Cái Tôi Trữ Tình Khao Khát Tình Yêu Nhưng Nhuốm Màu Cô Đơn


về thực tại và mở ra những dự cảm trong tương lai. Cái tôi huyền ảo trong thơ Nguyễn Trọng Tạo mượn yếu tố huyền thoại như là “giải pháp thẩm mỹ để hoá giải hiện thực nhằm đạt được mục đích mình mơ ước”, có khi nó còn là giải pháp để nhà thơ “nhận thức cuộc đời, mở rộng những suy tưởng”.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo có sự chuyển dịch rất nhanh về thời gian, chất huyền ảo cũng được mở rộng biên độ đến vô cùng. Sự vật, con người lẫn lộn giữa mơ và thực. Thế giới hoài niệm nhoè mờ giữa nuối tiếc, xót xa.

Tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo trong việc thể hiện cái tôi huyền ảo rất khó nắm bắt, nó không nằm ở một trường liên tưởng nhất định. Có khi khoảng cách giữa cõi âm và dương, đêm và ngày không còn ranh giới; có khi là sự dịch chuyển đan chéo các không gian hiện thực ở cách xa nhau. Cái tôi trữ tình huyền ảo trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự khao khát vượt lên giới hạn của những điều bình thường, đó là sự “huyền ảo của nghệ thuật” vì “nghệ thuật là tinh thần huyền ảo trong trần gian”.

Việc xây dựng cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo là một trong những nỗ lực của nhà thơ khi nối liền thời gian quá khứ và thời gian hiện tại, không gian thực và không gian ảo để thoả sức cho cái tôi của mình phóng túng trong những vùng tâm tưởng. Qua đó, cũng cho thấy một tư duy thơ giàu chất suy tưởng của ông.

Sở dĩ chúng tôi nói đến cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo đồng hiện ở ba mảng thời gian có quan hệ mật thiết này vì trong nhận thức của Nguyễn Trọng Tạo bao giờ cũng đứng ở điểm nhìn hiện tại nhìn về quá khứ và đứng ở hiện tại để hướng đến tương lai. Đây là một cách cảm quan mới mà nhà thơ đã chọn để thể hiện cái nhìn sâu sắc hơn về con người cuộc đời.

Con người không chỉ được khai thác ở trạng thái hiện tại mà xét trong mối tương quan với cả quá khứ và sự liên hệ với tương lai. Dường như với bất


kỳ ai, bất cứ đâu trong mỗi người là những mắt xít thời gian, là sự quẫy đạp trong không gian và thời gian:

người ta nói :

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

con số không đấy chính là sa mạc

người ta nói:

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 11

quá khứ hiện tại tương lai đồng hiện trên cát mênh mông

(Nghiền ngẫm )

Bởi vì Nguyễn Trọng Tạo quan niệm: "gương mặt con người là mảnh đất khám phá không bao giờ biết chán" nên ông đã có cái nhìn toàn diện khi đi vào thế giới nội tâm của con người. Trong thơ ông, con người luôn giằng xé với ký ức, suy tư với hiện tại và trằn trọc với tương lai:

không hẹn hò anh trở lại công viên anh trở lại thảm cỏ xanh đêm trước

(Cỏ xanh đêm trước )

Hoạt động của con người thì ở hiện tại nhưng tâm tưởng của con người thì ở quá khứ, con người luôn "chạm vào trí nhớ" của mình, không thể lướt qua ký ức một cách thản nhiên. Quá khứ và hiện tại cứ lồng ghép, đan xen, nhập nhằng vào nhau:

hoa bằng lăng rắc tím tận bây giờ trên cỏ biếc. Tiếng hoa đài đâu đó mặt hồ sóng chạm vào trí nhớ

anh đứng nhìn từng đôi lứa đi qua

(Cỏ xanh đêm trước)

Con người sống với niềm "ngọt ngào cái thuở chín mười" rồi "tỉnh ra tóc đã bạc phơ". Để thể hiện sự dung hòa này, Nguyễn Trọng Tạo thường có cách viết đảo ngược, hoặc nghịch lý nhằm diễn tả một ý tưởng, một tâm sự, một mong muốn nào đó về con người:


em mười chín tuổi nghìn năm trước sao đến bây giờ mới hai mươi

(…)

nghìn sau gặp lại …em hăm mốt (Thiên thần )

Một cách viết nghịch lý rất gây ấn tượng, nhưng thông qua cái nghịch lý đó, tác giả lại nhấn mạnh sự vượt lên của tuổi trẻ và tình yêu, để cuối cùng "môi ngực vòng tay vẫn thiên thần". Tâm sự về bài thơ "Tản mạn thời tôi sống" Nguyễn Trọng Tạo nói: "Viết về những nghịch lý trong đời sống là cách tôi muốn làm cho người đọc dễ chấn động, dễ nhìn ra sự thật, phân biệt được nổi cô đơn, nổi buồn của con người trong đời sống xã hội, dù đó là một xã hội có tính cộng đồng cao..."[http/www.vietnam.net). Bởi thế nên, khi đến với thơ ông, bạn đọc dễ dàng nhìn thấy nỗi lòng, tâm sự của con người dàn trải trong thời gian và tự biện luận với chính mình. Nguyễn Trọng Tạo cho rằng:

một ngày héo một ngày xanh

một đời nhớ một đời thành lãng quên

(Gửi H)

Với ông, điệp khúc "bây giờ ngày ấy mai sau" đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tô vẽ nên hình ảnh con người gần gũi trong hiện tại, vẫn hiện rõ trong ký ức, và cũng chẳng mấy xa xôi ở tương lai. Có thể bây giờ đang yêu nhưng lại nhớ "nét cười duyên dáng sau quai nón vải dù" của ngày xưa và lại ngờ "mai mốt hoá trò đùa". Thế mới thấy con người trong mối liên hệ đa chiều không đơn giản và dễ hiểu một chút nào. Có thể hiện tại là:

bây giờ qua cuộc chiến tranh

bây giờ qua tuổi thanh xuân tôi về

(Thơ tình người đứng tuổi )


Mà hồi tưởng về "cái đêm trăng ấy trăng non", lại thấy một trời yêu đương hiện ra trước mắt, rồi lại mơ màng nghĩ đến tương lai:

nếu ngày mai khi tiệc cưới của em tôi sẽ biết lấy gì làm quà tặng

ngoài những bài thơ một thời tôi say đắm những buồn vui dai dẳng thuở gặp em

(Nếu ngày mai )

Con người ở đây luôn vận động trong chiều xoáy của thời gian. Đó là một sự vận động không ngừng và mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi sự vận động đem đến cho con người sự điều hoà và cân bằng cảm xúc. Con người lúc nào cũng như có cảm giác "ngả nghiêng bao tháng ngày" nhưng sự thật là họ đang ở trên hành trình đi tìm sự ổn định cho tâm lý. Trong một ngày hiện tại, nhớ một chiều quá khứ:

lang thang đường phố Huế nhớ chiều nào xa Vinh

(Nỗi nhớ không tên )

Trong một tích tắc lại chạy đến tương lai:

xa nhà người đợi thăm nhà

cơn say đợi tỉnh người xa đợi mình chiến tranh thì đợi hoà bình

trẻ con đợi lớn trái xanh đợi vàng

(Đợi )

Cái nhìn đa chiều của Nguyễn Trọng Tạo về con người đã được thể hiện qua cách lồng ghép hiện tại - quá khứ - tương lai, qua sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại. Rõ ràng, ông đã nắm bắt một cách thực tế rằng con người sống không thể không có những hồi ức về quá khứ và không hoạch định hay giả sử cho tương lai. Bởi như nhà thơ Trần Hoàng Phố đã nói: "Con


người là một sinh vật rất đổi lạ lùng, nó không chỉ biết sống mà còn biết suy nghĩ, phản tĩnh trước cuộc sống". Nguyễn Trọng Tạo hiểu rất am tường về con người và đã rất tâm đắc khi xây đắp nên cho mình một quan niệm riêng về con người.

Sự chi phối cuả con người bởi không gian và thời gian đã gợi mở ra nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Với con người, mọi thứ không chỉ thuộc trên con đường đang đi mà còn liên quan đến con đường đã đi và sẽ đi. Triết lý của Nguyễn Trọng Tạo tồn tại và thể hiện trong quan điểm đó. Ông cho rằng từ sự đồng hiện đó mà con người biết điều chỉnh hành động và suy nghĩ của mình. Trên con đường mà mỗi con người lựa chọn cho mình không thể thiếu hình bóng quá khứ và tương lai. Bởi thế mà dù lưu lạc đến đâu, lưu lạc qua bao nhiêu thời gian, Nguyễn Trọng Tạo vẫn nhớ mình là người nhà quê, là người phương Đông chính hiệu. Chính vì vậy mà chất quê trong thơ ông vừa gắn với cổ điển, vừa gắn với hiện đại. Nhờ đó mà độc giả yêu thơ ông, nhớ và thuộc nhiều thơ ông, thơ Nguyễn Trọng Tạo vừa mang vẻ đẹp cô gái di gan man dại và phóng khoáng với cá tính mạnh mẽ,quyến rũ và khêu gợi, vừa dịu dàng e ấp như cô thôn nữ mười tám, đôi mươi của vùng nào đó xứ sở kinh bắc. Cách xây dựng con người và quan niệm về con người chính là cái nhìn nhân thế trong sự phức tạp và nhiêu khê qua lăng kính chủ quan của nhà thơ.

2.2.6. Cái tôi trữ tình khao khát tình yêu nhưng nhuốm màu cô đơn

Trái đất thì già nhưng tình yêu luôn trẻ mãi. Tình yêu có thể khiến con người trở thành những thiên thần, nhưng tình yêu cũng có thể biến người ta thành ác quỷ. Tất cả các nhà văn, nhà thơ khi cầm bút sáng tác đều ít nhiều viết về tình yêu. Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình yêu đã ngộ rằng :

Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào ?


Trên hành trình lãng du của mình, Nguyễn Trọng Tạo mê đắm với những khóe mắt đa tình, những làn tóc rối, những ngón nhỏ thon mềm. Nỗi khát khao tình yêu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi chỉ là nhịp điệu thơ nhẹ nhàng tha thiết kiểu người ở đừng về, có khi lại đê mê bốc lửa, có lúc lại nồng nàn, cũng có khi lài rụt rè e ngại. Lại có khi tình yêu gắn với được – mất, hoài tiếc nhớ nhung.

Rồi cũng khóc như em khóc cho điều đã mất trâm Cỏ Thi. Ừ nhỉ cỏ thôi mà

nhưng nước mắt.. cũng như em , tôi đã thêm một lần tái diễn trước cỏ hoa

( Tái diễn )

Nguyễn Trọng Tạo đã hiến tặng cho đời những bông hoa tươi thắm mang cảm thức về tình yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi nhưng luôn có những dự cảm chia ly nhuốm màu cô đơn trống trải. Cái tôi trữ tình khát khao tình yêu xuất hiện trong thơ Nguyễn Trọng Tạo qua cách xưng hô : anh và em với tình yêu, và thông qua tình yêu để thực hiện sự đồng điệu với cuộc sống, qua đó ông thể hiện quan niệm của mình về thật - giả, về tan - hợp, ra đi - trở về trong cuộc đời mỗi con người:

anh trót để ngôi sao bay khỏi cát

biếc xanh em, mãi chớp sáng vòm trời điều Có thể đã hóa thành Không thể biển bạc đầu nông nổi tuổi hai mươi

(Không đề )

"Anh" và "em" trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là hai con người, hai thế giới, hai hình tượng song song có sức hút mãnh liệt dành cho nhau. "Em" là miền yêu, miền nhớ và cũng là miền đau, miền khắc khoải trong "anh". Dù là hai hình tượng vốn dĩ rất cân bằng về tâm hồn và thể xác song dường như do


thiên chức và tâm lý của phái nam nên thơ „„anh‟‟ thường là những dòng cảm xúc đơn phương, chủ động bày tỏ với „„em‟‟, với kỷ niệm tình yêu:

thì ra tháng giêng nhớ em quá thể anh thấy em về giữa miền mộng mị

và cái khung tranh chính là khung cửa

(Bức tranh giêng )

Nhân vật "em" thường hiện lên qua trí tưởng tượng, niềm mong nhớ hay hoài niệm của nhân vật "anh". Có lẽ vì thế chăng mà "em" ở đây kiêu sa, ẩn hiện khiến cho người đọc cũng như có cảm giác chới với, tiếc nuối tình yêu. Nhân vật "anh" gắn chặt với một cõi nhớ, một cõi nhớ huyễn hoặc, mông lung, chới với, cảm thấy nỗi nhớ mong cứ tích tắc gặm nhấm mình:

anh đứng anh ngồi anh thương anh nhớ anh ra anh vào nao nao mắt mở

( Người đang yêu )

Hay là niềm hạnh phúc khi có "em" bên đời thì mùa đông bỗng có nắng ấm, "lá chuối vườn thành bánh nếp thơm" và "anh" luôn tâm niệm một tình yêu chân thành, cao thượng:

ta cầu nguyện cho những gì còn mất trên con đường vô định của tình yêu

(Tình yêu qua)

"Anh" cảm thấy tiếc nuối khi "em" ra đi, khi sự biệt ly đến, tràn ngập không gian là sự xa cách:

tôi và em đứng trước biệt ly

con chim xám bay về miền núi lạ

lèn đá lung lay nổi buồn muôn thưở sau lưng ta hoang vắng nhón chân đi

(Chân trời)


Hình tượng nhân vật "anh và em" được tác giả đặc tả qua một phương tiện chính: tình yêu và nổi nhớ với nhiều biện pháp đậm - nhạt, xa - gần khác nhau. Nguyễn Trọng Tạo rất ít khi để nhân vật "em" lên tiếng dù em là nhân vật trung tâm gợi cảm hứng cho thơ. "Em" trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi là một "làn da", một "mái tóc", hoặc là Người Tiên giáng trần hoặc là một "cô gái mười chín đôi mươi", thậm chí là một "bà quả phụ trẻ"… Trải theo chiều dài của tình yêu, ở đây chủ yếu là những tâm tình của "anh" và "em", thổ lộ cùng em niềm yêu, niềm tha thiết, hay nỗi cô đơn, đau đớn… Hình như tâm hồn Nguyễn Trọng Tạo rất nhạy cảm trong câu chuyện giữa "anh" và "em", dù là ở truyện, ở thơ hay ở nhạc: "Lặng nghe người lính hát về loài hoa

- mang tên người con gái rất dịu hiền - anh đã yêu, anh đã hẹn, anh đã chờ - anh hẹn anh chờ anh thương màu hoa ấy". (Bài hát 'Hoa cúc biển" - Sáng tác: Nguyễn Trọng Tạo )

Nhân vật "anh và em" hiện hữu trong thơ Nguyễn Trọng Tạo gắn với cảm xúc và mạch thơ ông, đồng thời gắn chặt với một cõi tâm linh đó là "Cõi nhớ". Cõi nhớ chính là sự hòa quyện đậm đặc giữa hoài niệm và cô đơn. Có thể thấy dù ở bình diện nào, trong thực hay trong mộng thơ ông đều bị chi phối bởi "Cõi nhớ"- một cõi tâm u hoài, mê mải và sóng sánh, bởi nếu:

không nơi để Nhớ - nghèo biết mấy

ta như sao lạc giữa ban ngày. (Cõi nhớ)

Hình tượng cặp đôi "anh và em" là một hình tượng kép rất quen mà chúng ta đã gặp nhiều trong thơ ca, đặc biệt là Thơ mới. Nhưng theo tôi khi đánh giá bình diện này ở Nguyễn Trọng Tạo thì không nên xếp hình thức đó vào một bậc thềm nào nhất định. Bởi tất cả đều rất lung linh, sóng sánh vẻ hoang dại, có khi mơ hồ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023