Vài Nét Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp


Cái khác nghiệt của văn chương là ở chỗ hướng đến cái tôi, cái cá nhân, cái duy nhất, vì vậy phải thực sự say mê, tìm tòi và sáng tạo thì cái độc đáo của người nghệ sĩ mới bộc lộ, tạo ra sự độc tôn như nhất. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật không dung nạp sự sao chép, khiên cưỡng, làm theo vài kiểu mẫu mà người khác đưa cho. Nghệ thuật phải là sự tìm tòi sáng tạo khơi nhũng nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy nghệ thuật, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận định: “ Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối sâu sắc của thế giới quan và nhận sinh quan của người sáng tác”[ 26,tr54 ]. Tư duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ tư tưởng, tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy. “Hình tượng nghệ thuật được coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là năng lượng tình cảm còn lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành”. [26,tr54].

Nếu như truyện, ký, kịch, tiểu thuyết là những bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực cuộc sống một cách khách quan, tư tưởng của người sáng tạo được gửi qua những phát ngôn của nhân vật chính, tạo nên cốt truyện chặt chẽ thể hiện quan niệm, cách nhìn cuộc sống sinh động như nó vốn hiện hữu. Với ưu điểm phản ánh ở phạm vi rộng lớn nên bước vào thế giới của các tác phẩm tự sự nói chung, người đọc dễ dàng cắt nghĩa, lý giải và định nghĩa hoàn chỉnh về tư tưởng, ngụ ý mà tác giả thông qua câu chuyện của mình gửi tới đọc giả. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhận vật có đường đi và số phận của chúng. Bằng những độc thoại, đối thoại tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động của con người qua những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác, thế giới quan của con


người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Qua đây ta nhận ra, thơ trực tiếp gắn với thế giới tâm hồn của con người, mà tâm hồn con người lại mang những cung bậc cảm xúc vô cùng phúc tạp, lại mờ ảo như sương khói, nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác, nhưng rất khó đúc kết, không thể khái quát thành một định nghĩa hoàn chỉnh.

1.1.2.2. Tư duy thơ.

Tư duy thơ là phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng nó mang trong mình khả năng biểu hiện phong phú nhờ kho biểu tượng của thơ phong phú và đa dạng. Biểu tượng mà nhà thơ sử dụng có khi gần gũi, có khi trừu tượng vời vợi cách xa, có khi chi là những sự vật vô cùng nhỏ bé không có giá trị trong cuộc sống nhưng mang sức khái quát cao. Tùy vào cảm xúc và dụng ý, trí tưởng tượng, chiều sâu suy luận mà thi sĩ chọn cho mình những biểu tượng khác nhau. Thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tư, là tiếng nói thiết tha của tâm hồn, là tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim. Đặc trưng chủ yếu của thơ là cảm xúc, là tình cảm, do đó thơ hướng đến chức năng biểu hiện. Ở thơ, ta bắt gặp những thăng trầm của cảm xúc, đó có thể là nỗi niềm riêng tư trong hạnh phúc lứa đôi, về tình yêu đôi lứa, về nỗi đau chia ly, về khát vọng sống….Đó cũng là những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận của con người, thăng trầm của xã hội, ở đó có tình yêu quê hương, đất nước, có niềm tự hào dân tộc…. Thơ sẽ tồn tại mãi khi con người còn có nhu cầu bộc cảm xúc vui buồn của mình, vì vậy thơ có đóng góp lớn và tạo ra tiếng nói rất riêng không thể thiếu của nền văn học dân tộc.

Từ những đặc trưng của thơ, mà thi sĩ có khả năng liên tưởng phong phú mà đa dạng, nhờ đó mà tư duy thơ có khả năng hướng nội, hướng ngoại. Tùy từng thời đểm, phong cách riêng mà thi sĩ chọn cho mình những cách tư duy phù hợp. Tư duy hướng nội thường phổ biến trong thơ trung đại và thơ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

lãng mạn, nơi cái tôi thi sĩ lên ngôi. Ở đó tác giả thường tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội tại của mình. Tư duy hướng ngoại phổ biến ở giai đoạn văn học cách mạng, thi sĩ say mê thể hiện cái ta trong mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng. Đối tượng mà tư duy hướng ngoại phản ánh là cuộc sống xã hội được trình bày dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ.

Mặt khác, phương tiện biểu đạt của tư duy nghệ thuật nói chung là ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ của thơ nói riêng là lớp ngôn từ rung lên từ nhịp đập của trái tim, do vậy rất ngắn gọn, cô đọng và súc tích. Ngôn ngữ thơ có thể cùng lúc biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể, trực tiếp. Ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ của thị giác, thính giác, cảm giác, ở đó hội tự đầy đủ ba yếu tố: thơ, nhạc và họa. Tính nhạc xuất hiện trong nhịp điệu câu thơ, lời thơ, ngân nga trong trái tim độc giả dù lời thơ đã dứt. Bắt nhịp vời nền thơ ca dân tộc, thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự kết hợp hài hòa tư duy hướng nội và tư duy hướng ngoại, tạo nên dấu ấn riêng, mang đậm nét cá tính. Thơ ông có sự hòa hợp giữa thơ ca – hội họa – âm nhạc – điêu khắc, ông đã đem vào thơ "nổi hoài nhớ yên lành", để diễn giải những từ khúc riêng tư và những đa đoan cháy bỏng của cuộc đời, rồi từ đó gieo vào tâm hồn người đọc những tình cảm yêu mến lạ lùng, để lại niềm hoài nhớ mênh mang cho độc giả. Được xem là người biết nắm bắt thời thế, nên khi bước ra khỏi chiến tranh, trong lúc tên tuổi của các nhà thơ đình đám khác dường như đang dần lắng xuống, thì thơ ông lại như vút cao lên để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy của văn học dân tộc.‌

Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 3

2.2. Quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo

2.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình nho học ở làng Trường Khê, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên


trong không gian thấm đẫm hồn đất, hồn lúa của cả một vùng quê cổ kính. Nơi đó, cái quạt mo, ánh trăng, đường làng và ngai ngái mùi rơm rạ xóm thôn đã đi dài theo cuộc đời của người nghệ si ̃ đa tài cầm-kỳ-thi-họa. “Kẻ ham

chơi” vẫn cứ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” cho thỏa chí tang bồng cùng

trời đất. Cứ như thế, Nguyễn Trọng Tạo trải qua hơn 60 năm sóng gió và đầy trải nghiệm của mình với những vần thơ đầy tính dự báo khắc khoải, bay qua thời gian về lẽ đời được mất.

Cả cuộc đời gắn bó với nghiệp thơ ca, ông được bạn bè trong giới ví như “người tận lực cho thơ. Làm thơ hay làm việc gì cũng phải say mê và “tận lực” mới mong có thành công. Khi đã chọn thơ làm nghiệp, thì nhà thơ phải biết vượt qua nhiều chông gai, sóng gió trên hành trình sự nghiệp.

Năm 1969 tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi làm Đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công xung kích Sư đoàn 341B. Năm 1976 được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I. Năm 1982 làm trưởng ban biên tập Nhà Văn hóa Quân khu Bốn. Năm 1988 chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990 cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này bộ đầu tiên gồm 17 số. Năm 1997 làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt, tạp chí Âm Nhạc, báo Thơ, tác giả măng-sét tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, báo Thơ. Ông là người nghệ sĩ đa tài vừa là nhà thơ, vừa là nhà báo, vừa là một họa sĩ, lại vừa là một nhạc sĩ. Ông có nhiều đóng góp lớn trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật .

Sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi. Xuất bản tập thơ đầu tiên (Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn


Quốc Anh) năm 1974. Ông là tác giả của những tập thơ, trường ca như Đồng dao cho người lớn (1994-1999), Nương thân (1999), Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc)(1981),.. Những bài hát Làng Quan Họ quê tôi, Khúc hát sông quê, Đôi mắt đò ngang, tác giả Biểu tượng Ngày thơ Việt Nam, Cờ thơ… Đến năm 2011, Nguyễn Trọng Tạo đã xuất bản 20 đầu sách gồm thơ, văn, nhạc, phê bình, tiểu luận; đoạt 14 giải thưởng văn học nghệ thuật từ năm 1969 cho đến bây giờ. Đặc biệt, năm 2012, ông đã được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với tập thơ Đồng dao cho người lớn và Trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).

Nguyễn Trọng Tạo tâm sự về mối nhân duyên đến với nghệ thuật: “Đã gọi là duyên thì nó là tự nhiên, nhân duyên là chuyện của giời”. Bài thơ đầu tiên của tôi năm 14 tuổi, giọng thơ già như người lớn (Bạn ơi trăng quá ngây thơ/ Còn tôi cằn cỗi, già nua thế này/ Bao giờ tôi hóa làn mây/ Hẳn tôi muôn thuở sum vầy cùng trăng…). Năm 16 tuổi, tôi vẽ “tranh bờ Hồ” cùng bạn đi bán tận chợ Vinh, chợ Giát nên mới có câu thơ ghi lại chuyện này “Những bức tranh sơn thủy đầu tiên/ đã chiêu đãi chúng tôi quýt cam và bánh mì/ Trưa no nê nhìn phố xá trăm màu/ tối tìm chỗ ngủ lang thang nhớ mẹ”. Khi 18 tuổi cũng viết một bài hát cho đội văn nghệ xã tham gia hội diễn huyện, bài “Sóng sông Bùng”. Cũng năm đó, tự làm một chiếc đàn violon, và từng chơi cây đàn này trong buổi chào cờ của Trường cấp 3 Diễn Châu 2 thời Mỹ ném bom miền Bắc. Trước khi vào lính, bắt đầu ghi nhật ký bằng thơ vào sổ tay, được nhà thơ Trần Hữu Thung mời tiếp nhà thơ Phùng Quán một đêm trắng ở quê, uống rượu và đọc thơ. Được 2 nhà thơ khuyến khích làm thơ, và chép cho anh Trần Hữu Thung ba bốn bài, anh ấy đưa vào một cuộc thi ở tỉnh và được giải thưởng”. [http://vietvan.vn]

Cuối năm 2011, nhà thơ ra mắt tập sách “Nguyễn Trọng Tạo – Thơ và trường ca”. Tuyển tập gồm 296 bài thơ và 2 trường ca này được xem là


những gì tiêu biểu nhất của trong sự nghiệp thơ ca của cuộc đời Nguyễn Trọng Tạo đầy sóng gió. Nhà thơ chia sẻ, ông đã tự mình lựa chọn các tác phẩm để đưa vào cuốn sách này và có thể coi đó là những tác phẩm tiêu biểu nhất, đánh dấu một chặng đường sáng tác đầy say mê và trách nhiệm của nhà thơ xứ Nghệ kể từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đến sau đổi mới và cho tới ngày hôm nay. Nhà nghiên cứu, phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp nhận định: “Nguyễn Trọng Tạo thực sự là người có những đóng góp đáng quý trong quá trình đổi mới thơ ca. Trong những thi phẩm xuất sắc của mình, ông đã ngộ ra được lẽ sống của thơ là sự đổi mới không ngừng. Chính vì thế mà ông trở thành một gương mặt sáng giá trong đội ngũ những nhà thơ mấy thập niên qua [64].

2.2.2 .Quá trình sáng tác

Là lớp nhà văn trưởng thành trong kháng chiển chống Mỹ, được đào tạo một cách bài bản để trở thành một nhà thơ, vì vậy quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Trọng Tạo cũng chính là hành trình hình thành tư duy nghệ thuật. Quá trình sáng tác thơ Nguyễn Trọng Tạo được chia làm hai giai đoạn chính trước và sau 1975.

Trước năm 1975, Nguyễn Trọng Tạo chủ yếu viết về chiến tranh, cùng một đề tài, nhưng thơ ông có sự tìm tòi, phát hiện những điểm sáng của cảm xúc ở Tình yêu sáng sớm (1973). Tuy nhiên ở giai đoạn này Nguyễn Trọng Tạo đã rất vững vàng khi thể hiện chiến tranh và tâm hồn con người thời chiến ở những bình diện mới, với vốn sống, với văn hoá phong phú. Không nổi đình nổi đám như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, thơ ông giống như một mạch nước ngầm nhẹ nhàng lan tỏa, thấm sâu vào tâm hồn, nhờ đó mà người đọc đã nhận thấy ở ông một tư duy thơ sắc sảo, trẻ trung, đầy dự cảm.


Sau năm 1975, đặc biệt là những năm đất nước đầy biến động khi đứng trước công cuộc đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo nhanh chóng nhập cuộc. Thơ ông đã có một bước chuyển quan trọng từ tính chất sử thi sang trữ tình, đó là bước chuyển từ các trường ca Con đường của những vì sao(1981) Tình ca người lính (1984), sang các tập thơ Sóng thuỷ tinh Gửi người không quen mà bản lề là Tản mạn thời tôi sống. Đây cũng chính là bước chuyến biến của tư duy thơ, từ tư duy thơ hướng ngoại đến tư duy thơ hướng nội, tác giả thể hiện thế giới tâm tư sâu kín của mình khá độc đáo.

Người sao, thơ vậy, nếu như trước kia, trong văn học hiện đại 1930 – 1945 ta bắt gặp một người thơ nồng nàn tha thiết như Xuân Diệu, một người văn cá tính, uyên bác như Nguễn Tuân, một cây bút ký sự tài hoa, phóng túng bay bổng như Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ngày nay, bước chân vào làng thơ ca hiện đại Việt Nam sau kháng chiến chống Mỹ, ta lại thấy một người thơ ham chơi, mang trong mình những mối quan hoài về cuộc đời. Với một trái tim đầy nhạc, bước chân phiêu lãng đã đưa Nguyễn Trọng Tạo qua mọi miền quê để trải nghiệm những khóc cười nhân thế. Bước vận động trong tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo nằm trong sự chuyển mình chung của văn học sau 1975, khẳng định tên tuổi Nguyễn Trọng Tạo, bên cạnh Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Trần Mạnh Hảo, Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ,… làm thành đội hình mới với những giọng điệu bất ngờ, mới mẻ, đôi khi táo bạo

Là một nhà thơ đa mang, lắm mối, nhưng trước sau gì Nguyễn Trọng Tạo vẫn sống chết với thơ. Nhìn từ chiều dài lịch sử, thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng một thời phơi phới tin yêu, tha thiết thật lòng, trong trẻo đến vô ngần với niềm lạc quan của giới trí thức “xếp bút nghiên lên đường ra trận”. Nhưng phần thơ hay nhất của ông lại nằm ở thời hậu chiến. Ngòi bút của Nguyễn như gặp một vụ mùa bội thu khi bắt nhịp vào cuộc sống hổi hả, xô bồ của thời kỳ đổi mới, Nguyễn Trọng Tạo nhanh chóng nhận ra diện mạo cuộc sống từ


những đổi thay, biến động. Đồng thời nhà thơ cũng sớm nắm bắt được mối quan hệ của con người, đặc biệt là con người cá nhân. Ông đặt mình trong mọi mối quan hệ, từ đó, có cách cắt nghĩa riêng về cuộc sống. Nguyễn Trọng Tạo đã tìm một lối rẽ như là sự chuyển “kênh” để tiếp nhận những giá trị từ cuộc sống và gửi gắm lại cho người đọc. Thơ của ông thời kỳ này bàng bạc một niềm tin thấm đẫm vẻ đẹp quá vãng. Ở đó, ông kí thác khát vọng về cuộc sống tươi đẹp, ngập tràn hạnh phúc được an ủi, sẻ chia nhưng vẫn luôn tỏ bản lĩnh vững vàng khi giãi bày các hiện tượng của đời sống. Đọc thơ ông ở giai đoạn này, tôi lại liên tưởng đến văn của Thạch Lam, hơi thở của thơ như phảng phất ở nơi này, lại bàng bạc ở nơi kia, nó nhẹ nhàng như cơn gió, nhưng lại có sức lay động và ám ảnh lớn

Trong suốt những cuộc dông dài của đời mình, Nguyễn Trọng Tạo đã nhận ra nỗi cô đơn nguyên thuỷ của loài người, hơn lúc nào hết, nhà thơ muốn quay về cái hồn quê bình dị như quay về với bản sắc truyền thống. Và người đọc nhận thấy Đồng dao cho người lớn ra đời như một tất yếu của sự lớn lên từ những chiêm nghiệm về bản thân và cuộc đời sau Tản mạn thời tôi sống. Đồng dao đã thật sự là “tiếng hát ngu ngơ của Người Ham chơi (…) qua bao nhiêu nẻo đường không tên của trần gian, đi xuyên đá để tới bên vực thẳm của phế tích, và đến cùng kiệt gã theo tờ lịch mỏng nhảy vào kiếp luân hồi”[ http://www.thivien.net]. Tập thơ là tiếng nói của trái tim cô đơn, tha thiết yêu cuộc sống, muốn cống hiến nhưng lại mang trong mình nhiều dự cảm. Có lẽ vì thế mà ở Đồng dao cho người lớn ta thấy nỗi cô đơn đã được tác giả khái quát thành triết lý. Đằng sau những vần thơ bồng bềnh, phiêu lãng là chiều sâu của cảm hứng về nhân thế là những lăn lóc của thân phận mà thi sĩ đã trải qua và thấu hiểu.

Qua hai tập thơ Đồng dao cho người lớn Thế giới không còn trăng đã hình thành một cách đầy ý thức và quyết liệt cho giọng điệu và

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí