Bức chân dung sư cụ của thi sĩ Tản Đà được miêu tả bằng những nét vẽ rất chân thực, mang đậm dấu ấn của buổi giao thời gió Á mưa Âu. Tác giả đã sâu sắc biếm họa chân dung “thẫn thờ” rất tình tứ của một cô sư chưa “nỡ dứt duyên tơ”. Cách gọi: “cô sử, cô sư” của Tản Đà đầy ý ỡm ờ, bông lơn:
Ai ai đứng khuất bóng giăng mờ Cô sử, cô sư khéo thẫn thờ
Cửa phật những mong tròn quả phúc Cõi trần sao nỡ dứt duyên tơ?
(Đùa cô sư)
Ngay ở nhan đề “Đùa cô sư”, thi sĩ cũng thể hiện rõ mục đích của mình ở đây chỉ là để trêu đùa cho vui chứ không hàm ý chế giễu hay nhạo báng cô sư. Cách nói tếu táo, hài hước của thi nhân ở những câu hỏi dồn dập khiến người đọc không khỏi bật cười:
Vãi già tiểu bé đâu đâu cả?
Chùa vắng sân không thế thế ư? Tớ dẫu chưa tu, đầu dở trọc
Phen này ốm trọc cũng ra sư
Tiếng cười trào tiếu của Tản Đà không cay cú, chao chát như Xuân Hương hay gắt gỏng như Tú Xương, hay sâu sắc, thâm trầm như Nguyễn Khuyến, mà gần với nụ cười trào tiếu của dân gian. Rõ ràng, trào lộng vẫn là một màu sắc không thể thiếu trong thơ Tản Đà, nhưng đậm đà hơn cả vẫn là gam màu trữ tình tình cảm. Hình ảnh cô sư trong bài thơ đã phản ánh một hiện tượng phổ biến của thời đại: sư sãi đi tu nhưng chưa dứt duyên tơ, sư chỉ mang cái lốt trọc đầu còn bản chất vẫn là một con người phàm tục, vấn vương luyến ái bụi trần. Hai câu cuối mang đầy tính bỡn cợt khi nhà thơ xưng “tớ” và ngầm nêu lên một tình huống hài hước: phen này ốm trọc cũng ra sư. Một cách hài hước, Tản Đà định nghĩa về sư của thời đại mình bằng những “lát cắt” hình ảnh thật gọn, thật sắc: “ông lụ khụ”, “có đội mũ” “không để râu” (Sư cụ). Với thái độ thản nhiên, câu thơ cuối cùng tác giả chơi chữ, bật ra như một cách ỡm ờ, nghe như tiếng chửi: Sư cụ! Khi thì Tản Đà cười
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 4
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 5
- Cảm Hứng Chủ Đạo Và Nhân Vật Trữ Tình Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
- Cái Tôi Trữ Tình Giang Hồ, Phiêu Bạt Và Ngông Nghênh
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 9
- Thể Loại, Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
chơi dáng vẻ lụ khụ, lúc lại bỡn cợt vẻ ngoài của thầy sư. Bức chân dung thầy sư trong xã hội đương thời được Tản Đà phác họa lại với bộ dạng, vẻ ngoài hài hước.
Con người thời đại trong thơ chơi của Tản Đà là những đối tượng trang nghiêm, đạo mạo, “bất khả xâm phạm” theo quan niệm truyền thống nhưng bên cạnh đó còn là những con người lao động bình dân lam lũ mà cuộc đời của họ cũng đủ để Tản Đà góp thành câu chuyện: đó là chị hàng cau, là người vu vơ, là vợ chồng người đốt than… Trong thơ của Tản Đà, nhiều khi ông dành một tình cảm rất nâng niu trân trọng cho người lao động như chị hàng cau:
Ngồi buồn đâm nhớ chị hàng cau Khoảng mấy năm giời ở những đâu?
(Nhớ chị hàng cau)
Cảm xúc được gợi lên rất tự nhiên từ sự nhàn rỗi, ngồi không: “Ngồi buồn đâm nhớ chị hàng cau”. Đó là thứ tình cảm chân thành nồng hậu đối với người lao động bình dân mà ít nhà thơ nhà văn nào có được. Nửa đầu bài thơ mang màu sắc trữ tình rất rõ. Những câu hỏi tu từ được láy đi láy lại như thể hiện một nỗi nhớ tha thiết. Thế nhưng ở những câu thơ cuối cùng, tính chất hài hước thể hiện ngay ở cách nói: “Tớ đã bây giờ lún phún râu”. Những vần thơ giản dị, tự nhiên, chân thực mà rất hóm, rất vui, như hơi thở của cuộc sống vậy! Chính điều đó đã tạo nên phong cách thơ đặc trưng, không thể lẫn của Tản Đà. Tất cả đã tạo nên một bức tranh muôn màu về con người thời đại trong thơ chơi của thi sĩ. Điều đặc biệt là ở chỗ những vần thơ ấy có sự hòa quyện rất nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chất trào phúng. Hai thứ “gia vị” ấy được thi sĩ sử dụng “vừa đủ” đã tạo nên chất “chơi” đặc trưng trong thơ Tản Đà. Vì thế, dù viết về đối tượng nào đi chăng nữa, Tản Đà vẫn giữ một nụ cười hóm hỉnh, dễ chịu. Tản Đà đã khéo léo lồng ghép gia cảnh, cuộc đời với những nỗi nhọc nhằn của vợ chồng người đốt than trong cuộc trải lòng đêm khuya của đôi vợ chồng nghèo khó. Bức tranh cuộc sống của họ được tái hiện bằng những nét bút chân thật, đậm màu sắc tả thực:
Trong nhà, một ngọn đèn xanh Dưới đèn mờ vẽ bức tranh ba người
Con thời quấy, vợ thời miệng dỗ Chồng lui cui đan rỏ đựng than
(Vợ chồng người đốt than)
Giữa cái sáng loáng xô bồ của cuộc sống là hình ảnh hắt hiu, đơn sơ, tù mù của cuộc sống người lao động chốn bình khang. Thế nhưng bức tranh ấy, hai con người lao động ấy sẽ lẫn với hàng trăm gia đình trẻ nghèo khó khác nếu như tác giả không xen vào giữa cái không khí yên lặng của “bức tranh ba người” một cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng. Những câu thơ thấm chất triết lí nhân sinh của đôi vợ chồng an ủi nhau giữa cảnh nghèo khó. Ông nhìn ra trong cuộc đời đó nào là “Vui duyên trăng gió mặn tình cỏ hoa”, nào là “Khúc ca tiếng hạc, cung đàn gió thông”. Cái nghèo đói dưới ngòi bút của Tản Đà bỗng chốc biến thành những thú tiêu dao tao nhã như của các bậc hàn Nho. Lại nhớ đến những vần thơ của Nguyễn Công Trứ:
“Ngày ba bữa, vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no, Đêm năm canh, an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ”
(Hàn Nho phong vị phú)
Nhiều tài liệu nói rằng bài thơ “Vợ chồng người đốt than” do một người gửi Tản Đà đăng báo. Ông đọc rất thích nên đã gia công thêm nhiều về nội dung và nghệ thuật, vì vậy có thể coi ông là người đồng sáng tạo. Rõ ràng, nội dung và cảm hứng của bài thơ phù hợp với cái tạng riêng của Tản Đà, góp phần thể hiện rất rõ cá tính con người và thái độ của ông với cuộc đời. Hai nhân vật vợ chồng người đốt than là những người lao động chân tay trong xã hội. Họ cũng có những cái khốn khó riêng và Tản Đà không chỉ nhìn thấy cái khốn khó ấy mà nói về nó với sự trải nghiệm sâu sắc trong cuộc đời. Những vần thơ làm chơi nhưng lại chứa đựng một cái nhìn bình thản trước thời cuộc.
2.1.2. Chữ tài, chữ tình và nhân tình thế thái trong thơ chơi
Đúng như Nguyễn Tuân đã nhận xét: “Trong chốn Tao Đàn, Tản Đà xứng đáng ngôi chủ súy; trong Hội tài tình, Tản Đà xứng đáng ngôi Hội chủ; mà làng
văn làng báo xứ này ai dám ngồi chung một chiếu với Tản Đà?” (34). Bản thân Tản Đà cũng tự nhận:
Sự nghiệp nghìn thu xa vút mắt Tài tình một gánh nặng trên vai
(Năm hết hữu cảm)
Tài tình luỵ lắm, bạn tình ơi!
(Thơ đề tuồng Tây Thi)
Thực ra, như mọi nhà Nho tài tử chính tông, suốt cuộc đời, Tản Đà chưa bao giờ thôi ngạo thế bằng tài năng văn chương, ông luôn coi văn chương như chỗ hơn người của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội thị dân tư sản, khi mà những điều kiện thuận lợi để người tài tử có thể làm nên một đại công nghiệp (như Nguyễn Công Trứ từng làm được trước đó) đã không còn, khi mà người tài tử chỉ còn được chừa cho một trận địa là văn chương, thì ý thức về tài năng văn chương ở Tản Đà lại càng trở nên đậm nét.
Yêu thương, tình ái cũng là một cuộc chơi không nghiêm túc trong thơ chơi Tản Đà. Trong cuộc đời, người ta thấy có nhiều mối tình đã mang lại cho Tản Đà “thi hứng” dạt dào. Đó là mối tình tuyệt vọng với cô gái họ Đỗ ở phố Hàng Bồ Hà Nội. Đây là mối tình trong trắng, đắm say, nhưng kết thúc “không có hậu”. Mối tình này đã làm ông đau khổ và tạo nên nhiều thi hứng, để làm nên những câu thơ đặc sắc:
Vì ai cho tớ phải lênh đênh Nặng lắm ai ơi, một gánh tình
(Chơi Hòa Bình)
Theo một số nhà nghiên cứu văn học thì đây là chuyện tình đã ảnh hưởng nhiều nhất tới Tản Đà. Đau khổ, buồn chán, ông đi ngao du sơn thủy ở Việt Trì, Hòa Bình... Những câu thơ làm trong giai đoạn “thất tình” này của Tản Đà như là đã khơi mào cho một trào lưu về văn học lãng mạn ở Việt Nam: thơ viết về tình yêu - thơ tình, chủ yếu là thơ thất tình. Trước đó ít ai phô ra những nỗi buồn sâu kín,
những nỗi chán đời vì thất tình chất chứa trong lòng, nay thì những từ “anh anh, em em” tràn ngập thi đàn và thi đàn lúc nào cũng sụt sùi lệ rơi!
Cô gái hàng Bồ, và ít nhất ba mối tình thực nữa đã đi vào và ở lại trong Giấc mộng con. Đó là mối tình với cô con gái út ông tri phủ Vĩnh Tường, cô nữ sinh 13 tuổi ở Nam Định, và cả cô đào Liên, người sắm vai Tây Thi trong vở kịch do ông là soạn giả kiêm đạo diễn. Ngoài những mối tình có thực đó, thi sĩ đa tình Tản Đà có rất nhiều “tình mộng”: với Tây Thi, với Chiêu Quân, với Ngọc Nữ... mà người ta thường thấy trong Khối tình con… Là thi sĩ tài hoa và đa tình, Tản Đà viết nhiều về tình yêu. Trong thơ, Tản Đà đem bản thân ra làm nhân vật si tình, bộc lộ ra những khát khao, say mê của tình yêu. Tuy tình yêu của ông có phá lễ giáo, có mang màu sắc tư tưởng cá nhân tư sản, vẫn không ra khỏi khuôn khổ tài tử giai nhân. Nó không đưa đến chống đối lễ giáo phong kiến mà cũng không đòi hỏi giải phóng phụ nữ. Ở những bài thơ viết để ghẹo, Tản Đà đã bộc lộ một con người vừa tài hoa, vừa đa tình, đúng như ông tự nhận là: “Cái giống đa tình ta có một”. Hết viết “Thư đưa người tình nhân có quen biết”, ông lại viết “Thư trách người tình nhân không quen biết”, rồi lại “Ghẹo người vu vơ”: Phòng riêng hay vẫn hãy còn không? Hiện lên trong bài thơ là một cái tôi trữ tình hết sức hóm hỉnh. Làm thơ ghẹo người con gái không phải là chuyện hiếm trong văn học, nhất là đối với những người đa tình như thi sĩ Tản Đà. Ngay từ nhan đề, người đọc đã thấy sự hóm hỉnh của Tản Đà khi ông viết “ghẹo người vu vơ”. Những câu hỏi đưa đẩy, ỡm ờ, bâng quơ được thi sĩ bật ra một cách khéo léo và hài hước: Chắc hẳn vì chưng nỗi tưởng chồng/… Phòng riêng hay vẫn hãy còn không. Tất cả đã thể hiện cái tình chan chứa của thi sĩ. Lời tán ghẹo ấy không làm cho “người vu vơ” phải khó chịu mà nó còn tạo nên sự “dễ mến” khi thi sĩ bối rối: “Kìa/đàn con sáo/ nó sang sông”.
Tản Đà đi đâu, gặp ai cũng nhớ, cũng thương! Rất nhiều bài thơ của Tản Đà có nhan đề gắn với chữ “nhớ”: Từ nhớ cảnh: Ngày xuân nhớ xuân, Nhớ cảnh cầu Hàm Rồng, Nhớ cảnh lụt ở Bắc, Nhí trong Nam… Đến nhớ những con người cụ thể: Nhớ ông bạn ở phố Mã Mây, Nhớ bạn sông Thương, Nhớ bạn Hà Nội, Ngày
xuân nhớ cảnh nhớ người, Nhớ chị hàng cau, Nhớ ông Trần Quỳ, Nhớ ông Lư Thoa, Nhớ ông Gia Cát sáu lần ra Kỳ Sơn, Tới chùa Hương, đêm nhớ các bạn ở Vàng Danh, gửi lại … Và nhớ cả những người không quen biết, nhớ vu vơ: Nhí ai, Thương ai, Nhớ mộng… Hết nhớ, thương, lại đến tương tư: Tương tư, Lại tương tư, Ngày xuân tương tư…Những vần thơ giản dị, mộc mạc, nhưng đã làm bộc lộ rõ một con người đa cảm lại chan chứa tình yêu với con người và vạn vật. Dù thời đại có biến thiên dâu bể thế nào đi nữa thì cái tình ở thi sĩ cũng khoongbao giờ thay đổi:
Trông gương mình lại ngợ mình
Phải chăng vẫn giống đa tình ngày xưa
(Bài hát xuân tình)
Chính chất trữ tình mạnh đã tạo nên một cái Tôi thân thiện, đối lập với cái Tôi kênh kiệu, kiểu cách. Thái độ của Tản Đà với cuộc đời là thái độ vui vẻ, nhạy bén, hài hước. Nó khác hẳn với cái cười sắc nhọn như thủy tinh của Tú Xương, cái cười thâm trầm kín đáo của Nguyễn Khuyến. Điều đó đã tạo nên chất riêng của thi sĩ núi Tản sông Đà: chất “chơi” trong thơ. Không quá nghiêm túc, cũng không quá bỡn cợt, thơ chơi của Tản Đà nằm trên ranh giới giữa trào phúng và trữ tình, rất thơ nhưng cũng rất đời. Đối với thi nhân, yêu thương, tình ái cũng là một cuộc chơi không nghiêm túc.
Trong thơ chơi của Tản Đà, ngoài những lúc mượn men rượu để khoe thú ăn chơi khắp đó đây thì những lúc “tỉnh”, thi nhân hay kể chuyện thế sự, âu cũng là để khỏa lấp nỗi bồn chồn của tay chân. Những câu chuyện về cõi nhân sinh ông kể, câu chuyện nào cũng nhuốm màu sắc hài hước, uy – mua nhẹ nhàng, vừa trào phúng vừa mang chất trữ tình. Đối với những ông đồ nghèo “nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng” như Tản Đà thì Tết thực sự là một ám ảnh lớn. Hãy xem thi sĩ viết về cảnh khóc tết của hai ông đồ:
Trời ơi! Ới tết ơi là tết!
Bác hãy còn hơn tôi mới chết! Gạo tẻ đong chịu nếp thời không
Áo vợ rách tan, chồng cũng hết
(Thơ khóc tết của hai ông đồ)
Người ta thường làm thơ khóc vợ, thơ khóc chồng, chứ có ai làm thơ khóc tết như Tản Đà. Ý tưởng và cách viết thơ đem lại cái nhìn hài hước cho người đọc và sự ấn tượng về một cái tết trống không:
Năm xưa tết nhất đã suông suồng! Tết nhất năm nay lại quá tuồng!
Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốt Cờ vàng dấu đỏ, đế vương suông.
(Tết tự thuật)
Sự nghèo khó, bí bách, trống rỗng hiện rõ trong bài thơ, tuy nhiên người ta vẫn thấy sự dửng dưng của “gia chủ”, sự vui vẻ, rộn ràng của bầu không khí tết. Cái nghèo cũng không thể ngăn một con người như Tản Đà hưởng thụ cái Tết như một đế vương… suông. Bài thơ tự trào nhẹ nhàng mà vẫn thấy được cảm giác tự hào, tự mãn của tác giả. Tết nhất đã “suông”, không có gì, pháo thì nghe nhờ thiên hạ đốt, nhưng ông vẫn hài lòng với cuộc sống. Phải chăng đó là sự ung dung tự tại vốn có trong phong thái và bản lĩnh của một nhà Nho?
Thơ chơi của Tản Đà không chỉ là bức tranh về cuộc sống nghèo khó của một ông đồ nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng mà nó còn là bức tranh thế thái nhân tình với những chuyện đạo đức nhân sinh, thói đời. Ngay cả đến những bài có hơi hướng triết lý, dạy đời trong thơ của Tản Đà cũng có màu sắc “chơi”. Đó là lời nhắn nhủ của tác giả tới những đối tượng khác nhau trong xã hội nhưng cũng hé lộ bức tranh đời sống thế sự đương thời. Lời khuyên chân tình, hài hước với ngôn ngữ đời sống sinh động của Tản Đà đã vượt qua khỏi khuôn khổ gò bó chật hẹp của văn học trung đại để đi thẳng tới trái tim người đọc muôn đời. Mượn lời chị khuyên em gái, Tản Đà đã cho thấy những hiện trạng đe dọa của xã hội đương thời: “đừng hay giở dậy đêm” bởi “Thân gái như mày đương nụ dại/ Thế gian lắm kẻ muốn dòm xem”. Trong thời buổi xã hội loạn lạc, nhiễu nhương, Tản Đà đã cảnh giác con người về lòng tin: “Ai ơi đừng có chắc tin ai” bởi “Giết nhau buổi
ấy thiếu chi người!” và “Cái lưỡi không xương nhiều lắt léo” (Răn người không nên hay tin người).
Hết khuyên răn, dạy bảo, nhắn nhủ, nay Tản Đà lại cảnh cáo “Bóp vú đau tay”. Ngay từ nhan đề bài thơ, người đọc đã được cười sảng khoái bởi ngôn ngữ táo bạo đến sống sượng của Tản Đà:
Hàng xứ đồn lên lắm chuyện hay Con người như thế hóa non tay Gớm cho cô bé liều gan tệ!
Chết nỗi làng chơi phải miếng cay!
Cũng dạy bảo “quân tử” nhưng so với Tản Đà, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương xem ra vẫn ý nhị và kín đáo hơn hẳn. Ngôn ngữ của Tản Đà hóm hỉnh ngay từ tên bài thơ. Những vấn đề mà Tản Đà đặt ra trong thơ ông đều mang tính thời sự và thiết thực. Thơ của ông cũng phản ánh sự thay đổi những giá trị trong xã hội đương thời khi mà có sự gia nhập của nền văn hóa phương Tây và nếp sống tư sản. Tác giả không lên án, phê phán gay gắt sự thay đổi, đảo lộn các giá trị đạo đức, văn hóa trong đời sống con người mà nhẹ nhàng chỉ ra, nhắc nhở. Trong khi đó Tú Xương chua cay:
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng”
Thơ rượu, thơ chơi của ông không phải là của người chán đời, mà là thơ của người phải tìm những thú vui để cho khuây khỏa, bởi ngay trong lúc bí bách nhất của cuộc sống như nợ nần chồng chất, bán văn lo ế, Tản Đà vẫn hết sức bàng quan, dửng dưng. Nó nói lên sự tự do, cái ngông cuồng của người nghệ sĩ, thỏa thích với những “thú ăn chơi” và hết mình trong tình yêu. Dẫu có lên trời, hoặc chu du vào bao cõi mộng, Tản Đà vẫn không tách ta ra khỏi đời thực. Thơ Tản Đà mê mà lại rất tỉnh trong những cảm nhận thế sự về thần tiền, khóc tết, về những cảnh buôn văn bán chữ, và những lận đận hoặc túng quẫn của sự mưu sinh. Nội dung thơ chơi của Tản Đà vì thế khiến cho người đọc tìm thấy một sự giải trí hài