Các Dạng Biểu Hiện Của Cái Tôi Trữ Tình Trong Thơ Nguyễn Trọng Tạo


cuộc đời như Xuân Diệu, cũng có khi dạt dào sức trẻ mãnh liệt yêu đương cái tôi ấy không ngừng triết lý, suy tưởng về cuộc sống, về nhân tình thế thái.

2.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

Nghiên cứu về “Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nam” PGS. TS Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Thơ trữ tình là bản “tốc ký nội tâm”. Nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh, từ ngữ trong một trạng thái cảm xúc mạnh mẽ của người sáng tạo. Chính vì vậy, về bản chất mọi nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình[26,tr166 ]. “Cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng thức chủ yếu là cái tôi trực tiếp, cái tôi gián gián tiếp. Thơ trữ tình coi trọng sự biểu hiện của chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong mọi bài thơ”. “Tuy nhiên do sự chi phối quan niệm thơ và phương pháp tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất định.”[26,tr166].

Cái tôi trữ tình trực tiếp

Là nhân vật số một, là hình bóng của thi nhân trong mọi bài thơ. Trong thơ trữ tình, vấn đề chủ thể, cái tôi trữ tình có vị trí vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng ở mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong tư duy thơ có khác nhau. Khi thơ nhằm vào chủ thể, phản ánh tình cảm cá nhân, cái tôi thi sĩ đó chính là tư duy thơ hướng nội, ta thường bắt gặp trong Thơ mới. Khi thơ hướng vào phản ánh hiện thực khách quan, thiên về khách thể, thì đó là tư duy thơ hướng ngoại ( Thơ Tố Hữu và Thơ ca kháng chiến).

Hướng nội và hướng ngoại trong tư duy thơ không đối lập mà bao hàm nhau. Có hướng nội trực tiếp, cũng có hướng nội gián tiếp, có hướng ngoại trực tiếp và cũng có hướng ngoại gián tiếp. Giữa chúng có mối quan hệ tương đồng, tuy nhiên nhận thức của thơ lúc thiên về khách thể, lúc lại thiên về chủ thể. Khi cái tôi nghệ sĩ cảm hóa thế giới thực tại và biểu hiện dưới dạng cảm


xúc trực tiếp, ta có cái tôi trữ tình trực tiếp, hay nhân vật trữ tình trực tiếp, và ngược lại. Nhưng cái tôi trữ tình trong thơ không hoàn toàn đồng nhất với cái tôi nhà thơ, mà là sự thể hiện đời sống tinh thần và tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Đó là phiên bản mới mẻ kết tinh chọn lọc và thăng hoa những suy tư cảm xúc, trải nghiệm của cái tôi nhà thơ. “Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in lại đậm nét trong thơ”.[ 7,tr62 ]. Sự khác biệt về cái tôi trữ tình tạo nên sự khác biệt về phong cách.

Như vậy, nhân vật trữ tình trực tiếp chính là cái tôi được biểu hiện dưới dạng cảm xúc trực tiếp, có thể ở dạng trực tiếp của tình cảm riêng tư, gắn liền với cuộc đời riêng của tác giả. Cũng có khi là những cảm xúc, suy ngẫm mà nhà thơ có dịp chứng kiến hoặc trải qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Cái tôi trữ tình gián tiếp

Cái tôi trữ tình mang bản chất chủ thể, nó trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ đặc biệt mang tính chất chủ quan chuyển đổi hiện thực khách thể thành hiện thực chủ thể mang đậm dấu ấn cá nhân như một hiện tượng độc đáo duy nhất, không lặp lại. Cái tôi trữ tình tự biểu hiện, khai thác, phơi bày nội tâm của chủ thể. Cái tôi trữ tình khác về chất lượng với cái tôi nhà thơ, nó không đơn thuần là cái tôi nhà thơ mà còn là cái tôi nghệ thuật hóa trong tác phẩm. Vì vậy cái tôi trữ tình còn có thể nhập vai hoặc nhiều vai. Tùy tình cảm, cảm xúc biểu lộ gián tiếp, cái tôi nhập vai hóa thân vào nhân vật trữ tình gián tiếp, nhưng cái tôi nhà thơ vẫn có mặt mọi nơi, mọi lúc trong tác phẩm. Sự hiên diện này bộc lộ ở nét riêng của cách cảm, cách nghĩ, và bộc lộ ngay ở cảm hứng đến giọng điệu vẫn mang đậm dấu ấn của chủ thể sáng tạo.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 7

Tóm lại, dù hướng nội hay hướng ngoại, dù trực tiếp hay gián tiếp thì cái tôi trữ tình vẫn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, là sự hội tự, thăng hoa


theo quy luật nghệ thuật ở cả ba phương diện: cá nhân, xã hội, thẩm mĩ trong hình thức thể loại thơ trữ tình.

Cái tôi trữ tình trong thơ giai đoạn này nói chung (sau 1975) và trong thơ Nguyễn Trọng Tạo nói riêng mang tiếng nói của tinh thần hiện đại, tách biệt với cái tôi cá nhân trước đó, đặc biệt là cái tôi trong “thơ mới”. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là cái tôi phân cực, nhiều dáng vẻ và sắc thái, nó luôn vận động và biến đổi trong quá trình sáng tạo. Người đọc bắt gặp ở thơ ông cái tôi chiến sĩ. Cái tôi “ham chơi”, phiêu bạt giang hồ nhưng luôn tự nhận mình là kẻ nhà quê. Cái tôi đời tư - thế sự đầy khắc khoải, chất vấn cuộc đời, cô đơn trong nỗi buồn vô tận nhưng luôn củng cố niềm tin làm ấm lòng người. Cái tôi chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về tình yêu, nhiều trăn trở khát khao với cõi đời. Cái tôi dung hòa giữa hiện đại và truyền thống thường tìm về với cõi quê, chan chứa cùng những làn điệu dân ca - đó là cái tôi quay về với hoài niệm và những vô thức mơ hồ.‌

2.2. Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

2.2.1. Cái tôi chiến sĩ

Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc, cái tôi trữ tình Nguyễn Trọng Tạo đã bộc lộ những trăn trở, suy ngẫm trước những vấn đề của hiện thực khách quan, cái tôi ấy mang tiếng nói chung của hồn thơ dân tộc trong thời đại mới, tư duy thơ hướng ngoại phản ánh hiện thực khách quan.

Hình tượng người lính vẫn là hình tượng trung tâm của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Người lính từ cuộc đời thực đã đi vào trong thơ ca trở thành hình tượng đẹp nhất biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nguyễn Trọng Tạo không viết nhiều về người lính, nhưng người lính trong thơ ông hiện lên quả cảm với ý chí quyết chiến và quyết thắng, xả thân vì tổ quốc. Đọc tập thơ Thời chiến và Hà Nội tôi yêu ta bắt gặp một cái tôi


nhân danh cộng đồng chiến sĩ ca ngợi những người Việt Nam trong chiến đấu. Đó là hình ảnh bà mẹ già nơi miền quê gió lào cát trắng, cặm cùi thân dừa, sớm tối nuôi những anh chiến sĩ dưới hầm sâu. Đó là người giao liên chèo đò đêm trăng đưa bộ đội qua sông, chở cả khúc ân tình ví hò ví dặm của quê hương. Đó còn là hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ hành quân trong đêm trăng qua rừng Trường Sơn hùng vĩ, gian khổ mà vẫn chan chứa niềm yêu thương thắm tình đồng đội. Những người lính chiến ra đi từ nước mặn đồng chua, mà kiên cường, anh dũng.

Tôi đi trên đường kháng chiến con đò neo khúc dân ca

( Người chèo đò thời chiến )


Hình ảnh mảnh đất Việt Nam hình chữ S cũng được trở đi trở lại trong thơ Nguyễn Trọng Tạo, qua đó bộc lộ một tình yêu nước sâu kín, một niềm tự tôn dân tộc ẩn sau cái vẻ phớt đời của ông.


Tổ quốc tôi! Tổ quốc tôi ơi

ở biên giới Người giàu có nhất ở biên giới Người gần gũi nhất ở biên giới Người sâu lắng nhất

( Tổ quốc ở biên giới )

Đến với Tình ca người lính Con đường của những vì sao ta như sống lại một thời mưa bom lửa đạn, với những khó khăn, thiếu thốn, với tình yêu nước cháy bỏng căm hờn của người chiến sĩ. Ở hai tập trường ca này cái tôi chiến sĩ Nguyễn Trọng Tạo không nói nhiều đến những chiến công, những chiến thắng, ý chí chiến đấu mà nói nhiều đến tâm trạng suy tư ở bề sâu của người chiến sĩ. Đây là nét làm nên sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Trọng Tạo. Người lính trong thơ ông hiện lên với một tâm hồn trong trẻo, yêu thiên


nhiên, yêu quê hương, yêu thiết tha cuộc sống. Những người lính lớn lên từ những miền quê yên ả, thanh bình, họ lên đường cầm súng để bảo vệ quê hương yêu dấu. Sau trận đánh ác liệt, đạn bom ngút trời, gan góc kiên cường, nhưng người lính vẫn có những phút giây thư thái tâm hồn, bay bổng và say sưa ngây ngất nhớ đến quê nhà, hướng đến người yêu, tâm sự cùng đồng đội.

Cô gái ấy, xa rồi anh nhớ

Con đường làng phơ phất cỏ may Cô gái ấy, xa rồi anh kể

Không biết người nghe đã ngủ say

( Tình ca số 1)

Người lính chiến đấu vì hòa bình, khao khát hòa bình, nhưng rồi anh ngã xuống trước khi mong ước của anh trở thành sự thật. Cái mong ước giản dị ấy họ mang theo suốt thời trận mạc để rồi vương vất thành nhưng câu hỏi day dứt.

Anh đánh giặc ba năm Bảy năm

Mười năm lẻ… Anh xa nhà ba năm Bảy năm

Rồi mười năm…

…..anh cứ tin rồi có ngày trở về

( Tình ca số 1)

Nguyễn Trọng Tạo sáng tác hai bản trường ca vào đầu những năm 80 của thế kỷ nhưng hình ảnh người chiến sĩ khi bước vào trận chiến với những đau thương và lòng quả cảm luôn sống dậy trong mỗi trang của trường ca. Đó là sự thật mà còn nguyên vẹn tính thời sự, còn “khét lẹt” mùi đạn bom nơi chiến trường. Khi đất nước có chiến tranh, người chiến sĩ đã xác định được xứ


mệnh của cuộc đời mình. Đối diện với chiến tranh là giáp mặt với đau thương, hy sinh và hủy diệt vì mũi súng của kẻ thù vẫn ngày đêm dòm ngó nơi biên cương: “Bom nổ chậm vãi đen trời Đồng Lộc/ Chui xuống đất sâu mang cái chết nằm rình” (Con đường của những vì sao). Trên mỗi chặng đường hành quân, người chiến sĩ phải biết chấp nhận những thiếu thốn về vật chất, những đeo đẳng của căn bệnh sốt rét rừng để tiến lên phía trước: “Với ngày hai thỏi lương khô/Với cơn sốt rét mùa mưa tái rừng” (Tình ca người lính - số 2). Hình ảnh người chiến sĩ trong trường ca Nguyễn Trọng Tạo hiện lên chân thực với bao vất vả, thiếu thốn và sự hoành hành của bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc: “Bao chiến sĩ tựa vào cây khi lên cơn sốt/ Cánh rừng rung lên nhận cơn sốt về rừng” (Con đường của những vì sao).

Là người trong cuộc, người đã trực tiếp cầm súng dấn thân vào cuộc kháng chiến của dân tộc, đi sâu vào dòng tâm tư với những suy nghĩ rất đời thường, mộc mạc mà mạnh mẽ, các bản trường ca của Nguyễn Trọng Tạo đã có sức gợi rất lớn khi để người chiến sĩ đứng trước chiến tranh, đối diện với chiến tranh và vận mệnh của dân tộc. Đó là những cảm xúc rất thực của người chiến sĩ dường như không kiềm chế nổi: “Ôi! Tổ quốc ta muôn đời muốn khóc/ Sau cơn bão chiến tranh quyết liệt/ Tóc biển xanh ôm vai đất mỡ màu(Con đường của những vì sao). Đất nước đau thương khi bóng đen của kẻ thù xuất hiện, đó cũng là khi tâm trạng của người chiến sĩ có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc chiến tranh. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ, hình ảnh Tổ quốc luôn thôi thúc và trở thành niềm tin để họ ý thức về vai trò của cá nhân mình, về nền độc lập của nhân dân. Sự trở đi trở lại điệp khúc: “Nhưng chiến tranh, chiến tranh không thể nào ngừng” (Tình ca người lính - số 1) như một ám ảnh xót đau của người chiến sĩ về đất nước. Tình ca người lính được Nguyễn Trọng Tạo viết năm 1984, đó là khoảng thời gian mà cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã lùi xa gần 10 năm nhưng cảm giác chua xót, đớn đau và ớn


lạnh từ trong sâu thẳm tâm hồn người chiến sĩ vẫn còn nguyên: “Chiến tranh/ Ngỡ đôi lần ớn lạnh” (Tình ca người lính - số 1). Ngay cả khi biết trước ngày mai đất nước được giải phóng, chiến tranh sẽ chấm dứt, họ vẫn nguyện xả thân. Bởi những người chiến sĩ đã nhận thức được: “Nếu cửa tử này đoàn quân không qua được/... Có thể bùng cháy mái nhà tranh” (Tình ca người lính - số 1). Đất nước đau thương và chìm trong lửa đạn khi bóng đen nòng súng của kẻ thù xuất hiện. Người chiến sĩ sẵn sàng đi vào nơi nguy hiểm để bảo vệ từng tấc đất, từng ngọn cỏ quê hương. Một câu hỏi đặt ra là, chiến tranh với biết bao gian khổ và hy sinh như thế thì sức mạnh nào đã trở thành điểm tựa thôi thúc người chiến sĩ tiến lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù? Nguyễn Trọng Tạo khi viết hai bản trường ca không đi vào kể lể sự kiện hay thành tích mà ông đi sâu lý giải những điều rất đỗi thiêng liêng được hình thành trong tâm hồn người chiến sĩ. Đó là lý tưởng cách mạng, là vẻ đẹp của lòng quả cảm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Trong mỗi bản trường ca, sức mạnh và vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được nhà thơ khai thác như một yếu tố không thể thiếu khi nói tới diện mạo của cuộc chiến tranh và vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trên chặng đường hành quân đầy gian khổ, vẻ đẹp của “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ” (Lê Anh Xuân). Là những chàng trai, cô gái căng tràn sức trẻ, những người chiến sĩ không thể khoanh tay đứng nhìn đất nước chìm trong lửa đạn. Họ tự nguyện bước vào trận chiến, sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân của mình khi đất nước lâm nguy: “Ngày mai chàng trai thành người lính/ Đường người lính - đường ra mặt trận” (Con đường của những vì sao). Người chiến sĩ ra đi để lại sau lưng mình mẹ già, em thơ, cả làng quê yêu dấu và tình yêu trong ngày cưới dang dở: “Nào riêng hai người yêu nhau hoãn cưới/ Bao cô dâu đêm tân hôn tất bật” (Con đường của những vì sao). Trong những giây phút quyết định nhất đối với vận mệnh của đất nước, người chiến


sĩ xin được quên niềm riêng để hướng con tim mình về Tổ quốc thiêng liêng: “Nhưng em ơi, chính giây phút này đây/ Cho anh được quên niềm riêng nồng cháy/... Cho anh được quên để nhớ về Đất Nước!” (Tình ca người lính - số 1). Điệp khúc “Đi Đi và đi...” trở đi trở lại trong bản trường ca Tình ca người lính vang lên như một khúc ca hào sảng về tư thế lên đường chiến đấu đầy quyết tâm và rắn rỏi. Họ tiến thẳng về phía trước, nơi đó họ sẽ tiêu diệt kẻ thù, nơi đó họ sẽ cắm lá cờ chiến thắng. Bởi “Cuộc chiến đấu ấy là cuộc chiến đấu chấp nhận hy sinh cho thắng lợi cuối cùng”. Trong phút giây quyết định, khi mà số phận của họ cận kề với cái chết, khi mà đất nước sẽ một còn một mất cũng là lúc mà tâm thế của con người họ đẹp hơn bao giờ hết: “Những người lính vững vàng như cột mốc/ Những người lính/ Đứng/ Làm cột mốc(Tình ca người lính - số 3). Chính họ, những “cột mốc” ấy sẽ làm nên chiến thắng, sẽ quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Sức mạnh của lý tưởng và lòng quả cảm hướng về phía trước, người chiến sĩ trong đêm công đồn đã quên mình để giáp lá cà với kẻ thù. Sức nóng của con tim, sức căng của chân lý độc lập đã thôi thúc bước chân của họ: “Anh lao lên/ Và xe pháo/ Và người/ Cánh cửa thép Hòa Bình tung mở” (Tình ca người lính - số 1). Tiếng reo vang “Hòa bình! Hòa bình!” như cất lên từ sâu thẳm con tim những người còn sống và cả những người đã nằm xuống trước cánh cửa tự do.

Trường ca viết về chiến tranh nói chung và trường ca của Nguyễn Trọng Tạo nói riêng không hề né tránh những hy sinh. Trên chiến trường cam go và quyết liệt, người chiến sĩ cận kề với cái chết, cái chết đối với họ “nhẹ tựa lông hồng”: “Nhưng em ơi, biết bao đồng đội/ Nằm lại với non sông như đá tảng cây rừng” (Tình ca người lính - số 1). Họ nằm lại chiến trường cùng đồng chí, đồng đội của mình, nằm lại với non sông đất nước, hóa thân vào dáng hình xứ sở. Khi nằm xuống, họ vững tin một ngày mai thắng lợi, đất nước được giải phóng. Và có lẽ, trong sâu thẳm tâm hồn, những người chiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2023