Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 2


Dương Hương Ly, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật….Có thể khẳng định cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc là một mảnh đất màu mỡ khơi nguồn sáng tạo cho biết bao văn nghệ sĩ, mỗi nhà văn nhà thơ lại mang những phong cách sáng tạo khác nhau, không ai giống ai, cùng làm phong phú thêm cho nền văn học nước nhà. Bàn về văn học giai đoạn này nhà thơ Hoàng Cầm có nhận xét: “Thơ Hữu Thỉnh là thơ lấp lánh, thơ Phạm Tiến Duật là thơ thông minh, thơ Nguyễn Đức Mậu là thơ đậm đà, thơ Nguyễn Duy là thơ thuần việt, thơ Bằng Việt là thơ trí tuệ, thơ Vũ Quần Phương là thơ sang trọng, thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa”.

Hành trình đến với thơ Nguyễn Trọng Tạo là hành trình tự tìm tòi, khám phá trên cơ sở trực tiếp từ tác phẩm và những nhìn nhận cá nhân. Sở dĩ tôi nói như vậy vì thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một "chân trời" mới, một "dư địa" rộng rãi chưa được khám phá một cách cặn kẽ và có hệ thống.

Nói đến Nguyễn Trọng Tạo là nói đến một tâm hồn nghệ sĩ đa dạng. Anh đã bước vào nghệ thuật với nhiều phương diện: là một nhà thơ, một nhà phê bình và là một nhạc sĩ. Một khúc hát quan họ, một bài thơ tình, một trang văn hay một trang phê bình giúp bạn có những cảm xúc khác nhau về một Cẩm Ly, một Bảo Chi hay một Tào Ngu Tử...(các bút danh khác của Nguyễn Trọng Tạo).

Trong suốt quá trình sáng tác Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà, tên tuổi và những sáng tác của ông không chỉ thu hút được sự chú ý của độc giả yêu văn thơ trên khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí có những bạn văn, bạn thơ, thích thơ ông và thuộc nhiều thơ ông. Mặc dù Nguyễn Trọng Tạo đã nhận được không ít lời khen tặng từ bạn đọc nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình....


Trên thi đàn thơ đương đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tạo được bước đột phá trong cách tư duy và hình thức thể hiện. Thơ ông có sức sống bền bỉ, dẻo dai qua những chặng đường văn học và lịch sử của dân tộc. Quan tâm và viết lời bình cho thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ mới xuất hiện ở một số người, chủ yếu là bạn thơ và những người quen biết ông. Nhà thơ Vũ Cao lúc sinh thời đã nhìn ra sự khác biệt của Nguyễn Trọng Tạo, ông viết: “Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp qua lại. Thật khó xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào, ngòi bút của anh thoải mái nói những điều không dễ”[63]. Ông đứng sang một bên nhưng là để tìm cho mình một hướng đi riêng, một hướng đi mang tên Nguyễn Trọng Tạo. Ông giống như một Chàng lãng tử hành hương trong hành trình đi tìm Đạo. Trên chặng đường đi đầy chông gai và vực thẳm đó, người hành hương luôn khát khao gặp được những cảm xúc thơ mãnh liệt. Thơ giống như Người tình trăm năm của cuộc đời Nguyễn Trọng Tạo – một người tình chung thủy và tươi mới!

Nhà văn Nguyễn Đình Thi lại cho rằng: “Khác hẳn những nhà thơ không hiểu chính mình đang viết gì. Tạo không viết những câu thơ bí hiểm, không viết những câu thơ tự đánh đố mình và đánh đố bạn đọc để làm ra vẻ mình là một nhà thơ có tư duy cao. Thơ Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư duy vay mượn của người khác, và ông khẳng định: “trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới thực sự đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo”[63].

Hoàng Cầm với “Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo” là sự đồng cảm của hai tâm hồn nghệ sĩ. Riêng Trọng Tạo, ông chỉ đi theo nhịp bước nghìn năm của dân tộc, nhịp song hành là chính, nhịp chẵn, hai - bốn và cả sáu - tám, cả chín

- mười, rất nhiều câu thơ dầu số chữ lẻ vẫn luôn theo nhịp chẵn như vợ chồng, âm dương, như đôi chim liền cánh, hễ nghe kỹ từ phía trong hay phía ngoài

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.


cửa ngôn từ, nhất là ở những dấu lặng và khoảnh cách giữa hai câu, tôi vẫn thấy cái ung dung thư thái của nhịp chẵn, nhịp sáu - tám.

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 2

Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã từng nhận xét về Nguyễn Trọng Tạo: “Một người “ngả nghiêng với những khát vọng cách tân nghệ thuật… ứa nghẹn những bức bách đời thường”[66]. Thật vậy, nhà thơ luôn miệt mài lao động nghệ thuật để thổi hồn mới cho trang thơ của mình, làm cho những bài thơ của mình mang hình sắc riêng, là “một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Khi đọc thơ ông chúng ta bắt gặp ngay “chất Nguyễn Trọng Tạo”, đặc biệt là cách sử dụng biện pháp tu từ quen thuộc, nương mình trên phông nền truyền thống để tạo dựng một sức bật vươn đến những tứ thơ lạ, những cách tổ chức ý tưởng thơ độc đáo. Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới thơ ca. Những đóng óp đáng quý ấy một lần nữa khơi nhắc ý niệm : “lẽ sống của Thơ là sự đổi mới không ngừng”.

Nguyễn Đăng Điệp tiếp cận “Nguyễn Trọng Tạo - cái chớp mắt với nghìn năm”[61] nhìn từ phương diện cá tính sáng tạo, đưa lại mỹ cảm mới trong cách tiếp nhận. Hồ Thế Hà có cái nhìn đầy tin yêu và khát vọng trong “Thơ Nguyễn Trọng Tạo - hành trình của niềm tin và khát vọng”, “Sức bền của một hồn thơ”[64]. Phạm Phú Phong trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo”[63], có cái nhìn tổng quan nhưng còn giản lược về quá trình sáng tác thơ văn của nhà thơ. Bài viết của Nguyễn Đỗ Về một “Tạo” của Nguyễn Trọng Tạo”[64] đề cập đến một số nét đặc trưng của Nguyễn Trọng Tạo trong thơ nhưng chỉ dừng lại ở vài điểm cơ bản. Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời tựa ngắn cho tập Đồng dao cho người lớn đã tiếp cận phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo (chủ yếu là tập Đồng dao) từ góc nhìn “Người Ham Chơi”:

“Thế giới hiện đại ưa chuộng một gã người có bộ mặt bông đùa dễ thương gọi là Homo luduss, Người Ham Chơi. Khác với những tiền bối của nó là Người Làm (Homo fabien) và Người Biết (Homo sapien) vốn đã có mặt


từ văn hóa nhân loại cổ xưa, Người Ham Chơi cũng Làm, cũng Biết thông thái mọi điều. Nhưng gã lại là một tay giang hồ khí cốt, nhìn đời như một khu vườn hoan lạc, nơi đó gã sa đà theo những cuộc vui với tâm thức cóc cần, nhẹ nhõm. Cũng có người nhăn nhó khi nói đến gã, nhưng gã không bận tâm về điều ấy. Người Ham Chơi lãng đãng giữa cõi đời cũng là để làm nhẹ bớt căn bệnh hay cau mặt của những kẻ thích tỏ ra nghiêm nghị”[66]...

Trịnh Thanh Sơn với “Thơ trữ tình Nguyễn Trọng Tạo”[62] đã khái lược diện mạo chung của năm mươi tư bài thơ tình trong tập Thơ trữ tình. Lê Huy Mậu, Ngô Minh trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo - người tự sắm vai mình” và “Có thể bạn chưa biết Nguyễn Trọng Tạo…”, “Nguyễn Trọng Tạo như tôi biết”[66], chủ yếu kể lại những mẩu chuyện bên lề về cuộc sống lao động, sinh hoạt, sáng tác của nhà thơ. Thanh Thảo tiếp cận, nhưng chủ yếu là ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Trọng Tạo về hai loại hình nghệ thuật thơ và nhạc dưới hình thức phỏng vấn : “Lan man với Nguyễn Trọng Tạo trên tàu thống nhất”[67]…

Tuy vậy nhưng những bài nghiên cứu, đánh giá, bài viết này có quy mô vừa và nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo và phạm vi bao quát cũng rất hạn chế, hầu hết mới chỉ đánh giá về một tập thơ, hay một phẩm chất nào đó trong hồn thơ của ông, thường thiên về cảm xúc hay ở dạng lời bạt, lời tựa Đã có những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ ông như: Luận văn thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo của Hoàng Minh Tường, cũng mới chỉ tếp cận thơ ông theo hướng thi pháp học. Nhưng công trình nghiên cứu này cũng bước đầu hé lộ ra những chân trời trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Như vậy có thể khẳng định thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một khoảng lặng đang nằm trong sự chờ đợi, và lẽ đương nhiên nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy nghệ thuật thì còn quá mờ nhạt và chưa hệ thống.


Chính vì vậy việc nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn cái tôi trữ tình của nhà thơ, qua đó khẳng định nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc của ông thông qua cái tôi trữ tình, những biểu tượng đặc sắc cùng những phương tiện ngôn ngữ được thể hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn “Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy nghệ thuật” được thực hiện trên cơ sở nghiện cứu, khảo sát hệ thống nhân vật trữ tình, biểu tượng và ngôn ngữ thi ca.

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là toàn bộ thơ Nguyễn Trọng Tạo (kể cả trường ca ). Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi luôn đặt thơ ông trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, trong sự so sánh, đối chiếu với một số nhà thơ khác. Tất cả nhằm đưa ra những kết luận khách quan về tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo, góp phần khẳng định chỗ đứng và giá trị của thơ ông đối với nền thơ ca dân tộc.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức về lí luận văn học, văn học sử và những phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh đối chiếu

- Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể

- Phương pháp loại hình học

5. Đóng góp của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo. Việc nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng, qua ngôn ngữ đã góp phần làm rõ hơn


quá trình biến đổi của ngôn từ, cảm xúc trong việc hình thành phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo.‌‌

Tìm hiểu tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo trong tiến trình chung của thơ Việt Nam hiện đại sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện, khách quan về toàn bộ sáng tác thơ của ông. Qua đó khẳng định hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật với hiện tượng văn học thực sự là một hướng nghiên cứu tích cực, cần được tiếp tục phát triển.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo.

Chương 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo

Chương 3: Ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƯ DUY THƠ VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO.


1.1. Một số vấn đề lí luận về tư duy thơ

1.1.1. Khái niệm tư duy

Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cơ bản mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tâm lí học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại của tư duy với các phương diện khác nhau của nhận thức. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu ở cơ chế thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của quá trình tư duy của con người…Như vậy tư duy à toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ con người mới có. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não, M.Rodentan, P.Iudin định nghĩa về tư duy trong cuốn Từ điển triết học như sau: “ Tư duy là hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi, gần 16 tỉ tế bào thần kinh”.

Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự việc, hiện tượng mà ta chưa từng biết. Như vậy, nghĩa là tư duy khác với ý thức, bởi lẽ ý thức là sự phản ánh hiện thực của hoạt động tâm lý. Tư duy cũng khác với lý trí, vì lý trí là cái logic có tính nguyên tắc của nhận thức, trong khi đó tư tưởng lại vừa là kết quả, vừa là xuất phát điểm của tư duy. Điều này giống với quá trình nhận thức, khi sự nhận thức chưa có, thì cần phải tư duy, khi nhận thức đã có thì tư duy kết thúc.


Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng, mà quan trọng hơn cả ngôn ngữ chính là phương tiện để diễn đạt tư duy. “Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính chất bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo. Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của hiện thực [ 23,tr19 ] . Và như vậy ngôn ngữ thơ cũng chính là phương tiện để biểu đạt tư duy thơ.

1.1.2. Khái niệm tư duy nghệ thuật

1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật

Trong “ từ điển thuật ngữ văn học” có nhận định: Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của tư duy là ngôn ngữ. Cơ sở của tư duy là tình cảm. dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước lệ, nó hướng tới nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể), có thể cảm nhận, theo xác suất khả năng và tất yếu. Như vậy điều quan trọng nhất của tư duy nghệ thuật chính là sáng tạo, rồi biểu đạt nó qua các biểu tượng nghệ thuật. Mỗi người nghệ sĩ đều có cách lựa chon biểu tượng khác nhau để bộc lộ tư duy và cách nhìn thế giới của mình.

Mỗi nhà văn, nhà thơ lại nhìn thế giới theo những cách riêng biệt, có cá tính tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo . Nhưng không phải cứ làm thơ, viết văn là được gọi là người nghệ sĩ, là được độc giả nhớ đến tên tuổi.

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí