Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Hoạt Động Liên Kết Đào Tạo

Trên cơ sở Quy chế Đào tạo chung của nhà trường, Ban giám hiệu đã ban hành một hệ thống văn bản cụ thể hóa quy chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Trong quá trình thực hiện, Trường thường xuyên có sự điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Từ các nội dung đánh giá, kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn cho thấy đa số đội ngũ cán bộ quản lý, GV làm công tác quản lý giáo dục - đào tạo nói chung, quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề nói riêng có tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm với công việc, có năng lực tổ chức các hoạt động đào tạo, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp vững, am hiểu về chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các quy định có liên quan về giáo dục nghề nghiệp.

Trong thời gian qua tập thể cán bộ QL, GV nhà trường đã phát huy sức mạnh tổng hợp, đoàn kết nỗ lực không mệt mỏi để vượt qua những khó khăn, thách thức về công tác dạy nghề (trước sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đào tạo và xu thế hội nhập, cạnh tranh lành mạnh về đào tạo nghề). Mỗi cán bộ QL, GV nhân viên nhà trường thực hiện hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ quản lý hoạt động đào tạo cũng như hoạt động dạy nghề (chưa có trường hợp GV không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm quy chế đào tạo)...

Qua nhiều năm hoạt động, trường đã tạo được dấu ấn trong công tác tuyển sinh và đào tạo, là trường được đáng giá có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng tốt, là địa chỉ tin cậy của người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và một số tỉnh lân cận. Nhà trường nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Nhà nước, lãnh đạo Tỉnh, các ban ngành liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Các chế độ, chính sách về giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn được ngành LĐ-TB&XH tham mưu, triển khai kịp thời nên việc thực hiện các chương trình về đào tạo nghề và liên kết đào tạo của trường có nhiều thuận lợi. Hệ thống cơ chế chính sách về giáo dục nghề nghiệp được xây dựng, điều chỉnh và đổi mới đã góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực về nhận thức của toàn xã hội đối với tầm quan trọng của đào tạo nghề với sự nghiệp phát triển kinh tế

- xã hội tại các địa phương, từ đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác tư vấn tuyển sinh và tuyển sinh của nhà trường.

Với sự đầu tư của Nhà nước và hợp tác quốc tế, Trường đã cơ bản xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đáp ứng một phần trong công tác đào tạo tại trường và sẽ huy động thêm nhiều nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội.

2.5.2. Những mặt hạn chế

Thứ nhất, việc tổ chức tuyển sinh, tư vấn hướng nghiệp và khảo sát nhu cầu đào tạo nghề của con em các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn chưa thực hiện hiệu quả, chưa huy động được sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp... đặc biệt là đội ngũ giáo viên và học sinh các trường THCS và các trường THPT trong địa bàn tỉnh. Mặc dù công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp đã góp phần làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ của đại bộ phận dân cư nhưng với hệ tư tưởng cố hữu chuộng bằng cấp, coi học nghề là lựa chọn cuối cùng, chưa hiểu đúng vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách tuyển sinh của các trường Đại học, cao đẳng chuyên nghiệp ngày càng mở rộng cả về số lượng ngành nghề và số lượng sinh viên tuyển sinh, có những trường chỉ xét học bạ Trung học phổ thông, điều này đã thu hút phần lớn lượng học sinh - sinh viên của tỉnh.

Đầu tư cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của nhà trường còn nhiều bất cập và khó khăn. Nguồn kinh phí hoạt động của nhà trường còn nhiều hạn chế nên chủ yếu trông đợi vào nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và từ các nguồn huy động khác.

Đổi mới hoạt động dạy và học, tổ chức thực hành, thực tập trong các khâu tổ chức kế hoạch đào tạo còn thụ động và cứng nhắc, một số cán bộ QL, GV ngại va chạm vì vậy chưa mạnh dạn thực hiện (vẫn duy trì giảng dạy theo tư duy, lấy người thầy làm trung tâm trong hoạt động dạy và học).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Tổ chức xây dựng và điều chỉnh nội dung chương trình, giáo trình dạy nghề chưa kịp thời, chủ yếu mới tập trung vào dịp kết thúc năm học mới tổ chức thống kê, đề xuất điều chỉnh,... có nhiều bất cập, trong quá trình tổ chức dạy nghề không được phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời.

Sự hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả thực hiện chưa được phát huy và duy trì chưa thường xuyên. Nhà trường vẫn đào tạo theo nội dung là thế mạnh đào tạo của nhà trường, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn - 10

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Các nguồn lực phục vụ cho hoạt đồng tuyển sinh, hướng nghiệp và khảo sát nhu cầu học nghề của trường còn rất hạn chế, như kinh phí chi các hoạt động truyền thông, hội nghị, hội thảo, hợp đồng cộng tác viên, công tác phí, thuê xe ô tô đưa đón

học sinh thăm quan trường... hợp tác, kết nối với doanh nghiệp tổ chức tuyển sinh theo địa chỉ chưa phát huy được. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nguồn tài chính còn hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng đủ cho những hoạt động cơ bản của nhà trường, chưa có nguồn kinh phí dồi dào đầu tư cho công tác tuyển sinh, hướng nghiệp. Hiện nay, trường mới chỉ có 3 cán bộ chuyên trách về công tác tuyển sinh và tư vấn tuyển sinh nên hiệu quả hoạt động chưa thực sự tốt.

Do các quy định và chế tài về việc quản lý, khai thác cơ sở vật chất chưa phát huy tốt hiệu lực (bởi ràng buộc văn bản quy phạm pháp luật); chương trinh dạy nghề chưa cập nhật kịp thời điều chỉnh sát thực với trang thiết bị hiện có của trường; các dự án đầu tư chậm tiến độ (không bố trí được kinh phí đầu tư nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học). Đặc biệt là, có một số trang thiết bị được đầu tư mua sắm, nhưng không khai thác được, vì không có tuyển sinh được người học (do nhu cầu xã hội và thị trường lao động tác động, làm ảnh hưởng trực tiếp), đôi khi kết quả dự báo không có tính khả thi cao.

Nhà trường chưa xây dựng được quy chế phối hợp đào tạo với doanh nghiệp một cách rõ ràng, chế độ và quyền lợi giữa doanh nghiệp và nhà trường chưa minh bạch, một số doanh nghiệp chưa thực sự mặn mà với công tác dạy nghề,... họ chỉ tập trung vào kinh doanh, tính lợi ích trước mắt.

Công tác truyền thông, phổ biến chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân chưa được các cấp chính quyền, đoàn thể quan tâm đúng mức, phổ biến quán triệt các văn bản chưa kịp thời; đa số quần chúng nhân dân thuộc đối tượng được hưởng chính sách lại ở vùng sâu, vùng cao, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,... ít cơ hội tiếp cận thông tin, văn bản mới của nhà nước ban hành.

Kết luận chương 2

Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn cho thấy Ban giám hiệu nhà trường sử dụng kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để quản lý hoạt động liên kết đào tạo nhằm đạt kết quả đào tạo tốt nhất.Các hoạt động liên kết đào tạo trong trường đã đạt được những kết quả nhất định, quy mô tuyển sinh, chất lượng đào tạo nghề, kết quả dạy và học của trường ngày càng phát triển, ổn định. Sự đóng góp của nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho địa phương, cho tỉnh Bắc Kạn đã được khẳng định và đã có thương hiệu là trường đào tạo nghề tốt nhất trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay.

Trong quá trình quản lý, ban giám hiệu nói chung, các phòng ban chuyên môn nói riêng đã thực hiện đầy đủ và đồng bộ các nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo từ khâu chuẩn bị chương trình dạy nghề, đến tuyển sinh, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đào tạo, xây dựng hoạch đào tạo, tổ chức hoạt động dạy và học một cách đồng bộ hợp lý. Tuy nhiên, các nội dung về thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo của nhà trường chưa được đánh giá tốt toàn diện mà chủ yếu là mức khá. Chất lượng đào tạo, hoạt động học tập, thực tập của HS, SV vẫn một số mặt hạn chế chưa đáp ứng tốt được yêu cầu của thị trường lao động; việc quản lý xây dựng mục tiêu dạy nghề được đánh giá ở mức trung bình - khá.

Năng lực của HS, SV tốt nghiệp tại trường được đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động nhưng các kỹ năng nghề nghiệp chưa đồng đều, còn một số bất cập, hạn chế so với nhu cầu của thị trường lao động nhất là kỹ năng mềm và khả năng thích ứng với môi trường làm việc còn rất hạn chế cần quan tâm điều chỉnh phù hợp.

Với kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo ở chương 2 là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với Nhà trường nhằm phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế & giải quyết các nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trường trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT NGHỀ ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DÂN TỘC NỘI TRÚ BẮC KẠN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1 Đảm bảo tính kế thừa

Hiện nay, trường Cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn đã và đang thực hiện quản lý hoạt động liên kết đào tạo với những thành tựu nhất định dựa trên quy định của Bộ LĐ-TB&XH và những quy định cụ thể của nhà trường. Vì thế khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường phải đảm bảo kế thừa và phát huy những hiệu quả và thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Đảm bảo nguyên tắc kế thừa khi xây dựng các biện pháp sẽ không tạo ra sự thay đổi quá lớn và không cần thiết đến chủ thể và khách thể của quá trình đào tạo mà vẫn đạt hiệu quả cao nhất có thể. Khi thực hiện các biên pháp vừa đảm bảo tính kế thừa sẽ giúp nhà trường vừa tiếp thu những quan điểm hiện đại trong đào tạo và liên kết đào tạo, ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ vào việc đổi mới quản lý liên kết đào tạo vừa tôn trọng những truyền thống của nhà trường.

3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi giữa nhà trường, gia đình và toàn xã hội phải có sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm huy động sức mạnh cao nhất về vật chất và tinh thần trong hoạt động giáo dục - đào tạo. Việc quản lý các CTĐT, kế hoạch đào tạo và nội dung đào tạo cũng phải thiết kế theo một trình tự logic, có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giữa nội dung và hình thức với phương pháp giáo dục nghề nghiệp.

Các biện pháp quản lý đòi hỏi phải có sự đồng bộ và thống nhất, liên tục trong việc sắp xếp, lựa chọn để quá trình tổ chức thực hiện không bị gián đoạn, chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Để đảm bảo tính hệ thống, yêu cầu khi đề xuất các biện pháp phải có sự thông suốt, nối tiếp lẫn nhau, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa quan điểm và các biện pháp với quá trình tổ chức thực hiện chúng.

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp

Hoạt động quản lý LKĐT đòi hỏi phải được xây dựng trên định hướng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương, phù hợp với năng lực tổ chức hoạt động đào tạo và điều kiện thực tế về CSVC, thiết bị dạy học của nhà trường. Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với thực tiễn quản lý liên kết đào tạo đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi của biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động LKĐT phải phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực quản lý của cán bộ QL, GV và nhân viên của trường; Cách làm không trái với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước và các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về quản lý đào tạo nghề và liên kết đào tạo nghề. Các biện pháp đề xuất phải xuất phát từ thực trạng về quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường, thực trạng nguồn lực đội ngũ cán bộ, giảng viên; điều kiện cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính… Đặc biệt các giải pháp quản lý hoạt động LKĐT phải hướng đến giải quyết các bất cập trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo của trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề tại trường cao đẳng nghề DTNT Bắc Kạn

3.2.1. Phát triển chương trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết (nhà trường, doanh nghiệp…) trong việc xây dựng, biên soạn chương trình, giáo trình

* Mục tiêu của biện pháp

- Ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Ban quản lý chương trình đào tạo, các tiểu ban quản lý CTĐT triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là xây dựng các CTĐT phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội, những đòi hỏi của thực tế doanh nghiệp, giáo trình thiết kế phù hợp với môn học, với trình độ người học. CTĐT, giáo trình đào tạo của nhà trường cần đáp ứng được nhu cầu xã hội, phù hợp với trình độ và khả năng người học để từ đó không những nâng cao chất lượng người học mà còn cung cấp cho người học những kỹ năng mềm, kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc.

- Thời gian học tuân thủ theo quy định chung của Bộ LĐ-TB&XH đã đề ra, các môn học, mô đun của CTĐT đảm bảo mục tiêu vừa sức với người học nhưng vẫn đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế và có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề tiên tiến của khu vực và thế giới (tỷ lệ số giờ Lý thuyết khoảng 25% - 45%, tỷ lệ số giờ thực hành khoảng 55% - 75% đôi với trình độ đào tạo trung cấp, lý thuyết 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70% đối với trình độ cao đẳng) [17].

* Nội dung của biện pháp

- Kết thúc học kỳ hoặc môn học, mô-đun nhà trường kết hợp với các đơn vị liên kết đào tạo tiến hành tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung kịp thời những thay

đổi của giáo trình, tài liệu học tập do những thay đổi trong chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hay sự thay đổi trong công nghệ, những sáng kiến mới, phát minh mới ra đời,... đồng thời có dự báo để phát triển chương trình đào tạo mới hoặc cập nhật các thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo tính kế thừa, tính liên thông, không quá coi trọng chạy theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Khi nhà trường phát triển liên kết đào tạo với DN, cần có cơ chế để các chủ doanh nghiệp tham gia vào quá trình biên soạn giáo tình, chương trình đào tạo thông qua các Hội nghị cộng tác viên, các seminar khoa học. Đây là cách thức hiệu quả để các nhà đào tạo nắm được những kiến thức chuyên môn cũng như những tư chất mà doanh nghiệp rất cần ở những HS, SV tốt nghiệp. Hiện nay theo chỉ đạo điều chỉnh của Bộ LĐ-TB&XH có những điểm rất tích cực, thể hiện rõ quan điểm tăng tính tự chủ, linh hoạt, tính khác biệt và tính thích ứng của chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phần cứng các học phần do Bộ quy định chỉ chiếm khoảng 30%, phần lớn nội dung chương trình đào tạo là do cơ sở giáo dục tự xây dựng.

- Rà soát, xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo với nhiều môn học tự chọn ở tất cả các khối kiến thức của một chuyên ngành đào tạo. Một chuyên ngành đào tạo có thể có nhiều nhánh rẽ ở các môn học chuyên ngành để học sinh có sự lựa chọn khi đã học xong các khối kiến thức cơ sở và cơ bản. Sau khi CTĐT đã được xây dựng tổ chức tốt việc khảo sát nhu cầu trước khi tổ chức xây dựng chương trình đào tạo nghề mới và có dự báo một số nghề có thể xuất hiện trong tương lai gần.

- Các DN có thể tham gia hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhà quản lý DN hoàn toàn có thể trở thành những cộng tác viên tin cậy và có chất lượng cho các cơ sở giáo dục.

* Cách tiến hành

- Quy định rõ trong hợp đồng LKĐT về phương thức liên kết, nhiệm vụ và trách nhiệm của đơn vị xây dựng CTĐT và trách nhiệm của đơn vị tham gia liên kết trong việc cùng thiết kế, hoàn thiện CTĐT, giáo trình giảng dạy.

- Thiết kế lại cấu trúc chương trình khung theo các mô đun kỹ năng nghề nghiệp: Trường tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề để phân tích chương trình khung của Bộ LĐ-TB&XH ban hành, đối chiếu với các nghề xã hội mà các DN đang có nhu cầu đào tạo, thiết kế lại cấu trúc chương trình khung để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Để xây dựng chuẩn đầu ra của từng mô-đun kỹ năng nghề của CTĐT, nhà trường cần liên kết với các DN để tổ chức thiết kế lại mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra, chuẩn công nghiệp. Với phương thức đào tạo theo năng lực thực hiện, nội dung CTĐT của mô đun kỹ năng nghề được thiết kế tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để thực hiện từng công việc của nghề. Thời gian đào tạo mô đun kỹ năng nghề không dài (từ 3 - 6 tháng), do vậy nội dung của CTĐT phải ngắn gọn, thực hành là chủ yếu, lý thuyết chỉ đủ để học sinh biết được phương pháp và quy trình để thực hiện các thao tác, các công việc của nghề trong phạm vi mô-đun kỹ năng hành nghề. Thiết kế nội dung chương trình các môn học cần được thực hiện theo các bước sau:

- Lựa chọn những nội dung trong chương trình khung phù hợp với chuyên ngành đào tạo.

- Tinh giản nội dung: Chương trình khung hiện nay đang bị đánh giá vẫn hơi nặng về lý thuyết và nhẹ về thực hành. Nhiều nội dung được cấu trúc theo môn học nên nhiều kiến thức không cần thiết. Vì vậy, cần tinh giản nội dung để đưa vào mô đun kỹ năng nghề.

- Hiện đại hóa nội dung: Chương trình khung đào tạo các nghề được xây dựng từ nhiều năm nay trong khi sản xuất luôn biến đổi dưới tác động của sự phát triển công nghệ cũng như quản lý sản xuất. Bởi vậy, nội dung CTĐT mô đun kỹ năng nghề cần được hiện đại hóa cho phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Bổ sung những nội dung còn thiếu theo yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp.

Để đào tạo đáp ứng yêu cầu của người sử dụng, một nhiệm vụ quan trọng của các trường dạy nghề là phải thường xuyên quan tâm đến việc phát triển chương trình đào tạo. Cần loại bỏ những mô đun mà nhu cầu xã hội không còn đòi hỏi, đồng thời thiết kế bổ sung thêm các mô đun mới theo yêu cầu của doanh nghiệp mà trong chương trình khung chưa có. Để đạt được chương trình đào tạo phù hợp trên thì cần phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo thông qua các buổi họp, buổi hội thảo để đánh giá những thành tích và hạn chế của chương trình đào tạo, đồng thời bố trí để có sự tham gia của các doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp trong việc xây dựng mục tiêu, cấu trúc cũng như nội dung chương trình đào tạo.

Phân tích, điều chỉnh, bố trí các nội dung còn lại của chương trình khung sao cho chương trình đáp ứng được mục tiêu đào tạo, giúp học sinh, có đủ các kiến thức, kỹ năng nghề sau khi tốt nghiệp.

Ngoài những nội dung đã được chọn lọc để đưa vào CTĐT các mô đun kỹ năng nghề, chương trình khung còn một số nội dung của các môn học khác: Chính trị, quân sự, quản lý,… cần được sắp xếp, bố trí cho phù hợp với kế hoạch đào tạo để đào tạo các hệ dài hạn theo chỉ tiêu hàng năm được UBND tỉnh giao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022