Cái Tôi Trữ Tình Dân Gian Huyền Ảo Vận Động Trong Không Gian Thời Gian


Ngay cả khi viết về sự cô đơn, Nguyễn Trọng Tạo cũng phải làm cho sự cô đơn ấy thật khác, thật ám ảnh so với bản chất vốn có của sự cô đơn:

Anh cây chổi tựa mòn góc bếp Anh cái chảo mốc meo

Anh con mèo đói kêu khan

Anh con chồn hoang ngủ vùi trong hốc tối…

(Ngày không em)


Bốn câu thơ chỉ có “anh”, bốn lần anh xuất hiện như những vật vô tri, vô giác, như con thú lang thang cô độc. Nỗi nhung nhớ, sự cô đơn trở nên bất ngờ, thú vị hơn khi thẩm thấu qua ngòi bút của Nguyễn Trọng Tạo. Những sự lặp lại đầy ẩn ý ấy đã làm hiện lên bóng dáng một Nguyễn Trọng Tạo điềm đạm, đằm thắm, không nói nhớ, không nói thương mà tình cứ trải ra mênh mông sâu thẳm. Ở phía không em, anh ngồi đếm thời gian, đếm thiên nhiên, đếm muôn mặt cuộc đời, vì… anh nhớ em, anh mong được đến ngày bên em:

Chỉ có vậy mà trời ơi, anh đếm

Đếm hoàng hôn rồi anh đếm bình minh Anh đếm gió đếm mây anh đếm cây đếm lá Đếm cả tuần chưa tới nụ hôn em

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

(Tập đếm)


Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 10

Nói thơ Nguyễn Trọng Tạo cách tân trên nền truyền thống không có nghĩa mọi hình tượng, điểm nhìn đều thiên vị với cái rõ ràng, cái chân thật, cái chất quê của truyền thống mà thơ ông còn dung chứa những phần mở ảo tâm linh, còn sử dụng cả màu sắc tượng trưng, siêu thực. Thơ ông khai mở con đường đi vào vùng mờ tâm linh nhưng ngòi bút của ông không bị vô thức xoay vần mà đó là điểm tựa để khơi sâu, để mở rộng không gian thơ, để cảm thấu một cách trọn vẹn hơn cuộc đời, cõi người:


Mưa trắng đường mưa nắng ngất ngư Ai đem dải lụa tận xa mờ

Có khi người chết nghìn năm trước hồn vẫn bồng bềnh những giấc mơ…

Có thể thấy những vần thơ của Nguyễn Trọng Tạo vẫn không hề xa lạ khi bút thơ ông đã ít nhiều ghé đến địa vực siêu thực bởi: “nếu có đọc thơ Tây cũng là một cách mở rộng, tham bác cho cái chất nhà quê vừa gắn với cổ điển, vừa đáp ứng được nhu cầu hiện đại” (61,tr8). Nhà thơ đã đáp ứng được “nhu cầu hiện đại” của người thưởng thức bởi trong quá trình sáng tạo, ông đã cảm bằng tâm hồn, đã nhìn bằng đôi mắt của những con người đương thời. Ông đã xuyết điểm những nét mới, nét lạ góp phần làm cho nền thơ nổi bật hơn, thu hút hơn.

Sự dung hòa về phương diện nghệ thuật.


Nỗ lực cách tân của Nguyễn Trọng Tạo không chỉ dừng lại ở cách cảm, cách nhìn mà còn được thể hiện trong phong cách ngôn ngữ, trong hình thức nghệ thuật. Thậm chí sự cách tân về mặt hình thức có lúc nổi trội hơn, sáng rõ hơn. Trong việc cảm thụ văn chương, chúng ta không thể tách bạch giữa nội dung và hình thức, bởi chúng là một thể thống nhất, là một mối quan hệ tương hỗ, gắn kết mật thiết. Với những nét đổi mới trong thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng vậy, người viết hướng theo hai khía cạnh nhưng trong quá trình phân giải, phương diện nghệ thuật sẽ cũng là lăng kính soi chiếu những cảm xúc, tư tưởng đổi mới của nhà thơ.

Trước hết, những vần thơ của người con đất Hoan Diễn luôn thể hiện rõ ý thức nuôi giữ mạch nguồn thể thơ truyền thống bằng chất sống mới, bằng thể nghiệm mới: “Trên con đường vô định, tôi đã đi tìm thơ gần trọn cuộc đời, để quay về với ngôn ngữ thơ ca nhịp chẵn của dân tộc mình”. Với niềm đam mê


nhịp chẵn của thể thơ dân tộc, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi cái nét riêng, nét mới vào hai thể thơ tiêu biểu: đồng dao và lục bát. Từ thể đồng dao truyền thống với bốn chữ, nhịp hai nhà thơ đã biến tấu tài hoa thành tám chữ nhịp hai:

Có cha/ có mẹ/ có trẻ/ mồ côi

Có ông/ trăng tròn/ nào phải/ mâm xôi (Đồng dao cho người lớn)

Chính sự biến cải ấy đã giúp cho nhà thơ chuyển tải xa hơn, sâu hơn những vấn đề ngỗn ngang, phức tạp trong cuộc sống hiện đại đa thanh đa điệu, trong những góc khuất thẳm sâu của tình đời, tình người. Nhà phê bình Đỗ Trọng Khơi đã có một nhận định rất sắc sâu về sự biến tấu tinh tế này: “Thể đồng dao thường được hồn dân gian nuôi ở nhịp bốn chữ. Đồng dao của Nguyễn Trọng Tao viết ở thể tám chữ. Nhưng soi chẻ rạch ròi thấy thực chất vẫn tiếp nối thể bốn chữ dân gian. Là một nhạc sĩ, nên ông đã khéo đưa cái tài nhạc sang thơ, chuyển nhịp 4/4 (nhịp phức) sang nhịp 2/8 (nhịp đơn). Sự công phu gây hiệu quả là, ở dạng nhịp đơn (8chữ) nhịp điệu thơ chuyển nhanh hơn, sáng hơn; bởi vậy, ông dấu được kín hơn cái ẩn ý của sự so sánh, tính đối chứng. Ông đã lấy cái sáng, cái trong trẻo của nhạc điệu để ém giấu cái u uẩn, cái nhòe mờ của tư tưởng tình cảm. Nào là cái chết (cánh rừng chết) nhưng lại vẫn xanh; nào là sự sống (con người sống) nhưng lại như đã qua đời…Sự hữu hạn lồng trong sự vô hạn, và ngược lại…”

Nguyễn Trọng Tạo cũng rất thành công khi lạ hóa thể thơ lục bát. Đây là thể thơ nặng hồn dân tộc, khi bước vào thế giới thơ của ông, nó sẽ hiện lên với một hơi thở mới, điệu hồn mới. Sự độc đáo, mới mẻ ấy không chỉ cập bến ở hình thức xuống thang, tách chia câu chữ, chấm câu giữa dòng mà trên tất cả là sự mới mẻ nảy nở từ nội dung, như chính nhà thơ tâm niệm: “việc làm mới lục bát bằng nội dung mới là điều quan trọng”. Như trong bài thơ “Chia”, Nguyễn Trọng Tạo đã làm lạ khuôn hình sáu tám bằng hình thức xuống


thang, chia cắt ngôn từ, biến đổi cấu trúc dòng thơ, xây dựng những hình thức nhịp điệu, tiết điệu mới. Hình thức ấy tạo nên một hiệu ứng xúc cảm mới, một cách thẩm thấu nội dung mới: câu chữ tác động đến giọng điệu, giọng điệu lại khơi bật những cung đường cảm xúc. Quả thực, Nguyễn Trọng Tạo đã thổi một điệu hồn mới, một hơi thở mới cho thơ lục bát.

Ta có thể cảm nhận trực tiếp từng cung điệu tâm hồn, từng nỗi niềm của “tôi” đang phân tách, đang chia rời để hướng đến thế giới của “em”. Những biến chuyển trong “phép chia” lạ thường ấy không chỉ tác động đến chúng ta qua ý nghĩa ngôn từ mà còn thông qua ấn tượng thị giác, cảm giác. Như vậy nhà thơ đã tạo ra những ấn tượng mới trên những thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ông, việc cách tân không đồng nghĩa với sự phủ nhận, “cách li” những thể thơ cũ để tìm đến với những thể thơ hoàn toàn mới lạ. Đánh giá sau của Nguyễn Đăng Điệp thật đúng với trường hợp của Nguyễn Trọng Tạo: “Anh biết nâng niu di sản văn hóa quê hương và cố gắng tạo nên sự “hòa giải” giữa cái cũ và cái mới trong thơ”[61,tr15].

Bên cạnh cố gắng làm mới thể thơ truyền thống, Nguyễn Trọng Tạo còn tạo cho thơ mình một sức cuốn hút khác, đó là sự dẫn dắt người đọc vào thế giới của âm nhạc, của trường cảm xúc phiêu diêu, của những âm điệu đầy ma lực. Là một nhạc sĩ, Nguyễn Trọng Tạo sẽ có lợi thế lớn khi mang chất nhạc đến cho thơ. Giai điệu ví dặm chân chất, mặn mòi mà ông yêu chiều sẽ được thăng hoa trong thơ, sẽ được khoác thêm những thanh âm mới lạ khi những tiếng thơ ấy hướng đến những xúc cảm hiện đại, những nghĩ suy hiện thời:

Cỏ may khâu áo làng quê

Cớ chi gió thổi bay về trời cao

( Cỏ may trên sân thượng)


Nhà thơ đã tựa vào âm nhạc để trải bày những suy tư của mình, lấy nhạc thơ để diễn ta những nốt nhạc lòng. Người đọc sẽ không say trong giai điệu, không quá rơi vào vực nhạc mà quên đi phần ý, phần nghĩa. Trong cái vần điệu nhịp nhàng kia, ta thấu cảm cái tình, cái tình bất ngờ, cái tình tươi mới: tình trao mắt cho thơ- trời xanh mi ướt bờ- tình trao nắng cho mưa- chìm vào nhau bất ngờ ( Rượu chát). Chất nhạc được khởi tạo từ nhiều yếu tố, trong đó phép điệp là yếu tố có giá trị biểu đạt cao nhất. Phép điệp- biện pháp tu từ nghệ thuật không hề xa lạ trong vô vàn thi phẩm lại tạo được một ấn tượng riêng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Ta thường bắt gặp trong thơ ông cách tổ chức điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc – điệp trong bài, điệp bằng hai lối câu song song, nương tựa nhau…Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp, phép tu từ này đã mang đến cho thơ Tạo những giá trị biểu đạt bất ngờ: “Sự chặt chẽ trong cấu tứ và sự trùng phức về giai điệu. Sự “nhòe mờ” nghệ thuật giữa các chữ trong câu thơ. Trên cơ sở đó tạo nên những bất ngờ và bung phá”. Cảm nhận một thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ- “Đồng dao cho người lớn”, chúng ta sẽ nhận thấy hiệu quả ấy. Soi chiếu từng câu chữ của bài thơ chúng ta bắt gặp từ “có” được lăp lại 16 lần bên cạnh từ “mà” được lặp lại 6 lần. Chúng ta biết rằng "Đồng dao cho người lớn" đã đụng đến những vấn đề "rất người lớn". Đó là cái sống cái chết, cái nghĩa cái tình của con người đối với kiếp người và đặt ra những quan niệm về tình yêu, về thời gian, về quy luật nhận thức của con người đối với tự nhiên và xã hội. Biện pháp điệp từ đã giúp tác giả chuyển tải những tư tưởng ấy một cách đầy nhạc tính, cuốn hút chứ không phải là sự triết luận khô khan. Tác giả đưa ra những mệnh đề rồi cũng chính tác giả phủ định những mệnh đề ấy, dọc theo bài thơ là sự đối lập: “có cha có mẹ có trẻ mồ côi. Có ông trăng tròn nào phải mâm xôi”….vừa “có” đấy lại bị phủ nhận ngay sau tiếng “mà” đầy gợi mở!


Hình thức điệp cấu trúc cũng giúp cho nhà thơ thể hiện một cách tinh tế những cung bậc của xúc cảm.Để bày tỏ triết lý về con người và cuộc đời cấu trúc đối lập được lặp lại: Mỗi mặt đối lập thể hiện bằng bốn chữ:

"Có cánh rừng chết >< vẫn xanh trong tôi Có con người sống >< mà như qua đời"…

Tuy nhiên, hai dòng thơ thứ 9 và 10 chuyển sang giọng điệu trữ tình: "Mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ / Mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió". Tình thơ dào dạt kết hợp với bốn từ "vẫn" gắn với thiên nhiên bao la " vẫn sông...vẫn cỏ" với cuộc đời và hồn người " đời vẫn say...hồn vẫn gió" đã khẳng định niềm tin vào cuộc đời và con người, mặc dù còn có bao nhiêu điều ngộ nhận: "...ngoại tình ngỡ là tiệc cưới", "...trăng tròn nào phải mâm xôi"...

Hay như khi muốn biểu đạt một cách ý nhị nỗi niềm trắc ẩn, nỗi cô đơn, đắng đót của kẻ mang bản mệnh đa đoan, một bản thể chênh vênh, khắc khoải trong cuộc đời thường, nhà thơ lại lặp lại vần điệu với những “nửa” chơi vơi:

Vẽ tôi mực rượu giấy trời

nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau vẽ tôi thơ viết nửa câu

nửa câu ma quỷ đêm sâu gọi về…(Tự họa)

Cũng như với thể đồng dao, sự biến đổi của thời đại đã thổi vào những câu thơ lục bát của anh những luồng gió mới. Đó cũng chính là cách cảm, cách nghĩ của người thơ đã hiện hồn vào lục bát. Như vậy, với Nguyễn Trọng Tạo, việc cách tân không đồng nghĩa với việc phải đập vỡ và tẩy chay truyền thống. Biết nâng niu di sản văn hoá quê hương và cố gắng tạo nên sự “hoà giải” giữa cái cũ và cái mới trong thơ, Nguyễn Trọng tạo đã góp vào thơ Việt đương đại một tiếng thơ quen mà lạ, truyền thống nhưng cũng mang đầy chất hiện đại.


2.2.5. Cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo vận động trong không gian thời gian

Cảm thức văn hoá dân gian, cảm thức nguồn cội là đặc điểm thường xuất hiện ở những nhà thơ có ý hướng dân tộc và truyền thống. Hơn ai hết, Nguyễn Trọng Tạo ý thức được “giữa bao còn mất vui phiền” sau “quá nửa đời người phiêu dạt” là hồn của quê nhà. Tâm linh ông đã trỗi dậy những “nỗi nhớ không tên”, hoài nhớ những “điệu hát ru thôn dã‟, nó khắc khoải trong tâm thức “Người Ham Chơi” một cõi nhớ, nhớ về cái gì đã mất và lầm lũi đi tìm. Thơ Nguyễn Trọng Tạo, vì thế, là khúc hát ngân lên từ cõi nhớ của một

kẻ nhà quê lưu lạc.

Nỗi nhớ nguồn cội trong thơ Nguyễn Trọng Tạo trở nên day dứt. Dường như tồn tại song song bên con người hiện đại Nguyễn Trọng Tạo, còn có một con người nhà quê nặng nợ với những niềm xưa cũ. Từ đấy, nhà thơ khát khao được tắm mình trong “dòng sông dân ca”, được hít thở cái “khói sương tinh khiết ngàn đời của truyền thống”, rồi ông luôn khẳng định chất truyền thống ngàn đời trong mình :

“anh là cọng rơm vàng dưới bánh xe em đó

cọng rơm vàng dập nát vẫn vàng rơm”. (Bản sắc).

Nguyễn Trọng Tạo là “một tay giang hồ khí cốt” thích khám phá những miền đất giàu tính văn hoá đến đam mê. Đến Huế, ông xem Huế là quê hương thứ hai của mình. Chính nơi đây đã bồi đắp thêm vị đằm thắm ngọt ngào của những câu hò ví dặm trong hồn thơ ông. Đến quê hương của làng quan họ cùng “những đêm trăng hát hội”, nhà thơ say đắm trong làn điệu “người ơi người ở đừng về” của những liền anh, liền chị. Hình ảnh của không gian Kinh Bắc lồ lộ trong thơ ông:


“ước chi em mặc tứ thân

nụ cười che nón ba tầm ghé chơi ước chi đến hẹn người ơi

con đò lúng liếng mắt cười chìm đâu

(Thơ nhờ em gửi về Nguyễn Bính).

Cái tôi trữ tình dân gian Nguyễn Trọng Tạo không chỉ bó hẹp trong bản thể nhà thơ mà đã đưa người đọc trở về với cội nguồn linh thiêng của dân tộc. Thơ Nguyễn Trọng Tạo bên cạnh cái tôi sắc sảo là cái tôi bình dị, dân dã; bên cạnh cái “ngu ngơ tưng tửng” là cái “ngọt ngào mềm mại”. Đó là cái mềm mại hiện lên sau cái vẻ gãy gập, trúc trắc, xa xót của những câu hò ví dặm quê ông. Chất dân gian hay cái chất nhà quê ấy cứ chảy hoài trong kẻ lưu lạc kia đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng làm nên dải phố cảm xúc thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Con sông đám cưới Huyền Trân

bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn (….)

con sông nửa thực nửa mơ

nửa mong Lý Bạch nửa chờ Khuất Nguyên

(Con sông huyền thoại)

Khi con người hiện đại không thể nhận biết hết thế giới nên thường rơi vào trạng thái bất khả tri. Tính siêu thực, hơn lúc nào hết, được tăng cường trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và trong thơ nói riêng. Cái tôi huyền ảo, vì thế, xuất hiện như là một xu hướng tất nhiên, nó là hệ quả của lối tư duy hiện đại, tích hợp sự đa chiều của đời sống. Cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo trong thơ Nguyễn Trọng Tạo là yếu tố huyền thoại được xây dựng trên nền tảng cảm xúc về thời gian, nó vận động trong mạch ngầm quá khứ để diễn tả

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí