Việt Sử Thông Giám Cương Mục; Dẫn Theo: Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương (2002), Văn Học Việt Nam (Thế Kỷ X – Nửa Đầu Thế Kỷ Xviii), Nxb Giáo

Cánh hồng lướt gió, khách tiên nghiêng hồ”

(Đào Duy Từ) [131, tr. 45]

Cách nhìn đó của Đào Duy Từ khác hẳn với các bậc tiền nhân, chỉ coi địa danh này như vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ải “núi dựng vực sâu”, “trời cao sóng vỗ” (Tư Dung hải môn lữ thứ - Lê Thánh Tông, thế kỷ XV), hoàn toàn không có sự hòa nhịp giữa non nước hữu tình và cuộc sống con người.

Ẩn sau những bức tranh phong cảnh mỹ lệ ấy, có thể thấy rõ tâm lý lạc quan, tự hào của người cầm bút. Ải lĩnh xuân vân ghi lại niềm kiêu hãnh của Hiển tông Phước Châu trước quang cảnh non sông hùng tráng dưới quyền mình trị vì, đồng thời thể hiện mong mỏi về một xã hội Đàng Trong ấm no, hạnh phúc:

“Việt Nam hiểm ải thử sơn điên Hình thế hồn như Thục đạo thiên

Duy nguyện hải phong xuy tác vũ, Chính nghi thiên lý nhuận tang điền” (Phương Nam ải hiểm một mình ngươi Đường Thục cheo leo cũng thế thôi

… Chỉ mong gió biển làm mưa ngọt, Ruộng vườn ngàn dặm thảy xanh tươi)

[142, tr. 308 - 309]

Mạc Thiên Tích ca tụng cảnh tượng thái bình thịnh trị, nhân dân no đủ, thảnh thơi, nhàn hạ:

“Ruộng đâu là chốn dân này

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Để khi gỏi rượu đến ngày nắng mưa Ba sào trưa hãy còn nghỉ khỏe Toại tấc lòng già trẻ đều no”

(Hà Tiên thập cảnh) [72, tr. 394] với tâm lý thỏa mãn, tự hào của một người dựng nghiệp, có công xây dựng, mở mang kinh tế, văn hóa ở địa phương:

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 11

“Một tay vững đặt giang san

Danh phong Kim Dữ, tước ban Lan Đào”

(Hà Tiên thập cảnh) [72, tr. 395]

Tuần phủ Nguyễn Cư Trinh nhìn núi Long Đầu ở Quảng Ngãi mà liên tưởng đến câu “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân” (Rồng bay trên trời, được thấy bậc đại nhân) trong Kinh Dịch, nhân đó bộc lộ mong muốn tôi hiền chúa sáng:

“Hỏi thử khi nào bay đặng nổi? Thấy tin người lớn thỏa lòng trông.”

(Long Đầu hí thủy) [131, tr. 666]

Nhìn thanh kiếm mà ước ao trị quốc an dân:

“Mỗi bạn nhân nghiêm hoành tái ngoại, Hoàn đồng Cẩn Tín thượng ban đầu.

Bàng nhân nhược vấn quy tang sự Thả đãi Đào Lâm phóng tận ngưu1

(Thường theo cả hai mặt nhân nghiêm, chắn ở ngoài ải, Lại cùng chức Cẩn Tín đứng ở đầu ban

Người ngoài nếu hỏi về việc trở về ẩn náu Hãy đợi Đào Lâm thả hết trâu đã)

(Kiếm) [131, tr. 655]

Tương tự thế, nhiều tác giả Đàng Ngoài cũng ngợi ca sự thái hòa, công tích cai trị của các chúa Trịnh. Âm hưởng đó đặc biệt mạnh mẽ trong sáng tác của chúa tôi họ Trịnh – một sự tiếp nối “ngoạn mục” dòng văn chương cung đình đã từng phát triển dưới thời Hồng Đức. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, mặc dù trong cụm thơ viết về phong vật đất nước của Trịnh Căn, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm… có những bài khá thành công, uy nghi, đĩnh đạc, nhưng căn bản vẫn khó sánh kịp lối thơ này thời Hồng Đức. Đáng chú ý là do bị chi phối bởi âm hưởng tụng ca nên nhiều bài mang sắc thái tô hồng hiện thực. Chẳng hạn, Ngã ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân khi ghi lại cảnh ngã ba Hạc vừa xinh vừa lạ ở ngay vùng đất xưa của dân tộc, cũng đồng thời miêu tả một xã hội no đủ, thái bình, hòa lạc, không ai lầm than, đói khổ, còn nhà vua thì yên vị vững vàng trên ngôi báu:

“Nay mừng:

Vận mở tam dương Tộ yên chín vạc,


1 Tứ thơ xuất phát từ câu “Vũ thành nãi yển vũ tu văn, quy mã vu Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu vu Đào Lâm chi dã” (Bèn dẹp việc võ, sửa việc văn, cho ngựa về sườn núi Hoa Sơn, thả trâu ở cánh đồng Đào Lâm) trong Kinh Thư, ý chỉ cuộc sống yên bình, hết loạn lạc.

Trên lọ phải vén quần vua Tống, gia sức anh quyền; Dưới cũng vui vỗ bụng trời Nghiêu, xướng ca canh tạc”

[131, tr. 534 - 535]

Điều này trái với lời lẽ của chính ông trong bài Khải dâng lên chúa Trịnh Sâm xin giải oan cho những người bị oan ức, khoan thứ cho những người bị thiếu thuế chồng chất: “để dân khỏi đau khổ… may ra có thể thu phục được lòng người mà báo đáp được tội lỗi mà trời quở trách”1.

Do vậy, khác biệt cơ bản trong âm hưởng văn chương hai Đàng, đó là: Đàng Trong là một vùng đất mới, sự phát triển kinh tế đang có chiều hướng thuận lợi, năng động hơn; lại thêm việc khai khẩn các vùng đất mới, từ Thuận Quảng vào Nam cho đến tận Hà Tiên, và việc mở rộng giao thương với nước ngoài, tạo ra một lề lối hoạt động kinh tế và phát triển xã hội có nhiều khía cạnh cởi mở và tích cực hơn so với Đàng Ngoài; niềm tự hào, sự lạc quan, tin tưởng là trạng thái có thực trong tâm thế của văn nhân nơi đây. Trái ngược với Đàng Ngoài, kinh tế khó khăn, chiến tranh, đói kém, loạn lạc, chính quyền suy yếu, lại thêm cái thực tế ràn h rành đã có ngôi vua còn thêm phủ chúa… nên “vận mở tam dương, tộ yên chín vạc” thực chất chỉ là một cách tô hồng hiện thực theo quan điểm chính thống của giai cấp thống trị, thậm chí có phần khoa trương, tự đắc (như cách nói của Trịnh Căn: “Đức ví giang hà nhuần chốn chốn/ Công tày nhật nguyệt sáng đời đời” [131, tr. 113], “Nhờ phúc trùng trùng so địa hậu/ Tưởng ơn dặc dặc sánh thiên trường” [131, tr. 109]). Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là một xu thế gần như hiển nhiên của mọi nền văn học. Bởi bất kỳ một chế độ độc tài, chuyên chế nào, đến một thời điểm nhất định, khi đã tìm được cảm giác yên ổn về “hồng đồ”, “thịnh thế”, thì đều tất yếu xuất hiện bộ phận văn chương tụng ca. Bộ phận này sống rất dai, thậm chí đến “thớ lợ”, và sinh ra sáo ngữ, ra việc “tô hồng” thực tại. Một bộ phận văn chương Đàng Ngoài thời kỳ đó trở nên kém chân thực, một phần vì lý do đó.

3.3.2. Tố cáo hiện thực

Đến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, khi mà chính quyền Đàng Trong bắt đầu suy yếu, nội loạn, bè phái tranh giành, văn chương hai Đàng đã tìm được tiếng nói chung trong những tác phẩm tố cáo hiện thực.


1 Việt sử thông giám cương mục; dẫn theo: Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương (2002), Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 534.

Đàng Trong có Hoài Nam khúc của Hoàng Quang, Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành và đặc biệt là Phong trúc tập của Ngô Thế Lân… ghi lại những ký ức buồn thương của một thời đói khổ và loạn lạc. Bài Văn tế tướng sĩ trận vong khắc họa hình tượng người tử sĩ với sự “điêu linh”, thiệt thòi thân phận:

“Nằm gai nếm mật, chung nỗi ân ưu Mở suối bắt cầu, riêng phần lao khổ.

Trước từng trải Xiêm La, Cao Miên về Gia Định, mới dần ra Khánh, Thuận, đã mấy phen sơn phong hải lê, trời Cao, Quang soi tờ tấm kiên trinh.

Rồi từ Đồ Bàn, Nam Ngãi lấy Phú Xuân, mà thẳng tới Thăng Long, biết bao phen vũ pháo vân thê đất Lũng Thục lăn vào nơi hiểm cố”

(Nguyễn Văn Thành) [118, tr. 529]

Sau khi thác rồi, vẫn để lại niềm tiếc thương khôn nguôi trong lòng người nơi dương thế:

“Hồn tráng sĩ biết đâu miền minh mạc, mịch mù gió lốc thổi dấu tha hương;

Mặt chinh phu khôn vẽ nét gian nan, lập lòe lửa trơi soi chừng cổ độ” (Văn tế tướng sĩ trận vong - Nguyễn Văn Thành) [118, tr. 530]

Trong chiến tranh, không chỉ quân sĩ chết trận hàng loạt: “Xương phơi trắng núi, máu hòa đỏ sông”

(Hoài Nam khúc - Hoàng Quang) [118, tr. 106] Mà đất nước, nhân dân cũng trải bao đau thương:

“Tới đâu ngọc thạch câu phần

Than rằng Thăng, Điện, ấy dân tội gì” “Lạnh lùng tám cảnh năm lầu.

Phòng hương đóng thảm, rèm châu rủ hờn

... Khôn chiều gió tối mưa mai Phủ tàn ngói lở lâu đài giá tan Trêu ngươi khiến cảnh đeo hơn

Đào phai má thắm, liễu hờn mày xanh”

(Hoài Nam khúc - Hoàng Quang) [118, tr. 107]

Người chết vì bị giết hại, kẻ bị cướp bóc, người không đủ cơm ăn, chốn chốn hoang sơ, thực phẩm cao giá... tất cả những nỗi khốn khổ đó đều được Hoàng Quang ghi lại:

“Mõ thâu đêm mấy đoàn kẻ cướp, thương hỡi thương! Giàu súc tích chẳng đặng ăn;

Gạo năm tiền một chén hẩm hiu, thảm bấy thảm! Bạc tiền đồng thời mới bán

Lấy chi dưỡng sức cầm hơi; Luống những ngóng đầu chau trán

Nhà ở cùng cây cỏ, chốn thị thành bỗng hóa rừng xanh; Người ăn như chó mèo ăn; vật tấm mẳn xem bằng vàng gián

...

Bên giềng Bắc đói quên liêm sỉ, em vặn cánh tay anh mà ăn cướp cũng đành

Chốn làng Đông đói hết nghĩa nhân, mẹ cắt miếng thịt con mà đặng ăn nào quản.

Cỏ rau trăm họ sắc xanh lè;

Vượn hót muôn dân hình quái đản...”

[118, tr. 271 - 272]

Ngô Thế Lân ghi lại những cảnh u ám, thê lương, “sài lang hổ báo” mang mặt người đang đe dọa cuộc sống nhân sinh:

“Ô hô! Kỳ tai! Trư điểu đề!

Ngũ canh minh phệ, phong thê thê. Thái Sơn khuynh đồi bạch nhật ám, Bình địa ba khởi hắc vân mê.

Hồng nhạn bi minh tán lâm tẩu, Sài lang hoành hành đương lộ khê

Triều dã thôn thanh bất cảm thuyết, Ô hô kỳ tai trư điểu đề!”

(Ôi! Kỳ quái thay! Tiếng chim lợn kêu, Năm canh kêu sủa, gió lạnh vi vu.

Thái Sơn nghiêng đổ, ngày tối mò, Đất bằng cuộn sóng, mây đen mịt mù.

Hồng nhạn kêu thương, lìa đàn vào rừng rậm

Sài lang nghênh ngang hoành hành khắp mọi nơi Trong triều ngoài nội ai nấy đều im hơi,

Than ôi kỳ quái thay tiếng chim lợn!)

(Trư điểu đề) [120, tr. 385 - 386] Kẻ quyền thế, trong mắt ông không chỉ là kẻ tàn ác, hung dữ như sài lang,

kình ngạc, mà còn đáng khinh bỉ như lũ ruồi, muỗi dơ dáy chuyên hút máu người: “Thâm sơn hữu hổ lang,

Đại đàm hữu kình ngạc, Thế thượng hữu qua mâu, Thử thân hà xứ thác?

Náo lý khổ đa nhăng, Tĩnh lý khổ đa văn! Như hà lưỡng tiểu trùng,

Thiên khán khiết nhân thân.” (Núi sâu có hổ sói,

Đầm lớn có kình ngạc. Trên đời có giáo mác,

Thân này đâu là nơi ký thác? Nơi náo nhiệt nhiều ruồi, Nơi tĩnh lặng lắm muỗi.

Cớ sao hai con trùng nhỏ ấy, Lại chỉ tìm cắn thân người?)

(Thiệp thế ngâm) 120, tr. 389]

Qua đó có thể thấy, các tác giả sinh trưởng vào nửa cuối thế kỷ XVIII - khi xứ Đàng Trong không còn minh chúa, kẻ quyền thần ngạo ngược lộng hành, chiến loạn liên miên, muôn dân đói khổ... đã không còn ảo vọng về một xã hội thái bình, thịnh trị. Họ, vô hình trung đã trở thành những chứng nhân của thời loạn. Vì vậy, tác phẩm của họ không còn âm hưởng tụng ca như những sáng tác thời kỳ khởi nghiệp và thịnh trị, trái lại, là những ký ức bi thương - buồn đau, xót xa, phẫn nộ, có lúc hăng hái muốn giúp đời nhưng rồi cuối cùng chỉ còn sự chán nản, bất lực, tìm thư thái, thoát tục cho tâm hồn nơi cửa Thiền hay chốn thôn quê mà người ẩn sĩ Ngô Thế Lân là một điển hình.

Ở Đàng Ngoài, chủ đề này được phản ánh với mức độ đậm đặc hơn, dưới những hình thức đa dạng, bề thế hơn, có cả văn xuôi (Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút, Thượng kinh ký sự, Hoàng Lê nhất thống chí…) lẫn văn vần (Thanh Hiên thi tập, Hạnh Am thi cảo…). Nếu như ở những tác phẩm văn xuôi có tính chất ký sự, các nhà văn chủ yếu tập trung tái hiện khung cảnh thối nát, ăn chơi hưởng lạc trong cung vua phủ chúa, thì trong các tác phẩm thơ chữ Hán, đời sống nhân dân được miêu tả có phần đậm nét hơn. Các tác giả như Phạm Nguyễn Du, Bùi Huy Bích, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du… đã ghi được nhiều bức tranh sinh động về cuộc sống đói khổ của quần chúng.

Đặc biệt văn học Đàng Ngoài đã xuất hiện những tác phẩm chú trọng vào hạnh phúc cá nhân, nói lên tiếng nói tình cảm riêng tư, mãnh liệt, như Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Khuê ai lục của Ngô Thì Sĩ, Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du, Văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh… Tình yêu là đề tài của nhiều truyện thơ Nôm nổi tiếng. Trừ một số tác phẩm phản ánh những mối tình có thật thường ít nhiều có tính chất bi kịch như Phạm Thái khóc Trương Quỳnh Như, nhìn chung, thơ viết về đề tài tình yêu trong giai đoạn này thường thể hiện mơ ước của con người về một tình yêu tự do, không bị ràng buộc bởi luân lý, lễ giáo phong kiến. Sắc thái này, ở văn học Đàng Trong gần như vắng bóng, ngoài Hiển Tông Nguyễn Phước Châu là trường hợp hy hữu làm bài điệu vong khóc Kính phi và Song Tinh Bất Dạ là sáng tác duy nhất đề cập đến tình yêu cũng như hạnh phúc trong tình yêu. Sự khác biệt này, một phần bởi thế mạnh và xu hướng quan tâm của văn chương hai Đàng khác nhau: trong khi văn chương Đàng Ngoài hướng vào đời sống nội tâm thì văn chương Đàng Trong đặc biệt “ưu ái” các vấn đề/ các hoạt động “cộng đồng”, những tiếng nói tình cảm chung. Đặc điểm đó, có thể có một phần căn nguyên từ đặc trưng “giao tiếp” văn chương hai Đàng mà Nguyễn Văn Xuân đã từng khảo rất kỹ: văn chương Đàng Ngoài thiên về “đọc” - tự sáng tác rồi tự đọc thầm, còn văn chương Đàng Trong thiên về “nói” và “trình diễn”, tức là hướng đến người nghe.

Từ đó có thể thấy, tuy rằng về mặt tổng thể, văn chương hai Đàng đều hướng đến những hệ chủ đề - đề tài tương đối giống nhau, nhưng cách thức thể hiện, mức độ ưu tiên, sức ảnh hưởng của mỗi hệ đề tài lại khác nhau, tùy theo thế mạnh, đặc trưng văn chương và đặc thù xã hội đương thời ở mỗi vùng.

3.4. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện thể loại

3.4.1. Sự phát triển song hành những thể loại truyền thống ở cả hai Đàng (thơ, phú, văn tế, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm)

Quan sát diện mạo thể loại văn học giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, có thể nhận thấy sự tương đồng của văn học hai Đàng trong việc cùng phát triển một số thể loại truyền thống của văn học dân tộc như thơ Đường luật, phú, văn tế, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm1. Tuy nhiên, trong bản thân mỗi thể loại bác học -

truyền thống ấy, đôi khi, văn chương hai Đàng lại đi theo những “ngã rẽ” khác nhau.

Thơ Đường luật

Thơ Đường luật là một thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam, xét cả về số lượng và thành tựu nghệ thuật. Trên cơ sở tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc, thơ Đường luật vào Việt Nam đã biến đổi để phù hợp với nền văn học dân tộc, mà điển hình là sự ra đời của thơ Nôm Đường luật. Trái ngược với vùng văn học Đàng Trong mới được chính thức định hình từ thế kỷ XVII, văn học Đàng Ngoài đã có mấy trăm năm trưởng thành. Trong khi ở Đàng Trong, phải sang thế kỷ XVIII, thơ Đường luật mới nở rộ và chủ yếu là các thi phẩm Hán thì ở Đàng Ngoài, thơ Đường luật vẫn luôn phát triển đều đặn trong hai thế kỷ XVII - XVIII, ở cả hai ngôn ngữ Hán và Nôm với những thi phẩm của Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tông Quai, Trịnh Căn, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm…, chủ yếu để đề vịnh, tặng đáp, thù phụng. Nổi bật trong số các tác giả này là Trịnh Căn với Khâm định Thăng bình bách vịnh, gồm 90 bài thơ Đường luật hoặc Đường luật pha lục ngôn, có “phong cách thơ Nôm thời Hồng Đức, điêu luyện, chải chuốt, có khi rơi vào cầu kì, khuôn sáo, nhưng nhìn chung cũng là một tập thơ có khí sắc” [132, tr. 323]. Tập Càn Nguyên ngự chế thi tập của Trịnh Doanh có đến 241 bài thơ Nôm, đã có thể so sánh với số lượng thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập. Mặc dù số lượng tác phẩm không phải là ít (hầu hết các tác giả đều có thi tập để đời), nhưng về cơ bản, thơ Đường luật thời kỳ này không có những tác giả, tác phẩm thực sự lớn.

Trở lại với vấn đề thơ Đường luật Đàng Trong, hiển nhiên không thể so sánh với Đàng Ngoài về mặt số lượng tác giả, tác phẩm, nhưng câu hỏi đặt ra là, tại sao thơ Đường luật lại phát triển chậm chạp và có phần “khiêm tốn” ở dải đất phương


1 Đối với tiểu thuyết chương hồi và truyện Nôm, chúng tôi sẽ trình bày riêng trong mục 4.3: “Khởi đầu hai thể loại tự sự trường thiên (tiểu thuyết chương hồi và truyện Nôm bác học)”.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2022