Cảm Hứng Chủ Đạo Và Nhân Vật Trữ Tình Trong Thơ Chơi Của Tản Đà


Cứ tiền giấy mực biết bao nhiêu

(Lo văn ế)

Trong quan niệm truyền thống, văn học là một thứ quà tặng để thù tạc: cầm, kì, thi, họa. Làm thơ không phải là một nghề, nó là một phần trong hoạt động sống của một vị quan. Trong bối cảnh ấy, tuyên ngôn “thơ ca bán phố phường” của Tản Đà là một điều mới mẻ với quan niệm: nhà văn chuyên nghiệp, và văn chương là một loại hàng hóa. Từ quan niệm mới mẻ về văn học này, Tản Đà tổng kết cuộc đời mình với tư cách của một người: Khi làm chủ báo lúc viết mướn. Chỉ từ Tản Đà người ta mới bắt gặp những trải nghiệm thật mới mẻ của một người viết văn với những điều kiện khắc nghiệt của thị trường trong bài “Lo văn ế”. Với những mới mẻ trong quan niệm văn học như trên, Tản Đà xứng đáng được xem là người tiên phong trên con đường vận động từ lối viết văn làm thơ của nhà Nho sang lối viết văn làm thơ của một nhà văn chuyên nghiệp.

1.3.3. Vị trí của thơ chơi trong sáng tác Tản Đà

Tản Đà phát biểu: “Lập thân tối thiểu thị văn chương”, có nghĩa lập thân kém nhất cũng phải bằng văn chương, nếu văn chương đó là thứ văn chương vì cuộc sống đương thời. Tản Đà sinh ra trong thời đại hoàn toàn khác. Khi cựu học ngày càng suy thoái, chữ quốc ngữ được cổ súy, phổ biến trong các trường học và mọi công việc hành chính sự vụ, khi báo chí phát triển như trăm hoa đua nở, Tản Đà là người cực kỳ nhạy bén với thời cuộc, lẽ nào vẫn cố sống cố chết với những lý luận và quan niệm văn chương theo kiểu “chi, hồ, giả, dã” cho được? Và Tản Đà đi theo quan niệm của những trí thức hàng đầu của Việt Nam giai đoạn giao thời như: Lương Văn Can, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.

Ông coi việc làm văn chương như cách để mở mang dân trí , chấn hưng đất nước và sâu xa hơn , cổ súy cho việc tự lực tự cường trên phương diện văn hóa để chờ cơ hội giành lại độc lập từ tay người Pháp . Tản Đà cũng như những trí thức

buổi giao thời hiểu sâu sắc môt lẽ rằ ng, muốn đánh đuổi Pháp , trước hết phải học

Pháp, mà cái cần học trước tiên chính là chữ quốc ngữ . Do đó, không ngạc nhiên

khi môt ông đồ nho được đào tạo khá bài bản trong nền cựu học như Tản Đà thoắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.


đã có thể nhập cuộc với những tri thức mới mẻ của nền văn hóa phương Tây và chữ quốc ngữ. Chính vì những ý nghĩ thức thời như trên mà khi làm báo , viết văn,

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 6

Tản Đà thể hiện rõ những ám ảnh thôi thúc của tinh thần tự nhiệm môt nhà nho

trước buổi gió Á mưa Âu. Cuộc vật lộn của Tản Đà trên mặt trận văn chương giữa một thời buổi khó khăn về kinh tế, trong tình trạng bấp bênh của các hoạt động văn hoá, thật vô cùng gay go, gian khổ, nhiều phen đã dồn ông tới chân tường và vắt cạn sức lực của ông:

Một mối tơ tình buộc chết ai,

Bán văn buôn chữ kiếp nào thôi? Ruột tằm rút mãi chưa thành kén, Có lẽ lôi thôi suốt cả đời!

(Đề Khối tình con – Quyển thứ hai) Đọc văn chương Tản Đà , người ta thấy rất rõ hai cái mâu thuẫn . Môṭ


mặt, ông coi

văn chương là môt thú chơi , không làm ra vẻ nghiêm trọng hay phức tạp. Văn

chương với ông trước hết là môt cuộc chơi tùy hứng , thư thái. Ông thích và nói

nhiều về vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp đích thực và cơ bản nhất của văn chương. Tuy nhiên, vì Tản Đà là nhà báo, nên dù muốn dù không, ông cũng không thể làm ngơ trước những sự kiện đang diễn ra quanh mình. Trong nhiều tác phẩm văn chương cũng như báo chí của Tản Đà, người ta nhận ra khối mâu thuẫn đó đôi khi khiến ông lúng túng…

Trong sự nghiệp sáng tác, Tản Đà quan niệm văn vị đời - có bóng mây hơi nước đến dân xã - mới là thể loại mà ông xem trọng. Thi sĩ khẳng định: “Văn chương mà không được như các văn Lư Thoa, Lương Khải Siêu thời sự nghiệp có đáng giá là mấy”. Tản Đà kỳ vọng vào một sự nghiệp văn chương của Khang, Lương, Lư Thoa - những hình mẫu cho hạng văn vị đời của ông. Với những quan niệm về tính chất và thể loại văn học như trên dễ hiểu là vì sao từ 1926 trở đi Tản Đà bỏ hẳn những sáng tác thuộc hệ thống thể loại văn chơi để chuyển sang viết báo tuyên truyền cho thuyết thiên lương, kỳ vọng vào một sự nghiệp văn chương giáo hóa, chính nhân tâm, thuần phong tục. Chính quan niệm ấy đã khiến ông xa


rời quỹ đạo của một nhà văn chuyên nghiệp để trở về với kiểu văn học nhà Nho truyền thống mặc dù trước đó, thi sĩ đã từng rất hăm hở “phá cách vứt điệu luật”. Có thế thấy, văn chơi, đặc biệt là thơ, không được xếp thứ hạng cao trong quan niệm sáng tác của Tản Đà. Văn chơi nói chung, trong đó có thơ chơi, thi sĩ làm “in bán để chơi chung” “dẫu được lời riêng có mấy đồng” (Lo văn ế). Thơ chơi chỉ là thơ viết ra để kiếm tiền tiêu, tuy nhiên đây lại là phần thơ chiếm số lượng không nhỏ, làm nên tên tuổi, phong cách và cá tính của Tản Đà. Theo thống kê của chúng tôi, cuốn Tản Đà toàn tập do Nguyễn Khắc Xương sưu tầm, biên soạn, giới thiệu có 315 bài thơ, trong đó thơ chơi có 132 bài, chiếm 42% trong toàn bộ tác phẩm thơ ca của Tản Đà.

Tiểu kết chương I

Ở chương 1 chúng tôi đã trình bày những vấn đề chung về Khái niệm tư duy thơ và thơ chơi Tản Đà. Trong chương đầu tiên này, luận văn giải quyết ngắn gọn và cơ bản những vấn đề lý thuyết xung quanh “tư duy nghệ thuật”, “tư duy thơ” và từ đó chúng tôi nhận thấy sự chi phối của quan niệm nghệ thuật đối với tư duy thơ. Từ góc độ tư duy nghệ thuật, chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu thơ chơi như một “tiểu thể loại”. Thơ chơi ở đây không dừng ở thứ thơ thuần giải trí, thơ mua vui, mà tính chất “chơi” thể hiện ở thái độ đứng cao hơn đời, nhìn cuộc sống bằng con mắt của một người nắm rõ quy luật, sự biến thiên của cuộc sống, chứ không phải là thứ thơ của một kẻ tập tành văn chương. Chính vì thế chúng tôi xác định, thơ chơi ở ranh giới giữa trào phúng và trữ tình. Thơ chơi mang tính chất uy-mua (humour) có mức độ phê phán nhẹ nhàng, chủ yếu gây cười, mua vui. Nó khác cái nghịch dị ở tính chất kín đáo, thâm trầm, không lộ liễu, khác cái châm biếm ở mức độ nhẹ nhàng, đùa vui, thiện ý. Thơ chơi xuất hiện trong văn học dân gian, văn học bác học truyền thống và trở thành một trào lưu thời hiện đại. Thơ chơi chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Tản Đà. Mặc dù quan niệm văn chương rất rạch ròi về thể loại văn vị đời và văn chơi nhưng những thành công nhất về nghệ thuật của thi sĩ lại thể hiện rõ hơn ở mảng văn chơi, trong đó có thơ chơi.


Chương 2. Cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình trong thơ chơi của Tản Đà

2.1. Cảm hứng chủ đạo

2.1.1.Cảm hứng về quê hương đất nước và con người thời đại trong thơ chơi Tản Đà

Tản Đà tự nhận mình là người ăn chơi, chơi cả vũ trụ, cả sơn hà. Rõ ràng, ông không phải con người hành đạo, mà chủ yếu ông là con người chơi, con người sống để thực hiện triết lý chữ chơi, con người coi cuộc đời là một cuộc chơi: Chơi với đời. Thi nhân giới thiệu hóm hỉnh về quê quán và đã đóng dấu cái bản ngã gắn liền với chữ “chơi” của mình vào cuộc đời một cách rất tự tin, ngạo nghễ:

Văn chương thời nôm na Thú chơi có sơn hà

Ba Vì ở trước mặt

Hắc Giang bên cạnh nhà

Tản Đà!

Nguyễn Du đã từng khẳng định: “Chơi cho lăn lóc đá cho mê mẩn đời”, mấy người cùng thời Tản Đà như Nguyễn Quý Tân, Ngô Thế Vinh cũng muốn: “tuyết nguyệt phong hoa cho phỉ chí”, nhưng chưa ai ca tụng thú ăn chơi một cách say mê và tỉ mỉ như Tản Đà:

“Túi thơ đeo khắp ba kỳ

Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng Thú ăn chơi cũng gọi rằng

Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian”

Phải chăng đó là cái định mệnh muôn đời của kẻ lỡ mang vào người cái nghiệp của một khách chơi, của một Trang Tử. Say mê với quê hương đất nước, Tản Đà vui với các thú chơi như: Đi du ngoạn, thưởng lãm; thưởng thức của ngon vật lạ mọi miền và thể hiện một tình yêu bao la với cố hương, gia đình. Tản Đà đã sống thật và trung thành với cái nghiệp chơi của mình. Ông có thể tự hào đã sống hết đời mình như người ta đi tới cùng trong một cuộc chơi, một cuộc chơi dài bằng cả


một cuộc đời. Với Tản Đà, với con người có bốn phương là nhà, với kẻ đã mang “túi thơ” đi khắp trong thiên hạ, với kẻ dám mang cái ngông của mình thách thức cả với sông núi, phải chăng cuộc đời này chỉ là một cuộc chơi không giới hạn. [81; 330] Ông khẳng định một cách chắc nịch, như là một cách để so gan với cuộc đời: Chơi cho thật chán, cho đời chán. Trong cuộc chơi không giới hạn đó, Tản Đà chưa bao giờ biết lùi bước. Người ta có thể tìm thấy ở Tản Đà một con người lãng mạn, một khách tình si hay một tâm hồn ưu thời mẫn thế… nhưng người ta vẫn phải tìm kiếm một Tản Đà khác, một Tản Đà phiêu bồng, tài tử. Tản Đà: hình ảnh của một khách chơi trong ý nghĩa đầy đủ nhất của danh từ:

Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có cửa nhà thời không

“Ông là một khách chơi toàn diện, và trời đã sinh ra ông như vậy, định mệnh đã thiết lập nên ông như vậy dù ông có chấp nhận hay không” [80; 329]. Chính vì thế, Tản Đà rất ham đi và đi đến đâu là có thơ chơi đến đó. Ông đắm say trong thiên nhiên cảnh vật và các món ăn đặc sản trải khắp ba miền: Từ Hòn Gai, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Tu Ran (Đà Nẵng), Nhất Thiên, Phú Yên, Bình Định, Thuận An, Phú Yên, Chợ Lớn, Sài Gòn, Long Xuyên, Mê Kông, … hầu như nơi đâu trên khắp mọi miền đất nước ông cũng đã từng đặt chân lên. 12 năm phiêu bạt giang hồ (1922 - 1934), Tản Đà đã tổng kết lại bước đường ăn chơi của mình bằng bài thơ “Thú ăn chơi”:

… Hà tươi cửa biển Tu Ran

Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà Sài Gòn nhớ vị cá tra

Cái xe song mã, chén trà Nhất Thiên Đa tình con mắt Phú Yên

Hữu tình rau bí ông quyền Thuận An…

(Thú ăn chơi)

Có thể khẳng định quê hương đất nước chính là một nguồn mạch vô tận trong cảm hứng sáng tạo của Tản Đà. Giống như một du tử, Tản Đà hiện lên là một con


người phóng khoáng, ham thích ăn chơi, hưởng lạc. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không có chỗ cho cuộc sống ẩn dật, người tài tử lại càng không thể sống ẩn dật, Tản Đà ca tụng cái thú đó:

Mạch nước sông Đà, tim róc rách Ngàn mây non Tản, mắt lơ mơ

(Ngày xuân thơ rượu)

Tình quê ở Tản Đà nồng nàn cả hương vị đất nước, nó nhen lên từ cảnh vật, từ con người mà nhà thơ mô tả. Từ ngọn rau bí Thuận An, đến ngọn rau sắng chùa Hương, từ chén cà xứ Nghệ đến đội mắm Long Xuyên, từ anh hát xẩm đến chị làng chài, đều tỏa đượm những màu sắc tình ý thực đậm đà, quyến rũ trong văn thơ ông. Nhưng không có gì mơn man đẹp đẽ cho bằng cảnh quê nhà của thi sĩ:

“…Ta nhớ ai mà mãi đứng đây, Nước rợn sông Đà con cá nhảy,

Mây trùm non Tản cái diều bay…”

(Quê nhà chơi mát cảm hứng)

Nỗi trìu mến gắn bó cùng đất nước quê hương này trong thơ ông thường vẫn nghe như những lời yêu thương tha thiết của một người tình quân cũ nhớ nhung. Tình yêu của Tản Đà là một thứ tình hiền hòa, êm dịu, nhẹ nhàng, êm ả như đám mây trôi hờ hững trên nền trời xanh biếc của chốn đồng quê xa vắng:

“Sông thu ngược gió xuôi thuyền, Thuyền xuôi gió ngược cho phiền lòng anh.

Đôi ta lên thác xuống ghềnh, Trăm năm thề chữ chung tình sánh đôi”

( Đò đưa, Khối tình con – quyển I)

Và khi nói đến cánh bèo mặt nước, nhà thơ đã từng viết những lời nùng diễm:

“Bềnh bồng mặt nước chân mây,

Đêm đêm sương tuyết, ngày ngày nắng mưa.

Ấy ai bến đợi sông chờ,

Tình kia sao khéo hững hờ với duyên!”

(Cánh bèo)


Trong thơ chơi của thi sĩ Tản Đà ngoài bức tranh về quê hương đất nước, ông còn khéo léo dựng lại bức tranh về những con người thời đại – thời đại đất nước đầy biến động khi chuyển giao từ “bút lông ra bút sắt”. Trong thơ chơi, thi sĩ trêu ghẹo cả những kẻ sĩ, đạo cao đức trọng. Thầy đồ, kẻ sĩ, sư sãi hay những đấng hiền nhân quân tử đều là những người được xã hội trọng vọng bởi sự mô phạm, phẩm chất cao quý, sứ mệnh lớn lao, nhưng qua những trang thơ chơi của Tản Đà, họ hiện lên thật khôi hài. Trong buổi giao thời, con người thời đại có nhiều đổi thay, và thầy đồ là đối tượng đầu tiên chịu sự ảnh hưởng của công cuộc chuyển mình vĩ đại của lịch sử. Theo Nho giáo xưa, học sinh quý trọng thầy giáo theo thứ bậc: “Quân, Sư, Phụ”, nghĩa kính trọng thầy giáo hơn cả cha mẹ, chỉ sau vua - là người thay Trời trị vì thiên hạ. Thế nhưng trong thời đại Tản Đà, hình ảnh thầy đồ có nhiều đổi khác. Trong bài “Thầy đồ ve gái đánh phải đau tay” ngay từ nhan đề và những câu thơ đầu tiên, Tản Đà đã dùng cách nói ỡm ờ, úp mở khiến lời thơ khơi gợi, kích thích sự tò mò của độc giả:

Em mới nghe đồn lắm sự hay Đồn rằng bác mới phải đau tay Gớm ghê con bé già gan tệ

Lẩy bẩy thầy nho mắc miếng cay

(Thầy đồ ve gái phải đánh đau tay)

Thầy đồ trong buổi giao thời không còn sự nghiêm túc đạo mạo vốn có, mà thay vào đó là những người ham mê sắc dục. Đó là những “Thầy đồ ve gái góa” (Nguyễn Khuyến) hay ông đồ Bốn (“Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng Sắt” – Tú Xương). Với cách xưng hô gần gũi “em, bác”, qua bài thơ “Thầy đồ ve gái phải đánh đau tay” hay tên khác “Bóp vú đau tay”, Tản Đà đã gợi nên một không gian thân mật, khác hẳn với lối văn chương đạo mạo công thức nơi trường ốc vốn có của văn học trung đại. Hình ảnh ẩn dụ “chim chưa vỡ bọng” kết hợp với những từ ngữ dân dã và hư từ “già gan tệ”, “sao cứ mó”, “dễ mà bay”, “thôi chừa nhé”, “lại có ngày”… khiến lời thơ trở thành lời trò chuyện nhắn nhủ rất thân tình. Bốn


câu thơ cuối là lời nhắn nhủ khuyên răn, cũng là lời cảnh báo đầy hài hước của thi sĩ:

Hùm đã biết hang sao cứ mó Chim chưa vỡ bọng dễ mà bay Từ đây buộc chỉ thôi chừa nhé

Đừng dám chơi dao lại có ngày

Lời nhắn nhủ như khuyên răn nhưng cũng như tâm tình, đùa vui ấy đã làm nên nét đặc trưng riêng cho thơ chơi của Tản Đà khi hướng ngòi bút tới một bộ phận thầy đồ bị tha hóa. Bên cạnh đó, trong thơ chơi của Tản Đà còn xuất hiện hình ảnh thầy đồ tự trào về cái nghèo: “Thơ khóc tết của hai ông đồ”. Thấp thoáng sau bóng dáng ông đồ nghèo là hình ảnh của chính thi sĩ với cái nhìn bi hài hước về thân phận ông đồ khi Hán học trên con đường mạt vận. Không hề có ý mỉa mai hay chế nhạo, mà Tản Đà hướng cái nhìn hài hước, hóm hỉnh tới hai ông đồ bí bách trong cảnh ngày tết đến gần.

Bức tranh con người thời đại ngoài kẻ sĩ như thầy đồ, người quân tử, còn có nhà sư. Trong ca dao sư cụ ở chùa hiện lên thiếu nghiêm trang, đứng đắn:

Ba cô đội gạo lên Chùa

Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư Sư về sư ốm tương tư,

Ốm lăn, ốm lóc nên sư trọc đầu Ai làm cho dạ sư sầu,

Cho ruột sư héo, cho bầu đứt dây!

Còn trong thơ Hồ Xuân Hương hiện lên một ông sư “hổ mang”:

Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha Tu lâu có lẽ lên Sư cụ

Ngất nghểu toà sen nọ đó mà

(Sư hổ mang)

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí