Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 9


Trăm lạy Thiên Đế, xin ngài xét cho.

(Khối tình con I, trang 49)

Thi hỏng, nếm trải những bi kịch xưa nay không ít. Trần Thế Xương đã viết đều đó thật thấm thía. Nhưng Tản Đà thì lại khẳng định và đe dọa hùng hổ đến nực cười: Không đỗ, ông càng tốt bộ ngông.” (Thơ Thi hỏng)

Dù đã ở tuổi tam thập nhi lập, không một thước đất cắm dùi, nhưng Tản Đà vẫn hết sức ngạo nghễ, khẳng định cái “chẳng giống ai” của mình:

Năm nay tuổi đã ba mươi hai Ta nghĩ mà ta chẳng giống ai

Khắp bốn phương giời không thước đất Địa cầu những muốn ghé bên vai

(Khai bút năm Canh Thân 1920)

Hai năm liền trong cảnh trắng tay, túng quẫn, nợ nần chồng chất nhưng Tản Đà vẫn lạc quan, hài hước. Khi xuân về, khai bút mừng xuân, nhà thơ vẫn dùng giọng giễu cợt, ngông nghênh khi nói về mình, về chí hướng của mình. Không gian vũ trụ rộng lớn mênh mông xuất hiện với: bốn phương trời, địa cầu, thế giới, từ không gian gần gũi Ba Vì, Hắc Giang, đến không gian địa cầu, Á châu, thế giới, ở không gian nào Tản Đà cũng xuất hiện “lừng lững”, thể hiện thái độ bông đùa của ông trước cuộc đời:

Năm nay tuổi đã ba mươi ba Ta nghĩ mà ai chẳng giống ta Lo nước, lo nhà, lo thế giới Còn thêm lo nợ, gỡ chưa ra!

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

(Khai bút năm Tân Dậu 1921)

Năm 1912, bị đánh trượt ở trường thi Nam Định, ông tự trào một cách đầy tự phụ: “Vùng đất Sơn Tây nảy một ông/ Tuổi chửa bao nhiêu văn rất hùng/ Sông Đà núi Tản ai hun đúc?/ Bút thánh câu thần sớm vãi vung…” (Tự trào). Năm 1921, ông không tự khen mình nữa, mà gánh văn chương lên thiên giới để… trời khen: “Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt/ Văn trần được thế chắc có ít/ Nhời văn chuốt đẹp như

Thơ chơi của Tản Đà từ góc nhìn tư duy nghệ thuật - 9


sao băng/ Khí văn hùng mạnh như mây chuyển/ Êm như gió thoảng, tinh như sương/ Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết…” (Hầu trời). Thơ chơi của Tản Đà bên cạnh những thú ăn chơi, chơi với đời, thi nhân còn chơi với mình, tự hạ mình ngang bằng với người chơi, để đem lại sự dân chủ và phóng khoáng cho tiếng thơ. Là kẻ sĩ nghèo, thi hỏng, thi nhân còn nhiều lần tự nhận đi buôn, muốn kéo yếu tố “thương” vào với “sĩ”:

Nhà tớ xưa nay vốn vẫn nghèo Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu

(Lo văn ế)

Trong quan niệm của dân gian, thứ bậc các ngành nghề trong xã hội được xếp theo thứ tự: sĩ, công, nông, thương. Qua đó mới rõ người Việt ta có truyền thống coi trọng sự học hành, kiến thức như thế nào vậy nên mới xếp sĩ lên hàng thứ nhất, trên tất cả mọi tầng lớp khác. Trong bốn tầng lớp xã hội kể trên, thương (buôn bán) được ông cha ta xếp cuối cùng, có nghĩa so với ba đối tượng trên, vai trò, vị trí không cần thiết, không quan trọng. Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội. Những năm đầu thế kỉ XX, chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hóa của tầng lớp công chúng mới đã làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hóa, làm cho nghề in, nghề xuất bản… phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề để kiếm sống tuy rất khó khăn, chật vật.

Những người làm nghề văn, nghề báo đầu thế kỷ XX phần nhiều là giới cựu học, xuất thân từ cửa Khổng sân Trình và đã tiếp thụ nền học mới với chữ quốc ngữ, phần nào chữ Pháp, cũng tiếp nhận văn hóa Âu Tây và tư tưởng dân chủ tư sản. Tới Tản Đà và với Tản Đà,văn chương, bên những ý nghĩa văn hóa xã hội còn được quan niệm là nghề và là hàng hóa:

Còn non còn nước còn trăng gió


Còn có thơ ca bán phố phường

(Đề Khối tình con - 1916)

Nếu Nguyễn Khuyến giấu thi hứng trong niềm ở ẩn nơi vườn thu, ao thu, Tú Xương cười ra nước mắt nỗi làng quê hóa phố thì Tản Đà đưa thi ca Việt Nam vào hẳn thành phố cùng thương trường, thị trường: “Bán văn buôn chữ kiếm tiền tiêu / Quanh năm những luống lo văn ế”... “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”. Ông là nhà thơ lớn đầu tiên thành công làm thơ bằng chữ quốc ngữ, rồi in thơ ra “đem bán phố phường”, dùng nghề viết để kiếm sống. Vẻ hào nhoáng rộng rãi của xã hội tư sản làm cho người tài tử lầm tưởng có điều kiện tự do, có cơ hội thuận lợi để thực hiện những ước mơ của mình. Nhưng ngoài cách làm thuê và bán chác thì tài tình lại không tìm được con đường nào khỏi nhục nhã để phát triển! Thực tế phũ phàng đó làm họ thất vọng vì ê chề mà còn làm họ điêu đứng thất bại vì:

Ngày xanh như ngựa, đầu xanh bạc, Chán cả giang hồ, hết cả ngông.

(Tiễn ông công lên chầu Trời)

Với nền kinh tế hàng hoá, người tài tử vốn tự hào về cuộc sống thanh bạch, cuồng phóng cũng không thể chịu được cảnh nghèo khổ. Cái tôi mà Tản Đà đem bộc bạch không còn là cái tôi đạo đức theo quan niệm cũ (cũng là cái ta đạo lý) trước đây mà là cái tôi đa tình có màu sắc chủ nghĩa cá nhân. Trong thơ văn Tản Đà cũng bộc bạch cả những nỗi bực bội, bất mãn của nhà Nho đối với xã hội tư sản. Ở điểm đó, ông cũng nói những điều cay cực bất công trong cuộc đời và gặp tiếng nói của nhân dân, văn chương trào phúng, văn chương tố cáo xã hội của các nhà văn đang chuẩn bị cho chủ nghĩa hiện thực phê phán ra đời. Tản Đà vừa là người viết mướn, một ký giả cộng tác với một tờ báo, đưa bài và lấy nhuận bút, lại vừa là người sáng lập và chủ trì tờ An Nam Tạp chí. Khác với Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh là không lĩnh lương và tiền nuôi báo của “nhà nước bảo hộ”. Tản Đà cũng khác với những người viết mướn khác bởi ông là cây bút chuyên nghiệp độc nhất vào thời đó và là nhà văn chuyên nghiệp đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam. Cuộc mưu sinh của Tản Đà hoàn toàn trông cậy vào một ngòi bút. Tản Đà


viết: “Sự nghèo của tôi có lẽ cả xã hội đều đã rõ mà ngoài việc văn bút không có việc gì là sinh nhai” [82]. Rồi Ông bộc bạch: “Vợ dại, con thơ, sinh hoạt trông nhờ một ngọn bút” (Giấc mộng con) [82]. Tản Đà lấy biểu tượng cho các ấn phẩm của mình là một người gánh hai đẫy sách đi bán rong. Nghề văn được ông quan niệm là một nghề mưu sinh:

Người viết báo, kẻ bán văn

Sinh nhai cán bút kiếm ăn lần hồi

(Đời lắm việc)

Nhà văn không chỉ rung đùi ngâm thơ mà còn phải tính tới chuyện lỗ lãi:

Văn chơi in bán để chơi chung Dẫu được lời riêng có mấy đồng Buôn chữ gặp ngay hồi giấy đắt

Người mua ai có biết cho không?

(Lo văn ế)

Tản Đà lên “Hầu Trời” và trước mặt Trời, giữa thiên đình, nhà thơ kể lể nỗi khổ đời văn sỹ nước Việt Nam:

Bẩm Trời cảnh con thật nghèo khó Trần gian thước đất vẫn không có Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó

Giấy người mực người thuê người in Mướn cửa hàng người bán phường phố...

Đó là những long đong của một Tản Đà theo đuổi nghề cầm bút. Qua nhiều tư liệu, chúng ta có thể phần nào cảm thông với những người cầm bút và với Tản Đà vào thời kỳ mà mọi việc viết ra văn, in thành sách, xuất bản và phát hành đều do chính nhà văn, người cầm bút phải lo lấy hết.

Nói về nỗi long đong của người cầm bút còn phải kể đến An Nam Tạp chí, tờ báo độc nhất vô nhị ở Việt Nam, mà có lẽ cả trên thế giới với kỷ lục chết đi sống lại tới sáu lần. Như vậy, trong thơ chơi của Tản Đà, thi sĩ dành khá nhiều tác


phẩm viết về nghề buôn văn bán chữ. Nói như Xuân Diệu, chỉ Tản Đà mới là người thứ nhất có can đảm làm thi sĩ, và làm thi sĩ một cách đường hoàng, bạo dạn, dám giữ một cái tôi. Thi sĩ không ngại ngần tự giễu mình và sẵn sàng “công khai” “nghề buôn” của mình một cách tự tin. Qua những vần thơ chơi của Tản Đà, ta thấy hiện lên một con người vừa hài hước, vừa cá tính.

2.3. Những nhân vật trữ tình đặc biệt

2.3.1. Nhân vật ông Trời

Nhân vật văn học là những con người, hay sự vật, hiện tượng mang tính chất con người được thể hiện trong tác phẩm văn học bằng phương tiện văn học. Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học có viết: “thông thường nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhân vật trữ tình . Đó là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch. Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm cách nghĩ” [39, 359]. Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người. Đó chính là nhân vật trữ tình (…)[57; 359] Qua hình tượng nhân vật trữ tình, tác giả gửi gắm những cảm xúc, ý nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư... về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm. Có thể nói, nhân vật trữ tình trong thơ chơi của Tản Đà rất phong phú. Đó có thể là những giai nhân, kẻ sĩ, hoặc là những người lao động bình thường… cũng có thể là nhân vật thiêng liêng như ông Trời.

Trong quan niệm của hầu hết các nhà Nho trong xã hội phong kiến Việt Nam, “trời” được xem như một lực lượng thần bí, siêu nhiên sáng tạo và chi phối các sự vật, hiện tượng, quyết định vận mệnh vạn vật. Nguyễn Trãi (1380 -1442), một nhà Nho với tài năng nổi bật trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như chính trị, quân sự, ngoại giao, văn học, sử học, địa lý… cũng khẳng định rằng, “trên có trời đất quỷ thần”, và vạn vật sinh sôi là do “ơn tạo hóa của trời đất”. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585), trời như lực lượng tự nhiên tạo ra mọi vật, chi phối các


sự vật, hiện tượng và con người, ngay cả tính con người cũng là do “trời phú”:

“Trời phú tính ở mình ta/ Đạo cả cương thường năm mấy ba” (Thơ Nôm).

Thế kỷ XIX, Nho giáo được nhà Nguyễn khôi phục vị trí độc tôn trên vũ đài chính trị, tư tưởng. Các nhà Nho thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất sâu sắc quan niệm của Hán Nho và Tống Nho về trời, mệnh trời, số, về âm dương, ngũ hành, lý, khí. Hầu hết họ đều đề cập tới trời, tin tưởng vào ý trời, vào “mệnh trời”. Nguyễn Du tâm niệm: “Cho hay muôn sự tại trời”. Theo đó, sự thành bại của cuộc đời con người cũng là do trời định mà Nguyễn Du gọi đó là “cơ”, tức là cơ trời và ông nhấn mạnh: “Cho hay thành bại là cơ” (Chiêu hồn thập loại chúng sinh). Người Việt nam quan niệm “Ông Trời” như số mệnh của con người hoặc số phận được quyết định bởi những yếu tố vuợt quá tầm kiểm soát của con người, chẳng hạn như:

Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nguyễn Công Trứ khi đề cập đến thân phận của kẻ hàn Nho cũng cho rằng, “khó bởi tại trời, giàu là cái số” và theo ông, chỉ có người tài giỏi mới biết được mệnh trời và thời thế. Đến Nguyễn Khuyến, hình ảnh ông Trời trong con mắt của một nhà Nho đã trở nên gần gũi hơn rất nhiều:

Cao cao muôn trượng ấy là Tao Dẫu pháo thăng thiên chẳng tới nào Nhắn bảo dưới trần cho chúng biết Tháng ba, tháng tám tớ mưa rào.

(Ông Trời)

Đối với thi sĩ Tản Đà, giữa Trời – đấng toàn năng, thần tiên và người hạ giới không hề có khoảng cách. Với thi sĩ, Trời cũng bằng “ta”, trời là bạn rượu:

Đất say đất cũng lăn quay,

Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười

(Lại say)


Cái say không phải vì rượu mà vì đời, mà vì thế sự cho nên thật khó dứt cơn say. Trời còn là bạn thơ của thi sĩ. Nhà thơ đã tạo dựng một tình huống tưởng tượng cảnh ông lên gặp trời để ngâm thơ cho trời nghe. Hầu trời được xếp trong tập Còn chơi (1921) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Tản Đà. Mạch thơ được triển khai theo lôgíc một câu chuyện với các chi tiết cụ thể, rành mạch, khiến cho bài thơ hấp dẫn và có sức thuyết phục: nằm một mình, buồn nên dậy đun nước uống rồi ngâm văn, động đến Trời, tiên xuống hỏi rồi đưa lên gặp Trời, Trời cùng Chư tiên đón tiếp long trọng, mời đọc thơ, giới thiệu về mình rồi đọc thơ và giãi bày cảnh ngộ cùng Trời, Trời giải thích, khen ngợi rồi cho đưa về trần giới. Câu chuyện tưởng tượng vui và đầy hào hứng, nhà thơ đã khẳng định cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ. Trong bài Hầu Trời, cái ngông của Tản Đà được thể hiện rõ nét nhất. Là người trần mắt thịt nhưng ông tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng. Thi sĩ tự nhận thấy không có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và Chư tiên. Ông xem mình là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông, tự nhận mình là người nhà trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành thiên lương). Bên cạnh đó, việc nhà thơ bịa ra chuyện hầu Trời đã hàm chứa một sự khiêu khích nhất định đối với cái nhìn đầy thành kiến về thang bậc giá trị của con người trong xã hội.

Trong thơ chơi của Tản Đà, hình ảnh trời hiện lên vừa thân mật, vừa suồng sã. Thi nhân luôn tự coi mình là một trích tiên bị giời đày xuống hạ giới làm việc:

Trời có sai tôi một việc nặng Đến nay tôi vẫn làm chưa xong…

(Tiễn ông Công lên trời)

Ông trời trong thơ chơi Tản Đà nhiều khi hiện lên giống người bạn tâm giao, tri kỉ. Chưa có ai táo bạo như Tản Đà khi ông viết:

Ngồi buồn lấy giấy viết thơ hỏi trời. Xem thơ trời cũng bật cười,

Cười cho hạ giới có người oái oăm…

Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc,


Ăn trộm đào quen học thói ngày xưa,

Trần gian đày mãi không chừa…

(Trời mắng)

Hơn một lần trong thơ Tản Đà “than thở”, kể lể về về việc bị trời mắng. Qua cách nói của nhà thơ, ta thấy hiện lên hình ảnh ông trời vừa gần gũi, vừa thân mật, không còn khoảng cách giữa trời với ta. Sự hài hước, oái oăm của Tản Đà cũng khiến trời phải “bật cười”. Thơ chơi của Tản Đà đậm đặc các hình ảnh về thiên giới, vũ trụ như: chim hạc, hình ảnh địa cầu, giang sơn, sơn hà, trời, các chư tiên, chú Cuội, chị Hằng... Rất nhiều bài thơ chơi nhắc đến những hình ảnh này với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Với Tản Đà thì Trời, Chư tiên, Chức Nữ hay Hằng Nga… cũng chỉ là như những người bạn, nên ông thoải mái than vãn, phàn nàn về cuộc sống cơm áo gạo tiền của một nhà văn “ế”.

Với bài thơ “Hầu Trời” người ta có cảm giác như đang lạc trong một cuộc dạo chơi Tiên giới với thi sĩ nước Nam. Tản Đà là đã đưa ngôn ngữ đời thường nôm na, dễ hiểu, dung dị mà vẫn rất gợi cảm vào thơ ca. Không quá câu nệ vào vần luật nên mạch cảm xúc được phát triển rất tự nhiên và cái Tôi cá nhân đã thoả sức bộc lộ và thể hiện mình. Điểm độc đáo và thành công của bài thơ còn thể hiện ở chỗ Tản Đà tạo ra cái cớ là tình huống hầu Trời để tự khẳng định tài năng và quan niệm của mình. Chuyện hầu Trời bằng tưởng tượng đã giúp nhà thơ khẳng định tài năng của bản thân và bộc lộ quan niệm mới mẻ của ông về nghề văn, đồng thời thể hiện ý thức của cái Tôi cá nhân đầy cá tính của mình. Nhà thơ kể lại câu chuyện của mình bằng một giọng điệu rất hấp dẫn, rất tự nhiên, hóm hỉnh. Hình thức bên ngoài ban đầu là quan hệ giữa người truyền lệnh, yêu cầu (“Trời sai gọi, Trời sai pha nước, “Truyền cho văn sĩ ngồi chơi đấy”, “Truyền cho văn sĩ đọc nghe….”) và người phàm trần được vinh hạnh thực hiện yêu cầu. Nhưng khi tiếng đọc thơ cất lên hào hứng, say mê, chỉ lại quan hệ giữa “tác giả” và những “độc giả” nhiệt tình, phấn khích. Trời và chư tiên không ngần ngại gọi thi sĩ là “anh”. Giọng trời không phải là giọng quyền uy, ra lệnh mà là giọng “trần tình”, vỗ về, an

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024