Cũng có những lúc, người phụ nữ ấy đã có thái độ cam chịu xót xa, chấp nhận sự "nhạt phèo" trong tình yêu, chấp nhận nỗi côi đơn không có người san sẻ (may chăng chỉ có thơ):
- Nửa câu thơ để bên thềm
Nửa đời yêu để tình duyên nhạt nhèo
- Sự cô đơn chỉ em biết Với thơ san sẻ mà thôi
- Sự cô đơn chẳng bao giờ anh biết Em là người đàn bà tự mình tất cả… Sự cô đơn chỉ em biết
Gậm nhấm mỗi ngày nham nhở
Yên tĩnh và trống vắng xoa dịu co thắt trái tim
(Mỗi ngày)
“Gậm nhấm” nỗi cô đơn trong “yên tĩnh và trống vắng” đã làm cho con người cảm thấy “nghẹt thở” của tâm trạng muốn được giải toả trong ly cà phê, trong ly rượu mầu để nhớ, để quên một cách thầm lặng giữa còi người:
Khi người đàn bà ngồi với tách cà phê trước mặt Quán đông người chỉ là khoảng trống không
Khi người đàn bà ngồi với ly rượu màu Quên và nhớ ngâm trong từng ngụm nhỏ
(Một người)
Người đàn bà với tách cà phê, người đàn bà với ly rượu màu là cái hữu hình nhưng cùng tồn tại với cái hữu hình ấy “quên và nhớ ngâm trong từng ngụm (rượu) nhỏ” – cái vô hình. Và chắc hẳn “cái vô hình” kia mới là điều mà nhà thơ muốn bộc lộ.
Nhưng trong sâu thẳm, người phụ nữ đó vẫn khát khao cháy bỏng được gục vào vai người đàn ông của mình, muốn được xoa dịu, muốn được chở che, chia sẻ:
- Lúc ấy giá như có anh
Gục vào khóc ào như trẻ nhỏ
Và chỉ cần anh đặt bàn tay lên vết thương đau Tôi lại trở về với bình thường…
(Trở gió)
Nhưng, người phụ nữ ấy cũng rất cứng cỏi, ngang tàng, bướng bỉnh và kiêu hãnh, nên cái điều chị cần nhất, khát khao nhất - chính là tình yêu chân thực, không phải là sự thương hại:
Em cần anh như cô gái muộn mằn cần một người thương Em cần anh như goá phụ cần nơi nương tựa
Nhưng em có thể bóp chết đi khao khát của mình Không cần xin tình yêu ngoái lại
(Cần)
Sự cứng cỏi vượt lên nỗi buồn, vượt lên số phận, vượt lên những lời đồn thổi để làm tròn thiên chức một người vợ, một người mẹ, một trụ cột gia đình. Vai trò ấy của chị thể hiện bằng cách nói với con một cách hết sức giản đơn:
“Ta còn mãi mái nhà”
(Sáng tháng 9)
Và lạ thay, thơ Bùi Kim Anh càng cứng cỏi, người đọc càng xúc động bởi sự dũng cảm của một người yếu đuối:
- Những câu thơ không vớt được ý thơ
Những câu thơ không giải thoát được người làm thơ Những điều tồn tại không có mặt trong thơ
Những điều tồn tại lại kết thành câu chữ
(Tự hoạ)
- Giẫm lên sự thật như giẫm lên con gián Giẫm lên sự thật như giẫm lên đám cỏ
Có một sự thật ngoài sự thật Định vị
Anh buông tay em dò dẫm một mình
(Định vị)
- Đời còn gì để nối anh với em Giữa hai đứa đâu là mơ là thực
Một con đò sang ngang chở đầy trách nhiệm Các con là cầu nối chặt đôi ta
(Khoảng trống) Và chị vẫn ước mơ, chị vẫn chờ đợi một điều kỳ diệu, tốt lành sẽ đến:
Bao giờ thời lòng bình yên
Thời câu thơ hết ngả nghiêng nỗi đời
(Nỗi đời)
Và người phụ nữ nhỏ bé, lầm lũi đó đã trở thành chỗ dựa cho chồng con vượt qua những biến cố kinh hoàng của cuộc đời. Lúc đó, thơ đã đến với chị, là chỗ vịn cho chị, cứu rỗi và dắt chị ra khỏi cuộc đời lẩn thẩn, bức bối, đầy nghiệt ngã:
- Tôi viết cho mình qua cơn bức bối
Lẩn thẩn cho mình khỏi lẩn thẩn giấc mơ
- Anh trở về với em… Dẫu chẳng vẹn nguyên Anh vẫn là tất cả...
Tai nạn bất ngờ
Tạo hoá lại tái sinh…
Như con cáo chết giả để thử lòng người còi sống
(Một lần khác mọi lần)
Chính vì thế chăng mà cuộc đời lại mỉm cười với chị: qua bĩ cực lại thái lai! Hạnh phúc lại mỉm cười qua làn nước mắt, qua bao thử thách, khổ đau. Chị như reo lên, sung sướng và hạnh phúc nghẹn ngào.
- Lại về Hà Nội nhé anh.. Lại về với những vần thơ...
Lại về với thuở yêu đầu... Ta về Hà Nội với ta
Tìm trong phố cũ mái nhà mộng mơ
Nhìn lại các chặng đường đời - chặng đường thơ của Bùi Kim Anh, người đọc cảm nhận rất rò hình ảnh nhân vật trữ tình người phụ nữ trong thơ chị. Người phụ nữ đó đã từ bất ngờ, sợ hãi, trốn tránh... đến chỗ chấp nhận và đối mặt với bất hạnh, đối thoại với khổ đau và cuối cùng là vượt qua nó để sống, để yêu thương và để lấp lánh niềm tin vào cuộc sống. Chính điều ấy đã thể hiện một cái Tôi mạnh mẽ, bản lĩnh, luôn ở tư thế chòng chành trên chiếc thuyền nan vượt qua dòng thác lũ của cuộc đời. Đó cũng chính là bức chân dung thứ hai của người phụ nữ trí thức hiện đại - Bùi Kim Anh.
Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc nhận thấy rò "cái Tôi trữ tình" vừa kín đáo, dịu dàng, sâu sắc, đầy nỗi niềm và lòng trắc ẩn - vừa mạnh mẽ, bản lĩnh đối mặt với nỗi buồn, nỗi bất hạnh trong cuộc đời. Bên cạnh đó "cái Tôi trữ tình" ấy đôi khi cũng quá bi luỵ, chìm ngập trong đau thương, xót xa, không tìm thấy lối thoát khiến người đọc cũng bị nặng nề, bi luỵ theo. Cái Tôi trữ tình ấy cũng đôi khi thiếu cái nhìn tổng thể về xã hội với những mặt tốt đẹp của nó, quá đi sâu vào những nỗi bất hạnh cá nhân mà không suy xét tới nguyên nhân sâu xa của nó (con người vừa là tác nhân vừa là tội nhân của xã hội với cơ chế thị trường - khi không thể đấu tranh chống lại được những mặt tiêu cực của nó thì ngược lại đã bị nó lôi cuốn, đưa vào vòng xoáy, vực thẳm do nó tạo nên). Do đó, đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc luôn cảm thấy xót xa, trĩu nặng, đôi khi mệt mỏi vì những nỗi niềm ai oán của tác giả đối với cuộc đời. Đây cũng là một hạn chế đáng nói của tác giả này.
CHƯƠNG 3
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BÙI KIM ANH
Để thể hiện một cái Tôi vừa đằm thắm, dịu dàng, kín đáo, đa cảm, đầy yếu đuối vừa nặng trĩu suy tư, giầu lòng trắc ẩn, vừa mạnh mẽ, bản lĩnh đối diện với bao nỗi đớn đau, bất hạnh trong cuộc đời để trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình, cho con cháu - nhà thơ Bùi Kim Anh đã sử dụng rất nhiều các thủ pháp nghệ thuật khác nhau và đã có những thành công nhất định, đã để lại những dấu ấn khiến người đọc khó quên. Trước hết về thể thơ, tác giả Bùi Kim Anh đã vận dụng một cách thuần thục, có hiệu quả cao ở thể thơ lục bát. Chị có hẳn một tập thơ có tên "Lục bát cuối chiều" và nhiều bài thơ lục bát lẻ in trong các tập thơ khác. Nhưng bên cạnh đó, chị cũng tỏ ra rất có duyên với thể thơ tự do. Có lẽ, với những cảm xúc hết sức phong phú, phức tạp, với những rung động lúc nhẹ nhàng, khi cuộn sóng, lúc bão giông… thể thơ tự do đã góp phần chuyển tải kịp thời những dòng tâm sự tuôn chảy không ngừng trong chị! Thứ hai, về ngôn ngữ, hình ảnh, hệ thống biểu tượng, giọng điệu trong thơ chị cũng mang những nét đặc trưng riêng rất phù hợp với việc thể hiện thế giới tâm hồn, cũng như môi trường sống của cái Tôi trữ tình trong thơ chị.
Với điều kiện và thời gian có hạn, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin được điểm qua những đặc điểm về nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh với mục đích chỉ ra những nét riêng, những sáng tạo riêng cũng như những đóng góp riêng của cây bút thơ nữ trí thức này đối với thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại.
3.1. Về thể thơ
3.1.1. Thơ Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát (Nguyễn Trọng Tạo)
Là tác giả của 7 tập thơ (khoảng hơn 400 bài), trong đó có nhiều bài thơ, thậm chí có cả một tập thơ riêng viết theo thể lục bát, Bùi Kim Anh đã chứng tỏ mình là một nhà thơ còn khá trung thành với thể thơ truyền thống này. Hơn nữa, những bài thơ hay nhất, thu hút được sự chú ý, lòng mến yêu, sự trân trọng của độc giả lại cũng chính là những bài thơ lục bát của chị. Thơ lục bát của Bùi Kim Anh có nét riêng biệt, vẫn có nét nhuần nhuyễn của lục bát truyền thống, vừa lại có tính hiện đại, mang hơi thở thời đại nên vẫn chinh phục được người đọc đương thời.
Nhà thơ Bùi Kim Anh có lần tâm sự "Lục bát là thể thơ mà tôi rất thích nhưng cứ làm kiểu đều đều thì đọc cũng chán. Làm lục bát dễ mà khó, không cẩn thận nó dễ bị rơi vào thể loại hò vè, bích báo, được vần thi hỏng ý, được ý thì hỏng vẫn". Bùi Kim Anh nói rò: cách gieo bằng - trắc trong một số bài lục bát của chị khác với lục bát truyền thống không phải là chủ đích của chị mà chị "cứ làm tự nhiên thôi, thấy như thế hợp với thơ mình".
(Nguồn: Hiền Nguyễn - Báo Điện tử tổ quốc) Ví dụ: Trong bài "Bia vẫn trắng", tác giả viết:
Ai biết mộ anh ở đâu?
Ở câu lục, chữ (tiếng) thứ 2 lẽ ra phải dùng thanh bằng thì tác giả dùng thanh trắc, chữ thứ 4 lẽ ra phải dùng thanh trắc nhưng trong câu thơ này tác giả sử dụng thanh bằng. Tác giả đã tạo ra một nhịp điệu khác với câu lục thông thường. Điều đó có hiệu quả rò rệt. Bắt đầu bài thơ độc giả đã gặp ngay câu nấc nghẹn và đến cuối bài vẫn một câu nghẹn nấc, bùi ngùi.
Đọc bài thơ "Bia vẫn trắng" ta thấy: bài thơ có tứ chặt chẽ, hình ảnh, từ ngữ chân thực, sinh động có sức gợi từ đề tài, cảnh ngộ đến câu, từ. Bài thơ có sức lay động tâm hồn người đọc và để lại ấn tượng sâu sắc.
Mạch thơ của Bùi Kim Anh đằm thắm, nhẹ nhàng, ân tình, đôi khi bứt phá nhưng về cơ bản vẫn đậm chất nữ tính. Bùi Kim Anh vốn tài hoa với thể thơ lục bát truyền thống. Thơ lục bát của chị có một sức sống riêng biệt. Trong bài "Trên đường Giảng Vò" chị kết thúc bằng cặp lục bát.
Chợ người chẳng bán người đâu Dãi dầu bán cái dãi dầu mà thôi
Cặp lục bát không chỉ để khép lại bài thơ mà nó còn để lại nỗi ám ảnh sâu sắc trong lòng độc giả từ cách chơi chữ: "người" đối với "dãi dầu" (Dãi dầu bán cái dãi dầu). Trong nhiều bài thơ lục bát của mình, Bùi Kim Anh dùng thủ pháp phá cách ở câu lục (câu 6), ví dụ như:
- Tôi sống quanh quẩn trong tôi |
- Ta chỉ có bạn là mình |
- Đời chỉ là cuộc vu vơ |
- Bên nhẹ buộc gió gánh về |
- Lục bát viết lúc cuối chiều |
- Ngoài phố những hoa là hoa |
- Khi nắng hạ lúc sương sa |
- Ai biết mộ anh ở đâu |
- Lên xứ lạng một ngày đường |
- Vườn chị hẹp một hàng cau |
- Ngỡ là chín tầng mây xanh |
- Một tôi của niềm say mê |
- Câu thơ gửi lên chị Hằng |
- Người ta đi đông đi tây |
- Bao giờ thời lòng bình yên |
- Đá trắng vẫn còn chiêm bao |
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi Kín Đáo, Dịu Dàng, Sâu Sắc, Đầy Nỗi Niềm Và Lòng Trắc Ẩn
- Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 6
- Cái Tôi - Mạnh Mẽ, Bản Lĩnh Đối Mặt Với Nỗi Buồn, Nỗi Bất Hạnh Trong Cuộc Đời
- Thơ Bùi Kim Anh - Phù Hợp Với Thể Thơ Tự Do
- Một Số Hình Ảnh Mang Tính Biểu Tượng Đặc Trưng Trong Thơ Bùi Kim Anh
- Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 11
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Câu bát ( câu 8) trong nhiều bài lục bát của mình, Bùi Kim Anh thể hiện rò sự táo bạo, sáng tạo trong cách dùng từ, lựa chọn hình ảnh thơ như:
Bao giờ mình lại gặp nhau
Thời gian cháy thời gian đau đáu lòng
Lên xứ Lạng một ngày đường
Thoắt đi lại chẳng kịp vương vấn gì
Rũ lời ra kéo lá diều
Nghe lợt lạt nắng nghe liêu phiêu lòng
(Thời gian cháy)
(Xưa rồi)
(Lục bát cho người)
- Với mình gợi cả ước mong
Với mình tẽ mối bòng bong giãi bày
(Cơn mơ một mình)
* *
*
Tuy cách viết như thế này chị không phải là người đầu tiên nhưng chị là người vận dụng khá thành thục và rất hiệu quả, tạo cho người đọc một cảm giác mới, lạ và vẫn như thấy quen quen. Các từ láy trong câu bát hiệp vần với câu lục đứng trước không ở tiếng thứ 2 trong từ một cách thông thường mà lại ở tiếng thứ nhất (tiếng đứng trước trong từ láy đôi).
Có thể thống kê được rất nhiều câu lục như thế trong các bài thơ lục bát của Bùi Kim Anh. Cùng với cách viết ấy, Bùi Kim Anh hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng điệp về ý tứ, hối hả về nhịp điệu mà vẫn lấp lánh, hấp dẫn người đọc.
- Một tôi của niềm say mê
Một tôi của những chiều hè lang thang
(Viết cho mình)