Thơ Là Sự Chắt Lọc Từ Những Trải Nghiệm Của Cuộc Sống.


phong cách “giễu nhại đau buồn”, thể hiện rất rõ sự “vỡ giọng” và sự thay đổi về tư duy nghệ thuật trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Đó chính là quá trình tự nhận thức lại chính mình và người khác.

Đi sâu vào nghiên cứu tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo, ta thấy ông không chỉ đem đến cho thơ một nguồn cảm hứng mới mẻ, hơn thế ông tạo ra được bước chuyển biến mới bằng việc nhận diện sâu sắc bản chất cuộc sống. Nhà thơ hướng ngòi bút về những nỗ lực có tính dự báo, đào sâu, thăm dò hiện thực bằng cách nhìn biện chứng. Thơ là người thư ký trung thành của thời đại, là tấm gương phản chiếu thế giới tâm hồn, có lẽ nhận thức rõ sứ mạng cao cả của thơ, nên ngòi bút tinh tế của ông đã hướng đến mọi ngóc nghách của cuộc sống và phản ảnh chân thực tài tình cuộc sống ấy bằng ngôn từ của trái tim. Ông cố gắng phát hiện những cơ sở tồn tại khách quan của đời sống như không gian, thời gian và những giá trị vĩnh hằng khác như tình yêu, lẽ sống… Nhà thơ đặt con người trong mối quan hệ đa dạng của cuộc sống để cắt nghĩa mọi hiện tượng và tâm lý con người, đặc biệt là con người đời tư - cá thể. Từ đây, tư duy thơ của ông nghiêng hẳn về phía hướng nội và đầy chất triết lý. Càng về sau, tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo càng tăng cường các yếu tố hư ảo, tiềm thức và trực giác.

Tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự tích hợp một cách nhuần nhuyễn và sâu sắc giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Tư duy thơ ông đã thể hiện sự phản ứng nhanh khi nắm bắt được cái mới nhưng luôn “bảo thủ” trước những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc. Đó là một tư duy tích hợp, đa chiều cạnh, đã tìm được sự hài hoà thống nhất trong khối đa dạng và mâu thuẫn.

2.2.3. Quan niệm thơ

Bước vào thời hậu chiến, không khí văn chương thật sinh động, sôi nổi. Tất cả các nhà văn, nhà thơ đều phới phới một niềm hạnh phúc hân hoan,


sống trong những ngày hội của đất nước, Nguyễn Trọng Tạo đã xuất hiện như một hiện tượng trên văn đàn, một cơn gió lạ của thơ ca dân tộc. Gần như cùng một lúc, ông được ba tờ báo lớn nhất nước ta thời bấy giờ là Nhân dân, Văn nghệ Văn nghệ Quân đội tặng giải thưởng thơ hay của năm 1978. Đến nay, ông đã có một “gia tài” thơ văn tương đối đồ sộ, tên tuổi của ông trở nên quen thuộc với những người yêu thơ.

Nhà thơ Lê Huy Mậu cho rằng, thơ Nguyễn Trọng Tạo là “thơ tài hoa” khác với nhà thơ Hoàng Cầm khi cho thơ ông là “thơ của người nhàn”. Còn nhà thơ Trịnh Thanh Sơn, trong một bài viết về tập thơ Thế gới không còn trăng đã gọi giọng thơ của ông là “sự giễu nhại và nỗi đau buồn sâu thẳm”.

Giống với Trần Đăng Khoa, Nguyễn Trọng Tạo được gọi là nhà thơ rất có duyên khi viết cho thiếu nhi. Những bạn nhỏ luôn tìm thấy trong tác phẩm của ông những tình cảm mới mẻ, những ý tưởng đẹp đẽ, những áng văn lấp lánh mê hồn. Ngược lại, bạn đọc lớn tuổi lại gặp gỡ ở đây biết bao kí ức tuổi thơ tươi rói đã bị lãng quên khoả lấp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Thơ tình yêu Nguyễn Trọng Tạo thường say đắm và buồn. Nỗi buồn trong thơ tình của ông được nâng lên thành một triết lý hoặc là một định đề - bất di bất dịch. Ở đó, ông hiện lên như một “con người ngỡ là từng trải, từng trải qua chiến trường, qua cả “tình trường” mà không hề chai sạn, cứ run rẩy như thuở mới vào đời, như một khúc mộng mơ, như một kẻ mắc nợ”. Mỗi người khi đọc thơ ông lại có cách cảm nhận riêng biệt, không ai giống ai. Sở dĩ, có sự phong phú đa dạng trong nhận thức thơ ông như vậy là vì: Ông đã đưa đến cho bạn đọc những quan niệm vô cùng mới mẻ và khác hẳn với những quan niệm về thơ trước đó. Ông là người có nhiều đóng góp lớn cho sự đổi, khám phá mới về thơ đương đại Việt Nam trong sự đối sánh với nét đẹp dĩ vãng (phong trào thơ mới) và khát vọng hướng đến một nền thơ rực rỡ trong tương lai.


Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 4

2.2.3.1. Thơ là sự chắt lọc từ những trải nghiệm của cuộc sống.

Nguyễn Trọng Tạo vốn là con người có tâm hồn đa mang, trái tim nhạy cảm, lối sống phóng khoáng, ông đã đi nhiều nơi, qua mọi vùng miền, để rồi chắt lọc những điều mắt thấy, tai nghe thành những câu thơ đầy nhạc điệu, mang tính triết lý sâu sắc.

Có thương, có nhớ, có khóc có cười có cái chớp mắt đã ngàn năm trôi

Hai câu thơ rất giản dị, lời thơ chân thành, mộc mạc, dễ đọc, dễ nhớ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa. Lời thơ đã dẫn dắt người đọc về với cuộc sống của con người trong cõi nhân thế. Ở đó vui buồn lẫn lộn, thương nhớ đan xen, đó là những cảm xúc của con người trong cuộc đời. Sông có khúc, người có lúc, ai cũng có những khi khổ đau, vui sướng, ai cũng chất chứa trong tim những niềm thương nỗi nhớ, những ngọt ngào đắng cay. Nhưng cuộc đời con người cũng ngắn ngủi chẳng tày gang, chỉ cần một cái “chớp mắt” là mọi nỗi đau nhân tình thế thái đã trở thành dĩ vãng.

Đáng chú ý hơn, hai câu thơ cho thấy rõ quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo về người nghệ sĩ. Đó là, đã dùng ngòi bút tâm hồn của mình để mang thơ đến tặng cho đời, thì người thơ phải thấu hiểu sâu sắc rằng: Sự sống còn của người viết là phải nương thân vào chữ nghĩa. “Nơi ấy hồn nằm trong xác và xác ngụ trong hồn. Không còn cách nào khác , tư cách của nhà thơ chỉ có thể đo ướm bằng sự tỏa sáng của những con chữ. Tại đó, anh ta trình với mọi người cái vân tay vân chữ của mình trên tờ căn cước bằng giấy trắng mực đen. Hay, dở đã thuộc về kẻ khác. Mọi phân trần hay biện hộ của nhà thơ đều trở thành vô nghĩa”[61,tr6].

Với Nguyễn Trọng Tạo, “thơ là những ám ảnh tâm hồn”, “thơ là một chớp sáng”, “thơ được làm bằng máu, thơ gần với nước mắt hơn là tiếng cười”. Ông bộc bạch: “Tôi nương thân vào chính thơ tôi. Thơ lại nương náu


trong từng con chữ và điệu nhạc vang lên từ cõi tâm linh nào xa thẳm. Thơ là cái bóng của tôi hay tôi là cái bóng của thơ, tôi nào có biết”[61,tr517]. Tác giả mượn thơ để tự giãi bày về mình, qua thơ độc giả thấy được nỗi ám ảnh quan hoaì thường trực trong tâm hồn ông. Hơn nữa qua những lời thơ tưởng như là lời tâm sự rất đỗi bình thường của ông trong đời sống khi nói chuyện về thơ, người đọc đã nhận rõ được mối quan hệ sâu sắc giữa thơ và người làm thơ. Suy nghĩ của ông về thơ quả thực rất mới lạ: “Con người không có thơ thì chỉ là cái máy bằng xương bằng thịt. Thế giới không có thơ thì chỉ là một cái nhà hoang”[61,tr526]. Thơ giống như gió, con người ta không thể dùng mắt thường mà nhìn thấy, không thể dùng tay mà nắm bắt mà thơ chỉ có thể cảm nhận bằng những giác quan của trái tim, bằng sự tinh tế của tâm hồn đang tràn ngập ý thơ. Không ai biết thơ từ đâu tới, thơ đi về đâu, nhưng thơ mang trong mình những năng lực siêu phàm huyền bí. Có lẽ thơ bắt đầu từ những trái tim đang đập nhịp yêu thương, và điểm đến của nó là tìm đến với sự đồng cảm của con người trong thế giới muôn hình vạn sắc. Trong thế giới ấy thơ có một sức mạnh phi thường, thơ giúp người gần người hơn, thơ làm đẹp cho đời, thơ làm cho cuộc sống này luôn hân hoan trong những giai điệu khi bổng khi trầm của đời. Với Nguyễn Trọng Tạo, thơ có lẽ được xem là bức chân dung tự họa đầy đủ và sinh động nhất về một người thơ ham chơi, phiêu lưu cùng trời đất gió trăng, nhưng chất đầy trong tim những mối suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm về đời tư thế sự.


Vẽ tôi mực rượu giấy trời

nửa say nửa tỉnh nửa cười nửa đau vẽ tôi thơ viết nửa câu

nửa câu ma quỷ đêm sâu gợi về. ( Tự họa)


Thơ là nguồn cảm hứng, là nơi ông giãi bày những buồn vui của đời tư, thế sự: “Thơ làm cho ta buồn vui lúc nào không hay. Thơ làm cho ta thoát ngoài tục luỵ phiêu diêu cùng trời đất, hoà nhập với thiên nhiên, hoặc đồng cảm cùng đồng loại” [61,tr526].

Rồi môt

ngà y thà nh phố sẽ nổ tung

bởi những hạt sự thật

Ông làm thơ là để giãi bày tâm trạng, để thăng hoa cảm xúc, do đó thơ ông khi nói về sự trải nghiện trong cuộc sống hiện đại khá sâu sắc và thấu đáo. Ông vừa tỏ ra tôn kính những nét truyền thống thơ ca của văn học Việt, vừa gửi vào đó những hình ảnh, cụ thể, hấp dẫn đem đến cho độc giả một sự tươi mới sống động của văn học đương đại Việt Nam. Thơ Nguyễn Trọng Tạo được xem như sự chắt lọc những tinh hoa văn hóa của các thế hệ nhà văn đi trước, kết hợp với lối tư duy hiện đại đem đến cái lạ trong tiếng thơ ông. Và cái lại đó đã trở thành một niềm hứng khởi, say mê đối với độc giả nhiều thế hệ.

2.2.3.2. Thơ phản ánh cuộc sống đời thường chân thực

Thơ ca là tấm gương phản chiếu cuộc sống chân thực khách quan, nhà thơ là người thư ký trung thành của thời đại, nghĩa là đã là thi sĩ thì không thể “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”, mà phải quan sát cuộc sống và thể hiện cuộc sống qua ngôn ngữ một cách sinh động như nó vốn tồn tại. Nguyễn Trọng Tạo – Người thơ ham chơi có tâm hồn phóng khoáng, phiêu lưu lại cho rằng: “Thơ phải là tấm gương phản chiếu cuộc sống đời thường chân thực” có như vậy thơ mới làm tròn sứ mạng của mình, làm tròn chức năng của mình đối với cuộc đời. Từ quan niệm ấy, Nguyễn Trọng Tạo đã viết lên những vần thơ thực sự có giá trị sâu sắc và cảm động, khiến cho độc giả đọc thơ ông, không thôi bị ám ảnh, day dứt. Giữa những bộn bề của cuộc sống đời thường, chúng ta bắt gặp không ít những con người nhà quê lưu lạc giữa chốn thị


thành, để rồi nhận ra mình là kẻ bơ vơ giữa dòng đời tấp nập. Đó có thể là bạn, là tôi, hay là bất cứ ai, câu thơ của Nguyễn Trọng Tạo, mới đọc tưởng như vô nghĩa, nhưng ngẫm kỹ người đọc sẽ thấy đó là nỗi niềm tâm trạng của thi sĩ nói riêng, và của tất cả những người sống tha phương nơi đất khách nói chung.

Ngơ ngác giữa phố một thằng nhà quê nhớ thương mộ tổ biết bao giờ về

(Lưu lạc)

Câu thơ dung dị mà chân chất, thật đến bất ngờ đã tạo ra được cái nét duyên dáng, mang lại cho câu thơ một điệu tâm hồn độc đáo. Tài năng của Nguyễn Trọng Tạo nằm ở chỗ ông biết cách đổi giọng để tạo ra sự hài hòa giữa vần điệu và cảm xúc, khiến cho mỗi hình ảnh thơ của ông hiện lên chân thật và vô cùng sinh động như đang tồn tại ngay trước mắt người đọc. Viết về hình ảnh người mẹ nhà quê, có lẽ không ai đạt đến độ tinh tế, khéo léo như ông.

Mẹ tôi dòng dõi nhà quê

trầu cau từ thuở chưa về làm dâu áo sồi nâu, mấn bùn nâu

trắng trong dải yếm bắc cầu nét duyên

( Mẹ tôi )

Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo ta thấy, những điều nhỏ bé tầm thường nhất trong cuộc sống cũng được ông viết thành thơ, khái quát thành một triết lý, qua đó bày tỏ quan điểm của người cầm bút. Đồng dao cho người lớn của ông được xem như một bức tranh hiện thực sinh động về đời sống, về thế giới nội tâm, về những ao ước thầm kín, thậm chí Đồng dao cho người lớn còn là những đố kỵ hờn ghen, những toan tính lọc lừa, nhỏ nhen ích kỷ của con


người thời hiện đại. Mặc dù vậy, thơ Nguyễn Trọng Tạo không phải là sự miêu tả ngợi ca hay đả kích, lên án những hiện tượng xã hội nóng bỏng mặc dù ông chủ trương làm thơ gắn với đời thật: “Thơ là sự đối diện với sự thật được chưng cất… Làm thơ là hoá giải thời đại vào ngôn từ. Thơ tôi không bao giờ thoát khỏi những xung đột thời đại, dù đó là những bài thơ tưởng như riêng tư nhất. Tôi muốn thơ tôi là thơ của đương đại” [61,529].

Văn chương và cuôc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điêm̉ của

nó chính là con người , mà phải là con người trong các mối quan hệ với thế giới xung quanh. Vì thế nên con người trở thành đối tượng miêu tả chủ yếu để văn học có một điểm tựa nhìn ra thế giới bên ngoài. Con người lịch sử, con người cá nhân, con người xã hội là trọng tâm đánh giá các mối quan hệ. Do đó người nghệ sĩ phải đi nhiều, hiểu nhiều, phải chọn những phương tiện để bộc lộ mọi mặt trong đời sống của con người.

Tuy vậy vấn đề con người trong văn học rất khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chuẩn xác. Con người là một khái niệm không đơn giản, chúng ta chỉ biết rằng cuộc sống và nghệ thuật được tạo nên từ con người và con người trở thành đối tượng quan trọng hàng đầu của người nghệ sĩ. Văn học không phải là chuyện văn chương mà là chuyện cuộc sống, trước hết là con người. Như vậy một tác phẩm văn học muốn tồn tại và tự khẳng định được những nét riêng của mình bao giờ cũng phải lấy điều trên làm "tiêu chí" quyết định. Có thể nói, văn học ra đời không phải góp phần giải thích thế giới mà tham gia cải tạo thế giới, không chỉ miêu tả con người đơn thuần mà thắp sáng lòng nhân ái, lối sống nhân văn trong bản thân một cá nhân.

Nguyễn Trọng Tạo cũng cho rằng, thơ phải nói lên được những ước mơ, niềm tin và khát vọng về cuộc đời và tình yêu. Thơ còn là sự cứu rỗi, là đôi cánh để nâng đỡ, xoa dịu lòng người khi chống chếnh, hụt hẫng tìm lại sự bình an nơi lòng mình. Nhưng đồng thời, thơ phải thuyết phục người đọc


thích ứng với cái lạ bằng lí lẽ, ngôn ngữ riêng của mình để họ không cảm thấy

chơi vơi, huyễn hoặc. Đến với thế giới thơ Nguyên

Tron

g Tao

, đôc

giả như

đang đươc

sống giữa cuôc

đời , trải nghiệm cuộc đời qua từng câu chữ . Mọi

cung bâc

của cảm xúc , thế giới muôn màu của cuôc

sống , con người ở khắp

mọi miền tổ quố c, hiển hiên

trong thơ ông sinh đôn

g , mỗi người mang môt

dáng hình, dáng vẻ. Nếu ai đó cho rằng thơ ca chỉ là thứ làm cho tâm hồn con

người thoát ly khỏi hiên

thưc

cuôc

sống , đắm chìm trong những mơ mông

viển vông, bay bổng và lãng mạn trên đôi cánh thần tiên và sẽ thấy thất vọng

khi đăṭ thơ đối sánh với cuôc đời . Thì Nguyễn Trọng Tạo lại cho rằng “thơ

chính là đời”, cuôc

đời sẽ giúp cho thi si ̃ thăng hoa cảm xúc để làm thơ . Nếu

đã đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo, cảm được cái hồn thơ thân mật, hồn hậu với chất quê đầy mặn mà và sâu lắng đó, chắc chắn bạn sẽ cảm được hơi thở và nhịp đập của một trái tim giàu men say cuộc đời, đa tình với thơ ca.

2.2.3.3. Thơ là sự đổi mới không ngừng

Nhà thơ không chỉ là công dân của một quốc gia mà phải là công dân của thời đại. Nhà thơ phải biết biến hiện tại, tương lai thành quá khứ để tạo ra kinh nghiệm sống và cảm xúc mới. Đứng trên lập trường và xứ mệnh của nhà thơ, ông khẳng định dứt khoát, “không ai muốn làm thơ cũ, phải làm thơ mới”, từ đó ông bộc bạch: “Tôi là mẫu người sáng tác không nhạt nhẽo (…), tôi chấp nhận mọi sự sáng tạo. Tôi chấp nhận tất cả, nếu trong đó chứa một điều gì đó, một mầm mống của sự mới mẻ”[61,tr530]…Quan niệm của Nguyễn Trọng Tạo, rất gần gũi và giống với quan niệm sáng tác của nhà văn Nam cao, họ đều có chung một suy nghĩ: văn chương phải là sự sáng tạo, phải có sự đổi mới, cái hay của văn chương không phải là vẻ êm ái mơn man rả rích trong mỗi ngõ nhỏ của đời sống tình cảm. Mà cái hay, cái đẹp của văn chương phải là sự mạnh mẽ, lớn lao tạo ra một bước ngoặt đột biến trong đời sống văn học. Nhà thơ không chỉ là người biết chiêm ngưỡng cái đẹp, hưởng thụ cái đẹp mà còn phải biết tìm kiếm và sáng tạo ra cái đẹp.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí