Thiết Kế Trong Cuốn “Giới Thiệu Giáo Án Ngữ Văn 10 ” Do Ts. Nguyễn Hải Châu Chủ Biên. Nxb Hà Nội, 2006


Luận điểm ở đây là: Thơ văn là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon... chỉ có thi nhân là có thể xem mà biết được sắc đẹp, ăn mà biết được vị ngon ấy thôi.

Lí do thứ hai: Những bậc danh nhân làm quan to thì bận việc, quan nhỏ thì lận đận về khoa trường nên không để ý đến.

Lí do thứ ba: Người thích thơ văn thì ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi, làm nửa chừng rồi bỏ dở.

Lí do thứ tư: Không được lệnh của vua thì không giám khắc ván lưu

hành.

Lí do thứ năm: Thời gian lâu dài và trải qua mấy lần binh lửa làm cho

bản thảo thơ văn rách nát tan tành.


Câu hỏi tiếp theo: Bên cạnh luận điểm, luận cứ vững chắc , lập luận chặt chẽ, đọc đoạn văn trên ta còn thấy hé mở thêm điều gì? Đứng về tư duy lô gích thì câu hỏi này không được chuẩn xác, bởi vì: Nửa trên là khẳng định thành công về mặt hình thức, nửa dưới lại hỏi về nội dung. Đúng lô gích thì câu hỏi phải là: Bên cạnh luận điểm, luận cứ vững chắc, lập luận chặt chẽ, tác giả còn thành công gì nữa về hình thức nghệ thuật? ( Ví dụ dùng những câu cảm thán để bày tỏ nhiệt tâm của mình).

Định hướng trả lời câu hỏi trên của thiết kế là: Tình cảm yêu quý, trân trọng văn thơ của cha ông, tâm trạng xót xa, thương tiếc trước di sản quý báu bị tản mát, hủy hoại, đắm chìm trong quên lãng... của người viết. Về mặt diễn đạt thì đoạn văn trên diễn đạt thiếu giản dị và trong sáng. Có thể sửa lại như sau: Phần đầu của bài Tựa cho thấy được tâm trạng của tác giả Hoàng Đức Lương trước thực trạng thơ văn của tiền nhân không được lưu truyền hết ở đời.


Cũng ở trong phần Định hướng lại có tiếp những câu văn thiếu trong sáng nữa: Khó khăn trong việc khảo cứu thơ văn Lí - Trần làm tác giả thường thở than, có ý trách lỗi các tri thức đương thời; lại cảm thấy tự thương xót, tiếc nuối cho nền văn hóa nước mình...

* Tóm lại, đây là một thiết kế bài dạy có rất nhiều lỗi:

- Lỗi về xác nội dung bài học: Bài Tựa có hai nội dung chính: Những điều thôi thúc Hoàng Đức Lương biên soạn cuốn sách ( thực trạng thơ văn bị thất truyền và nhu cầu bức xúc về tư liệu học làm thơ của chính ông) và quá trình vượt qua khó khăn để hoàn thành việc biên soạn cuốn sách. Vậy mà thiết kế chỉ chọn một nội dung và khai thác không hết ý có trong văn bản ( Điều bức xúc thôi thúc chính bản thân tác giả không được nói tới).

Còn nội dung thứ hai là quá trình biên soạn với những khó khăn phải vượt qua thì quá sơ lược.

- Lỗi về lô gích: Ví dụ “bên cạnh luận điểm, luận cứ... thấy hé mở thêm điều gì?”

- Lỗi về diễn đạt: Có những câu hỏi và những đoạn văn diễn đạt sai lô gích, sai ngữ pháp, diễn đạt thiếu trong sáng.

1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Giúp HS:


1. Thấy được tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả về di sản văn hóa do cha ông để lại và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn văn học dân tộc.

2. Thấy được nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của văn tựa.


B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN.


- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.


C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH.


GV có thể tổ chức giừo dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.


1. Kiểm tra bài cũ.

2. Giới thiệu bài mới.

Kết thúc bài thơ “ Bài học nhỏ về nhà thơ lớn” sáng tác nhân dịp 200 năm ngày sinh Nguyễn Du ( 11- 1965) nhà thơ Tế Hanh viết:

Cuộc gặp gỡ tình cờ cho tôi bài học lớn

Như thể hai trăm năm nhà thơ nhắc nhở ta rằng Hãy đi vào trái tim bạn đọc.

Người ta có thể quên người làm thơ nhưng không thể quên thơ.

Nhưng làm thế nào để đừng quên thơ khi trí nhớ con người phụ thuộc vào tuổi tác . Chỉ có thể là tình yêu thơ, sự hòa hợp với cảm xúc của nhà thơ kết hợp với những công trình ghi chép, bảo lưu lại. Để thấy được sự tuyển chọn, ghi chép quan trọng như thế nào đối với việc giữ gìn di sản thi ca, chúng ta tìm hiểu bài Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương.


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt

I - Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn

( HS đọc SGK)

- Phần tiểu dẫn cần nắm được Nội dung gì?

- Tác giả Hoàng Đức Lương

+ Quê gốc: Cửu Cao- Văn Giang- Hưng Yên. Sau chuyển đến làng Ngọ Kiều- Gia Lâm- Hà Nội. Chưa rõ năm sinh năm mất. Đỗ tiến sĩ năm 1478 và hoàn thành “ Trích diễm thi

tập” năm 1497.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại - 9




2. Theo Hoàng Đức Lương Có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau?

Cho biết nghệ thật lập luận của tác giả


3. Vì sao Hoàng Đức Lương phải sưu tầm, tuyển chọn thơ

“ Trích diễm thi tập”( trích: tuyển, diễm thi: thơ hay) tập tuyển chọn những bài thơ hay, gồm 6 quyển của Hoang Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn từ đầu đời Trần đến đầu đời Lê. Bài tựa này trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của“ Trích diễm thi tập”

- Hoàng Đức Lương đưa ra 4 lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời. Thử đặt tên cho mỗi lí do.

+ Nhà thơ mới thấy hết cái, cái đẹp của thơ

+ Bận rộn công việc, người có điều kiện ít để ý tới thơ.


+ Có người thích thơ nhưng không có đủ tài năng tuyển chọn.

+ Kiểm duyệt của nhà vua khắt khe.

- lập luận rõ ràng, chặt chẽ( Luận điểm)

Vì sao thơ văn không được lưu truyền hết ở đời

+ chỉ có nhà thơ mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ.

+ Mọi người có năng lực bận rộn công việc

+ Có người thích nhưng không đủ năng lực tuyển chọn.

+ Kiểm duyệt của nhà vua quá khắt khe.

- Vì một đất nước văn hiến (văn là trước tác, bài hiến là người hiền) chẳng lẽ không có



ca dân tộc. Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

Điều gì đã thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tập thơ này?


4. Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa.

quyển sách tiêu biểu nào.

- Chẳng lẽ ta cứ đi xa xôi để học thơ thời Đường.

Như vậy tác giả căn cứ vào thực trạng di sản thơ ca Việt Nam thời mình sống và nhu cầu bức thiết phải biên soạn cuốn“ Trích diễm thi tập” này.

- Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Các thư tịch không còn, tác giả phải “nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát”, “ Hỏi quanh khắp nơi”, “Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đương làm quan trong triều”, cuối cùng là phân loại, chia quyển.

- Thái độ của tác giả rất khiêm nhường trong cách xưng hô và nói về mình: “Tôi không tự lượng sức...trách nhiệm nặng nề mà tài hèn...mạn phép phụ thêm...tránh được lời chê trách”

- Lí lẽ đưa ra để khẳng định lí do làm cho thơ văn không được lưu truyền hết ở trên đời, tác giả xen vào những cảm nghĩ của mình: “Than ôi!

Một nước văn hiến xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản mà phải tìm xa xôi để học thơ văn đời nhà Đường. Như thế chả đáng

thương xót lắm sao!”




5. Anh (chị) cho biết trước “Trích diễm thi tập” đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc?


II. Củng cố

- Quá trình sưu tầm thơ, tác giả thuyết minh những khó khăn, xen vào đó là giọng văn đầy cảm xúc. “Trách nhiệm nặng nề mà tài hèn, đức mọn...mạn phép phụ thêm...may tránh được lời chê trách của người đời sau”.

- Đó là tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi trong tác phẩm này, Nguyễn Trãi đã khẳng định.

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.

Văn hiến văn là trước tác, là tác phẩm, văn bản. Hiến là hiền tài, là tác giả, người sáng tác. Sở dĩ Nguyễn Trãi cũng như Hoàng Đức Lương khẳng định nền văn hiến của dân tộc ta vì cả hai đều chứng kiến những giờ phút tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc. Sau chiến thắng giặc Minh, tư tưởng độc lập đang ở cao trào.Niềm tự hào về văn hiến của nhân dân đã được khẳng định.


Tham khảo phần Ghi nhớ ( SGK).


* Nhìn khái quát cấu trúc của văn bản, thiết kế này có lỗi rất lớn về tư duy lô gích: Phần Tiến trình dạy học chỉ có hai mục : 1. Kiểm tra bài cũ. 2. Giới thiệu bài mới mà không có phần 3. Dạy bài mới. Phía dưới giáo án được chia thành hai cột: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt; ở cột Hoạt động của GV và HS chỉ có hai mục: I. Tìm hiểu chung II. Củng cố. Như


vậy là rất sơ lược và không hợp lí. Đã có mục Tìm hiểu chung thì phải có mục Tìm hiểu riêng từng bộ phận, không có phần Tổng kết mà lại có phần Củng cố. Ngay trong phần Tìm hiểu chung tác giả có ghi: 1. Tiểu dẫn ( HS đọc SGK) – Phần tiểu dẫn cần nắm được những nội dung gì? Phải được diễn đạt như sau mới đúng ý tác giả muốn trình bày: 1. Tìm hiểu phần Tiểu dẫn. HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: Mục Tiểu dẫn đã đưa tới cho chúng ta những thông tin gì? Về tác giả Hoàng Đức Lương; về cuốn Trích diễm thi tập.

Đến câu hỏi 2, phần Yêu cầu cần đạt đã bỏ sót kiến thức có trong văn bản: Hoàng Đức Lương không chỉ nêu rõ 4 lí do khiến thơ văn không được lưu truyền hết ở đời mà còn nêu ra hai lí do nữa: Thời gian và binh lửa tàn phá bản thảo thơ văn, khiến cho nó “rách nát, tan tành”.

Câu hỏi về nghệ thuật lập luận của tác giả không được trả lời: Tác giả lập luận theo cách nào? Chặt chẽ ra sao? Mà chỉ nói một câu chung chung, sơ lược : Lập luận rõ ràng, chặt chẽ và lặp lại y nguyên 4 lí do được tác giả nêu ra.

Vì không đọc kĩ văn bản, lại không hiểu được mạch lập luận của tác giả bài tựa, nên người soạn giáo án đã nhập nửa cuối phần trên với phần dưới của văn bản. Cả phần trên của văn bản là mạch lập luận của tác giả về sự bức thiết phải sưu tầm thơ văn của tiền nhân:

- Vì thực trạng tồi tệ của việc bảo tồn thơ văn.

- Vì nỗi bức xúc của chính tác giả ( Đức Lương này học làm thơ chỉ trông vào thơ văn đời nhà Đường...)

Phần trả lời của câu hỏi 3 chỉ tái hiện chứ không phân tích ý nghĩa việc làm của Hoàng Đức Lương ( Tác giả kì công sưu tầm thơ văn của người xưa, lựa chọn, sắp xếp... thể hiện rõ tinh thần, trách nhiệm như thế nào)


Về câu hỏi 4: Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa. Về Yêu cầu cần đạt. Cũng không được soạn đầy đủ.

Tóm lại, theo chúng tôi, giáo án trong cuốn sách của tập thể tác giả Nguyễn Hải Châu; Nguyễn Lê Huân; Nguyễn Khắc Đàm biên soạn mắc nhiều lỗi về tư duy và diễn đạt, nội dung kiến thức của bài học lại không chuẩn xác và đầy đủ so với văn bản.

2.1. Phương án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn).

Hiền tài là nguyên khí quốc gia là bài đọc thêm. SGV Ngữ văn 10 bộ

nâng cao không biên soạn bài đó, chỉ có SGV Ngữ văn 10 bộ chuẩn biên soạn.

I – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý.

1. Về nội dung.

- Khẳng định tầm quan trọng của Hiền tài đối với quốc gia: Có quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.

- Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa lớn với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài với hậu thế.

- Thấy được chính sách trọng nhân tài của triều đại Lê Thánh Tông. Từ đó có thể rút ra những bài học lịch sử quý báu.

2. Về nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chết, giàu sức thuyết

phục.

II – HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

1. Trước hết bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia.

- Hiểu mệnh đề mang tính chất khẳng định: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” : Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí