hước, một sự chơi nhẹ nhàng. Những vần thơ chơi ấy đã thể hiện cái tài, cái tình của thi sĩ núi Tản sông Đà và sự mẫn cảm của thi sĩ trước thế thái nhân tình.
2.2. Cái tôi trữ tình giang hồ, phiêu bạt và ngông nghênh
2.2.1. Mẫu nhà Nho tài tử cuối cùng: đi nhiều, thất vọng và chán đời
Trong cuốn Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Trần Đình Hượu có sự phân biệt giữa ba loại hình nhà Nho: Xét về mặt tác giả văn học, hình như có một sự khác biệt rõ rệt giữa ba mẫu nhà Nho: người hành đạo, người ẩn dật, và người tài tử. Người hành đạo và người ẩn dật là con sinh đôi, thay thế nhau xuất hiện trong những tình thế khác nhau của xã hội nông thôn - cung đình cố hữu. Còn người tài tử ra đời chậm, gắn với sự phát triển eo hẹp của đô thị. Nhà Nho tài tử đối lập tài với đức, tình với tính, coi trọng thích thú cá nhân, đòi tự do phóng khoáng và hưởng lạc thú trần tục [33; 53,54]. Theo cách phân tích của Trần Đình Hượu, có hai mẫu nhà Nho chính thống và không chính thống (hay ít nhiều thoát li chính thống). Nhà Nho chính thống là mẫu kép dung hợp hành đạo - ẩn dật (xuất xử) và nhà Nho phi chính thống là nhà Nho tài tử. Tản Đà được coi là mẫu nhà Nho tài tử cuối cùng. Người tài tử trong Tản Đà gặp người tư sản trong các nhà thơ mới. Người tài tử trong thành thị tư bản chủ nghĩa đã xích lại khá gần nhưng “lốt y phục, lốt tư tưởng” vẫn không hoà làm một với người tư sản. Người tài tử coi “tài” và “tình”, chứ không phải đạo đức, làm nên giá trị của con người. Đó là chỗ để họ tự phân biệt với người thánh hiền và họ lấy chỗ đó làm điều tự hào. Người “tài tử” quan niệm “tài” nhiều cách. Có thể là tài kinh luân như Nguyễn Công Trứ, có thể là tài học vấn như Cao Bá Quát, hoặc có thể là tài cầm quân đánh giặc. Nhưng dù đã có những tài như vậy, vẫn phải có thêm tài văn chương “nhả ngọc phun châu”, tài cầm kỳ thi họa, những thứ nghệ thuật tài hoa, gắn bó với tình nữa, mới thành người tài tử
Tản Đà rời làng quê Khê Thượng, bắt đầu đường phiêu bạt giang hồ vào ngày 25 tháng 3 năm Nhâm Tuất (1922), đến ngày trở về quê cũ là 4 tháng 9 năm Giáp Tuất (1934). Chẳng phải đợi đến lớp thi sĩ đàn em như Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Thâm Tâm... mới “nổi máu giang hồ”, thi sĩ Tản Đà cũng đã ăn
chơi phiêu dạt từ rất sớm. Năm 1915, cậu ấm Nguyễn Khắc Hiếu kết hôn với bà Nguyễn Thị Tùng sau những cuộc tình dang dở với ba người đẹp. Cuộc hôn nhân với người vợ hiền Nguyễn Thị Tùng tưởng chừng sẽ chấm dứt quãng đời phiêu bạt giang hồ nay đây mai đó của thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu bởi người đàn ông khi thành thân sẽ muốn ổn định hơn để lo cho gia đình riêng của mình. Tuy nhiên, năm 1916, ông lấy bút danh Tản Đà và từ đây bắt đầu cuộc phiêu lưu mới, trong đó không ít hành trình trên đường ngao du giang hồ ấy có bóng dáng của người vợ yêu dấu.
Sự phũ phàng của cuộc sống thực tế với những thất bại trong tình yêu và sự nghiệp: người mình yêu bỏ đi lấy chồng, thi rớt, đóng cửa nhà báo, sống trong cùng khổ nợ nần khiến thi sĩ Tản Đà không khỏi có lúc chán chường tuyệt vọng. Chính nỗi cô đơn, sầu muộn, bi quan đã khiến Tản Đà trở nên chán đời và ngông nghênh. Cái ngông của Tản Đà là kết quả của tính tự cao nhưng nhiều thi vị, không nghênh ngang khó chịu. Cái ngông ấy là dịp để khuây khỏa, một lối thoát, ngông – với Tản Đà, đó là một cách để chơi đời. Nó chẳng khác nào là cái cười cợt của nhà thi sĩ Nguyễn Công Trứ trong bài “Vịnh cây thông”:
Ngồi buồn muốn trách ông xanh,
Có thể bạn quan tâm!
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 5
- Cảm Hứng Chủ Đạo Và Nhân Vật Trữ Tình Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
- Chữ Tài, Chữ Tình Và Nhân Tình Thế Thái Trong Thơ Chơi
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 9
- Thể Loại, Ngôn Ngữ Và Biểu Tượng Trong Thơ Chơi Của Tản Đà
- Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 11
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Khi vui muốn khóc buồn tênh lại cười
Ngông là biểu hiện của thú chơi độc đáo trong thơ chơi của Tản Đà. Nó là sản phẩm của nỗi chán chường, thất vọng và mất niềm tin vào cuộc đời. Ông chơi ngông không chỉ muốn tỏ rõ “mặt chơi” với đời mà còn muốn chơi trên tận thiên đình. Thi sĩ đã từng có một tâm sự táo bạo, đầy ngang tàng về nỗi buồn nơi trần thế:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi Trần thế em nay chán nửa rồi
(Muốn làm thằng Cuội)
Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn yếu tố ngoại cảnh để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay tâm trạng buồn chán cô đơn. Vì buồn nên thi sĩ mới muốn làm thằng Cuội. Nỗi buồn của Tản
Đà là nỗi buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần thi sĩ kêu chán đời:
“Đời đáng trách biết thôi là đủ Sự chán đời xin nhủ lại tri âm” (Đời đáng chán)
“Gió mưa mưa gió đã chán phèo Sự đời nghĩ đến lại buồn teo”
(Sự đời)
Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán, không khí tù hãm u uất ấy của dân tộc bao trùm lên hết thảy, đè nặng lên tâm trí con người, nhất là những người nhạy cảm như thi nhân. Đi nhiều, Tản Đà càng được trải nghiệm nhiều sự thành bại trong cuộc đời. Tản Đà đã thấm nỗi đau và sự thất vọng khi thi trượt của một nhà Nho cuối mùa. Thi sĩ xưng ông và tỏ thái độ ngông nghênh một cách bất chấp:
Chữ chữ nôm nôm nào kém cạnh
Khuyên khuyên điểm điểm có hay không Bởi ông hay quá ông không đỗ
Không đỗ ông càng tốt bộ ngông
(Tự trào) Trước đó, Nguyễn Công Trứ cũng xưng “ông”:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng”
(Bài ca ngất ngưởng)
Việc xưng danh trong thơ ca để khẳng định cái Tôi cá tính, ngang tàng trong văn học trung đại không phải là hiếm. Nhưng xưng “ông” với thái độ thách thức và đứng cao hơn tất thảy thì không phải ai cũng làm được như Nguyễn Công Trứ và Tản Đà. Tuy nhiên cái Tôi ngạo nghễ của Nguyễn Công Trứ không giống như cái Tôi của Tản Đà. Nếu ở Nguyễn Công Trứ là sự ngạo mạn, cười cợt trước thế gian, làm những việc khác người để thị tài, thì ở Tản Đà, sự ngông nghênh gắn liền với
thú chơi, tính cách phóng khoáng, hưởng thụ. Chính vì điều đó mà nhiều người quy kết Tản Đà đi theo chủ nghĩa khoái lạc. Hiện lên trong thơ chơi của Tản Đà là hình ảnh một cái Tôi phóng khoáng dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hết sức hài hước, hóm hỉnh. Đã “nghèo chỉ có văn, văn lại ế”, may mắn thay, ông tìm được sự an ủi trong cõi mộng: nhà thơ được “hầu Trời”, và đọc thơ cho Trời nghe. Cá tính ngông nghênh ấy đã tạo nên giọng điệu giễu nhại, trào phúng đặc trưng trong thơ Tản Đà.
Nhà thơ Xuân Diệu từng nói rằng: “Tản Đà là thi sĩ đầu tiên, mở đầu cho thơ Việt Nam hiện đại. Tản Đà là người thứ nhất đã có can đảm làm thi sĩ, đã làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi” [59; 173]. Bằng bản lĩnh của mình, Tản Đà mang đến một luồng sinh khí mới cho nền văn học Việt Nam. Thi sĩ trực tiếp thể hiện cái sự chán chường và bất mãn của mình một cách hết sức độc đáo và mới mẻ. Trong sáng tác văn học, không phải ai cũng thể hiện được điều đó trên trang viết. Có lẽ chỉ những người dám chơi và chơi hết mình trong văn chương mới có được cái ngông nghênh cá tính như thi sĩ Tản Đà. Tản Đà buồn quá mà nói ngông ra vậy thôi, chứ thực tình, ông là người yếu đuối, rất mềm mỏng mà phải giả bộ cương, quặn thắt nhớ nước thương nòi mà giả bộ vô cảm:
Tài cao, phận thấp, chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương
Tản Đà hay viết ngông, nói ngông cho đỡ buồn, giang hồ vặt cho đỡ tẻ: “Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc / Hết cả giang hồ, hết cả ngông”. Tản Đà vì buồn quá nên uống rượu tìm say chơi, chứ ông đâu lấy rượu làm mục đích.
Trong nghề làm báo, Tản Đà không chỉ nổi tiếng với những bài thơ mượt mà, bài phiếm luận độc đáo, mà còn nổi tiếng vì quản lý luộm thuộm, đã mấy lần tờ An Nam tạp chí chết đi rồi sống lại trong tay ông. Sự say sưa rượu chè cũng như thói coi rẻ đồng tiền - mỗi khi có tiền trong tay, tiêu không biết xót - những cá tính ấy đứng ngoài mà nhìn, kể cũng hay hay, nhưng với cuộc đời riêng của người nghệ sĩ chúng là những yếu tố phá hoại. Suy cho cùng, những thói quen ấy chỉ
chứng tỏ Tản Đà chưa thoát khỏi quỹ đạo những nho sĩ tài tử thời phong kiến và không nhập được vào sinh hoạt văn hóa tư sản đang hình thành. Ông có thể mơ màng mà vẫn không quên chuyện cơm áo, thường ngông nghênh nhưng cũng biết thỏa hiệp khi cần, và nói chán đời, mà không bao giờ hết bàn về sự đời. (ý của Vương Trí Nhàn). Chính vì thế, Tản Đà đã “chơi” để giải sầu, giải thoát và tận hưởng cuộc đời.
2.2.2. Chơi là một cách giải sầu, giải thoát, tận hưởng
Người tài tử xưa cũng chủ trương nhân sinh thích chí, bàn chuyện hành lạc, bàn chuyện đốt đuốc chơi đêm kẻo ngày ngắn quá. Tư tưởng hành lạc xuất phát từ tư tưởng cho cuộc đời là trò đùa, không có cái gì có ý nghĩa thực, không có cái gì nghiêm chỉnh. Tản Đà cũng hay nói chơi, nhưng Tản Đà không chủ trương chơi cho qua ngày, cho hết cuộc đời mà ông nói cái thú ăn chơi. Nói đến Tản Đà là người ta nhớ tới một con người cá tính, tuyên ngôn về thú chơi của mình một cách tự tin và ngông ngạo. Ông muốn chơi cho thỏa thích, ông nói say sưa thú ăn ngon, thú chơi xa, thú thanh sắc, ông ham muốn nhiều thứ và tự hào về sự từng trải trong thú ăn chơi:
Lạ chi rừng biển thiếu gì gió trăng Thú ăn chơi cũng gọi rằng
Mà xem chửa dễ ai bằng thế gian
(Thú ăn chơi)
Ba chữ “chơi, đời, thôi” được tung hứng suốt bài thơ, thể hiện rõ chất ngông trong sự chơi của Tản Đà. Đối với ông, văn chương là một cuộc chơi và đó là một cuộc chơi quan trọng nhất:
Văn vận nước nhà đương buổi mới Như trăng mới mọc, tớ còn chơi
(Còn chơi)
Nhắc đến sự chơi ở đời, chơi với đời của ông, cũng không thể bỏ qua được cái thú
“chát tom, tom chát” ở xóm bình khang. Trong bài “Thú ăn chơi”, bên cạnh
những:“Long Xuyên chén mắm, Nghệ An chén cà” và đủ món ẩm thực khác, Tản Đà không ngại kê thêm cả:
“Con ca xứ Huế, cô đầu tỉnh Thanh”
Thậm chí có thể nói rằng chính môi trường này là nơi mà ông được chơi nhiều nhất: chơi bằng văn, chơi bằng rượu, và thể hiện đến tột độ phẩm chất đa tình, mẫn cảm của bậc danh sĩ phong lưu. Có người đã trách ông chơi bời phóng túng, có người phê phán Tản Đà theo chủ nghĩa khoái lạc. Ông làm cả một bài thơ dài theo điệu lộng hoàn đề bài “Còn chơi” để trả lời và “đố đời họa” được. Trong bài thơ ông nói một cách ngông nghênh:
Ai đã hay đâu tớ chán đời Đời chưa chán tớ, tớ còn chơi
Chơi cho thật chán, cho đời chán Đời chán nhau rồi, tớ sẽ thôi
Và sẽ không thôi. Vì đã “dan díu với đời” thì chơi “cho thật mãn”, “chơi cho đời có bạn”, “cứ chơi” “còn chơi” “chơi mãi” không dám thôi “không chịu thôi” chơi cho đến:
“Ức triệu ngàn năm đời như tớ Đời thôi tớ cũng hãy còn chơi”
(Còn chơi)
Đó là những cuộc chơi bất tận ở ngay chính quê nhà (Quê nhà chơi mát, Cảm hứng), ở Huế, ở Chùa Hương Tích. Khi thì ông coi mình là khách giang hồ, khi là Kiếp con quay để đi từ Sài Gòn tới Nha Trang, lúc ở cầu Hàm Rồng, lúc ông làm cả bài thơ “chơi Hòa Bình”… Chơi ở trần thế đã chán, nay ông còn muốn chơi cả trên cung quế với chị Hằng: “Cành đa xin chị nhắc lên chơi”. Câu thơ phảng phất nét cười hóm hỉnh của Tản Đà. Cung tiên chính là cái thế giới mà thi sĩ mơ ước “Bồng Lai ngày tháng thanh nhàn” nơi con người không phải vướng bận những lo lắng bon chen nơi trần thế. Thi nhân muốn thoát khỏi cái chật hẹp, lo toan của kiếp người trần thế để tận hưởng một cuộc sống thần tiên thoát tục.
Không chỉ “du” trong trang thơ mà Tản Đà còn ôm ấp giấc mộng được chơi trong những trang du ký bằng tưởng tượng của Giấc mộng con I. Tư thế của Tản Đà khi đến với thiên nhiên là tư thế của một khách du tìm kiếm và thưởng ngoạn cái đẹp. Những địa điểm như hồ Erié, thác nước Niagara, những chiếc quạt nước ở miền thượng lưu sông Madison...là những nơi mà Tản Đà chỉ biết đến qua sách vở. Tuy nhiên chính khao khát phiêu du để kiếm tìm và thưởng ngoạn những điều mới lạ đã khiến những trang viết của Tản Đà tràn đầy một cảm quan nghệ sĩ với những rung động mãnh liệt. Nhờ vào đó cảnh vật phương xa hiện lên sống động trong những màu sắc, âm thanh đầy quyến rũ. Trong nhiều trang viết của ông, Tản Đà thường kể lại những thú vui tinh thần như vậy và thường kết luận bằng một câu: “tự lấy làm khoái ý”. Con người ấy biết tự làm giàu cho đời sống tinh thần của mình bằng những cuộc chơi bất tận.
2.2.3. Tự hạ mình, giễu mình, yếu tố thị dân con buôn
Trong thơ chơi, Tản Đà tự hạ mình ngang bằng với người chơi. Ông viết về mình, tự giễu mình, cười mình như cười một nhân vật trong tác phẩm. Trong bài “Đề khối tình con I”, thi nhân tự họa về cuộc đời lông bông rỗi rãi tán gẫu, rảnh rang, ông giễu cợt cái nghèo của mình với thái độ dửng dưng:
Ngồi rỗi ăn không nói gẫu chơi Ai nghe, nghe gẫu một đôi lời Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo Mà đến bây giờ có thế thôi
Lời thơ hàm ý tự trào, hài hước, 20 năm mà vẫn trắng tay. Cái nghèo cứ láy đi láy lại trong thơ chơi, thơ vui của Tản Đà như một “đặc sản” đến nỗi có cảm giác nếu thiếu đi cái nghèo thì thơ Tản Đà “mất vui”:
Người ta hơn tớ cái phong lưu Tớ cũng hơn ai cái sự nghèo
(Sự nghèo)
Ngày nay, không ai có thể tưởng tượng được rằng một tài năng như Tản Đà đã từng lâm vào cảnh túng quẫn, dồn đến bước đường cùng:
Con theo cạnh nách mếu môi sò Nợ réo ầm tai câm miệng hến
Cảnh nghèo túng trong thơ Tản Đà là có thực và cụ thể, nỗi ước ao của nhà thơ vì thế cũng rất thực dụng: ước có tiền để đóng tiền nhà hàng tháng:
Ước sao tháng tháng sẵn tiền Tiền nhà cứ tháng ta liền đóng ngay
Với cảnh nghèo túng quẫn, tiền bạc không có, vay trước, trả sau, Tản Đà nảy sinh tư tưởng bất cần đời và tin rằng “bôn ba chẳng qua thời vận”. Chính điều đó đã thúc đẩy tư tưởng ăn chơi, liều lĩnh, mặc cho đến đâu thì đến của Tản Đà. Nhưng như trên chúng tôi đã trình bày, chất chơi của Tản Đà là ở chỗ ông không biến cái nghèo đói, nợ vay ấy thành tiếng khóc than thảm thương, mà đem đến cho người đọc một cái nhìn hài hước thoáng chút xót xa cho gia cảnh thi sĩ. Chất uy – mua nhẹ nhàng như thấm vào từng câu chữ. Bao nhiêu nỗi lo lớn lao của một người gánh vác “giang sơn”: “lo nước” “lo nhà”, “lo thế giới” lại được thi sĩ đặt ngang hàng với “lo nợ”, thậm chí nỗi lo nợ bằng cả ba nỗi lo trên cộng vào. Điều đó cũng đủ cho người đọc thấy được cái nhìn hài hước, châm biếm nhẹ nhàng của thi sĩ. Khác với nhiều người, Tản Đà nói đến cảnh nghèo túng của đời viết văn của mình một cách thật thành thực và cay đắng. Ai làm nghề gì cũng có một chút của cải, vốn liếng, còn nhà thơ hơn hai chục năm cầm bút còn lại là:
Cảnh có núi sông và xóm ngõ
Nhà không gạch ngói, chẳng tranh pheo
(Sự nghèo)
Cảm xúc về cuộc đời được Tản Đà thể hiện dưới góc độ giải trí, uy mua nhẹ nhàng. Trong cuộc đời, Tản Đà vốn chất chứa nhiều nỗi tức tối, phẫn uất trong lòng, nên, ngoài cái nghèo đói, nhà thơ hay đem sự thi hỏng của mình ra giễu cợt:
Nguyên tôi…
Sách vở thuộc lòng, văn chương đứng mực. Thi thế mà bay, thời ai không tức!
Khoa này lại hỏng, thôi thật nằm co.