muôn mặt của kinh thành Huế. Ham chơi không phải lười biếng. Ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã nhìn thấy từ lâu bản chất phù hư của thế giới. Đắm mình trong thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo, ta thấy cái tôi trữ tình ham chơi ấy vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm, một khát vọng đối với thơ Việt. Đó là một nền thơ đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng hướng tới cái mới, cái tiến bộ, phù hợp với xu hướng thơ của thế giới.
Dù ở góc độ, bình diện nào đi nữa, dù là niềm vui hay nỗi buồn, dù yêu đời hay yêu người thì cái tôi trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là sự phản chiếu rõ nhất hình tượng tác giả, là cái tôi thiết tha chia sẻ và đồng cảm với con người, cuộc đời. Ông tâm đắc xây dựng hình tượng nhân vật "tôi" một cách tự nhiên, thoải mái mà không sáo rỗng và đồng bóng.
2.2.3. Cái tôi trữ tình đời tư thế sự chất vấn cuộc đời
Nổi bật và tiêu biểu cho hình ảnh cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo chính là hình tượng tác giả dưới các cách xưng hô khác nhau như "tôi", "ta", "anh"…Có khi là sự hoá thân, có khi là sự vay mượn một câu chuyện nhưng phần lớn cái tôi trữ tình này tự bộc bạch những cảm xúc, suy tư về tình yêu, cuộc đời, về con người, xã hội, về quá khứ, tương lai.
Trong hành trình nhận thức hướng đến cuộc sống - con người, Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ một tâm thức nhiều trăn trở. Nó sinh động, ngẫu nhiên như một lời tự thú trước bản thân, trước cuộc đời. Cái tôi trữ tình đời tư Nguyễn Trọng Tạo thể hiện ở nhiều khía cạnh phong phú, song chủ đạo được tái diễn ở nỗi buồn và các trạng thái của niềm say, say vì men rượu và cả men tình.
Nguyễn Trọng Tạo có lần viết “chia cho em một đời say”, trong men say của rượu, tâm hồn ông được thỏa sức thăng hoa giao hòa cùng trời đất, cả không gian như được giăng mắc hơi men. Trong cõi ngất ngây, khi cảnh vật đã chếnh choáng cũng là lúc nhà thơ nhận ra lòng mình. Men rượu, men tình ùa đến hừng hực, đam mê và nồng nàn:
“ứ hự là tình ơi ừng ực khát một đời
người trao nhau rượu chát dốc say tình lên ngôi”
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Trữ Tình Là Sự Biểu Hiện Trực Tiếp Của Cái Tôi Đang Tư Duy
- Các Dạng Biểu Hiện Của Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Nguyễn Trọng Tạo
- Cái Tôi “Ham Chơi” Thích Phiêu Bạt
- Cái Tôi Trữ Tình Dân Gian Huyền Ảo Vận Động Trong Không Gian Thời Gian
- Cái Tôi Trữ Tình Khao Khát Tình Yêu Nhưng Nhuốm Màu Cô Đơn
- Cái Tôi Trữ Tình Hòa Đồng Với Nhân Vật Trong Thơ
Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.
(Rượu chát).
Nhiều lúc ông lặng lẽ đem bản thân mình ra làm đối tượng cho mình chiêm cảm, thổn thức cùng nổi đau của bản thân, nhặt nhạnh từng mảnh mình rơi vãi. Ông không né tránh cái tôi thực của mình, tự tâm để nó bơi giữa dòng nước ngược, thoải mái thốt lên những điều đang dày vò nó với những cảm xúc lạ hay là những cảm xúc dồn nén, kìm kẹp giữa hai bờ trái tim nóng hổi:
tôi về khép lại căn phòng
thấy trong lồng ngực như không có gì...
(Gửi)
Nói "không có gì" mà lại như vỡ vụn, nát tan, sau mỗi lần như vậy "cái tôi" dường như can đảm hơn:
trái tim đã bỏ tôi đi
ai mà nhặt được gửi về dùm tôi
Mặc dù tự chiêm nghiệm về bản thân, phô diễn mọi góc khuất của cái tôi bản thể, song cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo rất tinh tế, nhạy cảm, tha thiết niềm lạc quan tin tưởng cuộc đời. Thơ ông hé lộ cho độc giả thấy một mầm sống rất mạnh mẽ đang trỗi dậy, hướng đến tình yêu, tình đời và tình người. Mầm sống ấy tuy mỏng manh, nhỏ bé, nhưng mang trong mình nội lực sống bền bỉ và mãnh liệt.
dẫu nhỏ nhoi tôi có một cái tên trong li ti lá thẩm
khi ngập nước và khi ngập nắng hoa li vàng mùa hạ chính là tôi...
(Hoa li vàng )
Cái tôi trữ tình chiêm nghiệm trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là nỗi khát thèm được giao hoan cùng vũ trụ, đất trời. Ông muốn mình là tất cả mọi vật để được trải lòng ra muôn nơi, được thấu hiểu những lẽ sâu kín từ cuộc sống mà mình đã đi qua. Giấu đằng sau những câu thơ kiệm lời, súc tích là những trải nghiệm về triết lý cuộc đời ; đan xen giữa chất trữ tình ngọt ngào, da diết là nét trầm tư của cái tôi không ngừng chiêm nghiệm. Tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo thoả sức bung phá, đào sâu vào những miền tâm tưởng để mở tung mọi cánh cửa tâm thức cho người đọc.
Chiêm nghiệm, bản thân chưa đủ, có lúc cái tôi ấy lại tự tự lục vấn, tự phán xét mình:
Rồi có lúc ta buồn ta lục vấn chính ta rồi có lúc câu thơ thay đổi chủ nhà
(Điều bình thường lạ lẫm )
Đó còn là cái tôi nặng tình, nặng lòng với những điều xưa cũ, với hình bóng quê nhà, với tâm thức và ký ức. Một cái tôi ngại ngần trước thời gian, trước con người, và trước chính mình, ngại cả những điều bình thường nhất:
tôi giờ ngại cả bóng tôi
ý thơ chưa cạn, ngó lời đã khô
(Ngại xuân)
Cái tôi tự soi mình, tự soi vào chiếc bóng:
thế mà hắn suốt đời kề sát tôi
không xoá được tôi đành chào thua hắn
tôi đã chào thua khối người như chiếc bóng (Bóng)
Cái tôi trữ tình đời tư Nguyễn Trọng Tạo mở ra khỏi giới hạn của men say và nỗi buồn. Bởi say phải đến lúc tỉnh, buồn chưa phải là trạng thái duy nhất. Con người cần hướng về niềm vui để tiếp tục tồn tại. Với triết lý thơ đời
thường đã đưa nhà thơ về những lo toan, vất vả thường nhật của cuộc sống. Có lẽ, những vần thơ ông viết về cái tôi bản thể là những vần thơ đạt nhất. Mỗi bài thơ như mỗi bức điêu khắc tâm hồn, để ở đó, thơ đã gặp được sự đồng điệu từ người đọc... Có thể nói, thiên hướng tư duy thơ đầy chất tự họa tinh thần đã làm nên diện mạo Nguyễn Trọng Tạo với nhiều vẻ phong phú và phức tạp của một tâm hồn căng ứa niềm tâm sự.
Trong thế giới tâm tư riêng “có thương có nhớ có khóc có cười”, Nguyễn Trọng Tạo vẫn đau đáu những trải nghiệm “có câu trả lời biến thành câu hỏi”. Bước vào bức tranh xã hội muôn màu trong thơ ông, ta thấy cái tôi thế sự rát bỏng ước vọng, niềm tin nhưng nhiều nỗi boăn khoăn muốn đi tìm lời đáp. Ở Tản mạn thời tôi sống, cái nhìn của Nguyễn Trọng Tạo được mài sắc, sự thay đổi cái nhìn nghệ thuật diễn ra quyết liệt. Thơ ông thời kỳ này mang tính dự báo sâu sắc và mạnh mẽ:
“như con chiên sùng đạo chợt boàng hoàng nhận ra Chúa chỉ ghép bằng đất đá”.
Nguyễn Trọng Tạo nhìn đời dưới cái nhìn “nhị nguyên”, vừa hoài nghi, vừa bình thản tin yêu :
“có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi có con người sống mà như qua đời”
………
“mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió”
(Đồng dao cho người lớn).
Thực tế cuộc sống “có bao nhiêu câu hỏi” nên nhà thơ ý thức trách nhiệm của mình : “tôi sống thời không thể đứng quay lưng”. Bằng ngòi bút, Nguyễn Trọng Tạo đã xoáy sâu vào ngõ ngách cuộc sống, lột tả những mặt trái của nó. Tư duy phản biện và nhận thức lại những giá trị đã tồn tại của
Nguyễn Trọng Tạo là một hướng đi mới trong thơ sau 1975. Sự thay đổi về tư duy nghệ thuật này được ông chất vấn, khai thác triệt để tạo nên từ nhiều cách nhìn đa diện. Đây cũng là chất nhân văn sâu thẳm quán xuyến thơ ông. Không ồn ào, không giận dữ, ông lặng lẽ tìm về phía tình yêu, nhân ái nhất của tình đời tình người mà phát hiện, giao cảm.
Tình yêu cuộc sống, sự khát khao giao cảm với đời là niềm đam mê cháy bỏng của cái tôi đời tư thế sự Nguyễn Trọng Tạo. Đọc thơ ông, đâu đâu cũng là sự nhập vai ngẫu hứng, từ thế giới sinh vật cỏ, cây, hoa, lá… đến các hiện tượng tự nhiên mưa, nắng, gió, trăng, … mỗi sự nhập vai là gắn với một chiều sâu suy tưởng.
Bằng cái tôi chiêm nghiệm, chất vấn, Nguyễn Trọng Tạo độc thoại trước hết với chính mình và hướng đến được cùng giãi bày với người đọc qua những ảnh hình của cuộc sống. Bởi vậy, thơ ông đi vào lòng người nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nó như thuộc về bản năng của người nghệ sĩ có trái tim lớn, chứa đựng nhiều tâm trạng, cảm xúc, nhà thơ phải phân thân thành nhiều người để bộc lộ các sắc thái, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn của càng nhiều số phận, càng hay.
Không chịu dừng lại ở những cảm xúc bề ngoài, Nguyễn Trọng Tạo đi sâu vào đối tượng bên trong để khám phá, phát hiện bản chất của mỗi vấn đề. Ông đã mở ra bước chuyển về thi pháp, đưa thơ đến chất giọng triết lý sau vẻ ngu ngơ nửa như đùa nửa như thật của mình. Tăng cường tính triết luận vào thơ đã tạo được nét riêng biệt làm nên phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo. “Thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ của những cái chớp mắt…” (Hoàng Ngọc Hiến), ông cảm nhận được sự ngắn ngủi của đời người trong dòng chảy không cùng của thời gian. Sự sống con người ngỡ ra là thoáng chênh vênh, mơ hồ. Cũng từ đó, nhà thơ ngộ được giới hạn của đời người. Đọc thơ ông, ta nghe trong đó thời gian lưu chuyển có cả niềm tiếc nhớ cái đã qua.
Không chỉ triết lý về thời gian, thơ Nguyễn Trọng Tạo đầy khắc khoải khi đặt giá trị niềm tin trước đời sống. Làm thế nào để đủ niềm tin? Là câu hỏi trở đi trở lại, ông loay hoay đi tìm lời giải. Đó là trạng thái chông chênh, nhức nhối của nhà thơ về niềm tin khi đứng trước các giá trị chuẩn mực bị “đổ ngã” hay vẫn chưa được xác tín khi con người chưa thích ứng với đời sống cơ chế mới thời hậu chiến…
Cái tôi trữ tình đời tư thế sự trong thơ Nguyễn Trọng Tạo đa dạng và phức tạp, không dễ nắm bắt. Bởi ông luôn thể hiện một vốn sống phong phú. Tư duy thơ ông thâm trầm cốt cách của “con người biết” phương Đông khi đã ngộ ra bản thể của mình và đạt đạo được lẽ đời.
Ở một vẻ khác, cái tôi trữ tình thế sự trong thơ Nguyễn Trọng Tạo như là một cách phân bua với người cùng thời, để níu giữ những giá trị văn hoá truyền thống dần mai một bởi cuộc sống thành thị và sự Âu hoá. Đó là cái tôi muốn “bênh vực”, cổ vũ cho nét đẹp xưa cũ trước sự thắng thế của cái Mới, đặc biệt là sự lai căng.
2.2.4. Cái tôi trữ tình dung hòa giữa hiện đại và truyền thống
Có thể nói yếu tố sáng tạo, đổi mới là một trong những yếu tố quyết định sự vong tồn của nghệ thuật. Những nỗ lực cách tân, đổi mới của các nhà văn, nhà thơ là điều đáng trân trọng, đáng được ghi nhận. Đó là ý hướng, khát khao của của những người thực sự muốn đưa văn chương Việt Nam bứt phá khỏi những vòng quay cũ kỹ, gia nhập vào nhịp sống văn chương hiện đại của thế giới. Trong nỗ lực cách tân, đổi mới thơ Việt sau 1975, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi hết sức đa dạng, phong phú từ phong cách đến giọng điệu.
Nguyễn Trọng Tạo là một trong những nhà thơ đang nỗ lực với sự cách tân ấy. Trong quá trình hướng tới sự đổi mới, nhà thơ luôn luôn tâm niệm: “Tôi kính nể các nhà thơ cổ điển. Nhưng lớp nhà thơ sau không nên hướng tới họ, mà nên hướng tới chính mình. Có như vậy mới có thể hy vọng mình sẽ trở
thành nhà cổ điển trong tương lai”[61,tr528]. Với cách nghĩ ấy, ông đã mang đến những vần thơ vừa truyền thống vừa hiện đại. Không giống các nhà thơ khác như: Dương Tường, Lê Đạt, Hoàng Hưng... họ làm mới thơ mình bằng những chuỗi hình ảnh tân kỳ, bằng những thủ pháp đồng hiện, cắt dán, biểu tượng xa lạ tiếp nhận từ phương Tây, Nguyễn Trọng Tạo lại chọn cho mình một hướng cách tân khác: cách tân trên chính cái nền truyền thống, cách tân nhưng vẫn lưu giữ cái chất “chân quê”. Có thể cảm thấu những vần thơ song hành truyền thống- hiện đại ấy qua những khía cạnh:
Hiện đại trong cái nhìn, cảm xúc, tư duy.
Nhà thơ trẻ Mai Linh đã nhận xét về thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Thơ anh rất hay, một thứ thơ sáng tạo, rất đúng với tư duy của thế hệ chúng tôi. Để thấy thơ anh sống được nhiều thời. Một thứ thơ truyền thống”[19] . Thật vậy, chúng ta dễ thấy được thơ ông vẫn là nơi nương mình của những đề tài quen thuộc, của những vấn đề đã bao lần khắc chạm vào tâm trí của người tiếp nhận: là thiên nhiên, là yêu, là buồn, là trống vắng, hoang hoải…Song, sự cảm thụ của người đọc sẽ không trải mình trên một lối mòn nhàm chán bởi thơ ông vẫn mang đến những cái nhìn, những xúc cảm mới mẻ. Đó là sự chuyển tải tinh tế những suy nghĩ, tâm tính, cách nhìn nhận của người hiện đại trước những vấn đề tựa như đã cũ. Khi viết về thời gian, vần thơ ông xuất phát từ chính cái nhìn vào sâu thẳm bên trong, từ sự lắng nghe những âm vọng của đời sống qua những nhịp gõ thổn thức rất riêng nơi cái tôi nhà thơ:
còn chi bóc nữa? hãy bóc hồn tôi tôi thành tờ lịch bóc sang luân hồi
(Bóc đi nỗi nhớ mùa)
Tứ của bài thơ thật lạ. Đó không còn là cái tình vội vàng, gấp gáp, cái khát khao mạnh mẽ trước bước chuyển của thời gian trong thơ Xuân Diệu, không là những màu sắc biểu trưng, hỗn độn, phức tạp của thời gian trong thơ Đoàn Phú Tứ mà là ước vọng hòa vào thời gian của một cái tôi. Thời gian vẫn cứ lưu chảy, vẫn dồn hết sức mạnh của mình để “bóc” đi những ngày cũ, những nét đẹp xưa, những nỗi niềm quá vãng. “Tôi” vẫn cứ thản nhiên, vẫn cứ hân hoan, thách thức “còn bóc chi nữa, hãy bóc hồn tôi. Tôi thành tờ lịch, bóc sang luân hồi” , “tôi” dấn mình, chủ động hóa thân vào chính thời gian để cảm nhận tất thảy, để làm mới chính mình, hồn mình…
Khi những vần thơ Nguyễn Trọng Tạo hướng đến tình yêu, nó lại mang đến cho người đọc những thanh âm đặc biệt:
ta tạm biệt em
lớ ngớ chẳng hẹn gì. (Cỏ và mưa)
Không là sự mãnh liệt, là khát cháy, cũng chẳng phải là tiếng lời giản đơn, mộc mạc mà đó là một câu chuyện tình yêu được diễn đạt bằng một giọng điệu ngu ngơ, bằng một khoảnh khắc của ba mươi lăm con chữ. Tình yêu luôn là địa vực khuấy động trí nghĩ, xúc cảm của muôn thuở con người, là vỉa tầng cảm hứng kêu gọi ngòi viết khai mở của biết bao nhà văn, nhà thơ. Những gì người nghệ sĩ viết ra có để lại được ấn tượng đối với người thưởng thức hay không, điều đó phụ thuộc vào sự sáng tạo, nét riêng độc đáo trong cách cảm, cách nhìn của người viết. Nguyễn Trọng Tạo đã làm mới thứ tình cảm muôn thuở ấy. Cái giọng ngu ngơ, hờ hững của ông lại tái hiện được những cung bậc cảm xúc đối lập, xung khắc trong tình yêu. Có lúc tình yêu trong thơ của “Người Ham Chơi” (cách gọi của Hoàng Phủ Ngọc Tường) là những phép chia đến tận cùng, chia đến đáy của xúc cảm, của đam mê: