Chặng Đường Sáng Tác Của Nhà Thơ Nguyễn Trọng Tạo

Trong cảm nhận của các tác giả trường ca, đất nước còn được tạo nên bởi những cuộc đời bình dị mà cao đẹp. Họ là những người còn sống và cả những người đã mất. Tất cả đều là những anh hùng của nhân dân. Đặc biệt, trong hầu hết các bản trường ca, hình ảnh người mẹ được các tác giả tập trung khắc họa một cách đậm nét. Mẹ chính là ngọn nguồn của tất cả, mẹ sinh ra những anh hùng và truyền thuyết từ xa xưa:

“Chính mẹ đẻ ra anh hùng và truyền thuyết Từ túp lều lợp lá lợp tranh”

(Những người đi tới biển- Thanh Thảo)

Gắn với đất nước là số phận con người. Có thể nói trường ca hiện đại thường xoáy sâu vào số phận con người, đặt con người vào mối tương quan với hoàn cảnh, thời gian và không gian tồn tại. Trường ca trước 1975 chủ yếu đề cập đến những con người mang tính tập thể, sống bằng lí tưởng mà ít đời sống nội tâm. Song một điểm nhấn trong trường ca hiện đại sau 1975 là đã đề cập đến những số phận riêng mà những số phận ấy phải chịu ảnh hưởng sâu sắc của chiến tranh. Các số phận con người đời tư nhiều đau khổ, trái ngang đã được các trường ca sau 1975 đề cập đến như một minh chứng hùng hồn về tội ác của giặc Mỹ.

Biết bao người đã không tìm được hạnh phúc vì chiến tranh, để sự nuối tiếc khổ đau cho cả cuộc đời:

“Chết-hy sinh cho tổ quốc- Hùng ơi Máu thấm cỏ, lời ca bay vào đất

Hy sinh lớn cũng là hạnh phúc

Một cây xuân thành biển khắc tên Hùng”

(Nấm mộ và cây trầm - Nguyễn Đức Mậu)

Và nỗi lòng se sắt một người mẹ trong trường ca Đất nước hình tia chớp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

của Trần Mạnh Hảo:

“Mỗi bận chiến trường tin báo tử Mẹ lại hoài thai bằng nỗi đau dài”

Trường ca Nguyễn Trọng Tạo - 4

(Đất nước hình tia chớp- Trần Mạnh Hảo)

Con người đã chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, nhưng đồng thời trong chiến tranh con người cũng đã thể hiện sức mạnh kì diệu. Họ không chỉ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt đau thương của đất nước mà còn chiến thắng chính bản thân mình, chiến thắng số phận nhiều lúc không tránh khỏi hẩm hiu. Song, dù phải chịu những mất mát lớn lao, con người vẫn chịu đựng vì sự vĩnh hằng của Tổ quốc.

1.2. Chặng đường sáng tác của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

1.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác Tiểu sử

Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ, nhạc sỹ, họa sỹ. Thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và trong số nhiều nhà thơ với nỗ lực đổi mới cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Nguyễn Trọng Tạo được đánh giá là một trong ba cây bút, ba giọng điệu mới (cách tân) đáng chú ý là Nguyễn Trọng Tạo, Ý Nhi, Dư Thị Hoàn. Trong lĩnh vực âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được xem như một trong “ngũ hổ văn của làng nhạc” [49, tr. 425] của âm nhạc Việt Nam: Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trọng Tạo, Diệp Minh Tuyền, Nguyễn Thụy Kha.

Nguyễn Trọng Tạo tên thật là Nguyễn Trọng Tạo với các bút danh như Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Bảo Chi. Sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình Nho học ở làng Trường Khê, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Yếu tố gia đình và quê hương là nền tảng đặc biệt quan trọng trong việc hun đúc, hình thành và nuôi dưỡng hồn thơ Nguyễn Trọng Tạo. Đồng thời, chính làng Tràng Khê đã trở thành “những ám ảnh tươi đẹp” [44, tr. 329] mà nhà thơ sống suốt tuổi thơ ở đó.

Năm 1969 tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi làm đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công xung kích Sư đoàn 341B. Năm 1976 được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I. Từ đây, Nguyễn Trọng Tạo gắn bó và hoạt động bền bỉ trong lĩnh vực văn học

nghệ thuật. Năm 1982 làm trưởng ban biên tập Nhà Văn hóa Quân khu IV. Năm 1988 nhà thơ chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990 cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này bộ đầu tiên gồm 17 số. Năm 1997, Nguyễn Trọng Tạo làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt, tạp chí Âm Nhạc, báo Thơ, tác giả măng-sét tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, báo Thơ…Năm 2000-2005, Nguyễn Trọng Tạo là Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Viêt Nam, kiêm Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ (2003-2004).

Nguyễn Trọng Tạo là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Trọng Tạo bộc lộ tài năng thơ ca và sáng tác từ rất sớm. Ông sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi. Xuất bản tập thơ đầu tiên (Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn Quốc Anh) năm 1974. Đến năm 2008 đã xuất bản gần 20 đầu sách gồm thơ, văn, nhạc, phê bình tiểu luận. Thơ trước năm 1975 và thơ viết về chiến tranh của Nguyễn Trọng Tạo có sự tìm tòi, phát hiện những điểm sáng của cảm xúc. Sau năm 1975, đặc biệt là những năm đất nước đầy biến động khi đứng trước công cuộc đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo nhanh chóng nhập cuộc. Thơ anh đã có một bước chuyển quan trọng từ tính chất sử thi sang trữ tình, đó là bước chuyển từ các trường ca Con đường của những vì sao Tình ca người lính sang các tập thơ Sóng thuỷ tinh Gửi người không quen mà bản lề Tản mạn thời tôi sống. Nhà văn Nguyễn Đình Thi cho rằng: "Khác hẳn những nhà thơ không hiểu chính mình đang viết gì, Tạo không viết những câu thơ bí hiểm, không viết những câu thơ tự đánh đố mình và đánh đố bạn đọc để làm ra vẻ mình là một nhà thơ có tư duy cao. Thơ

Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư duy vay mượn của người khác"[34, tr. 15]. Và ông khẳng định: "Trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới thực sự và đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo"[34, tr. 17]. Bước vận động trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo nằm trong sự chuyển mình chung của văn học sau 1975, khẳng định tên tuổi Nguyễn Trọng Tạo, bên cạnh Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Võ Văn Trực,… làm thành đội hình mới với những giọng điệu bất ngờ, mới mẻ, đôi khi táo bạo.

Với sự cống hiến không mệt mỏi trong lĩnh vực văn học nghệ thuật và với cây bút không ngừng sáng tạo, Nguyễn Trọng Tạo đã đoạt nhiều giải thưởng văn học nghệ thuật:

Giải thưởng thơ Nghệ An 1969; Giải thưởng thơ hay báo Văn nghệ (do độc giả bình chọn) năm 1978; Giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978; Giải thưởng thơ hay tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1978; Giải thưởng đặc biệt của UBND tỉnh Hà Bắc năm 1981 cho ca khúc Làng Quan Họ quê tôi; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1989-1994) cho tập truyện Miền quê thơ ấu; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (1995-2000) cho tập thơ Đồng dao cho người lớn; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương (1997- 2002) cho ca khúc Đôi mắt đò ngang; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1997 của Ủy Ban Toàn quốc các Hội VHNTVN cho ca khúc Đôi mắt đò ngang.

5 Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho các ca khúc: Mặt trời trong thành phố, 1983; Đường về Thạch Nham, 1984; Con dế buồn, 1997; Đồng Lộc Thông ru, 1998; Khúc hát sông quê, 2005; 2 Giải thưởng của Bộ Văn hóa và Thông tin cho bìa sách đẹp: Những con chim kêu đêm, Khát; Giải thưởng của Hội Nông dân Việt Nam năm 2001 cho ca khúc Cánh đồng ở giữa hai làng…; Giải thưởng (cup) Những ca khúc hay về Nông Nghiệp và Nông thôn Việt Nam (1945-2010) của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn cho 2 ca khúc “Làng Quan Họ quê tôi” và “Khúc hát sông quê”; Giải

thưởng Nhà Nước về VHNT 2012 cho tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).

Tác phẩm Thơ

Tình yêu sáng sớm (in chung với Nguyễn Quốc Anh- 1974); Gương mặt tôi yêu (in chung với Trần Nhương, Khuất Quang Thụy -1980); Sóng nhà đêm biếc tôi yêu (in chung với Nguyễn Hoa, Nguyễn Thụy Kha- 1984); Sóng thủy tinh (1988); Gửi người không quen (1989); Đồng dao cho người lớn (1994-1999); Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống (1995); Nương thân (1999); Thơ trữ tình (2001); 36 bài thơ (2006); Thế giới không còn trăng (2006); Em đàn bà (2008); Ký ức mắt đen – song ngữ Việt-Anh (2010); Nguyễn Trọng Tạo – Thơ và Trường ca (2011).

Trường ca

Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc), (1981, 2008)

Tình ca người lính (1984)

Văn xuôi

Miền quê thơ ấu (19880, tái bản với tên Mảnh hồn làng (1997, 2002, 2005); Ca sĩ mùa hè (1991, 1998, 2003…); Khoảnh khắc thời bình, (1987); Chuyện ít biết về văn nghệ sĩ (2001).

Tiểu luận, phê bình

Văn chương cảm và luận (1998) Nhạc

Ca khúc Nguyễn Trọng Tạo (1996); Tình khúc bốn mùa (1996); Khúc hát sông quê (2006).

1.2.2. Quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo về thơ

Nguyễn Trọng Tạo đến với thơ bằng niềm say mê và sự tôn thờ, ông chọn thơ làm nghiệp, “cho dù Nguyễn Trọng Tạo có nhiều bài hát nổi tiếng nhưng ông vẫn gắn bó sống chết với thơ và chỉ nhận thơ làm nghiệp”[34, tr. 15-18]. Hòa nhịp với cuộc sống bộn bề trước và sau năm 1975, hồn thơ

Nguyễn Trọng Tạo đã nhận ra những biến thái, những đổi thay hết sức tinh tế của cuộc sống và lòng người. Nhà thơ gửi gắm bao nỗi niềm, bao tâm sự bằng những quan niệm hết sức cá tính và nghiêm túc về sáng tạo thơ ca và người cầm bút.

Khi phát biểu về nguồn gốc của thơ, Nguyễn Trọng Tạo không minh chứng bằng những điều xa vời và to tát, ông lấy ngay chính tâm hồn con người là yếu tố chiết suất ra thơ. Nguyễn Trọng Tạo khẳng định: thơ là những ám ảnh tâm hồn, thơ là một chớp sáng, “thơ được làm bằng máu, thơ gần với nước mắt hơn là tiếng cười” [7]. Theo Nguyễn Trọng Tạo, thơ không phải cứ hẹn trước mà có, không phải làm theo một sự đặt hàng nào đó, mà thơ có được là nhờ vào “một chớp sáng” lóe lên bất chợt từ những ám ảnh kia trong tâm hồn con người. Giữa mênh mông của văn học Việt Nam đương đại thì "những cái chớp mắt" của Nguyễn Trọng Tạo tuy rất khiêm nhường nhưng cũng đem đến những điều thú vị bất ngờ: “mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ/mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió”(Đồng dao cho người lớn).

Bởi vậy, không phải được cấu tạo bởi những gì cao xa mà thơ được chưng cất không chỉ bằng tiếng cười, bằng niềm vui mà bằng cả máu và nước mắt của con người. Theo nhà thơ, thơ gần nước mắt hơn là tiếng cười, điều đó đã làm rõ rằng thơ viết ra không phải để giải trí thông thường mà nó là điểm tựa, là “vị chúa” cứu rỗi tâm hồn con người trong những lúc khổ đau của cuộc đời. Chính vì thế, như một lời tâm sự qua cách bộc bạch chân thành, Nguyễn Trọng Tạo coi thơ là “chốn nương thân” vững chắc: “Tôi nương thân vào chính thơ tôi. Thơ lại nương nấu trong từng con chữ và điệu nhạc vang lên từ cõi tâm linh nào xa thẳm. Thơ là cái bóng của tôi hay tôi là cái bóng của thơ, tôi nào có biết” [46, tr. 517].

Từ muôn đời nay, thơ ca luôn là yếu tố nâng cánh tâm hồn con người, làm cho con người ta nhận ra cái đẹp của cuộc sống cũng như làm cho người gần người hơn. Đây cũng là điều tâm huyết được Nguyễn Trọng Tạo phát biểu bằng quan niệm thơ hết sức chân thành mà có sự đồng cảm lớn. Theo

Nguyễn Trọng Tạo: “Thơ làm cho ta buồn vui lúc nào không hay. Thơ làm cho ta thoát ngoài tục luỵ phiêu diêu cùng trời đất, hoà nhập với thiên nhiên, hoặc đồng cảm cùng đồng loại” [46, tr. 526]. Nhà thơ từng viết: “Ta khao khát một điều gì xa lắm/xa hơn cả tương lai/xa hơn quá khứ Người” (Chiều thứ tư của không gian).

Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, thơ phải đối diện với sự thật trong cuộc sống, phản ánh một cách chân thực những biến thái, những xung đột xã hội. Trong Lời tựa ra mắt tập thơ Thế giới không còn trăng, nhà thơ đã đưa ra quan niệm: “Thơ là sự đối diện với sự thật được chưng cất… Làm thơ là hoá giải thời đại vào ngôn từ…” [32].

Với Nguyễn Trọng Tạo, thơ phải nói lên được niềm tin, khát vọng và ước mơ của con người trong cuộc sống. Người ta tìm thấy ở thơ sự nâng đỡ, sự cứu rỗi, sự dịu dàng trước những chống chếnh, hụt hẫng của cuộc đời.

1.2.3. Quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo về Trường ca

Là người có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực sáng tác trường ca với hai bản trường ca tiêu biểu là Con đường của những vì sao (1981); Tình ca người lính(1984), Nguyễn Trọng Tạo từ những suy nghĩ riêng đã đưa ra những quan niệm về trường ca.

Theo Nguyễn Trọng Tạo, việc đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về trường ca quả là rất khó, bởi “Trường ca với nghĩa đen là bài hát dài, có lẽ đã được bắt đầu như vậy” [44, tr. 259]. Qua nhiều thời đại, loại bài hát dài bằng thơ kể chuyện phát triển, và mở ra nhiều hướng khác nhau, và người ta căn cứ vào những đặc điểm có tính riêng biệt của nội dung và hình thức của chúng mà chia ra những thể loại: truyện thơ, trường ca, thơ dài… như hiện nay.

Khi xét về nội dung của trường ca dù là trường ca cổ điển hay hiện đại, Nguyễn Trọng Tạo có đưa ra hai loại: Trường ca có cốt truyện và không có cốt truyện. Theo nhà thơ, “trường ca có cốt truyện thường chọn những người quan trọng làm nhân vật, người đó có những dây liên lạc, những mối quan hệ và có sự tiếp xúc với nhiều người khác, với nhiều hiện tượng và biến cố; xung

quanh con người đó là cả một thời đại và cả thời kỳ mà người đó sống. Trường ca không cốt truyện thường miêu tả những mảng sự kiện đời sống thông qua cái tôi trữ tình của nhà thơ và chúng kết được lại với nhau nhờ cái tôi trữ tình đó, có tính chất nhất quán như một sợi dây vô hình xuyên suốt từ bên trong” [44, tr. 260-261]. Vì vậy, với Nguyễn Trọng Tạo, ông thích trường ca có cốt truyện. Bởi, theo nhà thơ, với dung lượng câu chữ dài, kết cấu chặt chẽ của mỗi bản trường ca, cốt truyện hoặc bóng dáng nhân vật với số phận và dòng đời riêng tạo cho tác phẩm sự hấp dẫn riêng.

Ra đời và phát triển trong sự hòa nhịp cùng cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ và oanh liệt, trường ca phản ánh diện mạo cuộc kháng chiến với đầy đủ những yếu tố như con người, đau thương, đất nước và vận mệnh tổ quốc. Vì vậy, như một sự khẳng định mang tính quy định trong mỗi bản trường ca, Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, dù có cốt truyện hay không có cốt truyện thì “trường ca phải phản ánh được những sự kiện lịch sử có ý nghĩa rộng lớn và soi sáng được cuộc sống của nhân dân trong toàn bộ tính đa dạng của nó” [44, tr. 262]. Đây cũng là câu trả lời một cách nghiêm túc rằng vì sao, các nhà thơ khi cầm bút lại không viết những bài thơ ngắn mà lại căng hết cường độ về dung lượng câu chữ trong mỗi bản trường ca.

Từ đây, việc viết trường ca không đơn thuần là sự tập hợp số lượng câu chữ nhiều, hỗn độn nhiều nhân vật, nhiều sự kiện mà Nguyễn Trọng Tạo cho rằng, không phải cứ viết được thơ trữ tình là sẽ thành công ở thể loại trường ca mà khi viết trường ca, “việc viết trường ca giống như thực hiện cả một chiến dịch lớn làm thay đổi cục diện chiến trường…” [44, tr. 263]. Vì vậy, muốn đạt được thành công khi viết trường ca, đòi hỏi người cầm bút phải có vốn sống, có sự trải nghiệm nhất định được tích lũy lâu dài về đề tài mình viết.

Sự tập hợp số lượng câu chữ khá dài trong mỗi bản trường ca không phải là sự chắp ghép ngẫu nhiên, tự do mà cần có một bố cục chặt chẽ theo đúng mạch của tác phẩm. Điều này được thể hiện qua quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo: “Khi bố cục trường ca là khi lên phương án tác chiến… Khi bắt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/10/2023