Khách (Quan Làng): Xo Phục Pạt Xuyên Các



Phụ lục 1

PHỤ LỤC

MỘT SỐ KHẢO SÁT VỀ HÁT THƠ LẨU Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN

1. Ông Hà Thiêm Thưởng, 83 tuổi, thôn Pái Yếu, Hà Vị, nguyên trưởng ban tuyên huấn và chính trị, trường quân sự, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái (cũ) đã tâm sự: ông rất say mê hát Thơ lẩu, đặc biệt yêu thích công việc sưu tầm vốn văn nghệ dân gian, trong đó có Thơ lẩu của chính địa phương mình.Những cuộc hát ngày xưa kéo dài từ chiều tối cho đến sáng, đến đêm hôm sau. Các bài hát cất làm cho đám cưới đông hơn, vui hơn, con người đoàn kết hơn. Người ta thích nó bởi tò mò xem tài đối đáp của Quan làng, Pả mẻ, bị hấp dẫn bởi những giai điệu bay bổng, du dương, bởi ca từ sâu sắc...con người có những giây phút lắng đọng để tâm hồn được thanh lọc hóa. Ông và những người cùng thế hệ không tìm được cảm xúc ấy trong đám cưới hiện đại, dù rất tôn trọng cái mới, cái hiện đại. Họ hằng mong muốn, dù ít nhưng hãy giữ lại những nét đẹp ngày xưa trong đám cưới. Cũng bởi vậy mà ông là một trong những thành viên tích cực sưu tầm, gìn giữ vốn văn nghệ dân tộc. Ông đã từng xách đài “Cắt xét” đi đến nhà một số cụ - thợ hát trong xã để ghi âm lại những bài hát đó; Tích cực ghi chép để lưu giữ, đến nay, ông đã sưu tầm được hơn 70 bài thơ lẩu ở đây (chưa dịch, chưa xuất bản). Ông nhấn mạnh “mình ghi lại để thế hệ sau còn biết chứ!”.

2. Từ góc độ người hát, Quan làng Nguyễn Văn Cư, 55 tuổi, thôn Khuổi Thiêu - Hà Vị đã chân tình tâm sự: bác vô cùng yêu thích các làn điệu dân ca của dân tộc mình, trong đó có điệu quan làng (Thơ lẩu). Từ thời còn nhỏ rồi, hễ bản có đám cưới là bác lại theo bước chân của quan làng nghe hát. Lớn hơn một chút, được đến dự đám cưới bạn, rồi làm phù rể, quan làng ón (bác đã đi phụ 30 đám rồi mới đến cưới mình) trong các cuộc, nhất là đêm vui


thanh niên, nam nữ bên chén rượu hồng, say sưa điệu lượn, thi đua hát đối đáp vui lắm,“Oóc thơ quá cằm a!” (ra thơ suốt ngày). Khi đủ “tiêu chuẩn” rồi thì bác đi làm Quan làng. Với một vốn thơ và kinh nghiệm mà mình tích lũy được, đến lúc làm Quan làng thì không khó lắm. Ở phần thực hiện nghi lễ thì cốt yếu là phải hát thật hay, thật trau chuốt để ý nghĩa của bài hát được thăng hoa, bay bổng rồi thấm sâu vào tâm hồn người nghe là được. Cái khó, cái khiến bác“say” nhất chính là nghệ thuật ứng xử tình huống của người quan làng! Ở mỗi nơi lại có những vật thử thách, những tình huống riêng, cách “hô” của pả mẻ cũng khác...mình phải “ứng” thế nào khiến họ phải “tâm phục khẩu phục”, rượu đưa ra nhiều lần mà không phải uống giọt nào mới thích. Quả thât, dân tộc mình có thứ tài sản vô cùng quý báu. Nhưng tiếc rằng, đám cưới bây giờ vắng bóng thơ ca quá. Đi làm Quan làng đấy, nhưng cũng chỉ dăm ba khúc hát, câu thơ khi trình tổ, nộp lễ, xin dâu ra cửa thôi, mà cũng chỉ những câu ngắn gọn. Giai đoạn đời sống khó khăn thì không trách, nhưng giờ mọi điều kiện cũng tốt hơn rồi, Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vậy nên chúng ta cần có những hành động cụ thể để bảo tồn thứ của cải quý báu này!

3. Pả mẻ Ma Thị Bường, 77 tuổi, thôn Cốc Xả - Hà Vị là người giữ kỉ lục về số lần làm Pả mẻ ké của mình (32 đám cưới, 8 lần làm giả lặp) đã nói: Bà không biết chữ đâu cháu ạ, bà chỉ nghe rồi nhớ, có lúc tự nghĩ ra để đối đáp với họ. Làm pả mẻ, ngoài việc đưa ra những tình huống thử thách còn phải có những câu hát “moòng” (mồi).... khéo léo dẫn dắt quan anh trả lời hay nhất. Phần thể hiện được cảm xúc nhiều nhất, ấy là những khúc hát slắng, nó như những khúc tâm tình, trao gửi con gái cũng là trao gửi cả những ước mơ, khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, an khang, một tương lai tốt đẹp. Vì thế, dù là các bài hát đã thuộc sẵn, hát nhiều rồi nhưng trong một đám cưới cụ thể - với không gian, thời gian, con người cụ thể - thì bài hát lại mang hơi thở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 165 trang tài liệu này.


mới. Cô dâu khóc, mẹ cô khóc, cả nhà xúc động khiến cho người hát càng xúc động hơn, càng cảm nhận sâu hơn ý nghĩa của lời hát. Đó là một trong những lí do quan trọng khiến bà yêu hơn những khúc hát Thơ lẩu quê mình. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà hát Thơ lẩu trong đám cưới đã vắng bóng, thì bà chỉ tiếc là mình không biết chữ để có thể chép lại những bài hát mình thuộc, cùng các cháu lưu giữ, bảo tồn giá trị văn hóa của người Tày.

Thơ Lẩu của người Tày ở Hà Vị, Bạch Thông, Bắc Kạn - 16

4. Từ góc độ là người nghe, cô Hoàng Thị Chắn, 45 tuổi, thôn Nà Phả, Hà Vị - cán bộ hội nông dân xã đã chia sẻ, Thơ lẩu có nội dung rất sâu sắc, mang tính giáo dục, thẩm mĩ cao. Khi nghe hát Thơ lẩu, người nghe phải nghe bằng cả tâm hồn của mình mới cảm nhận được cái hay, cũng như hiểu được những ý nghĩa sâu xa chứa đựng trong đó. Cô là thế hệ gần như cuối “thời đại Thơ lẩu”, thời kì bước ngoặt của nó là những năm 80 của thế kỉ XX. Cả một thời thơ ấu đến thời thanh niên, cô và những người bạn cùng trang lứa được sống trong không khí....của thơ lẩu, những sau năm 80 trở đi, nhất là khi bước sang thế kỉ 21, thì hình thức sinh hoạt này quả thực đã bị “mai một”. Mọi người, mọi nhà, mọi thôn đều hối hả với nhịp sống mới, hiện đại hơn, đám cưới là nghe thấy tiếng nhạc hiện đại, tiếng hát karaôke, những bộ áo dài, váy cưới sang trọng, để rồi những khúc hát Thơ lẩu còn lại trong tiềm thức, trong nỗi nhớ của những người đã một thời gắn bó.

5. Còn từ góc độ của những người làm công tác quản lí văn hóa, anh Hoàng Văn Thiêm, 33 tuổi là cán bộ văn hóa xã Hà Vị đã cho biết, mình thuộc thế hệ sau nên hầu như không biết cảm giác thực được sống trong bầu không khí văn hóa ấy. Từ khi làm công tác văn hóa, có nhiều điều kiện để tìm hiểu vốn văn học nghệ thuật quê mình, mình thấy, thực sự Thơ lẩu là thể dân ca đẹp, hát thơ lẩu trong đám cưới cổ truyên là một hình thức sịnh hoạt văn nghệ quần chúng rộng rãi rất đáng trân trọng gìn giữ. Nhưng có thể thấy, hiện nay cùng với một số hình thức sinh hoạt văn nghệ khác, Thơ lẩu cũng đã và


đang “mai một”. Từ góc độ của mình thì vấn đề bảo tồn và phát huy vốn văn nghệ cổ càng trở nên bức thiết hơn. Bắt đầu từ việc nắm bắt được tình hình cụ thể, những tâm tư nguyện vọng của bà con, nhất là những người yêu mến có tâm huyết với văn nghệ dân tộc trong xã, mình đã xây dựng danh sách những “nghệ nhân”, cá nhân tiêu biểu có khả năng tốt, để từ đó tham mưu, đề xuất với lãnh đạo các cấp những chương trình hoạt động cụ thể: như duy trì tốt đội văn nghệ xung kích, thường xuyên luyện tập để có thể tham dự các chương trình văn nghệ quần chúng do xã, huyện, tỉnh tổ chức... Có chính sách phục dựng các hình thức sinh hoạt, đãi ngộ đối với những nghệ nhân của địa phương v.v... Mình tin, với sự vào cuộc của mọi người vốn văn nghệ dân gian của địa phương sẽ được gìn giữ và phát huy.

6. Anh Hoàng Minh Thư, 38 tuổi, Phó trưởng Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh Bắc Kạn - người đã gắn bó với văn nghệ dân tộc, thiết kế nhiều chương trình nghệ thuật biểu diễn dân ca Tày, người đã và đang tham gia những công trình, dự án nghiên cứu về Dân ca Tày Bắc Kạn cung cấp thêm: Trong những năm vừa qua, ngoài việc tổ chức biểu diễn cấp tỉnh, tôn vinh nghệ nhân, tôi còn chuẩn bị các chương trình đặc sắc để tham gia 1000 năm Thăng Long, Lễ hội Đền Hùng...tạo ấn tượng sâu đậm với các dân tộc anh em. Trong bài viết của VOV - tin tức xa lộ đã giới thiệu: “...Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn đã mang đến ngày hội một tiết mục độc đáo mang bản sắc riêng, một trích đoạn đám cưới của người dân tộc Tày, trong đó nổi bật là màn đối đáp giữa nhà trai và nhà gái bằng Thơ Lẩu. Nghệ nhân Phùng Minh Hiệu giới thiệu về Thơ Lẩu của người Tày...”[Trích nguồn VOV – tin tức xa lộ]. Điều đó cho thấy, cùng với những hoạt động nghiên cứu, sưu tầm của chúng ta thì hoạt động biểu diễn của các nghệ nhân dân gian, các nghệ sĩ chuyên hoặc không chuyên sẽ là những việc làm thiết thực góp phần bảo tồn và phát huy vốn văn nghệ quý báu của dân tộc.


Phụ lục 2

NHỮNG LỜI THƠ LẨU TIÊU BIỂU

ĐƯỢC SƯU TẦM CHỦ YẾU Ở HÀ VỊ, BẠCH THÔNG, BẮC KẠN

Nguyên tác lời Tày Tạm dịch

1.Khách đến ngõ, Pả mẻ hỏi:

Kính thưa quý họ Cần lạ cần quén Cần lâừ cần tỉ

Mủng hăn bjào bjào Slung tắm báo shao Mjạc shao mjạc báo

Bọn khỏi hắp tu lườn au lẹ

Bại pỷ noọng dú quây ngám mà Cần sảng tàng lé án

Phép lịch sự thuổn đay Mì phiệc mòn cạ ngay She bọn khỏi chắng chắc Lẩn bọn khỏi chắc lọ

Khỏi lè khay tu hâư khách khẩu lườn.

2. Quan làng đáp

Kính thưa thâng bại slao trực tu Đại Nam quốc dú thượng du Thông Hóa phủ lè định địa hạt Hà Vị tổng là tỷ địa phương

Hà Vị xã là tên địa chỉ

Nảy mì phiệc đay quá mà

Nắm chử cần lóa tâử mà lặc Khỏi nhằng mì của háp nèm

Bọn khỏi lè quan làng shống háp Tải khươi mà tình tổ lặp lùa

Khỏi trình mừa bại slao chắng tu.

Kính thưa quý họ Người lạ người quen? Người nào người ấy Trông thấy lao xao Người thấp người cao

Người nào cũng lịch sự

Chúng tôi đóng cử lệ phải tra Khách lạ ở đâu xa mới đến? Người cạnh đường hãy đếm Phép lịch sự tất thay

Việc chi nói ngay

Cho chúng tôi biết lẽ Kể rõ nguyên do

Sẽ mở của mời khách quý vào nhà.


Kính thưa đến các nàng giữ cửa Đại Nam Quốc ở xứ Thượng du Thông Hóa phủ là đất địa hạt Hà Vị tổng là chỗ địa phương Hà Vị xã là nơi địa chỉ

Nay có việc lễ đi qua

Không phải người đâu xa gian cướp Tôi còn có lệ lộc gánh gồng

Chúng tôi chính quan làng tiễn lễ Dẫn rể đến bái tổ nghênh hôn

Tôi trình về các nàng giữ cửa.


3. Pjết lền khên tàng

Khỏi chiềng mừa sloong á khên tàng Khỏichiềng mừa sloong nàng khên bjoóc

Bấu hử cần khảu oóc tu gia

Phiệc lăng cần mà thâng khỏi Lẹ nảy khỏi mà cưởi hôn nhân

Pjom nguyệt lão xe pền phu phụ Tốc tin mà thâng xử rườn cần Lẹ vật khỏi mà thâng kỉnh tổ

Khỏi vàn mừa cách lộ củ pây

Bọn khỏi cần tàng quây xo quá.

4. Chạ lẩu pác ảng

Càm kha khảu pác ảng rườn cần Rườn nảy mì lẩu châm hỉ hạ

Khỏi tàng khươi táng xạ mà thâng Khỏi xo khửn rườn cần giờ nảy Lẩu châm cầu tẻ đảy dào kha

Hử khỏi xo khảu mừa thôi nỏ!

5. Hảng dày

Khỏi chiềng mừa quý chức đông tây Phiệc lăng cần au dày mà hảng Dầy cần củ khửn thắn ỷ đay

Lục đếch chùa căn pây háp thác Đẩy pja mà phứa khec tằng lai Slao báo thêm nhình chài mà hội Càn nặm cần khẻo rọi khảu chang

Khỏi ngợ cạ ngù khoang chang pác Hạy củ dầy khửn các mừa sle

Bọn khỏi cần cách quê ơn bái.

Cất dây chăng ngang đường:

Tôi trình thưa hai chị chăng đường Tôi trình thưa hai nàng chăng lối Không cho người đi lại vào ra

Cớ sao lại hỏi tra khách khứa Lễ này tôi về cưới hôn nhân Ơn Nguyệt lão xe nên phu phụ Cất bước tôi đến xứ nhà người Lễ vật tôi đem đến kính tổ Xin nhờ người cách lộ cất đi Chúng tôi khách đường xa xin vượt. Từ chối rượu trước ngõ

Bước chân đến ngõ nhà người Nhà này có cưới xin hỉ hả

Tôi dẫn rể khác xã tới nơi

Tôi xin lên nhà người giờ hẹn Rượu quý ai lại đem rửa chân Để tôi xin vào nhà thôi ạ.

Dọ đơm cá

Tôi xin trình quý chức đông tây Việc gì người ra đây đơm dọ Xin người cất lên chỗ sàn cao Để trẻ nhỏ rủ nhau đớm suối

Bắt cá về phòng khách đến chơi Khao già trẻ, gái trai về hội

Đòn gánh khéo xỏ dọi vào trong Tôi ngỡ tưởng rắn nằm miệng dọ Hãy cất dọ lên gác cất đi

Chúng tôi người cách quê ơn tạ.


6. Nhù quét tặt kha tàng

Bọn khỏi lè khách tàng quây Mjạc hăn nhù quét tặt kha tàng Chắp mừ xam pì noọng

Khỏi nắm liều dảm quá nhù quét Tẻo pền cần nắm mì phép

Củng nắm lèo táng ếp pay dò Căm nhù quét tẻo pền nắm đây

Lao pỉ noọng mì cằm trách khỏi

Pì noọng hại cất khẩu vàng chang Sle khươi đảy khửn lườn chải kha.

7. Khách (Quan làng): Xo phục pạt xuyên các

Bọn khỏi mà vằn đai bấu cạ Mà vằn lẩu hị hạ rườn cần

Bọn khỏi khửn mà thâng dặng loạt Phục cần pạt khửn các mừa sle

Bọn khỏi cần cách quê xo cạ

Cạ đuổi khách táng xạ hương lân Bọn khỏi mà dặng hâng kha nái Mì slương au lồng pjái hử căn

Chẳng chử chủa chăn slim thông thái.

8. Chủ (Pả mẻ):đáp

Khỏi chiềng mừa các cá tương tư Bọn khỏi nhằng lằm mừ hung khẩu Phục khỏi dim bản tẩư khửn mà Tua khỏi hăn xẩu xa phục khát

Khỏi chắng pạt khửn các mừa sle Tản cần hợi dá che tua khỏi

Cỏi au lồng mà pjái hử cần

Mì slương cỏi nẳng lồng thong thả.

Xin cất chổi lối đi

Chúng tôi là khách đường xa Thoạt nhìn thấy chổi đặt ngang qua lối Chắp tay tôi xin hỏi họ hàng Không dám liều bước sang chổi quét Hóa ra là người vô phép lắm ư ? Cũng không thể tự tay nhặt cất Nhặt chổi hóa ra thành khách không hay Lo người trách câu này nọ

Người hãy cất về chỗ gian trong Để con rể lên nhà ngồi nghỉ.


Xin chiếu vắt trên gác

Chúng tôi đến ngày dưng không nói Hôm nay là ngày cưới nhà người Chúng tôi lên đến nơi phải đứng Chiếu người vắt lên gác cất đi

Chúng tôi người cách quê xin hỏi Thưa với khách khác xã hương lân Đứng lâu chúng tôi chân đã mỏi

Có thương lấy xuống trải cho mau Mới là chủ thực lòng quý khách!


Tôi trình với quí khách nhà trai Chúng tôi còn bận tay nấu nướng Chiếu tôi vừa đi mượn đem về

Thân tôi thấy xấu xa chiếu rách Tôi mới vắt lên gác cất đi

Xin khách chớ cười chê tôi nhé Tôi sẽ đem xuống trải cho người

Có thương hãy tạm ngồi ngơi nghỉ.


9. Chủ (Pả mẻ):

Phục he vua Bàn cổ phân minh Lục đếch pjái cả lình nắm chắc Ẻn nam là nhạn bắc nhằng vừa Phưn tẩư đé phưn nưa chắng hại

Họp mặt lòng trai gái chắng slương Phục bjoóc pjái nưa chường sle thả Phục phượng pjái liệm lạ phân minh Pjái phục thả duyên cần các cá

Chiềng cần cỏi thong thả nẳng lồng, thôi ạ!

10. Khách (Quang làng):

Khay háp

Xưa mì vua Hoàng Đế Thần Nông Sloong slấy củng mì công lẹo giá Tuyền sle hẩư thiên hạ mọi tàng Chắng au fẻ mạy khoang mà pjúc Mạy tứn ăn hết phióoc phúc càn Chuyên she hẩư shẻ gian mọi thứ Cần mì fiệc giả sủ kết tôi

Chẳng au mà slan cuôi loòng háp She lầu au mà các hiển châm

Bách vy mạy sơn lâm ngản ké Pủt lồng ván cốc fẻ tềnh pù

Chẳng mì co mạy hu poóc pước Tẩư slẻ mì fiểc gia than

Chắng au mà hết càn háp cúa Háp nhựng phải va lụa ngần chèn Lẹ vật củng tổ tiên xuân họ

So khay háp ăn của khẩn pàn.


Phục hy vua bàn cổ phân minh Trẻ nhỏ trải thật tình không biết Én nam với nhạn bắc chẳng sao

Chiếu dưới đè chiếu trên mới hại Họp mặt lòng trai gái mới thương Chiếu hoa trải trên giường đón đợi Chiếu phượng đã trải lại phân minh Chiếu trải đợi quan anh các vị

Mới quí khách thong thả ngồi chơi, thôi ạ!


Mở gánh lễ

Xưa có vua Hoàng Đế Thần Nông Hai thầy đều có công nhiều quá Truyền xuống khắp thiên hạ mọi đường Mới lấy giống cây trúc về trồng

Trúc mọc lấy cây non chẻ lạt Người đời biết thấu suốt mọi điều Người có việc nhân duyên giá thú Lấy trúc đan thành sọt đựng đồ Nhờ người gánh lễ đồ dẫn cưới

Trăm thứ cây trên núi rừng già

Bụt xuống gieo giống đầy khắp núi Mới có cây bồ đề bóc vỏ

Người trần thế có việc gia san Mới chặt về làm đòn gánh của Gánh những vải hoa lụa bạc tiền Lễ vật cúng tổ tiên thân họ

Xin được mở ghánh lễ đặt bàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023