Con Người Miền Núi: Mộc Mạc, Chân Thành Nhưng Cũng Rất Lãng Mạn.

Bùi Thị Tuyết Mai là nhà thơ nữ giàu tình cảm, có một trái tim đa cảm, tinh tế và nhiều mộng mơ nhưng đồng thời cũng là một nữ trí thức dân tộc thiểu số thời kì hiện đại, nên ở chị có một cái nhìn đa chiều, sâu sắc về cuộc sống cũng như số phận của con người miền núi; về một tương lai tốt đẹp hơn nhưng cũng đầy chông gai và thách thức. Đó là cái nhìn hiện thực sâu sắc, đầy cảm xúc của một người phụ nữ trí thức Mường. Nhà thơ ngậm ngùi, xót xa trước những nỗi nhọc nhằn, những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và cuộc sống con người miền núi; Để rồi trăn trở, suy tư về những số phận con người miền núi. Chính vì vậy, khác với một số cây bút nữ (thường thi vị hóa quê hương của mình), Bùi Thị Tuyết Mai lại luôn luôn nhìn thấy những khó khăn vất vả, đầy thử thách đang đối mặt với con người nơi miền núi: Bằng đôi chân trần/ Đạp lên đá tai mèo (Chuyện tình trên núi); Tôi vẫn thấy những đứa trẻ ăn mày/ Những người đói quắt queo ngay tại gốc/ Và đàn đàn lũ lũ những cơn lốc/ bùn lầy lửa chiến tranh (Ngày vỡ). Chính vì thế, khi xa quê chị cũng nhớ thương da diết với những hình ảnh cụ thể: Ôi Mẹ của con, con nhiều lần nằm trong lòng mẹ/ Suốt tuổi dế mèn diều hoa vỏ ốc trăng tròn/ Tắm lời ru, uống lời ru xứ Mường ăm ắp ngọt/ Và bây giờ con tạm biệt Mẹ yêu/ Rồi đây giấc ngủ của con chắc sẽ bớt êm đềm/ Con sẽ khát lời ru của Mẹ/ Con sẽ nhớ Mẹ nhiều đêm/ Mẹ/ Quê Hương (Tạm biệt Mẹ yêu). Tâm trạng ấy của chị có điểm gặp gỡ nỗi niềm tâm trạng của nhà thơ Nông Thị Ngọc Hòa khi viết về quê hương đầy gian khó của mình: Tôi đã có một tuổi thơ gầy guộc/ Tóc rối mù khét chay, phất phơ bay/ Mặt lem luốc trưa bắt cua, bắt hến/ Gánh củi đầy rớm máu nát hai vai (Tìm lại tuổi thơ).

Mặc dù yêu thương và xót xa về quê hương miền núi còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng trong trái tim người con dân tộc ấy vẫn nồng nàn hơi thở với mảnh đất quê hương. Bởi chính khó khăn, gian khổ, cực nhọc đó đã thúc giục con người vươn lên, vượt qua khó khăn và thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên. Chị đã viết những vần thơ rưng rưng, cảm động nhưng cũng đầy tự hào về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên cũng như con người nơi đây: Mùa Mường trong cũng

biết đếm mương phai/ Cái gió con trăng biết đếm cây gộc cụt/ Khói cũng nhuộm nâu người như đất/ Con đường mòn biết đếm bước lạ quen (Mường trong); Mường anh/ Mường thắt eo/ Mường thổn thức men theo lời bài hát (Về Mường).

Đọc thơ Bùi Thị Tuyết Mai luôn thấy bóng dáng, hơi thở của văn hóa dân gian, của cuộc sống bình dị, tự nhiên, mang tính truyền thống nơi Mường động. Chính vì vậy thực tại và quá khứ luôn tồn tại song song trong thơ của chị như một sự đối sánh để khẳng định ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thơ chị không chỉ là sự hoài niệm về quá khứ mà nó còn là sự trân trọng những hoài niệm trong quá khứ và ý thức về cội nguồn.

Vì thế, trong thơ chị, hình ảnh một người phụ nữ Mường thật đa tình, đa cảm: Hoa ấm áp/ Nép vào cánh tay mùa đông khẳng khiu giá buốt/ Bởi vậy/ Em/ Khi khóc/ Khi cười/ Mây về phố/ Áo/ Khăn/ Xa núi/ Khói người/ Màu/ Chếnh choáng/ Men mưa (Lời say). Người phụ nữ ấy rất miền núi, rất dân tộc nên khi về chốn đô thành, vẫn còn muốn giữ nguyên cái “mầu” miền núi, cái mầu rất Mường ấy.

Có thể thấy, dù miêu tả thiên nhiên với nhiều cảm xúc khác nhau nhưng điểm chung trong thơ chị chính là niềm tự hào về mảnh đất tươi đẹp, hữu tình, đầy màu sắc huyền tích, huyền thoại và sự biết ơn đối với thiên nhiên miền núi. Với chị quê hương chính là nỗi nhớ, niềm thương, là niềm tự hào, kiêu hãnh trong mỗi trang thơ. Bằng cái nhìn chân thực, sâu sắc, đa chiều về quê hương miền núi trong nỗi nhớ của người dân tộc thiểu số xa quê, Bùi Thị Tuyết Mai đã ít nhiều đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận sâu sắc về quê hương của người dân tộc thiểu số với những nét đặc sắc, vốn có độc đáo và tràn đầy tình yêu của con người.

2.2.2. Con người miền núi: mộc mạc, chân thành nhưng cũng rất lãng mạn.

Xuyên suốt quá trình sáng tác của các nhà thơ dân tộc thiểu số chính là đề tài viết về hình ảnh con người miền núi. Bùi Thị Tuyết Mai là người con của núi, sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà sàn, với nương rẫy, đồi núi, cơm đồ, nhà gác,

nước vác, lợn thui..., chị gắn bó với quê hương, chung thủy với núi rừng, tâm hồn luôn hướng về cội nguồn. Mặc dù đã đến với phố phường nhưng tất cả hình ảnh thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán của quê hương như níu giữ chặt trong trái tim chị không thể tách rời. Tất cả trở nên thân thuộc như hơi thở, như gắn bó máu thịt với tâm hồn nhà thơ để từ đó cất lên tiếng nói da diết, rất dịu dàng, giản dị, hồn nhiên, tự nhiên… về con người miền núi chất phác, hồn hậu, chân thành, với lối sống trong sáng, thuần khiết như nước đầu nguồn.

Điều mà chúng ta dễ nhận ra đó chính là hình ảnh những người con trai, con gái thật thà, chất phác, thẳng thắn, mộc mạc, mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân miền núi trong cuộc sống đời thường: Bờ vai màu đồng như Cha ta/ Râm ran thứ cỏ mới phơi/ Còn óng ánh mặn mòi nương rẫy/ Màu của sương gió hòa bình (Về bờ vai). Đó còn là những con người hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu, dù có phải vượt qua bao khó khăn, gian khổ: Ta yêu nhau từ bấy đến nay/ Muốn đến thăm nhau cách sông cách núi/ Muốn nhìn mặt nhau cách trở âm dương/ Mượn lời gió tâm tình cho bõ/ Mượn lời mây soi bóng cho nhau rõ/ Mượn lời tình lọ cọ cho quên nỗi đau xưa (Lời tình lọ cọ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Viết về hình ảnh quê hương, Bùi Thị Tuyết Mai luôn chú ý đưa vào trang viết của mình những nét tính cách, tâm hồn của cộng đồng, dân tộc mình. Đó là sự chan hòa, giản dị, đầy nghĩa tình trong cuộc sống thường ngày; đó là hình ảnh những con người mang vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ đầy tính phồn thực- như một niềm tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn, mãnh liệt của những người con của núi. Cũng như các nhà thơ dân tộc thiểu số khác như Y Phương, Lò Ngân Sủn,

Mai Liễu, Nông Thị Ngọc Hòa... Bùi Thị Tuyết Mai rất hay viết về người phụ nữ miền núi; đó như một nguồn cảm hứng lớn và chiếm nhiều tình cảm, tâm huyết cũng như trí tuệ trong các sáng tác của chị. Nếu như người phụ nữ Tày hiện lên với nét đẹp duyên dáng về hình thức, khéo léo, chăm chỉ, tài hoa trong lao động, mãnh liệt nồng nàn trong tình yêu; sống chan hòa với tự nhiên. hòa đồng với tự nhiên và mang trong mình nét đẹp trong sáng, tươi tắn, dịu hiền, giản

Thơ Bùi Thị Tuyết Mai - 6

dị mang hương sắc của thiên nhiên miền núi trong thơ Nông Thị Ngọc Hòa: “ Cổ tay em thì tròn/ Làn da thơm như nắng/ Hơi thở hương xôi nếp/Tóc dấu đi mà đêm/ Mắt long lanh sao mới/ Váy áo say sương mềm(Tắm suối)- thì hình ảnh người phụ nữ trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai lại hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, vạm vỡ nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tươi mát, vẻ đẹp đó được so sánh với các loài hoa đặc trưng của tây Bắc như hoa Đào, hoa Mơ, hoa Mận: “Đàn bà trên núi/ Tay dắt mình/ Đi chân của chồng/ Ngủ giấc của con/ Đàn bà trên núi/ Eo nhỏ/ Bắp chân to/ Bàn tay to/ Đường kim mũi chỉ thắp lên lửa/ Những người đàn bà trên núi/ Cao/ Tròn/ Roi rói/ Làm hoa nở trắng núi quanh năm(Người đẹp trên núi).

Trong nền văn học dân gian, thì hình ảnh đôi mắt chính là một tín hiệu thẩm mĩ, một biểu tượng cho nỗi nhớ thương của những đôi lứa yêu nhau: Mắt thương nhớ ai/ mắt ngủ không yên (Ca dao); và đến nền văn học hiện đại thì Xuân Quỳnh- nữ hoàng của tình yêu cũng đã mượn hình ảnh đôi mắt để diễn tả nỗi nhớ thương của người phụ nữ: Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên. Như vậy, các nhà thơ từ xưa đến nay khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ nói chung và người phụ nữ dân tộc thiểu số nói riêng thường hay chú ý nói đến hình ảnh đôi mắt. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn. Chúng ta có thể bắt gặp: Đôi mắt ướt như mỡ nóng trong chảo (Lò Ngân Sủn- Giáy), Thấy cô gái mình thon mắt biếc (Chu Thùy Liên- Hà Nhì), và Bùi Thị Tuyết Mai cũng không phải ngoại lệ: Đôi mắt em như hàng rào những con kiến lửa (Kiến lửa). Theo khảo sát của chúng tôi, trong 35 bài viết về người vùng cao của chị thì có 27 bài miêu tả trực tiếp về người phụ nữ. Trong 27 bài ấy thì có tới 27 bài nhắc về hình ảnh đôi mắt. Đôi mắt có thể nói lên cảm xúc mà không cần phải giãi bày nhiều. Có thể nói hình ảnh đôi mắt trong thơ của chị như một tín hiệu thẩm mĩ, là một biểu tượng cho vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ vùng cao- đã góp phần đem lại sự thành công đến với nhà thơ xứ Mường này.

Viết về người phụ nữ miền núi, Bùi Thị Tuyết Mai không chỉ tả vẻ đẹp ngoại hình mặn mà, vạm vỡ, khỏe khoắn, rực lửa của hình thức mà còn đi sâu khắc họa vẻ đẹp nội tâm ngọt ngào, sâu sắc của họ: Những người đàn bà xây tổ/ Bằng mọi gam màu tím vàng xanh đỏ/ Mùi son phấn/ Mùi bùn/ Đắng cay mặn ngọt/ Gọi gió xuân về vuốt mùa hoa (Những người đàn bà). Họ là những người phụ nữ chăm chỉ, đảm đang, khéo léo- một vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Nhà thơ đã rất tinh tế khi nhận ra sự chăm chỉ, khéo léo, cần mẫn xây nhà của cô gái như những chú ong. Người phụ nữ họ đã chăm lo cho cả gia đình, là người mang lại niềm vui, hạnh phúc, tiếng cười, sự yên ấm cho ngôi nhà, đôi khi họ trở thành chỗ dựa, là niềm tự hào của các ông chồng khi có những người vợ đảm đang tháo vát: Những người đàn bà như những con ong/ Ru con à ời/ Nựng chồng lả lơi/ Yếm thắm nâng bầu rượu ngọt (Những người đàn bà).

Ngoài ra, nét đẹp của người phụ nữ Mường nói riêng, người phụ nữ dân tộc miền núi nói chung còn được thể hiện ngay trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trong các trò chơi dân gian họ khiến người xem bị lôi cuốn: Trai gái/ Dập dìu/ Pồn Bông vào hội/ Cời lửa Hát ru/ Ví đúm/ Câu Thường (mời anh); Đến hội/ Lấp lóa mặt/ Lấp lóa môi/ Gió ngựa khua roong reng bốt bạc/ Bắt vía hồn thiên hạ về chơi (Đi hội).

Trong tiếng nhạc dập dìu, tha thiết, trong men rượu lá ngất ngây, những điệu múa, điệu hát: Câu hát thắt đáy lưng ong (Câu hát Mường) của các cô gái khiến cho ai đó nao nao lòng và khát khao được sống mãi trong đêm hội đó.

Không chỉ miêu tả vẻ đẹp của người miền núi với dáng vẻ tự nhiên, hồn hậu, dễ mến, Bùi Thị Tuyết Mai còn rất chú ý đến việc miêu tả thế giới nội tâm với các cung bậc cảm xúc khác nhau của một người phụ nữ miền núi. Và bằng sự hiểu biết sâu rộng, một trái tim đa cảm và cách thể hiện một cách sinh động các sắc thái tình cảm muôn màu của thế giới nội tâm con người miền núi để dệt nên những vần thơ đẹp và tràn đầy cảm xúc. Bản thân chị là người phụ nữ Mường- Bùi Thị Tuyết Mai có cách cảm nhận và khả năng diễn đạt khá riêng và

độc đáo của người dân tộc thiểu số khi viết về tình yêu lứa đôi. Đối với Bùi Thị Tuyết Mai- tình yêu luôn luôn được thể hiện ở nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau như: nỗi nhớ, niềm mong mỏi da diết, sự đợi chờ thiết tha... và có một cái gì đó mang tính bản năng, rất mạnh mẽ, mãnh liệt, cuộn trào, bùng cháy từ bên trong: Như uống phải vò rượu dao cứa/ chum rượu ma lửa/ Như ăn phải miếng trầu nứa cạo/ miếng trầu ma khói/ Như trúng múi tên thuốc độc/ Mũi tên ma nước/ Như vướng vào cơn lốc/ Như mặt trăng bị gấu ăn (Nhớ).

Viết về tình yêu của những chàng trai cô gái xứ Mường, Bùi Thị Tuyết Mai luôn đem đến cho người đọc nhiều điều bất ngờ, thú vị về cách nói tự nhiên, chân thành, mộc mạc, nhưng cũng rực lửa của đôi lứa khi yêu. Họ đến với nhau bằng tình cảm hồn nhiên, chân thành, mãnh liệt và đặc biệt đó là sự thuỷ chung hiếm thấy trong tình yêu. Khi yêu họ yêu hết mình với con tim nồng nàn, cháy bỏng không vòng vo, che dấu, không màu mè, hoa lá, họ thẳng thắn bộc lộ nỗi lòng mình một cách chân thành, hồn nhiên, mãnh liệt: Em muốn gần anh/ như lúc đói muốn gần cơm/ nên dạo qua nhiều cánh đồng to/ Muốn gần anh như cá cạn khát nước/ mới cất công tìm biển lớn/ Muốn tỏ lòng với anh nên cất tiếng/ Em yêu anh thẳng (Em yêu anh thẳng)

Người dân tộc miền núi thật như cái bụng của họ vậy. Chân thành, bộc trực, không e dè, không khéo léo... Họ cũng không chấp nhận sự dối gian, nửa vời trong tình yêu. Đó là tính cách của họ và cũng là một đặc điểm làm nên nét bản chất của người miền núi khiến chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy .

Tình yêu đó thật cuồng nhiệt, nóng bỏng nhưng cũng có lúc kín đáo, ý nhị, nhẹ nhàng. Những cô gái Mường không bộc lộ trực tiếp khao khát lứa đôi, nhưng qua cách nói đầy chân thành của họ, độc giả có thể cảm nhận được một tình yêu nồng nàn, say đắm, kín đáo, tình tứ ở họ: Mời anh về với Hội với Mường/ Xa về để gần/ Để thương/ Để nhớ/ Chung chum rượu thơm/ Chung niêu cơm mới/ Cùng trai gái đến hội xéc- pùa (Mời anh).

Như vậy, khi viết về con người và cuộc sống của những người miền núi, Bùi Thị Tuyết Mai luôn luôn dành cho họ những tình cảm thân thương, trân trọng nhất và đặc biệt là sự cảm thông chia sẻ với cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả của người miền núi. Mỗi một con người đều có những nét tính cách, tâm hồn khác nhau nhưng tựu chung họ đều có những điểm tương đồng là chân thực, hồn nhiên, tình nghĩa và đậm chất miền núi. Do đó khi đọc thơ của chị, độc giả có thể cảm nhận được khá rõ về diện mạo cũng như tâm hồn của những người con miền núi đặc biệt là người phụ nữ đáng yêu mến này.

2.3. Cảm hứng viết về bản sắc văn hóa Mường với niềm yêu mến và tự hào

2.3.1. Bản sắc văn hóa Mường qua những phong tục tập quán

Bùi Thị Tuyết Mai không chỉ tự hào về con người và cảnh sắc quê hương với cảnh núi non hung vĩ, tươi đẹp mà chị còn rất tự hào bởi đó là miền đất của những con người, những tộc người có phong tục tập quán phong phú, đầy tính nhân văn. Cũng như các nhà thơ dân tộc khác, thơ Bùi Thị Tuyết Mai luôn ngời lên niềm tự hào về dân tộc mình- một dân tộc có nền văn minh lâu đời và giàu bản sắc. Niềm tự hào đó thể hiện qua cách cảm, cách nghĩ của chị khi chị viết một cách đầy thân thương, trân trọng về những phong tục tập quán, những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình trong sang tác của mình.

Bùi Thị Tuyết Mai là người con đích thực của xứ Mường, chị đã được đắm mình trong đời sống văn hóa truyền thống của dân tộc, vì thế cái chất văn hóa như đã thẩm thấu vào trong nếp sống, suy nghĩ trong con người, vào tâm hồn, trái tim chị làm nên những nét khác biệt trong cách cảm, cách nghĩ của chị. Có lẽ vì vậy mà từ những phong tục tập quán ngày lễ, ngày tết, hội hè đến cách ứng xử, giao tiếp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày đến nghệ thuật ẩm thực đặc sắc của người miền núi… đều đã trở thành cảm hứng bất tận trong các sáng tác của chị và nó trở thành một nguồn cảm xúc luôn vơi đầy trong chị: Ăn đưa xuống/ Uống đưa lên (Lời rượu); Ăn cốt tươi/ Chơi cốt thật (Người Mường)… Bản chất của người Mường là “ăn cốt tươi, chơi cốt thật”. Người Mường, họ sống giản

dị, chân thành, thủy chung, có đầu, có cuối. Trong thơ Bùi Thị Tuyết Mai, người đọc dễ hình dung ra cuộc sống bình dị, mộc mạc, chân thành của những người dân nơi đây. Nói đến đặc trưng ẩm thực cũng như lao động sản xuất của người Mường chỉ cần khái quát một câu rất đặc trưng: "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới" (Chú răng sữa). Nước sinh hoạt được chứa vào những ống bương to, dài hơn một mét được vác vai từ bến nước về nhà dùng dần. Cho nên, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với nghề trồng lúa nước, thì cơm nếp đồ, cơm tẻ đồ (cơm tưởi) là món ẩm thực không thể thiếu. Vào những ngày lễ, Tết, hội hè, người Mường thường mổ lợn để ăn mừng. Khi thịt lợn, họ không giội nước sôi làm lông mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong. Ngay cả chỗ ở, người Mường đã quen sống trên những ngôi nhà sàn. Nhà của người Mường thường dựng ở gò đồi, lưng dựa vào núi, tất cả cột, kèo không đục mộng mà chỉ gác lên nhau chặt. Như vậy, nhà sàn là một biểu hiện đặc sắc của văn hoá vật chất của đồng bào Mường qua nhiều thế hệ... Kiểu dáng cũng mang một nét riêng làm phong phú cho hơn một nét bản sắc văn hoá nhà sàn của các dân tộc Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Như chúng ta đã biết, mỗi năm, người Mường có khá nhiều ngày lễ hội của riêng cộng đồng mình. Nếu người Dao có hội nhảy lửa, người Thái có hội Hạn Khuông, Xíp xí, người Tày có lễ hội Lồng Tồng, thì người Mường có lễ hội Đâm Đuống. Đây có thể được coi là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Mường, nó quy tụ những sắc thái văn hóa nhất của dân tộc Mường. Đâm đuống là hình thức giã gạo, nhưng là giã gạo trong lễ hội và chỉ có phụ nữ biểu diễn, có tính nghệ thuật và tính tổ chức. Đâm đuống là tục lệ có nguồn gốc từ lâu đời ở các vùng đồng bào dân tộc Mường. Đồng bào Mường thường giã gạo bằng chiếc cối gỗ hình chiếc thuyền độc mộc dài từ hai tới ba sải tay, chiếc chày giã dài như đòn gánh, giữa thân thon để vừa tay cầm. Đâm đuống thường được người Mường tổ chức vào dịp Tết, hội mùa, cưới xin và dựng nhà.

Ngày đăng: 02/02/2023