Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 4


nhân chưa được chơi và chơi hết mình bởi họ bị ràng buộc bởi thứ luật lệ khắt khe của quan niệm phong kiến.

Làm thơ ở thời cổ điển, về cơ bản, là chinh phục luật lệ của thể loại; luật ngặt nghèo, nhiều sức ép là phép thử sự tinh vi, thiện nghệ của nhà thơ như “một người thợ trong xưởng thợ của mình” (Trần Đình Sử) (Dẫn theo 29). Do đó, trong văn học trung đại, chơi thơ là gắn với thú “trà dư tửu hậu”. Thi nhân chơi thơ và làm thơ nhưng vẫn bị gò bó trong những khuôn khổ, luật lệ nhất định chứ chưa được giải phóng cái tôi ra ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Khi ý thức cá nhân phát triển, các nhà thơ có xu hướng chơi ngông với đời và từ đó, thơ chơi mới xuất hiện. Chữ “chơi” xuất hiện với tần số cao trong sáng tác của những gương mặt tải tử tiêu biểu như Nguyễn Công Trứ, Tản Đà… Nói đến thú chơi, thơ chơi, không thể không nhắc đến một trong những người khởi đầu, có công tiên phong, đó chính là Nguyễn Công Trứ. Đặt sáng tác của Nguyễn Công Trứ trong một bối cảnh văn học văn hoá rộng hơn, ta sẽ thấy thái độ đề cao thú chơi của ông có một ý nghĩa tích cực, vượt lên cái khuôn khổ đạo lí “khắc kỉ, phục lễ” khô cứng và hẹp hòi. Nếu như sách thánh hiền xưa đề cao, ca ngợi người quân tử ở sự chăm lo đạo đức cao thượng mà hạ thấp kẻ tiểu nhân ở chỗ chỉ lo ăn sung mặc sướng thì Nguyễn Công Trứ lại xem trọng cả hai. Nếu người xưa chủ trương sống khổ hạnh theo kiểu an bần lạc đạo, khắc kỉ phục lễ, trên kính dưới nhường thì Nguyễn Công Trứ lại xem cuộc đời này là một cuộc chơi. Chính ở điểm này, Tản Đà đã gặp tiền bối Nguyễn Công Trứ. Có thể nói rằng đằng sau ngôn ngữ mang hình thức nhà Nho kia, Nguyễn Công Trứ đã gửi gắm vào đấy cái ý thức cá nhân mới mang quan niệm nhân sinh tích cực. Bởi thế Nguyễn Công Trứ đã từng phát biểu một cách thẳng thắn rằng: Thuỳ năng thế thượng vong danh lợi

Tiện thị nhân gian nhất hóa công

(Trên đời ai quên được danh lợi, hẳn chỉ có mình ông trời)

Coi cuộc đời này như một túi tiền hữu hạn mà mãi đến năm 42 tuổi vẫn chưa thành đạt gì, “Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi/ Vạn sáu tiêu nhăng hết cả rồi”, còn quá nhiều việc phải làm, nên ông :


Chơi cho lịch mới là chơi

Chơi cho đài các, cho người biết tay

(Cầm kì thi tửu)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Đọc thơ hành lạc, thơ nói về thú uống rượu, thú đánh tổ tôm của Nguyễn Công Trứ, người đọc dể nhận ra cái khẩu khí hào mại trước cái cảm hứng anh hùng không giả tạo: “Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí/ Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi đấy/ Nếu không chơi thiệt ấy ai bù”. Những chữ “hành lạc, chơi” cứ lặp đi lặp lại trong thơ của Nguyễn Công Trứ như một tuyên ngôn của ông với đời. Chữ “chơi” ở đây không nên hiểu theo nghĩa dung tục, là lối ăn chơi trác táng, bạt mạng. Cuộc chơi, tiếng cười ở đây mang màu sắc hội hè. Rõ ràng, chúng khẳng định mình một cách quyết liệt trước hiện thực cuộc sống thường nhật với lối sống ki bo cóp nhặt của người đời, những lễ giáo, tục lệ nghiêm trang chán ngắt trong xã hội. Con người sống ở trên đời cần chơi và phải biết chơi. Nguyễn Công Trứ coi cả cuộc đời này là một cuộc chơi lớn và cứ “chơi là lãi”. Thơ chơi của Nguyễn Công Trứ rất phong phú, đa dạng và cũng là một gợi mở hay nhưng trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu. Có thể khẳng định, trong văn học trung đại, Nguyễn Công Trứ là một đại diện tiêu biểu của xu hướng thơ chơi. Cái chơi trong thơ ông không phải là sự phóng dục buông tuồng, ngược lại, nó đòi hỏi một sự làm chủ bản thân cao độ, sự hun đúc ý chí, mài dũa tài nghệ không ngơi. Trong sự chơi ấy, đằng sau cái say mê là sự tỉnh táo, đằng sau cái hăm hở là sự bình tĩnh, bên cạnh chí hiếu thắng là thái độ sẵn sàng chấp nhận sự thất bại, thái độ nhập cuộc nghiêm túc cực độ song hành với cái nhìn thanh thản, nhẹ nhõm, cười cợt đối với cuộc chơi.

Bên cạnh Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng có một cái nhìn phóng khoáng đối với văn chương và cuộc đời, chính điều đó đã tạo nên hơi hướng thơ chơi trong sáng tác của ông. Không phải là những chuyện kinh bang tế thế, vũ trụ, mà là những cái nhìn mới mẻ khác: Khi hồi tưởng lại chuyến đi Indonesia, đến thủ đo Jakarta nhìn vũ trụ bao la, ông mới thấy văn chương trước kia là trò trẻ con: Rõ trò chơi từ trước chuyện văn chương. Trong tâm thức Cao Bá Quát, cuộc sống bấy

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 4


giờ quá chật chội, mất tự do, cho nên đọc sách người, ông thấy núi rộng sông dài, xê dịch đến nơi đất lạ, ông thấy “sáu cõi mênh mông”. Ông muốn đổi thay cuộc sống, đổi mới văn chương. Cao Bá Quát nổi tiếng giỏi Hán văn: “Văn như Siêu Quát...”. Nhưng trong bài “May rủi”, ở cái chỗ câu “chữ thánh hiền” thường “cao ngạo”, ta bất ngờ gặp câu chữ Nôm:

Nằm khểnh ngâm thơ cho vợ ngủ, Ngồi rù uống rượu với con chơi.

(May rủi)

Cái chất men say lãng tử rất mới, rất phóng khoáng của một trang nam tử chí tang bồng là đây. Hát nói thuần Nôm đầu tiên là đây chăng? Dù sao, mãi đến Tản Ðà nó vẫn hiếm. “Chơi” là cách để Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát…. ngạo thế, thị tài, phản ánh tinh thần tự do, nội tâm khoáng đạt, vô vi không vướng tục. Các thi nhân qua đó thể hiện ý thức vượt khỏi khuôn khổ cứng nhắc của hệ tư tưởng thống trị với những nguyên tắc đạo đức kìm hãm sự độc đáo của cá tính. Theo ý kiến của tác giả Trần Ngọc Hiếu, chính sự phát triển của ý thức chơi trong văn học trung đại Việt Nam đã dẫn đến sự hình thành một thể thơ mang tính chất trò chơi điển hình: hát nói. Sở dĩ gọi nó là thể loại trò chơi bởi nó mang tính trình diễn, nó được sinh ra và nuôi dưỡng trong môi trường du hí, giải trí của đời sống thị dân, nó mang hình thức tự do nhất trong các thể thơ trung đại và một trong những nội dung nổi bật của hát nói là thể hiện cái tôi hưởng lạc, phong lưu, cá tính, đa tình, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại, đó là cái tôi tay chơi của các nhà Nho tài tử.

Sang đến Tú Xương thì thú ăn chơi lại càng rõ. Ở đây chúng tôi không muốn nhắc đến mảng thơ thuần túy trào phúng hay trữ tình của ông Tú bởi như trên chúng tôi định nghĩa: thơ chơi nằm giữa thơ trào phúng và trữ tình. Tuy nhiên, phương diện trữ tình ở thơ chơi đậm đặc hơn ở thơ trào phúng. Tú Xương tự trào là kẻ “cao lâu thường ăn quịt, thổ đĩ lại chơi lường”, những “tật xấu” của các anh đàn ông là những cái lăng nhăng “quấy phá” chúng ta: Một trà, một rượu, một đàn bà. Chất “chơi” của ông Tú Thành Nam trong cuộc sống lẫn văn chương vốn “nổi tiếng” xưa nay. Ở ông có cái ngông nghênh thị tài của anh khóa bảy lần thi trượt


lại vừa có cái tình dạt dào nồng thắm của người chồng “ở bạc”. Chất uy-mua nhẹ nhàng mà thâm thúy làm nên những vần thơ rất “chơi” theo phong cách riêng của ông Tú. Qua việc tìm hiểu sơ lược ba tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tú Xương, văn học trung đại, có thể thấy thơ chơi càng ở giai đoạn sau càng rời xa quỹ đạo của cửa Khổng sân Trình để tiệm cận gần hơn với cuộc đời. Thơ đang thực sự trở thành một thú chơi tự do của người nghệ sĩ và phải chăng lúc này thơ ca mới trở về bản chất thực sự của nó?

Sau thời kỳ hoàng kim của Thơ Mới, những năm 1945 – 1975, thơ ca thiên về phản ánh cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, là tiếng nói chung của cả dân tộc, cả thế hệ cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Thơ ca có một mặc định ngầm gán với một trách nhiệm, truyền tải một nội dung yêu nước mà ít có chỗ cho những điều riêng tư và “ít nghiêm túc” như thơ chơi cho nên thơ chơi trong thời kì này bị hạn chế. Thơ chơi thời kỳ này theo quan sát của chúng tôi tạm thời “ẩn” dưới dạng những bài vè, những bài ca dao, dân ca, những câu hát trong quá trình đấu tranh, lao động. Đó là những sáng tác thơ vui lưu truyền trong dân gian được sáng tác theo lối thơ của tác giả Bút Tre (1911 - 1987). Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì cách làm thơ, gieo vần của ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau những giờ lao động mệt nhọc căng thẳng. Câu lục bát nổi tiếng nhất mà có rất nhiều người thuộc khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hoan hô đại tướng Võ Nguyên

Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về...

Thơ của ông có khi là tiếng nói hài hước mang chút châm biếm nhẹ nhàng:

Làng ta có cái núi voi Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi

Voi cũng hăng say đua sản xuất Đầu thì trồng sắn đít trồng khoai.

Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ, chỉ gọi là vè. Nhưng dẫu sao, lối thơ (hay vè) của Bút Tre đã cùng tồn tại với rộng rãi người dân Việt Nam suốt nửa


cuối XX và có thể sẽ còn lâu hơn nữa trong cách sống lạc quan mang lại niềm vui ngày thường cho nhiều người Việt Nam. Cho đến ngày nay, những vần thơ sáng tác theo lối thơ Bút Tre vẫn có một sức hấp dẫn đặc biệt đối với độc giả mọi lứa tuổi. Bởi người ta quan niệm, đến với thơ không phải chỉ đắm chìm trong thế giới nghệ thuật mà còn để “hưởng thụ”, để được “chơi”.

Trong xã hội hiện đại, con người có nhiều khoảng trống hơn để trở về với cái Tôi riêng tư thì thơ chơi bắt đầu trở thành một xu hướng, một trào lưu mới. Đối với các nhà thơ hiện đại, cấu trúc thơ (bao gồm cấu trúc ngôn ngữ, cấu trúc hình tượng, thiết tạo văn bản,…) được hình dung như những cuộc chơi, những trò chơi bất tận. Dĩ nhiên, để chơi được và chơi hay trong lĩnh vực nghệ thuật là chuyện không hề đơn giản, bởi “Nghề chơi cũng lắm công phu” (Nguyễn Du). Trong những năm gần đây, đời sống thơ ca nước ta có những cách tân mạnh mẽ. Đó là hiện tượng thơ “dòng chữ”, thơ chơi… về thực chất, các nhà thơ này đề cao vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật, chống lại sự mòn cũ trong các diễn ngôn đã có. Bởi thế, không nên quá sốt ruột và tìm cách phủ định những nỗ lực của họ trong việc làm mới thơ ca, nhất là khi thơ đang rơi vào tình trạng ảm đạm như hiện nay. Thơ chơi trong nền văn học đương đại ngày càng mở rộng phạm vi phản ánh. Điều đó đã thể hiện tinh thần dân chủ, tự do trong xã hội mới. Nội dung thơ linh hoạt với những vấn đề gần gũi trong sinh hoạt thường ngày. Thơ vui, thơ chơi thu hút sự quan tâm không chỉ của văn nghệ sĩ chuyên nghiệp mà còn của cả những tác giả vô danh, những người lao động bình thường, những học sinh, sinh viên… Thơ vì thế không chỉ truyền đến “lỗ tai” của nhà phê bình, của thi nhân mà còn chạm đến được những người lao động bình dân mọi lứa tuổi. Thơ chơi trong nền văn học hiện đại chủ yếu hướng tới những chuyện thế sự đời tư, những vần thơ cất lên mang tính chất bông đùa, giải trí rất rõ:

Vợ mình là con người ta Con mình do vợ đẻ ra

Suy đi tính lại chẳng bà con chi Không ăn thì để làm gì?


Thơ không phải là địa hạt của những gì huyền bí cao xa, mà gần gũi ngay giữa cuộc đời này. Thơ đích thực là thơ không chấp nhận sự phân loại: sang / hèn. Thi ca và nghệ thuật nói chung mà làm “sang”, lên mặt đạo đức là tự giết mình. Thơ đời tư – thế sự, về mặt hình thức gần với thơ dân gian, với lối nói hàng ngày, dân dã, chứ không trau chuốt về hình thức, không tu từ quá nhiều. Nó ưa lối nói tự nhiên, gần ngôn ngữ đời sống hàng ngày. Phải chăng vì thế, thơ chơi chạm đến trái tim người đọc, dù bạn có là cha, hay là con, là anh hay là em… cũng đều cảm nhận trong những vần thơ ấy biết bao xúc cảm gần gũi, thân thương. Với ý nghĩa như thế, thơ chơi có lẽ sẽ còn cần, và sẽ còn trụ mãi cùng thời gian. Ý nghĩa của nghệ thuật cũng như lý do tồn tại của thơ nằm chính trong những trò chơi ngôn từ tưởng như ngẫu hứng song kỳ thực hàm chứa trong đó tư tưởng giải phóng cá tính sáng tạo của nhà thơ. Trong thơ xuất hiện nhiều sự ngẫu hứng và hàng loạt kết hợp độc đáo giữa cổ và kim, giữa ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ đời thường, giữa cách nói thông dụng và cách nói lái, giữa nghiêm trang và bỡn cợt… cũng như ý thức xóa mờ ranh giới thể loại. Các nhà thơ hiện đại làm thơ để trả thơ về với hơi thở tự nhiên vốn có không cần cố gắng đắp điếm, thơ như chính sữa của mẹ “Lời ru của mẹ cất vào tuổi thơ”. Xuất phát của thi ca là sự thực của cuộc đời này, thi nhân làm thơ mà như đang chơi với thơ:

Mặc ai lắm chữ thực hư mặt người Chơi thơ để nhẹ nỗi đau nhân tình

(Hữu Ước)

Có thể thấy trong xã hội hiện đại, thơ chơi gần với nghĩa thơ của những thi sĩ nghiệp dư, nhưng như vậy không có nghĩa thơ chỉ là một trò chơi tiêu khiển lúc nhàn rỗi như nhiều người vẫn quan niệm. Thơ chơi ở đây mang đầy hơi thở tự nhiên của cuộc đời nhưng không vì thế mà mất đi tính nghệ thuật vốn có của thơ ca. Ở đây, “chơi” là một hình thức phiêu lưu trong nghệ thuật, là hình thức mở rộng tưởng tượng, là một nẻo đường nhà thơ vượt qua khỏi những quy phạm nghệ thuật. Vì thế, để chơi một cách thực sự, nhà thơ vừa đầy ngẫu hứng vừa hết sức chặt chẽ trong tổ chức diễn ngôn nghệ thuật của mình. Như vậy, đó không phải là


thứ trò chơi “vô tăm tích” mà phải là thứ trò chơi có nghĩa. Những tầng nghĩa trùng điệp ấy được xây dựng trên cơ sở giải phóng trí tưởng tượng và cảm nhận về tự do của con người, cả về phương diện sáng tạo lẫn thưởng thức nghệ thuật.

1.2.3. Thơ chơi và chơi thơ

Hai khái niệm thơ chơi và “chơi thơ” rõ ràng không trùng khít. Trong số các thể loại văn học thì thơ là thể loại mang tính luật lệ rõ nét nhất. Thơ phải có thi luật ví dụ như một bài thơ Đường luật phải tuân thủ những quy tắc như niêm, luật, đối. Điều này thể hiện rõ đặc trưng của luật chơi. Nếu không tuân thủ đúng luật thơ Đường thì bài thơ đó sẽ được gọi là bài thơ phá luật, không được coi trọng và không thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ. Từ xưa đến nay, người ta vẫn ca ngợi sự chỉn chu, chỉnh tề trong phép đối ý, đối chữ của thơ Lí Bạch hay Đỗ Phủ. Với thơ ca trung đại Việt Nam, Bà Huyện Thanh Quan vẫn được coi là tấm gương về sự mực thước, đăng đối chỉnh tề trong thơ. Có người nói rằng: ngay cả trong những hình thức thơ hiện đại, nơi mà những bó buộc về luật lệ được nới lỏng đến độ nhiều khi không nhận thấy ngay được áp lực của nó, dẫn đến sự hình thành ý niệm “thơ tự do” thì thơ vẫn được coi là “thứ ngôn từ mang tính tổ chức cao”, vẫn chịu những khống chế, quy phạm nhất định. Bởi lẽ đó mà T.S.Eliot đã lưu ý: “Chẳng có thơ nào là hoàn toàn tự do với những người muốn làm thơ đích thực”. Theo chúng tôi, chữ “chơi” trong thơ chơi của Tản Đà rất gần gũi với quan niệm “chơi” của dân gian.

“Chơi” trong thơ Tản Đà giống nghĩa của từ “chơi” trong từ điển ở mục đích vui chơi, tiêu khiển, đây là hoạt động chỉ nhằm cho vui, chứ ngoài ra không có mục đích khác. Có khi “chơi” của Tản Đà gắn với hoạt động vui chơi nhằm cho vui, nhưng cũng mang ý nghĩa “chơi khăm” ở những vần thơ châm biếm nhẹ nhàng. Ngoài ra, đây cũng là một thú vui tiêu khiển, giải trí của thi sĩ theo nghĩa thứ hai của từ điển Tiếng Việt. Sâu xa hơn, “Chơi” trong thơ chơi của Tản Đà được hiểu là hoạt động tự do, tách ra một cách tương đối khỏi cuộc đời “thường nhật”. Chơi được định nghĩa như là sự đối lập với thực tại, với cái nghiêm trọng, nghiêm túc. “Sự chơi tạm thời đưa con người bước ra khỏi quỹ đạo của cuộc đời


thường nhật với những giới hạn không-thời gian, những quy luật, tất yếu của nó, để thâm nhập vào một thế giới khác vừa ở trong mà cũng vừa ở ngoài thực tại, mang tính tự trị tương đối (có không gian-thời gian riêng, có những luật lệ riêng)” [28, 49]. Con người chơi để được là mình, để không bị quy giản thành một thực thể duy lý vì “chơi là phi duy lý”. “Con người chơi như một cách để tìm kiếm ý nghĩa sự tồn tại của chính mình, như một cách để tạo nghĩa cho chính thế giới mà y tồn tại trong đó. Con người chơi để khai phá sự tự do khi vượt qua những tất yếu của thực tại, để phát hiện những khả thể của bản thân và của chính thế giới” [28, 49]. Như vậy, bản thân chữ “chơi” trong thơ chơi mặc dù có nghĩa là sự tự do, nhưng thực chất nó cũng hàm ý tuân thủ theo một thứ “luật chơi” nhất định của thơ ca. “Chơi” không phải là sự phóng túng, buông tuồng, không phải là sự chơi bời, cẩu thả hay một kiểu lập dị khác đời. Tác giả Trần Ngọc Hiếu trong bài viết của mình có liên hệ: Chữ “chơi” ở đây gợi nhớ đến chữ “du” trong triết học của Trang Tử: nó vừa bao hàm hứng thú xê dịch, phiêu lưu, vừa mang nét nghĩa thể hiện sự say đắm, hưởng thụ vẻ đẹp của cuộc đời, vừa biểu lộ một tâm thái tự do, chỉ sống theo tiếng gọi của cảm hứng, theo nhu cầu phô diễn sự giàu có của cảm xúc. “Chơi” của các nhà thơ lãng mạn phân biệt với các thi nhân xưa, chơi là để tự do sống với thế giới cảm xúc, tưởng tượng; sự chơi mở ra không gian để ngay cả những trạng thái tinh thần mơ hồ, vu vơ, nhỏ bé nhất được phơi bày. Trong truyền thống, ý niệm chơi được nhấn mạnh ở sự tương phản của nó với cái nghiêm túc, tiếng gọi của trò chơi đưa con người ta thoát khỏi sự gò bó của công danh, gánh nặng của những bổn phận, nghĩa vụ. Họ chơi để quên đi thực tại, để được sống là chính mình trong cái thế giới mình tự vẽ ra và trong thế giới ấy, họ được là chính mình nhất.

Khái niệm “chơi thơ” mang nội dung ý nghĩa rộng hơn so với thơ chơi. “Chơi thơ để nhẹ nỗi đau nhân tình”, thật vậy, nhiều bài thơ tác giả làm ra chẳng mong để lại tên tuổi, hay đóng dấu ấn của mình lên bản đồ văn học, mà làm thơ đơn giản chỉ để giải tỏa, để tâm sự cho nhẹ bớt cõi lòng. Chơi thơ đối với họ là một trong những niềm say mê, chơi thơ cũng như các thú chơi khác nhằm mục

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí