Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 5


đích tiêu khiển, mua vui như nghĩa: chơi tem, chơi cây trong từ điển. Chơi thơ là một cái thú trong rất nhiều thú chơi của con người. Có người thích chơi những bài thơ hài hước, châm biếm, có người lại thích chơi thơ tình… Chơi thơ gì phụ thuộc vào cái “gu” riêng của từng người. Trong khi đó, thơ chơi, như trên chúng tôi quan niệm, là “tiểu thể loại” có sự pha trộn giữa chất trào phúng và chất trữ tình.

Thơ có khi viết về chuyện người mẹ, chuyện người vợ, người con, người cháu, có khi là cảnh nợ nần chồng chất dẫn đến tan cửa nát nhà. Thơ chơi không chỉ để biểu hiện cái vui ồn ào mà có thể bộc lộ cả nỗi buồn lặng lẽ “cười ra nước mắt”. Những vần thơ hóm hỉnh giúp người ta giải tỏa, chấp nhận mọi trải nghiệm. Nguyễn Bá Thành là một trong những tác giả có thú chơi thơ và thường bộc bạch, gửi gắm nỗi niềm của mình trong thơ. Ông đã ghi lại một thời sóng gió của cuộc đời đau xót trong những vần thơ chơi chơi:

Không tiền mà phải chia tay

Vừa tẻ, vừa nhạt, vừa cay, vừa nồng Một đời làm lụng khổ công

Về già lại hoá tay không từ đầu Không khanh tướng, chẳng công hầu

Không nhà, không vợ, không trâu, không cày

(Chia tay không tiền)

Cuộc đời “lục thập” của ông đã trải nghiệm đủ mọi vui buồn, đắng cay có khi đến trắng tay. Những chữ “không” cứ lặp đi lặp lại từ đầu đến cuối bài thơ một cách chao chát. Những vần thơ theo tư duy hướng nội thể hiện sự nhạy cảm trước cái hài của một con người bản lĩnh, và vì thế ông mới dám mang cái bản ngã, con người cá nhân của mình ra để cười cợt, giễu đùa… Rõ ràng, đó không phải là những vần thơ chơi mà đó là những trải nghiệm nặng nề, chua chát về cuộc đời. Chơi thơ đối với ông là một cách để giải tỏa những ưu phiền trong cuộc sống. Ông đã trút bỏ mọi gánh nặng tâm sự trong thơ. Chơi thơ trước hết như nghĩa gốc của từ “chơi” là một cách để thi nhân giải trí, “mua vui cũng được một vài trống


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

canh”, là cách để thi nhân tự giãi bày lòng mình mà không phải gò ép vào bất kì một khuôn khổ, một luật lệ nào cả.

Như vậy, cũng như chức năng của văn học nói chung, thơ chơi bộc lộ cái nhìn của nhà thơ về đời tư, con người cá nhân, thế sự, về chính tâm hồn mình bằng một cách nói đầy tính uy – mua. Thơ chơi đã hình thành một lối thơ mới, thay đổi quy phạm vốn có của thơ. Từ góc nhìn tư duy nghệ thuật, thơ chơi có xu hướng dung hòa giữa chất trào phúng và chất trữ tình. Thơ chơi giải phóng con người khỏi những trạng thái âu lo, sầu buồn, giúp tâm hồn trở nên an nhiên tự tại, khoáng hoạt hơn. Nếu ngôn ngữ là công cụ của tư duy thì, học giả Huizinga đã lưu ý chúng ta việc dùng ngôn ngữ để gọi tên sự vật, đưa sự vật vào địa hạt của cái tinh thần, về bản chất, là một sự chơi. “Lúc này, vật đã bị “bứng khỏi” thực tại vật lý, được dịch chuyển vào địa hạt của thực tại tinh thần, một thực tại “ảo”. “Đằng sau mỗi hình thức diễn đạt trừu tượng là những ẩn dụ rõ nét, và mỗi ẩn dụ lại là một trò chơi trên ngôn từ” [28; 50]

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 5

Thơ chơi trong quan niệm hiện đại rõ ràng không chỉ là một thú vui như phần trên chúng tôi trình bày về đặc điểm thơ, mà làm thơ chơi là một “công phu”. Đúng như nhà thơ Lê Đạt cho rằng: “Thơ không sống bằng phủ định loại trừ mà bằng khẳng định bổ sung. Không phải chỉ có một cách hiện đại mà có nhiều cách hiện đại. Không có một tổng công ty độc quyền phát hành tín phiếu hiện đại. Thơ hiện đại không phải một trường hợp phải khép kín. Mà một trường hợp phải mở” [1]. Và ông khẳng định, một trong những cách để hiện đại thơ ca đó là: “Người làm thơ chơi những phép tu từ như một thứ bẫy vô thức. Anh ta sinh sự với ngữ nghĩa và ngữ pháp để tạo ra một sự sinh mới cho thơ” [1]. Người làm thơ phải chơi với ngữ nghĩa và ngữ pháp, đó là một cách để giúp cho thơ ca của anh ta “nằm ngoài quy luật của sự băng hoại”.

1.3. Thơ chơi của Tản Đà

1.3.1. Tản Đà – một nhà thơ lớn

Tản Đà sinh vào thời mưa Âu gió Á – có thể nói đây là một giai đoạn chuyển mình vĩ đại của lịch sử khi mà tất cả những giá trị đã có trở nên lung lay và


thay vào đó là một bảng giá trị hoàn toàn mới. Sự xâm nhập của văn hóa Tây phương đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa, tinh thần của một dân tộc vốn đang bình lặng. Cũng như tất cả những nhà nho thời bấy giờ, vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX, Tản Đà bị choáng ngợp trước văn minh Âu – Mỹ. Văn hóa Tây phương với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật và vẻ hào nhoáng của nó trong đời sống, văn hóa đã khiến Tản Đà – một nhà nho Đông phương hào hứng và hết lòng tin tưởng:

Một mai rồi văn minh Trăm sự nhờ Bảo hộ”

(Lên tám)

Tuy nhiên, thực tế cuộc sống không đáng ao ước và kỳ vọng như Tản Đà mong chờ. Ông Tú Vị Xuyên đã ghi lại những nét vẽ chân thực nhất bức tranh thời đại. Từ cảnh đô thị hóa: “Sông kia rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai” (Sông lấp), chuyện ngoài đường: Keo cú người đâu như cứt sắt/ Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng (Đất Vị Hoàng) đến chuyện trong nhà: Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng (Đất Vị Hoàng). Và quả thực, Tản Đà sớm hay muộn cũng nhận ra mặt trái của xã hội tư sản. Vừa hăm hở bước vào thực tế, các ảo tưởng cứ vỡ dần. Thực tế cuộc sống thành thị đã dễ dàng làm một cậu ấm thành nhà văn mang túi thơ đi khắp ba kì nhưng không dễ dàng thay đổi tư tưởng và tác phong nhà nho trong ông. Tản Đà chưa có cái thực dụng, cái ích kỉ, cái vô tình của giai cấp tư sản. Tản Đà là một nhà nho tài tử thị tài và sống với nhiều ảo tưởng. Nhưng sản phẩm của nền giáo dục bảo hộ với các ông đồ Tây khiến Tản Đà chán chường. Chính bối cảnh ấy đã sinh ra một Tản Đà, không kiêu ngạo thị tài như Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, tuy đa tình nhưng cũng không quá khó tính đến mức cố chấp. Cái ngông của Tản Đà hiền lành, ít chống đối hơn. Thời đại, cuộc sống của xã hội tư sản, giai cấp và hoàn cảnh riêng của ông làm cho người tài tử vấp váp, cùng quẫn ấy không phát triển theo hướng thị tài, ngông nghênh phá phách mà theo hướng đa tình và cuối cùng phóng túng, hưởng lạc. Tản Đà là nhà nho nhưng không phải loại nhà nho chính thống hành


đạo ẩn dật. Ông là nhà nho tài tử, nhà nho tài tử sống trong một môi trường khác trước: xã hội tư sản.

Điểm xuất phát của Tản Đà vẫn là cái tôi cậy tài, vẫn là chủ nghĩa cá nhân của thời đại mới. Lý tưởng sống của người tư sản là làm ra tiền, hưởng thụ vật chất và hưởng thụ ngay, không phải đắn đo gì nhiều về chuyện đạo đức, về kẻ khác, về con cháu mai sau. Tản Đà là nhà nho dám công khai nói đến sự sung sướng, nói đến cái “thú” ở đời, nói đến thú ăn ngon, thú hưởng thụ những bữa tiệc có “có con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh”. Tản Đà đã không dè bỉu, khinh miệt hay che giấu cái “sung sướng chung thường” là giàu sang, vinh hoa, ăn mặc, thanh sắc như các nhà nho xưa. Ông nói đến những thú vui trần tục đó với tất cả khoái cảm và sự ham muốn. Trong thơ ông lúc nào cũng có cái vội vã, giục giã:

Chơi đi thôi

Chơi mau đi thôi Cho trống thủng Cho chiêng long

Cho cờ quấn ngược

Kẻo cái già xồng xộc nó thì theo sau

(Chơi xuân kẻo hết xuân đi)

Người ta tìm thấy trong những lời thơ táo bạo và giục giã của Tản Đà một cái gì rất tươi trẻ, rất mới, với quan niệm: sống là phải hưởng thụ, phải “chơi”. Phải chăng đó là điểm gặp gỡ kì diệu giữa Tản Đà với thi sĩ Xuân Diệu sau này? Tản Đà đã trút khỏi thơ cái vỏ trang nghiêm, cái vẻ đạo mạo của người quân tử. Có thể nói, Tản Đà là một nghệ sĩ thực sự, một con người tài năng của thế kỉ “có khả năng trở thành một đại thi hào ở Việt Nam”. [57; 167]. Là một nhà thơ lớn, đóng vai trò là cầu nối giữa hai thế kỉ, Tản Đà là người chuẩn bị cho phong trào Thơ Mới, mà các nhà thơ lãng mạn Việt Nam coi thi sĩ là một người Anh, một người mở đường mà họ hết sức kính trọng.

Trong tình hình khủng hoảng và cũng là vào thời tàn mạt của thơ cổ, của Hán học, Tản Đà đã đến để hồi sinh cho thơ. Tản Đà đưa thơ tình cảm thay cho


thơ duy lý, đưa cái cá nhân – cá thể là cái tôi của tác giả thay cho cái ta chung chung, nói về mình, diễn tả mình chứ không phải là nói về các nhân vật trữ tình khác. Những tình cảm mới được cá thể hóa đem lại tính chân thực cao chống lại tính ước lệ, khuôn sáo của thơ cổ… “Vai trò lịch sử của Tản Đà là chôn cất thơ cũ lần cuối với tất cả vẻ đẹp huy hoàng của nó và mở đường cho thơ mới ra đời”. Ở Tản Đà, có những vần thơ lãng mạn, bay bổng tới thiên đình đùa cười, cợt giỡn với trăng với trời và cũng có những vần thơ phản ánh hiện thực trần trụi, đi vào những chuyện đời thường sát đất. Nhà thơ đã nhận vào mình sứ mệnh tiên phong đưa văn thơ ra thị trường, chuyển văn học thành tiếng nói của số đông, đáp ứng nhu cầu của một lớp độc giả mới trong các giới trí thức và trong đời sống thành thị… Với Tản Đà, lần đầu tiên bạn đọc đến với văn chương không phải như đến với người đứng cao hơn mình, những người từ những trọng trách, những chí lớn, những tầm cao để đánh thức, để kêu gọi, để khuyến dụ, để chỉ giáo, răn dạy… Bạn đọc đến với Tản Đà như một bạn thơ bình đẳng để trang trải hộ mình những nỗi niềm và những suy tư, những ao ước và mê say, những băn khoăn hoặc thất vọng… Bạn đọc thấy ở Tản Đà sự tồn tại của thi ca như một nhu cầu bình thường, tự nhiên của sinh hoạt tinh thần và người làm thơ, các thế hệ nối tiếp của những năm ba mươi, thấy ở Tản Đà người khởi xướng, người mở đường cho một thời đại mới, thời đại được xác lập bởi những nhu cầu mới và những mối quan hệ mới với công chúng, độc giả. Tản Đà đã đưa ra một cái Tôi - chân dung cực kì thành thật, không xấu hổ, không che đậy. Bạn đọc đến với thơ Tản Đà để làm bạn, để chia sẻ, để tri kỉ với nhà thơ, một người lạ mà quen, cũng như đến với mình, đến với những ước nguyện, ham muốn và tự thú về mình.

Với sự nghiệp đồ sộ gồm thơ, văn, báo chí, dịch thuật... Tản Đà chính là ngọn núi Ba Vì sừng sững của nền văn học Việt Nam. Sau Nguyễn Khuyến, Tú Xương, nếu không có Tản Đà, nền thi ca Việt Nam sẽ có một khoảng trống lớn không gì bù đắp được. Đương thời, các nhà thơ khác như Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế,… thậm chí nhiều nhà thơ thuộc thế hệ sau như Quách Tấn, Ngân Giang… vẫn giữ lập trường thủ cựu,


sáng tác theo phong cách thơ cổ điển. Nếu không có Tản Đà, dễ gì thơ mới 1932- 1945 đạt được thành quả to lớn như nó từng có. Tản Đà là cột mốc lớn, gạch nối lớn, trạm trung chuyển lớn giữa nền thơ xưa dân tộc và thơ mới.

1.3.2. Quan niệm thơ chơi của Tản Đà

Trong bối cảnh xã hội đương thời, quan niệm văn học của Tản Đà hết sức độc đáo. Tản Đà từng viết: “Có văn có ích, có văn chơi”. Văn có ích của Tản Đà không giống với văn Á Nam Trần Tuấn Khải, Phan Bội Châu hay nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục. Đọc thơ Tản Đà người ta chỉ toàn thấy thú ăn chơi, toàn có rượu, có say, có ngông, có sầu, cái sầu trích tiên bị đầy hạ giới nhưng bên cạnh đó, Tản Đà cũng là một nhà thơ yêu nước. Văn vị đời của Tản Đà không “đanh thép, đao to búa lớn” mà nhẹ nhàng sâu lắng, “Thề non nước” là một bài thơ tiêu biểu. Cả bài thơ là tấm lòng thương nước, nhớ nước, mong lấy lại đất nước để cho trọn niềm Nước Non. Tình cảm non nước bàng bạc suốt trong thơ Tản Đà, như một vết thương, một niềm quan hoài khôn xiết, một ngóng vọng tưởng tuyệt vọng mà vẫn mong chờ. Ai cũng biết việc Tản Đà treo một bức địa đồ Việt Nam rách rưới trên chỗ làm việc, đi đâu vô Nam ra Bắc ông cũng mang theo:

Non sông thề với hai vai Quyết đem bút sắt mà mài lòng son

Dư đồ rách, nước non tô lại Đồng bào xa trai gái kêu lên Doanh hoàn là cuộc đua chen

Rồng Tiên phải giống ngu hèn, mà cam

(Xuân sầu)

Những vần thơ in công khai, khó khăn lắm mới thoát khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt của thực dân Pháp, lại mang tính chiến đấu nhường ấy, ai bảo thơ Tản Đà không yêu nước? Nhà thơ vạch lá cờ quẻ li Nam triều ra mà gói nỗi tủi nhục của vua hề: “Cờ vàng dấu đỏ đế vương suông”. Ông dùng thơ văn công khai, báo chí công khai mà vạch mặt bọn tay sai bán nước theo voi Tây ăn bã mía:

Rón chân những chực khi voi nhả


Rát lưỡi đành xơi cái ngọt thừa Ấy đã theo đuôi thời phải hít Còn đâu nên tấm nữa mà vơ

(Theo voi ăn bã mía)

Tản Đà cố gắng thức tỉnh bọn người trót dại làm tay sai cho ngoại bang trong bài “Chim họa mi trong lồng”:

Lồng son cửa đỏ thảnh thơi Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi

Nghĩ cho mi cũng gặp thì

Rừng xanh mi có nhớ gì nữa không ?

Là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, tuy ghét bọn họa mi hót trong lồng ngoại bang kiếm ăn này, song Tản Đà vẫn để ngỏ hi vọng vào nỗi nhớ “rừng xanh” trong chúng, nhắc chúng nhớ rằng mình là dân mất nước mà nuôi khát vọng tự do. Nhiều vần thơ yêu nước của Tản Đà đã đả kích chế độ thực dân phong kiến, nêu gương những anh hùng xưa... Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận xét: “Ông là nhà thơ có tâm hồn lớn, mang trong mình sự trăn trở thời cuộc sâu sắc. Ông có một tình cảm dân tộc cao không kém Phan Bội Châu và Nguyễn Đình Chiểu” [57; 168] Trong thơ vị đời của Tản Đà có những nỗi đau của một nhà thơ khi nhận rõ một thời kì lịch sử đen tối, bi kịch của dân tộc mà ông đã kín đáo gửi gắm nỗi niềm tâm sự trong một bức dư đồ bị rách hay hình tượng non nước. Qua lời của Chu Kiều Oanh: “Văn chương có trọng giá, không phải là một sự đùa vui trong ý thú, không phải là một sự đùa vui trong phẩm bình, mà phải có bóng mây hơi nước đến dân xã... Sao cho nhân tâm, phong tục được thuần chính, dân trí tư tưởng được khai minh, là chức trách của ngòi bút đại văn gia” [dẫn theo 61], Tản Đà đã thể hiện rõ quan điểm của mình về giá trị của văn chương. Theo đó, giá trị của một tác phẩm văn chương là ở chức năng giáo huấn, ở khả năng khai minh, chính tâm cho xã hội - một sự tái hiện trọn vẹn cho mệnh đề “văn dĩ tải đạo” quen thuộc của Nho gia.


Nếu xem văn chương chỉ là một cách chơi thì cái chơi đó lại rất có nhã thú. Trong nhã thú văn chương, Tản Đà lại xem trọng văn xuôi hơn. Đã có lúc Tản Đà ví mình như một du tử, “tay cầm chai rượu văn xuôi” đến với người tình. Là một chủ soái trên thi đàn lúc ấy mà ông coi thơ chỉ là một thứ trò chơi. Theo quan niệm văn học của ông, thơ ca tuy là “một món nghệ thuật cao quý hơn hết”, có “năng lực linh động rất thần kỳ”, nhưng cũng chỉ là “văn chơi”. Chức trách của ngòi bút đại gia văn gia trước phải đối đáp với xã hội sao cho “nhân tâm được thuần chính, dân trí, tư tưởng được khai minh”. Trong bài thơ “Hầu trời”, tác giả nhắc đến hai loại văn: văn vị đời và văn chơi:

Đọc hết văn vần lại văn xuôi Hết văn thuyết lý lại văn chơi

Vì “văn chương không phải là một sự chơi riêng trong ý thú, không phải là sự vui đùa trong phẩm bình mà phải có bóng mây hơi nước đến dân xã”, cho nên viết báo đối với Tản Đà có ý nghĩa lập sự nghiệp văn chương còn có ích cho nhân dân cho xã hội hơn cả những tập thơ. Chính vì coi thơ chỉ là thứ văn chơi nên ông muốn dành những vấn đề nghiêm chỉnh như yêu nước, cứu đời cho tản văn. Nhưng Tản Đà là một thi sĩ đích thực, là một người sống hết mình với nghệ thuật, văn chương, cho nên, chỉ trong thơ chúng ta mới gặp đúng con người Tản Đà. Chính ở trong thơ chơi chứ không phải trong “văn thuyết lý”, tư tưởng cải lương sai lầm của ông mới bị hạn chế mà nghệ thuật tài tình của ông mới phát huy sức lôi cuốn, xúc động.

Bên cạnh quan niệm về “văn vị đời và văn chơi”, Tản Đà là người đầu tiên coi làm thơ là một nghề nghiệp. Vượt ra khỏi quan niệm của những nhà nho phong kiến, thi sĩ đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ về thơ ca. Chính nhà thơ đã “làm những bài thơ để sống chứ không phải sống để làm những bài thơ” [57; 168]

Văn chương rút ruột kiếm xu tiêu Nghề nghiệp làm ăn khó đủ điều Tốn kém vì văn ai có biết

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí