Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 1


ĐAI

HOC

QUỐ C GIA HÀ NÔI

TRƯỜ NG ĐAI

HOC

KHOA HOC

XÃ HÔI

VÀ NHÂN VĂN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

NGUYỄN THỊ MỪNG


Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 1

THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO TỪ GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT


LUÂN

VĂN THAC

SĨ VĂN HỌC


Hà Nội – 2013


ĐAI

HOC

QUỐ C GIA HÀ NÔI

TRƯỜ NG ĐAI

HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ MỪNG


THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO TỪ GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34


LUÂN

VĂN THAC

SĨ VĂN HỌC


Hà Nội – 2013


MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Lí do chọn đề tài 6

2. Lịch sử vấn đề 8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

4. Phương pháp nghiên cứu 13

5. Đóng góp của luận văn 13

6. Cấu trúc luận văn 14

B. PHẦN NỘI DUNG 15

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƯ DUY THƠ VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO. 15

1.1. Một số vấn đề lí luận về tư duy thơ 15

1.1.1. Khái niệm tư duy 15

1.1.2. Khái niệm tư duy nghệ thuật 16

1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật 16

1.1.2.2. Tư duy thơ 18

2.2. Quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo 19

2.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp 19

2.2.2 .Quá trình sáng tác 22

2.2.3. Quan niệm thơ 25

2.2.3.1. Thơ là sự chắt lọc từ những trải nghiệm của cuộc sống. 27

2.2.3.2. Thơ phản ánh cuộc sống đời thường chân thực 29

2.2.3.3. Thơ là sự đổi mới không ngừng 32

2.2.3.4 Thơ ca là ngôn từ rung lên bằng âm nhac

.........................................37

2.2.3.4. Thơ là tiếng sé t á i tình 39

2.2.3.5. Thơ chưa hay vì thơ nói thât lòng 41

*TIỂ U KẾ T CHƯƠNG 1: 43

CHƯƠNG II: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ NGUYỄN TRON

G TAO46

2.1. Cái tôi trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của cái tôi đang tư duy 46

2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ 46

2.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 49

2.2. Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 51

2.2.1. Cái tôi chiến sĩ 51

2.2.2. Cái tôi “ham chơi” thích phiêu bạt 59

2.2.3. Cái tôi trữ tình đời tư thế sự chất vấn cuộc đời 65

2.2.4. Cái tôi trữ tình dung hòa giữa hiện đại và truyền thống 70

2.2.5. Cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo vận động trong không gian thời gian 79

2.2.6. Cái tôi trữ tình khao khát tình yêu nhưng nhuốm màu cô đơn 85

2.2.7. Cái tôi trữ tình hòa đồng với nhân vật trong thơ 93

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 96

CHƯƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ NGUYỄN

TRỌNG TẠO 96

3.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trong thơ 97

3.2. Ngôn ngữ trong tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo 101

3.2.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ "hòa giải" giữa cái mới và cái cũ 102

3.2.1.1- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ thơ chân thành, giản dị. 102

3.2.1.2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo đựợc xây dựng bằng nhiều chất

liệu mới, là sự vận động thành công của quá trình cách tân thơ. 105

3.2.2. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường 110

3.2.3. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính và màu sắc 115

3.2.4. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi - đa nghĩa 119

3.3. Biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 120

3.3.1. Biểu tượng trong tư duy thơ 120

3.3.1.1. Khái niệm biểu tượng 120

3.3.1.2. Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ, biểu tượng với hình tượng 121

3.3.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 123

3.3.2.1. Biểu tượng Cỏ 123

3.3.2.2. Biểu tượng Con đường 127

3.3.2.3. Biểu tượng Sao 130

3.3.2.4. Biểu tượng Trăng 132

3.3.2.5. Biểu tượng Ngọn Lửa 136

3.3.2.6. Biểu tượng Gió 138

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: 141

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1.Tư duy là hoạt động nhận thức, là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy bắt đầu từ tư tưởng và cuối cùng lại tạo ra tư tưởng. Nói như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng,vào thế giới quan, nhân sinh quan của con người và thời đại. Xã hội có tự do tư tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con người càng được phát huy mạnh mẽ.

Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với các sự vật hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ và biểu diễn các mối quan hệ đó bằng ngôn ngữ. Như vậy việc tiếp cận văn chương nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tư duy nghệ thuật thực sự là một hướng tiếp cận có chiều sâu và mang tính hệ thống.

Trong mỗi tác phẩm của riêng mình, nhà văn, người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo nên những biểu tượng mới bởi quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhận thức thế giới khách quan, nhưng không vì thế mà nhà văn được phép sao chép nguyên si hiện thực khách quan, mà phải nhìn sự vật, hiện tượng qua lăng kính chủ quan để từ đó sáng tạo những hình tượng nghệ thuật. Quá trình đó chính là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đời sống, những hình tượng trong tác phẩm có tác động trở lại lối sống và suy nghĩ của con người. Như vậy ta có thể hiểu tư duy nghệ thuật là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh tìm tòi để nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ quan. Mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc giả về tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật.


Phương tiện biểu hiện của tư duy nghệ thuật là ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ người nghệ sĩ có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình, thông qua trí tưởng tưởng phong phú và sự liên tưởng tinh tế người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những hình tượng, biểu tượng mới. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén đời sống, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai. Vì vậy tư duy nghệ thuật gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực riêng của nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.

1.2. Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong khi những cây bút như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Mạnh Hảo…..đã được nhiều người nhớ thì Nguyễn Trọng Tạo vẫn mải miết kiếm tìm. Nhưng không vì thế mà sự xuất hiện của Nguyễn Trọng Tạo lại bị lu mờ, ông đã tạo ra một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một giọng điệu rất riêng không giống bất kỳ ai. Cũng từ đó cho đến nay Nguyễn Trọng Tạo được xem như một “người tận lực cho thơ”, một nhà thơ – nhạc sĩ – họa sĩ. Người nghệ sĩ đa tài, đa tình này phải sắm quá nhiều vai trong làng văn nghệ với nhiều sự cách tân, đổi mới trong làng thơ hiện đại Việt Nam.

Là một nghệ sĩ đa tài, đa tình và mang nhiều hệ lụy, Nguyễn Trọng Tạo được độc giả bốn phương yêu mến và ngưỡng mộ không chỉ qua những ca khúc nổi tiếng như “Làng quan họ quê tôi”; “Khúc hát sông quê; Đôi mắt đò ngang”. Mà ông còn là người làm nên báo thơ, vẽ nên cờ thơ, viết hàng trăm bài phê bình thơ, phổ nhạc cho thơ. Và trong một bài phỏng vấn báo chí ông đã thổ lộ “Thơ mới là cái nghiệp của tôi”. Phần hay nhất của thơ ông nằm ở


thời hậu chiến, đây là giai đoạn ông chủ trương một thứ thơ đời thường. Hướng về đời thường, thơ gần với con người, những vui buồn nhân thế cũng được đề cập đến sâu sắc hơn. Những tập thơ của ông thể hiện rất rõ sự vỡ giọng và sự thay đổi về tư duy nghệ thuật. Đó là quá trình tự nhận thức lại chính mình và người khác.

Trong suốt chặng đường sáng tác, Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp lớn cho nền thơ ca dân tộc. Với 10 tập thơ và 2 trường ca đầy đặn, ngoài ra còn có các tập thơ in chung vơi các tác giả khác như Nguyễn Hoa, Nguyễn Thụy Kha…Ông còn có các tác phẩm văn xuôi, tập phê bình tiểu luận, các album nhạc nổi tiếng, cùng một loạt các giải thưởng, cái tên Nguyễn Trọng Tạo đã trở thành cái tên quen thuộc trong làng thơ ca Việt Nam.

Tìm hiểu về thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi nhận thấy đa số các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, thể loại để đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy nghệ thuật một cách toàn diện. Chính vì vậy nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy, chúng tôi hy vọng sẽ hé mở ra được nhiều điều lý thú trong thế giới nghệ thuật thơ ông.

2. Lịch sử vấn đề

Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh có nhận xét: “Tôi quyết rằng trong thi ca Việt Nam chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hung tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Thì chưa đầy 30 năm sau lịch sử văn học Việt Nam lại một lần nữa được chứng kiến sự phát triển một cách đông đảo, mạnh mẽ của những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo,

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí