Thể Loại, Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Chơi Của Tản Đà


ủi, động viên và thậm chí là thanh mình “Trời rằng không phải là Trời đày/ Trời định sai con một việc này”.

Qua câu chuyện tưởng tượng vui vẻ và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Nhà thơ vừa tự tin khẳng định tài năng của mình vừa nói lên quan điểm làm văn chương, đó là viết văn để phục vụ thiên lương. Với “Hầu Trời”, Tản Đà đã mang đến cho văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX một không khí mới. Đọc bài thơ, ta không khỏi bật cười trước thái độ tự nhiên, thân mật đến mức suồng sã của Tản Đà với ông Trời. Đó là một kiểu ngông rất nghệ sĩ, vui vẻ và đáng yêu. Qua đó cũng bộc lộ cách chơi táo bạo, ngông nghênh của Tản Đà khi chạm đến những gì được coi là tối cao, thiêng liêng nhất. Điều đó khẳng định một cách chơi sáng tạo của “ông thần ngông” Tản Đà!

2.3.2. Nhân vật mĩ nhân tưởng tượng

Tản Đà thuộc gia đình dòng dõi trâm anh nhưng cuộc đời lại phát triển không xuôi chiều như các cậu ấm con quan khác. Từ trẻ ông đã gặp những cảnh éo le, những vấp váp gây thành những vết thương lòng trầm trọng: mấy lần hỏng thi, mối tình đầu tan vỡ và những chuyện đau lòng trong gia đình. Một thời gian, Tản Đà sống như điên dại, trong tình trạng tinh thần như thế, Tản Đà đã tế Chiêu Quân ở chùa Tiên. Tản Đà làm khách tại nhà Bạch Thái Bưởi, một nhà thầu khoán mới phát đạt trở thành tư sản lớn. Ở đấy, Nguyễn Khắc Hiếu đọc nhiều sách báo, nhất là tiểu thuyết Tàu, mở đầu mối duyên về sau của nhà thơ với cuộc sống thành thị, với các nhà tư sản… Sau mấy việc đau lòng trong đời tư, Tản Đà làm nhiều thơ. Thơ ông lúc đó nói về một con người thất vọng, chán đời, ngông nghênh, nói về một người tài bị khinh rẻ, một người đa tình bị hắt hủi, một thằng Kiết ước mong thoát khỏi cuộc đời khinh bạc để bay lên mây với Chiêu Quân hay lên cung Quảng với chị Hằng.

Cũng như mẫu hình Nho tài tử trong lịch sử - ngoài sự thị tài bằng năng lực “nhả ngọc phun châu”, tất không thể thiếu được những mối tao ngộ giữa danh sỹ phong lưu với khách má hồng Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu luôn chứng tỏ cái phẩm chất “nòi tình” của mình trong cuộc chơi với đời. Như ông tự thú trong “Giấc


mộng lớn”, lên 5 tuổi, vừa học vỡ lòng chữ Hán đã thích nhất hai câu: “Hoa cù hồng phấn nữ/ Tranh khán lục y lang” (Gái má hồng đổ ra đường hoa, tranh nhau ngắm các chàng áo xanh). Không tìm được người đẹp trong cuộc đời, Tản Đà tìm đến những người đẹp đã thành thiên cổ: Ngu Cơ, Tây Thi, Dương Qúy Phi, Hằng Nga … Chính vì thế trong thơ chơi của Tản Đà thấp thoáng rất nhiều bóng dáng những người đẹp của một thời đã xa.

Đa tài, đa tình, Tản Đà dành rất nhiều ưu ái cho cặp nhân vật giai nhân – tài tử trong tác phẩm của mình. Giai nhân trong sáng tác của Tản Đà là những người phụ nữ xinh đẹp ông gặp hoặc những mĩ nhân trong lịch sử. Ông thổ lộ nỗi chán đời, niềm thất vọng với Chiêu Quân, với Hằng Nga, ông tâm sự với Chu Kiều Oanh… Tản Đà ca ngợi nhan sắc người đẹp trong tranh, và ông diễn đạt sự ca ngợi bằng những đường nét cụ thể, rất gần với lối ước lệ, trừu tượng của thơ Đường:

Vẻ ngọc long lanh pha sắc nước Nhị non ngào ngạt lộn hương giời

(Đề ảnh mỹ nhân)

Đọc những câu thơ đầu tiên độc giả cứ ngỡ lạc vào một bài thơ Đường với vẻ đẹp cổ điển của một mĩ nhân với “vẻ ngọc long lanh pha sắc nước”, “hồng tía muôn ngàn”... của một nàng tiên chốn “Bồng Lai”, thế nhưng những vần thơ cuối bài lại kéo người đọc trở về thực tại với lời nhắn nhủ và lối viết trào phúng quen thuộc của Tản Đà: “Sang giàu ai biết, biết mà chơi”. Bên cạnh người đẹp trong ảnh thì người đẹp trong vở tuồng cũng là nguồn cảm hứng để thi sĩ núi Tản sông Đà làm những vần thơ tán chơi:

Nghiêng thành nghiêng nước trách chi ai Gặp lúc chơi tuồng diễn lại chơi

(Thơ đề tuồng Tây Thi)

Ngay từ câu thơ đầu tiên, Tản Đà đã “trách móc” người đẹp: “Nghiêng nước nghiêng thành trách chi ai”. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tây Thi một thời bây giờ cũng chỉ để “diễn chơi”, để “pha trò”, “bôi nhọ”, cả cuộc đời gói


gọn trong năm canh diễn tuồng. Những vần thơ của thi sĩ nhắc ta nhớ đến câu thơ “chữ tài liền với chữ tai một vần” của đại thi hào Nguyễn Du. Bài thơ đề tuồng nhưng lại gợi nhiều cho người đọc nghĩ tới một sân khấu cuộc đời “tài tình lụy lắm” và nó không khỏi khiến cho người đọc liên tưởng đến cuộc đời của chính thi nhân. Tư duy thơ của Tản Đà độc đáo ở chỗ từ một vở tuồng, thi sĩ như đang trò chuyện với nhân vật chính của tác phẩm và đó cũng là cách để thể hiện những chiêm nghiệm thoáng chút xót xa về cuộc đời: cuộc đời giống như một sân khấu, một cuộc chơi mà mỗi người sắm cho mình một chiếc mặt nạ, mực bôi đen. Trong câu chữ tưởng như cảm nghĩ “chơi chơi” của một người xem tuồng Tây Thi lại là một sự thật vừa hài hước vừa xót xa:

Văn có pha trò cho đủ lối

Mực đem bôi nhọ khéo mua cười

Phải chăng ẩn chứa trong câu chữ là cảm xúc của người xem: một sự nhạt nhẽo, mua vui của vở tuồng? Đọc thơ của Tản Đà cảm nhận được một sự đồng cảm sâu sắc giữa ông với những người đẹp. Tản Đà cảm thông, chia sẻ với thân phận bèo bọt của người đẹp không phải bằng tư cách một “người tốt” chung chung, mà đó là sự cảm thông, chia sẻ của một kẻ đồng hội đồng thuyền. Dường như, nó cũng là tiếng đồng vọng với bao lời thở than oán trời trách đất của những người tài tử đi trước:

Thương những kẻ giai nhân tài tử Trót đa mang vì một chữ tình

Nghĩ nguồn cơn thẹn với trời xanh Tưởng nông nỗi giận cùng trăng bạc…”

(Tài hoa là nợ - Cao Bá Quát)

Chớm thanh niên, thi hỏng liền hai khoa, ý trung nhân xuất giá, Tản Đà “chán đời đến cực điểm”, vào ở chùa Non Tiên, làm bài văn tế người đẹp Trung Hoa Vương Chiêu Quân với những câu vô cùng lâm ly bi hận, như thể có bao nhiêu huyết lệ ông đã trút hết để khóc người cách đại dị quốc. Những vần thơ “Tế Chiêu Quân”, Tản Đà đã thể hiện một lăng kính hài hước mà vẫn rất chân thành,


sâu sắc. Tế Chiêu Quân là một cách để Tản Đà bộc bạch tâm sự của mình về kiếp hồng nhan bạc mệnh: “Cô ơi cô đẹp nhất đời/ Mà cô mệnh bạc, thợ trời cũng thua!”. Cũng như Bạch Cư Dị với giai nhân đánh đàn tì bà (Tì bà hành), Nguyễn Du với Tiểu Thanh (Độc Tiểu Thanh kí)… Tản Đà - một thi sĩ của trời Nam tự nhận mình có chung tâm sự với người đẹp Chiêu Quân. Kết thúc bài thơ, tác giả thể hiện nỗi khát khao được đồng cảm và mong ước rất táo bạo, rất Tản Đà:

Hồn cô ví có ở đây

Đem nhau đi với, lên mây cũng đành!

Các thi nhân xưa chỉ nhìn thấy ở kiếp hồng nhan đa truân sự đồng cảm của người cùng hội cùng thuyền, nhưng Tản Đà còn mong ước có duyên được hội ngộ cổ nhân như Chiêu Quân. Điều đó xuất phát từ cá tính táo bạo của Tản Đà. Và mặt khác ta cũng thấy được con người “chơi” trong thơ ông. Với ông, không có một ranh giới không gian, thời gian nào cho cuộc chơi. Ông chơi cho “thỏa sức vẫy vùng trong bốn bể”, chơi khắp không gian địa cầu, chơi với cả tiên nữ và cả người đã khuất. Qua lời thơ, người đọc cảm nhận được cái nhìn bi hài về cuộc đời trong con mắt của thi sĩ Tản Đà.

Bản đàn mà Tản Đà dạo cho “cuộc tân kỳ” là cung bậc tiếng đàn của một tâm hồn phóng túng không bị câu thúc trong lối văn chương trường ốc. Trong đó có cái bay bổng của vị “trích tiên” tự coi mình là người lạc bước chốn trần gian. Thơ Tản Đà có một không gian riêng với Tây Thi, Dương Quý Phi, Chức Nữ, Hằng Nga, những giai nhân “hồng nhan tri kỷ” với khách tài tử phong lưu. Chính những vần Thơ chơi dành cho giai nhân ấy đã phần nào thể hiện tính chất lãng mạn trong thơ Tản Đà, đã đưa tài nghệ của nhà thơ lên cao, xứng đáng là “bậc đàn anh” của các nhà Thơ Mới. Với những câu thơ tuyệt diệu như:

Trên trời Chức Nữ cùng Ngưu Lang Một giải sông Ngân lệ mấy hàng.

(Thu khuê oán )

Gẫu chuyện, trêu ghẹo những giai nhân trên thiên giới là một cách độc đáo để Tản Đà chơi ngông với đời. Gọi người đẹp là “bạn tình, cô, chị…”, Tản Đà đã thể hiện


thái độ gần gũi, thân mật, xóa nhòa khoảng cách thời gian, không gian. Cách Tản Đà nói vừa bông lơn lại vừa có dáng vẻ của sự nghiêm túc: Cành đa xin chị nhắc lên chơi… Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Người đời đã cho Tản Đà là “ngông”, nhưng cần phải hiểu đó cũng chính là thái độ của ông phản ứng lại xã hội thực dân phong kiến vốn có quá nhiều điều khiến ông chán ngán buồn bực. “Muốn làm thằng Cuội” chính là một phản ứng như vậy. Có một lần ông tâm sự với nhà văn Nguyễn Công Hoan: kể lể lý do tại sao trong “Giấc mộng con” ông đặt bài hát cho Chiêu Quân đánh đàn, Dương Quý Phi say rượu múa, Tây Thi hát , đó là vì “Cả ba mỹ nhân với mình, đều là dân vong quốc cả”. Ông tìm thấy ở những con người ấy một sự tương đồng và muốn giải thoát, muốn làm thằng Cuội. Nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã nhận xét: “Tuy tình yêu ở ông có pha lễ giáo, có mang màu sắc cá nhân tư sản, vẫn không thoát ra khỏi khuôn khổ tài tử giai nhân” [54, 115].

Dường như “nòi tình” ở Tản Đà là một thứ phẩm chất di truyền vậy nhưng đó không phải di truyền huyết thống, mà là di truyền văn hóa, sự di truyền của một mẫu hình nhân cách đặc thù trong lịch sử. Cũng như tất cả các tác giả nhà Nho tài tử tiền bối, Tản Đà say mê, và đầy cảm xúc với những người đẹp từ cổ chí kim, từ Tàu tới ta, từ hạ giới đến thiên giới. Xét đến cùng, sự chơi của Tản Đà, ngoài phần thuộc về cá tính, rốt cuộc cũng chỉ là biểu hiện cho tâm thế cùng đường của một mẫu hình nhân cách văn hóa phải tồn tại trong một môi trường xã hội mà hầu hết mọi khả năng cho sự phát triển lành mạnh của mẫu hình nhân cách ấy đã bị triệt tiêu. Bất tuân phục, vùng vẫy, phản kháng, tìm mọi cách vượt qua những rào chắn để trình bày một cái Tôi trung thành với nguyên bản nhất, trên phương diện nào đó, ở cả những nét cực đoan nhất, sự chơi và cách chơi của Tản Đà mang một ý nghĩa tích cực. Đọc lại thơ chơi của ông, cũng tức là nhận thức lại một bi kịch mà nhà Nho tài tử cuối cùng của văn học Việt Nam đã phải mang vác suốt cuộc làm người của mình. Nhân vật trữ tình trong thơ chơi của Tản Đà rất phong phú, Tản Đà “chơi” hết, không chừa một đối tượng nào. Ở đây chữ “chơi” của chúng tôi gần với nghĩa “chơi khăm”, bỡn cợt trong quan niệm dân gian. Cách “chơi” của


Tản Đà có khi “vỗ thẳng, đập mạnh”, nhưng cũng có khi hài hước và tình tứ. Tính chất vừa nghiêm túc vừa chơi đùa ấy tạo nên giọng điệu vừa hài hước vừa trữ tình đặc trưng trong thơ ông. Đọc thơ chơi của Tản Đà, độc giả sẽ choáng ngợp trước sự phong phú đến bất ngờ của hệ thống nhân vật trữ tình: từ những đấng sáng tạo linh thiêng, tối cao bất khả xâm phạm như ông Trời, chư tiên, những đấng hiền nhân quân tử như sư sãi, học trò, quan lại đến những vật tầm thường nhỏ bé vô tri như bù nhìn, người đá (Thăm thằng bù nhìn, Ve người đá)… Ở đâu và với ai, Tản Đà cũng tìm ra tiếng cười.

Tiểu kết chương II

Trong thơ chơi của thi sĩ nước Nam, ta thấy hiện lên nguồn cảm hứng dạt dào với quê hương đất nước. Bên cạnh đó, ta còn được chiêm ngưỡng một cái Tôi ngông nghênh cá tính, đồng thời cũng là một cái Tôi trữ tình giang hồ, phiêu bạt. Chính chất trữ tình mạnh đã tạo nên một cái Tôi thân thiện, đối lập với cái Tôi kênh kiệu, kiểu cách. Thái độ của Tản Đà với cuộc đời là thái độ vui vẻ, nhạy bén, hài hước. Nó khác hẳn với cái cười sắc nhọn như thủy tinh của Tú Xương, cái cười thâm trầm kín đáo của Nguyễn Khuyến. Là mẫu hình nhà Nho tài tử cuối cùng, Tản Đà càng đi nhiều, càng thất vọng, chán đời. Thời đại xã hội đảo điên cộng với cuộc đời của một nhà Nho nghèo lận đận trong khoa cử và những thất bại trong kinh doanh báo chí khiến thi sĩ phải “đem văn chương đi bán phố phường”. Chơi đời, chơi thơ như một cách để thi nhân giải sầu, giải thoát và tận hưởng. Không đạo mạo, khuôn khổ theo lối văn chương trường ốc, cổ điển mà Tản Đà đã thổi vào những vần thơ một làn gió mới. Chính vì thế nhân vật trong thơ Tản Đà cũng thật phong phú. Tùng, cúc, trúc, mai vắng bóng hoàn toàn, thay vào đó là những con người của cuộc sống đương thời, mà nổi bật nhất trong những bức tranh đó là cuộc sống muôn phần khốn khó, khổ cực của con người ở hạ giới. Thơ chơi của Tản Đà còn xây dựng được những nhân vật đặc biệt như ông trời, mĩ nhân trong tưởng tượng – trong cõi thiên giới, trong tranh, trong tuồng và cả những mĩ nhân cách ông hàng trăm năm nơi đại dị quốc. Bức tranh của ông có sự châm biếm, bỡn cợt nhưng chỉ ở mức độ nhẹ nhàng, uy – mua mang tính giải trí.



3.1. Thể loại

Chương 3. Thể loại, ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ chơi của Tản Đà

Xuân Diệu trong bài viết Công của thi sĩ Tản Đà đã nhận xét: “Những vần thơ nhẹ nhàng, phất qua như gió, những câu ca có duyên, những đoạn phong dao mộc mạc, thi sĩ Tản Đà làm rất thuần thục, rất trong trẻo như hơi thở tự nhiên của phong cảnh Việt Nam. Thơ Tản Đà thực là thơ An Nam, cả đến những bài thất ngôn luật đường của ông cũng không chút gì gò gẫm khó khăn như thơ của các cụ nhà nho thuở trước” [54; 174]. Phần lớn sáng tác của Tản Đà nghiêng về thể thơ Đường luật. Thơ Tản Đà thường làm theo thể cổ phong, cũng có khi làm bằng Đường luật, Đường luật phá thể, lục bát, song thất lục bát. Ông còn có tài sáng tác thơ dựa trên từ khúc, một hình thức âm nhạc của Trung Hoa, những bài “Tống biệt, Cảm thu tiễn thu” nhờ sự phá cách, phối hợp nhiều thể loại thơ, có thể coi là cách tân về hình thức khá táo bạo. Một kiểu văn vần đặc biệt nữa mà ở đó, Tản Đà được sánh ngang với Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Cao Bá Quát..., là hát nói hay ca trù (nay được xem như một thể loại thơ). Hát nói của Tản Đà thể hiện một triết lý sống phóng khoáng, một tâm hồn hay mơ mộng, hoài cổ nhưng man mác nỗi sầu nhân thế.

Thơ ca là lĩnh vực quan trọng nhất trong sự nghiệp phong phú của Tản Đà và là bộ phận được khảo sát cặn kẽ nhất trong tổng thể di sản văn chương của

ông. Tản Đà dụng bút trên hầu khắp các thể loại của văn học giao thời : đăc biệt là

thơ với không ít một chục tiểu loại, từ Đường luật, từ khúc... cho đến lục bát, hát nói... và cả những bài thơ không định thể... Có thể nhận diện hệ thống thể loại thơ chơi trong sáng tác chung của Tản Đà theo bảng thống kê sau:


STT

Thể thơ

Số lượng (bài) thơ chơi

Tỷ lệ (%)

1

Tứ tuyệt yết hậu

20

15 %

2

Bát cú

52

39 %

3

Trường thiên

14

11 %

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 10



4

Lục bát

13

10 %

5

Song thất

10

8 %

6

Tứ lục

3

2 %

7

Tự do

5

4 %

8

Dân ca

3

2 %

9

Phong dao

12

9 %


Tổng số bài thơ chơi

132/315



Thơ chơi là mảng thơ Tản Đà thể hiện được đầy đủ nhất sức sáng tạo của mình ngay ở hình thức thể loại và ngôn ngữ. Ở những thể thơ truyền thống có sự gò bó nhất định về thi luật nhưng Tản Đà vẫn thể hiện được nét phóng khoáng và chất chơi của mình. Những bài thơ Đường luật như “Muốn làm thằng cuội, Thơ khóc tết của hai ông đồ, Kiếp con quay, Sự nghèo”… sự gò bó về niêm luật, đăng đối cũng không làm giảm đi tính chất chơi đùa, giễu cợt của thi sĩ. Tất cả hiện lên như một bức tranh sống động về cuộc đời, về thế thái, nhân tình.

Tuy chiếm số lượng khá khiêm tốn trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác nhưng kiểu thơ yết hậu của Tản Đà đã góp phần tạo nên dấu ấn riêng cho những vần thơ chơi của thi sĩ. Thơ yết hậu độc đáo và bất ngờ ở câu cuối cùng, thường chỉ có một hoặc hai chữ nhưng có tính hàm súc cao, có thể thâu tóm được ý chính của toàn bài. Thơ yết hậu thiên về vui nhộn, đùa tếu, trào phúng một cách thông minh, tài hoa. Trong Tản Đà toàn tập, tập I, thơ yết hậu của thi sĩ gồm có 4 bài trên tổng số 23 bài thơ tứ tuyệt yết hậu của toàn tập thơ Tản Đà. 4 bài thơ làm theo lối thơ độc đáo này đã góp phần thể hiện rõ cá tính và chất chơi của Tản Đà trong thơ. Với những nội dung riêng, độc đáo vừa hài hước, vừa trữ tình tác giả đã thể hiện sự tài hoa của mình. Tản Đà đã sử dụng kiểu thơ yết hậu với yếu tố bất ngờ trong bài “Tự thuật” để tự giới thiệu về bản thân:

Sông Đà ở trước mặt Hắc Giang bên cạnh nhà

Tản Đà!

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí