điều tra có

33.89 % đội ngũ giảng viên cho rằng cái khó khăn trong quá trình giảng dạy là điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu; một số đội ngũ giảng viên cho rằng chương trình đào tạo bậc đại học mà họ đang giảng dạy còn quá bình thường, chưa thật tốt, chưa có bước phát triển cao lắm khi so sánh với đào tạo sĩ quan bậc trung cấp và cao đẳng. Chương trình, nội dung đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL tuy đã có bước đổi mới và có kết cấu khá phù hợp theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Xây dựng chương trình, nội dung chưa thực sự sát với đối tượng, kiến thức đào tạo đại học đại cương còn nặng, có môn học bố trí thời gian chưa thật phù hợp và chưa kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với chương trình đào tạo. Mặt khác, việc triển khai lịch huấn luyện hàng tuần, hàng tháng còn chậm và còn có hiện tượng trùng lặp địa điểm, nội dung, thẩm chí không đủ phòng học. Theo phản ánh của một số đội ngũ giảng viên cho rằng phương tiện dạy học chưa đủ, nội dung dạy học chưa phù hợp với đối tượng đào tạo. Tất cả những điều đó làm cho đội ngũ giảng viên dễ bị động, quá tải, không kích thích được sự say mê hứng thú của họ cho nên chất lượng giảng dạy không cao.

Thứ tư, điều kiện cơ sở vật chất một số học viện, khoa chưa thật đáp ứng yêu cầu phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước Lào đã đầu tư khá nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở vật chất bảo đảm cho các Học viện QĐNDL, song chưa đáp ứng hết những nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 31/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí